1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ

25 674 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Để ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình tối thiểu gồm 5 bước sau đây: - Cấp độ 1 Nhận thức: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặ

Trang 1

QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ

VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG

Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ

đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học

Để ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình tối thiểu gồm 5 bước sau đây:

- Cấp độ 1 (Nhận thức): Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận

biết hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận HS học xếp loại lực yếu dễ đạt được điểm tối đa trong phần này

Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, …

- Cấp độ 2 (Thông hiểu): Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ

thông hiểu hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực HS xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này

Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả.Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mô tả được, diễn giải được,…

- Cấp độ 3 (Vận dụng):

Vận dụng thấp: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ

bản, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng HS xếp loại học lực khá dễ đạt được điểm tối đa trong phần này

Trang 2

lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học.

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được…

Vận dụng cao: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng nâng cao,

những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng HS xếp loại học lực giỏi dễ đạt được điểm tối đa trong phần này

Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức

đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ vận dụng cao có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết

kế được…

Sự phân loại các cấp độ là tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT

Chú ý: Những câu hỏi liên quan đến các kiến thức về lý thuyết thường ở cấp độ 1, cấp

độ 2 Những câu hỏi liên quan đến bài tập, thực hành thường ở cấp độ 3 Những câu hỏi, bài tập ở cấp độ vận dụng cao thường liên quan đến sự vận dụng nhiều kiến thức,

kỹ năng tổng hợp trong phạm vi kiểm tra chẳng hạn như những câu hỏi cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, những câu hỏi vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn như các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng trong thế giới tự nhiên, những câu hỏi liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai … (tùy theo môn học)

Bước 2: Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra

- Tổ chuyên môn (hoặc người ra đề) căn cứ vào sự mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong phạm vi cần kiểm tra trong chương trình GDPT ở bước 1 để đưa vào ma trận

- Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ để quyết định điểm số và số câu kiểm tra cho mỗi cấp độ sao cho đảm bảo phân hóa được các đối tượng HS trong quá trình đánh giá GV có thể sử dụng nhiều thang điểm (chẳng hạn thang 100 điểm, thang 50 điểm,…), nhưng khi chấm xong bài kiểm tra được quy đổi ra thang 10 điểm theo nguyên tắc làm tròn qui định trong quy chế

- Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số lượng chuẩn KTKN cần kiểm tra cho mỗi cấp độ Số lượng chuẩn KTKN và thời gian phụ thuộc vào đối tượng

HS và chất lượng câu hỏi

- Mỗi một phương án kiểm tra (chẳng hạn như tự luận, trắc nghiệm khách quan, hay phối hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan) thì xây dựng một khung ma trận đề kiểm tra

Trang 3

- Các đề kiểm tra 15 phút và 1 tiết ra đề theo hình thức kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận.Trong đó câu hỏi tự luận chiếm từ 65->70% tổng số điểm và thời gian, còn lại dành cho trắc nghiệm khách quan Kiểm tra học kỳ các môn, bài kiểm tra môn thể dục, âm nhạc, phân môn tập làm văn phần viết bài theo hình thức tự luận.

- Tất cả các bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên (cả tự luận và kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận) đều phải có ma trận hai chiều thể hiện rõ các mức độ cần đánh giá theo 3 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng Trong đó, tỷ lệ điểm và thời gian cho câu hỏi nhận biết và thông hiểu là 65 -> 70%, còn lại là vận dụng

Bước 3: Ra đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng

– Ở bước này GV, tổ chuyên môn (người ra đề) cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra để biên soạn câu hỏi Số lượng câu hỏi ở mỗi cấp độ phải đảm bảo phủ kín kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra Lựa chọn những kiến thức, kỹ năng căn

cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, tăng số câu hỏi cho phần nội dung học

có nhiều tiết học và các nội dung quan trọng trong chương trình

Tùy theo đặc trưng của môn học mà tổ chức biên soạn câu hỏi dạng tự luận hay trắc nghiệm GV cần căn cứ vào lượng kiến thức, kỹ năng trong câu hỏi, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu hỏi (so với HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bình của câu hỏi Khi ra đề cần tránh kiểm tra quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít

- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung

Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra

- Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra để xây dựng đáp án và biểu điểm Tùy theo dạng đề và loại hình mà quy định điểm cho mỗi câu hỏi Đối với câu tự luận, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra để chia thành các ý cho thích hợp

- Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý hoặc câu hỏi có thể có giá trị điểm nhỏ nhất là 0,25 điểm Có thể có thang điểm khác nhưng khi chấm xong đều phải qui đổi

ra thang 10 điểm

- Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2, …, 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế của Bộ GDĐT (QĐ 40/2006/BGDĐT ngày 05/10/2006)

Bước 5: Thẩm định và niêm phong đề kiểm tra, đáp án

- Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra mà có tổ chức đọc rà soát hoặc thẩm định đề kiểm tra, đáp án

- Hoàn thiện, niêm phong và bảo quản đề kiểm tra, đáp án

Việc đọc phản biện, thẩm định, niêm phong, bảo quản đề kiểm tra phải tuân theo các qui định hiện hành về thi cử

Trang 4

VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1 Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 6

1 Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời

- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học 3 nội dung của chủ đề Trái Đất (1 Trái Đất trong hệ Mặt Trời Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; 2 Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; 3 Cấu tạo của Trái Đất) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1 Địa hình)

2 Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận

3 Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:

14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 1 Trái Đất trong

hệ Mặt Trời Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ, 6 tiết (43%); 2 Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả, 3 tiết (21,5%); 3 Cấu tạo của Trái Đất, 2 tiết (14%) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1 Địa hình, 3 tiết (21,5%) Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

hệ Mặt Trời;

hình dạng và kích thước của Trái Đất

- Biết quy ước

về KT gốc, VT gốc, KT Đông,

KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam

Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực

tế và ngược lại

30% TSĐ = 3

điểm

67% TSĐ = 2 điểm;

% TSĐ

= điểm;

33% TSĐ = 1 điểm;

% TSĐ

= điểm;

Trang 5

Các chuyển

động của Trái

Đất và hệ quả

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục

và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Sử dụng hình

vẽ để mô tả chuyển động

tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

% TSĐ

= điểm;

% TSĐ

= điểm;Địa hình bề

mặt Trái Đất

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực

và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất

20% TSĐ = 2

điểm 100% TSĐ =2 điểm; % TSĐ = điểm; % TSĐ = điểm; % TSĐ = điểm;

TSĐ 10

Tổng số câu 04 4điểm=40% TSĐ; 4điểm=40% TSĐ 2điểm=20% TSĐ điểm; % TSĐ

Ma trận có thể xoay lại như sau, tuy nhiên việc xoay lại ma trận như dưới đây sẽ khó hơn khi cần theo dõi các mức độ nhận thức cần đánh giá của các chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cấp độ thấp

Vận dụng cấp

độ cao

- Biết quy ước về

KT gốc, VT gốc,

KT Đông, KT

33,3%

(1,0đ)33,3%

(1,0đ)

30% tổng điểm(3đ)01câu (3 ý)

Trang 6

điểm Nam ; nửa cầu

Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam

KN

Dựa vào tỉ lệ bản

đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại

và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất

67%

tổng điểm(3đ)01câu (2 ý)

KN:

Sử dụng hình vẽ

để mô tả chuyển

động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

100%

(2,0đ)

20% TSĐ = 2 điểm01câu

100%

TSĐ = 2 điểm01câu

Trang 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 6 Câu 1 (3,0 điểm)

Em hãy:

a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất

b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết:

- Những kinh tuyến (KT) nằm ở vị trí nào so với KT gốc gọi là những KT Đông,

KT Tây?

- Những vĩ tuyến (VT) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những VT Bắc, VT Nam?

