1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo rèn kĩ năng làm bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi văn

25 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Chuyên đề : Rèn kĩ năng làm bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn ngữ văn Ngô Phương Nga, Phạm Ngọc An- THPT Chuyên Bắc Ninh I. Khái luận về cảm thụ, so sánh- đối sánh văn hoc: 1. Cảm thụ văn học: Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Người đọc tri giác, liên tưởng, tưởng tượng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mĩ của nó. Đến với văn bản văn học bằng cả trí tuệ và tình cảm, cả nhận thức và kinh nghiệm sẽ giúp người đọc mở được cánh cửa thực sự đi vào thế giới của nghệ thuật. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh nhất là học sinh giỏi văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của việc dạy văn trong nhà trường: vừa nâng cao tri thức vừa bồi dưỡng tâm hồn, giúp các em có khả năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn chương, góp phần đảm bảo tính nghệ thuật đặc thù của môn ngữ văn trong trường PT. 2. So sánh- đối sánh văn học: Khi xem xét một sự vật A, nếu ta nhìn trực diện vào A thì nhận thức của ta về A chưa đầy đủ. Nhưng khi ta đặt A bên cạnh B (A-B tương đồng) thì ta nhận thức về A toàn diện hơn, thấu đáo hơn. Vậy so sánh là một thao tác của nhận thức trong đó ta đặt sự vật này bên cạnh hay nhiều sự vật khác để dối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật đó một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống so sánh trở thành một thao tác phổ biến thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh. So sánh văn học là thao tác so sánh được sử dụng trong lĩnh vực làm văn, được hiểu theo hai cấp độ: - Là một thao tác lập luận: nó là một trong những thao tác chính của văn nghị luận (bên cạnh các thao tác; phân tích, bình luận, bác bỏ…) - Là một kiểu bài trong nghị luận văn học: là bài văn nghị luận sử dụng thao tác lập luận so sánh là chính. So sánh văn học là đối chiếu hai hay nhiều hiện tượng văn học, hoặc là các mặt trong cùng một hiện tượng văn học để thấy sự giống và khác nhau, từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của những hiện tượng văn học đó. So sánh văn học được hiểu như một cách tiếp cận văn học từ đó giúp cho học sinh phát triển được các năng lực văn vốn có của bản thân. Đó là năng lực tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong văn bản văn học về nội dung và nghệ thuật. Đó là năng lực viết, năng lực diễn đạt lại hiểu biết của mình về văn bản văn học để người khác hiểu và rung cảm như mình; Đó là năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác tinh tế. So sánh văn học cũng giúp tư duy văn học nói riêng và tư duy nói chung trở nên sắc bến hơn, tinh tế hơn. Khi muốn hiểu bản chất của một sự vật hiện tượng hay con người mà ta xem xét bản thân sự vật, hiện tượng, con người ấy thì rất khó khăn, Chỉ khi đặt trong thế đối sánh, chúng ta mới có thể hiêu rõ hơn bản chất, tìm hiểu một cách thấu đáo các sự vật, hiện tượng.Mục đích của so sánh: nhằm chỉ ra sự hơn - kém hoặc sự giống- khác. Ở đây ta không dùng khái niệm so sánh mà dùng đối sánh , không nhằm chỉ ra sự hơn- kém mà nhấn mạnh sự giống- khác. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam điện tử( http://dictionary.bachkhoatoanthu.go ua A==&page=1 ) ĐỐI SÁNH: (A. match), việc thực hiện so sánh hai đối tượng để rút ra những điểm giống hoặc khác nhau. Khái niệm đối sánh cũng được nhìn nhận, xem xét ở hai góc độ: một là thao tác nghị luận, hai là một phương pháp, cách thức trình bày ( tức là một kiểu bài NL văn học ) 2. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh: Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh môn ngữ văn. Trong văn học tuy cùng viết bằng một thể loại, cùng chung một đề tài, vào cùng một thời điểm… nhưng mỗi tác phẩm nghệ thuật đich thực đều là một sáng tạo độc đáo, So sánh sẽ làm nổi bật lên vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo ấy của mỗi tác phẩm. Trên cơ sở đó mới có thể nhận xét, đánh giá được những đóng góp riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng văn học. Khám phá cái hay, cái đẹp cái độc đáo riêng biệt của các tác phẩm văn học, của phong cách tác giả, thời đại…trong sự đối sánh đòi hỏi một năng lực cảm thụ tinh tế và một khả năng khái quát tổng hợp, lí giải sâu sắc. Học sinh có cơ hội để phát huy năng khiếu, sở trường, được thể hiện những cảm nhận riêng, những phát hiện độc đáo, lí giải, đánh giá theo sự hiểu biết và cách nghĩ của mình một cách phong phú, đa dạng. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kĩ năng cần thiết, một chiếc chìa khoá giúp các em mở cánh cửa đi vào thế giới của nghệ thuật. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh không phải là kiểu bài so sánh đơn thuần. Nó bao gồm cả hai yêu cầu cảm thụ trong thế đối sánh và đối sánh là để cảm thụ. Đối sánh không nhằm chỉ ra sự hơn - kém mà nhằm thấy được sự giống- khác, nét riêng biệt, cái hay cái đẹp, sự mới lạ của từng đối tượng cảm nhận. - Có hai cách rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh: + Thứ nhất: Cảm thụ văn học trong thế đối sánh được coi như một thao tác, cách thức bình văn. Thao tác nghị luận so sánh đã được học một bài riêng trong chương trình Làm văn lớp 11. Tuy nhiên đối sánh để cảm thụ văn chương có đặc trưng riêng. Vì vậy trọng tâm của việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh cần được giáo viên tiến hành thường xuyên liên tục trong các giờ đọc văn và tích hợp trong các bài tập tiếng Việt. + Thứ hai: Cảm thụ trong thế đối sánh được coi như một dạng đề nghị luận văn học cần được rèn kĩ năng qua các giờ làm văn, qua các dạng bài thường gặp trong các kì thi học sinh giỏi, thi đại học. Dạng bài này chưa được học với tư cách một dạng văn nghị luận văn học trong chương trình THPT. Trong khuôn khổ chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào cách thứ hai: Rèn kĩ năng làm bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi văn II. Dạng bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh: 1. Vai trò của dạng bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh: Xu hướng ra đề thi đại học và học sinh giỏi những năm gần đây, dạng bài cảm thụ trong thế đối sánh được đề cao và xuất hiện với tần suất lớn. Đây là một trong những dạng đề hay và khó, rất phù hợp để tuyển chọn và phân loại học sinh nhất là học sinh giỏi. Dạng đề này tránh được sự nhàm chán của lối văn theo mẫu ( bởi không hề có sẵn), kiểm tra được một cách khá toàn diện những kĩ năng và kiến thức cần có của học sinh: kiến thức tác phẩm, kiến thức về tác giả, giai đoạn, kiến thức lí luận văn học…kĩ năng phân tích bình giá, so sánh, lí giải…. Nó đòi hỏi học sinh vừa phải có năng lực cảm thụ vừa có năng lực khái quát tổng hợp. Học sinh có điều kiện bộc lộ sự tinh tế trong cảm nhận (có thể nhận ra được những nét khác biệt dù rất nhỏ, rất mơ hồ) sự sắc sảo ( khả năng tách đối tượng thành những bình diện nhỏ để so sánh) sự chắc chắn( trong việc huy động kiến thức văn học sử, lí luận văn học… để đánh giá, lí giải). Nghĩa là đòi hỏi ở người học sinh giỏi văn không chỉ cần phẩm chất nghệ sĩ ( sự tinh tế trong cảm nhận và thẩm định) mà còn chú trọng phẩm chất khoa học( thể hiện ở sự chính xác, chặt chẽ, khúc triết và tính hệ thống trong tư duy và trình bày bài viết). Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi quốc gia, thi đại học yêu cầu cảm thụ trong thế đối sánh gần đây: Thi học sinh giỏi quốc gia: + Năm 1997: Cùng viết về đất nước và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng ba tác phẩm: Bên kia song Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu là ba thế giới hình tượng riêng, ba giọng điệu trữ tình riêng, chứa đựng những kí thác riêng của mỗi hồn thơ. Anh( chị) hãy phân tích ba bài thơ trong quan hệ đối sánh để chỉ ra nét riêng của mỗi tác phẩm. + Năm 2001. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Anh( chị) hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sang tạo riêng của mỗi tác phẩm trong sự thể hiện chủ đề chung đó. + Năm 2002. Theo Xuân Diệu “ trong thơ nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”. Hãy phân tích những sáng tác trên trong mối quan hệ đối sánh để làm bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với một tác phẩm văn học. +)Bảng A - 2006:Chủ nghĩa nhân đạo là một trong những truyền thống lớn nhất của văn học Việt Nam. Qua việc phân tích, so sánh các tác phẩm Tự tình (Hồ Xuân Hương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Đời thừa (Nam Cao), anh (chị) hãy làm rõ những đóng góp riêng, độc đáo của từng tác phẩm cho truyền thống này. +) Bảng B năm 2006: Trong văn học Việt Nam, có nhiều sáng tác nổi tiếng về mùa thu. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), anh (chị) hãy làm rõ những nét chung và nhất là những nét riêng của từng tác phẩm +) Năm 2008: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh ) và Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm ) +) Năm 2009 :Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Hãy phân tích và so sánh bài thơ Tự tình( bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự về tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau. Thi đại học: +) Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). (Đề thi đại học khối C- 2009) +) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn viết về vẻ đẹp hai dòng sông trong Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường.( Đề thi Đại học khối C- 2010) +) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao). (Đề thi Đại học khối D- 2010) 2. Đối tượng của sự cảm thụ trong thế đối sánh: - Kiểu bài này thường phải có ít nhất hai đối tượng cảm thụ( thuộc hai tác phẩm) được đặt trong thế đối sánh. - Có thể yêu cầu cảm thụ trong thế đối sánh toàn bộ tác phẩm hay trên những bình diện khác nhau của tác phẩm (tuỳ theo thể loại). Thi đại học thường yêu cầu cảm thụ trong thế đối sánh một phương diện của tác phẩm : nhân vật (đề thi đại học khối C- 2009) chi tiết nghệ thuật( Khối D- 2010), đoạn văn ( khối C- 2010), đoạn thơ(thi đại học khối C- D) hoặc đề tài, tư tưởng, chủ đề, tình huống, cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật, cái tôi trữ tình, phong cách nghệ thuật… Đề thi học sinh giỏi, thi quốc gia thường yêu cầu đối sánh toàn bộ tác phẩm. - Các tác phẩm yêu cầu cảm thụ trong thế đối sánh thường là: cùng đề tài , cảm hứng trong một giai đoạn văn học, của một tác giả hoặc khác giai đoạn, khác tác giả, thuộc những trào lưu trường phái khác nhau của nền văn học. + Có thể so sánh cùng một tác giả: “Phong cách Nguyễn Tuân qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà” + Có thể so sánh các tác giả thuộc những trào lưu khác nhau: “Phong cách văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng qua Hai đứa trẻ và trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia- trích tiểu thuyết Số đỏ” +Có thể so sánh các tác phẩm cùng giai đoạn, đề tài: “Vẻ đẹp hình tượng người lính qua hai bài thơ “Đồng chí“ của Chính Hữu và “Tây tiến” của Quang Dũng” 3. Mục đích, yêu cầu của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh: Trước hết cần xác định dạng đề này đặt ra hai yêu cầu song hành : cảm thụ trong thế đối sánh, đối sánh để nổi bật sự cảm thụ. Vì vậy học sinh cần: + Thể hiện được những cảm nhận của mình về cái hay cái đẹp, cái mới lạ độc đáo của các yếu tố văn học cần cảm thụ. + Chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các tác phẩm, các tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn cũng như tiến trình phát triển của giai đoạn, nền văn học. + Lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học. Tuy nhiên yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của kiểu bài này đối với thi đại học và thi học sinh giỏi có sự khác biệt: Đối với đề thi đại học: yêu cầu cảm thụ được đề cao( 4/5) yêu cầu so sánh và lí giải được đặt ra ở mức độ vừa phải. Mức điểm dành cho phần so sánh chỉ là 0,5 / 5 điểm toàn phần của câu. Tiêu chí so sánh giống- khác, nội dung- nghệ thuật chỉ cần nêu những phương diện căn bản, thậm chí không cần lí giải nguyên nhân sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng văn học được cảm thụ. Điều này thể hiện rõ ngay ở yêu cầu của đề thi ( chỉ nêu yêu cầu cảm thụ không đặt ra yêu cầu so sánh) Yêu cầu so sánh chỉ được thể hiện ngầm khi đặt hai yếu tố văn học cần cảm thụ trong một đề văn. Đối với đề thi học sinh giỏi: yêu cầu cảm thụ và yêu cầu so sánh, lí giải được coi trọng tương đương. Điều này được thể hiện ngay trên đề bài ( phân tích và so sánh, chỉ ra nét chung, riêng, độc đáo) và trong đáp án của Bộ giáo dục đào tạo. Đặc biệt yêu cầu về phạm vi, mức độ kiến thức, cách thức so sánh, khả năng đánh giá lí giải đều là những bước tiến về chất so với yêu cầu thi đại học. 4. Kiến thức, kĩ năng cần huy