Các đường KT, VT trên quả Địa Cầu

c) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây:

- Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu

Trang 8

Hướng tự quay của Trái Đất Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các

mùa ở Bắc bán cầu

a) Hãy vẽ sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất

b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo

5 Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

- Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm

a) (1,0 điểm)

- Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời (0,5đ)

- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn (0,5đ)

b) (1,0 điểm)

Trang 9

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA

TRÁI ĐẤT

Chuyển động tự quay

- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp (0,5đ)

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể (0,5đ)

Chuyển động quanh Mặt Trời

- Hiện tượng các mùa (0,5đ)

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa

(0,5đ)

- Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc

là KT Tây (0,5đ)

- Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ

xích đạo đến cực Nam là những VT Nam (0,5đ)

c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm)

- Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km (0,25đ)

- Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km (0,25đ)

- Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km (0,25đ)

- Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km (0,25đ)

Câu 2 (3,0 điểm)

a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất (2,0 điểm)

b) (1,0 điểm)Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo

Câu 3 (2,0 điểm)

- Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi

Trái Đất (0,5đ)

Trang 10

- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau Các mảng di

chuyển rất chậm Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau (0,5đ)

- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật…) và là nơi sinh sống, hoạt

động của xã hội loài người (1,0đ)

Câu 4 (2,0 điểm)

- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất ; Ngoại lực là

những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất (1,0đ)

- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp,

có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề (1,0đ)

6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm

có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn

chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm

Trang 11

Ví dụ 2 Xây dựng đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7

1 Xác định mục tiêu kiểm tra

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp

dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời

- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở những nội dung môi trường (MT) đới

nóng; MT đới ôn hoà; MT đới lạnh; MT hoang mạc và hoạt động kinh tế (HĐKT) của

con người ở các MT đó và một phần về đặc điểm tự nhiên, đô thị hóa ở châu Phi

- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng

2 Xác định hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan

3 Xây dựng ma trận đề kiểm tra

- Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:

27 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:

+ Môi trường (MT) đới nóng, 8 tiết (30%)

+ MT đới ôn hoà, 6 tiết (22%)

+ MT đới lạnh, 2 tiết (7%)

+ MT hoang mạc, 2 tiết (7%)

+ Châu Phi, 4 tiết (14%)

- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan

trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

Trang 12

MT đới nóng và

HĐKT của con

người ở đới nóng

KT:

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một

số đặc điểm tự nhiên cơ bản của MT nhiệt đới gió mùa.

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi trường ở đới nóng

60% (1,5đ)

KT: Hiểu đặc điểm của ngành kinh tế nông

nghiệp ở đới ôn hoà 50%(0,5đ)

- Quan sát tranh ảnh để nhận xét về một số cảnh quan ở đới lạnh. 100%(0,5đ)

- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi.

(0,5đ)

60% (1,5đ)

KN:

Cộng:

20% 1,0đ 10% 1,0đ 10% 3đ 30%

4 Viết đề kiểm tra từ ma trận

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, ĐỊA LÍ 7

1 TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 Mưa tập trung vào thu đông, mùa hạ khô nóng là đặc điểm của loại môi trường

A ôn đới lục địa B ôn đới hải dương

C ôn đới lục địa lạnh D Địa trung hải

Câu 2 Ngành chăn nuôi gia súc lớn ở đới ôn hòa phát triển mạnh từ lâu chủ yếu nhờ

A có cơ sở chế biến thịt, sữa B có nhiều đồng cỏ núi cao

Ngày đăng: 21/10/2014, 02:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức kiểm tra tự luận - QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Hình th ức kiểm tra tự luận (Trang 4)
Hình dạng Trái - QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Hình d ạng Trái (Trang 5)
Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan - QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Hình th ức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan (Trang 11)
Hình thức kiểm tra tự luận - QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Hình th ức kiểm tra tự luận (Trang 16)
Hình thức kiểm tra tự luận - QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Hình th ức kiểm tra tự luận (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w