động khi làm bài cảm thụ trong thế đối sánh: +) Kiến thức về các tác giả, tác phẩm cần cảm thụ. +) Kiến thức cơ bản về lịch sử văn hoá- xã hội, thời kì giai đoạn văn học, các tác phẩm, tác giả tiêu biểu trong từng thời kì đó… trên cơ sở hiểu biết đó phân tích để làm sáng tỏ những nét chung và nét riêng biệt độc đáo. +) Kiến thức lí luận văn học nhất là phong cách tác giả, phong cách thời đại, trào lưu, đặc trưng thể loại, thi pháp…Trên cơ sở đó lí giải những nét chung, nét riêng độc đáo. Đặc biệt qua hiện tượng văn học được cảm thụ có thể nâng lên thành những vấn đề lí luận VH cần thiết. +) Phối hợp sử dụng nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt học sinh cần vận dụng phương pháp so sánh ngay khi phân tích cảm thụ từng tác phẩm. Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau ( chung- riêng hoặc lần lượt từng tác phẩm…) nhưng cần làm rõ sự tương đồng và sự khác biệt về cả nội dung, nghệ thuật đồng thời có khả năng mở rộng liên hệ, so sánh với các tác phẩm, tác giả khác ngoài yêu cầu của đề một cách hợp lý. III. Rèn kĩ năng làm bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi văn: 1. Rèn kĩ năng phân tích đề: 1.1 Nhận diện đề: Trước hết, học sinh cần nhận biết đâu là đề văn cảm thụ trong thế đối sánh. + Những đề nêu rõ yêu cầu: phân tích và so sánh, thấy được nét chung- riêng… như đề thi HSG Quốc gia năm 1996, 2001, 2002, 2006; năm 2009. + Những đề yêu cầu cảm nhận từ hai đối tượng trở lên trong cùng một đề văn(đề thi HSG Quốc gia năm 2008, các đề thi đại học khối C- D) Cần phân biệt dạng đề tổng hợp và dạng đề so sánh khi cùng có hai tác phẩm cần nghị luận trở lên trong một đề văn. Khảo sát 2 đề văn sau Đề1: Cảm hứng về đất nước là một trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đề 2: Cảm hứng về đất nước là một cảm hứng chủ đạo trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Hãy làm rõ những nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện cảm hứng ấy trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Tuy cùng ngữ liệu: 2 tác giả, 2 bài thơ, cùng lời dẫn nhưng mục đích của hai đề rất khác nhau. Đề 1 là đề tổng hợp- nhằm làm nổi bật cảm hứng cơ bản của giai đoạn văn học( yếu tố so sánh chủ yếu để thấy cái chung), đề 2 là đề đối sánh nhằm nổi bật sự khám phá sáng tạo riêng của từng nhà thơ . Cần phân biệt: thao tác so sánh và kiểu bài đối sánh. Ví dụ ở đề bài: “ Nét mới lạ về hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng”. Đây không phải là dạng bài cảm thụ trong thế đối sánh vì chỉ có một đối tượng cảm thụ nêu trong đề bài. Học sinh phải bám sát vào bài thơ Tây tiến, khám phá những đặc điểm- cảm nhận những nét đẹp của hình tượng người lính trong tác phẩm. Học sinh cũng cần huy động hiểu biết về những bài thơ viết về người lính trong thơ ca Việt Nam trước đó và cùng thời, dùng thao tác so sánh làm bật lên những nét độc đáo, nét “mới” trong cách cảm nhận và lối thể hiện hình tượng người lính của Quang Dũng. So sánh chỉ là thao tác bổ trợ. I.2 Xác định yêu cầu của đề: - Trước hết cần xác định đối tượng cảm thụ- đối sánh, phạm vi kiến thức cần huy động sao cho đúng và trúng. Muốn vậy cần rèn cho các em thói quen đọc kĩ đề, gạch chân những từ quan trọng. Có thể đưa ra một loạt đề cảm thụ trong thế đối sánh cùng về hai tác giả, tác phẩm, chỉ thay đổi cách hỏi, câu lệnh để rèn cho học sinh kĩ năng xác định trọng tâm vấn đề. Bài tập: Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nội dung, cách làm của 3 đề văn sau. Đề 1: Thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính rất khác nhau nhưng họ đều là những nhà thơ mới giai đoạn 1932-1945. Bằng việc cảm nhận hai bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử và Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính trong thế đối sánh hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. [...]... nghị luận chính, đâu là thao tác nghị luận bổ trợ Trong bài cảm thụ trong thế đối sánh thao tác cơ bản là cảm thụ ( phân tích) và đối sánh ( so sánh) Có nhiều học sinh chỉ nặng về đối sánh mà quên mất cảm thụ, có học sinh thì ngược lại Xác định được thao tác chính học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết 2 Rèn kĩ năng lập ý- lập dàn ý: 2.1 Các bước lập ý: - Bước... trình bày ý: Vì là một bài văn nghị luận nên bố cục của bài văn cảm thụ trong thế đối sánh cũng có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài * Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu 2 yếu tố văn học cần cảm thụ Có nhiều cách mở bài nhưng học sinh giỏi nên lựa chọn cách mở bài gián tiếp Có thể dẫn dắt từ vấn đề lí luận văn học như đặc trưng văn học, phong cách nghệ thuật( Lêônit Lêônôp “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát... Mở bài dẫn dắt từ đâu nên kết lại ở đó ( lí luận văn học, đề tài, chủ đề, giai đoạn…) nhất là mở ra những vấn đề LLVH mới 3 Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn khi làm bài cảm thụ trong thế đối sánh - Cái khó của dạng bài cảm thụ trong thế đối sánh không chỉ nằm ở phần phân tách luận điểm mà còn nằm ở sự chọn lựa yếu tố tương ứng để phân tích bình giá nổi bật nét riêng của hai yếu tố văn học cần cảm thụ. .. tích cảm thụ hai đối tượng trong thế đối sánh Cách trình bày, triển khai ý bài cảm thụ trong thế đối sánh thông thường có hai cách là nối tiếp và song song - Cách nối tiếp: lần lượt phân tích, cảm thụ từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác nhau Cụ thể mô hình của phần thân bài như sau: + Phân tích- cảm thụ đối tượng thứ nhất + Phân tích- cảm thụ đối tượng thứ 2 + So sánh: ... nét đặc sắc của mỗi yếu tố văn hoc, tác phẩm và phong cách tác giả - Sự chọn lựa những yếu tố tương ứng nằm trong hai tác phẩm để phân tích bình giá trong thế đối sánh sẽ tạo nên sự liên kết ngầm Song về diễn đạt cần có sự liên kết chặt chẽ mới làm cho sự so sánh được nổi bật, sắc nét Nếu chỉ mô tả một chiều ý so sánh sẽ bị chìm đi Vì vậy trong bài văn cảm thụ trong thế đối sánh ta thường dùng các kiểu... phận con người trong hai tác phẩm : Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ nhận định trên Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài cảm thụ trong thế đối sánh chúng tôi luyện tập cho học sinh lớp văn Còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót mong được học tập và trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp./ Bắc Ninh, tháng 8 năm 2012 ... trình phát triển của lịch sử văn học? )Những câu hỏi ấy sẽ giúp học sinh xác định mục đích, yêu cầu của đề văn và thâm ý của người ra đề Nên yêu cầu học sinh tự thành lập các đề văn cảm thụ trong thế đối sánh( thiết lập ngân hàng đề) ; tập hợp thành những chủ đề lớn, nhỏ: Đất nước, Tình yêu, Người lính, Số phận con người, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ… Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thiết lập các đề theo... trọng học sinh cần biết lựa chọn, phân tích, cảm nhận các chi tiết, hình ảnh, câu văn đoạn văn tiêu biểu để làm sáng tỏ những khám phá riêng, nổi bật vẻ đẹp riêng độc đáo Nhiều em sa vào phân tích ôm đồm hoặc ngược lại liệt kê đơn thuần thiếu sự cảm thụ, chỉ nặng về đối sánh, không xuất phát từ tác phẩm mà từ những ý niệm định sẵn Cũng không nên tham lam phân tích cảm thụ quá nhiều chi tiết sẽ làm cho bài. .. đậm chất thơ, thiên về thể hiện cảm xúc suy ngẫm mang chiều sâu văn hoá Đề 2: Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau ( chọn viết một luận điểm thành đoạn văn cảm thụ trong thế đối sánh) "Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ... tượng Khi rèn kĩ năng có thể tạm thời kẻ bảng để học sinh dễ dàng đối sánh: Sự khác biệt Sông Đà Sông Hương Cảm hứng- điểm nhìn khám phá Vẻ đẹp hình tượng Nghệ thuật xây dựng hình tượng Vai trò, ý nghĩa của hình tượng Học sinh có thể triển khai theo các ý- các tiêu chí đối sánh ( ngang) hoặc lần lượt theo từng hình tượng( dọc) Ví dụ triển khai ý 2 khám phá vẻ đẹp riêng của hai dòng sông trong hai thiên . kiểu bài NL văn học ) 2. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh: Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh môn ngữ văn. Trong. Dạng bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh: 1. Vai trò của dạng bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh: Xu hướng ra đề thi đại học và học sinh giỏi những năm gần đây, dạng bài cảm thụ trong thế. từng đối tượng cảm nhận. - Có hai cách rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh: + Thứ nhất: Cảm thụ văn học trong thế đối sánh được coi như một thao tác, cách thức bình văn.

Ngày đăng: 21/10/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w