1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường

100 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 12,05 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “TRƯỜNG THCS TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC” VÀ XÂY DỰNG ĐIỂN HÌNH VỀ “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Nhóm biên soạn: TS. Trần Đình Châu TS. Phạm Văn Nam TS. Đặng Thị Thu Thủy TS. Phùng Khắc Bình Và các tác giả Sổ tay “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” THÁNG 01 NĂM 2011 2 THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG TS. Trần Đình Châu, Dự án Phát triển Giáo dục THCS II, Bộ Giáo dục & Đào tạo. Mục tiêu: - Hiểu được bản đồ tư duy và vai trò của nó trong đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý nhà trường. - Vận dụng bản đồ tư duy vào công việc học tập các chuyên đề khác và nghiên cứu của học viên cao học quản lý giáo dục. - Lập được bản đồ tư duy về kế hoạch công tác hoặc một bài dạy theo chuyên môn của mình. - Có kế hoạch vận dụng vào công tác chuyên môn của mình và phổ biến cho nhà trường (cơ quan, đơn vị). Nhiệm vụ : Tìm hiểu một số vấn đề chung về bản đồ tư duy, thiết kế sử dụng BĐTD hỗ trợ đổi mới PPDH và công tác quản lý nhà trường Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu - Tài liệu. - Giấy A4, bút, bút màu, tẩy, Tiến trình thực hiện: - Nghe giới thiệu về: Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường. - Học viên tự nghiên cứu tài liệu. - Làm việc theo nhóm về các nội dung sau: 1/ Bản đồ tư duy là gì?Vai trò của bản đồ tư duy? . 2 /Những ưu điểm của BĐTD trong việc đổi mới phương pháp dạy học 3 /Những ưu điểm của BĐTD trong công tác quản lí giáo dục 3 4/Những khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng BĐTD 5/ Những ý kiến đề xuất trong việc thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý Nội dung chuyên đề: Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”. 4 Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, và lập kế hoạch công tác. BĐTD có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hoặc các phần mềm bản đồ tư duy. Với các trường, đơn vị có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho cán bộ, GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ ConceptDraw MINDMAP 5, ta có thể tải về bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn giản. Tuy nhiên, việc dùng giấy, bút chì, bút màu, tẩy,… để vẽ BĐTD có ưu điểm là giúp người lập BĐTD dễ dàng phát triển ý tưởng và bổ sung ý tưởng qua đó phát huy tối đa tính sáng tạo của mỗi người, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mỗi người, được tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), tự “sáng tác” nên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng cá nhân và cũng do mỗi người tự làm nên càng yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế cách làm đơn giản BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện nào của các nhà trường hiện nay. Ví dụ, GV một trường THCS thiết kế BĐTD sau đây sẽ dễ dàng diễn đạt ý tưởng và quy trình vẽ các khối đa diện (môn Công nghệ 8). Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy 5 việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc ập BĐTD còn giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ, do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học súc tích, hợp lý, trực quan, dễ hiểu, dễ “đọc”, dễ tiếp thu. Để lập BĐTD có thể vận dụng “Phương pháp ghi chép hiệu quả” mà tác giả Stella Cottrell đã tổng kết khi vẽ BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính; 2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3).Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5).Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7).Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi. Điều cần tránh khi ghi chép:1).Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. 2). Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết. 3). Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. Sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới PPDH các môn học, vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một bài, một chương giúp HS ghi nhớ, ôn tập, liên kết các mạch kiến thức đã học. Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD. Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho key words- tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3,… Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy 6 giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng. Ví dụ trong khi dạy học chương Tứ giác - Toán 8, cho HS vẽ BĐTD sau mỗi bài học, để mỗi em có một tập BĐTD: hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình vuông,… Bài “Hình bình hành” và cuối chương này có thể vẽ một BĐTD hệ thống kiến thức của cả chương. Sau khi có một HS hay một nhóm HS vẽ xong BĐTD cho các HS khác góp ý bổ sung, có thể cho các em vẽ thêm các đường nhánh nối từ một hình hình tứ giác đặc biệt này đến hình tứ giác đặc biệt khác và ghi thêm chú thích,… rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng vẽ SĐTD cho các em. Khi học bài “Giản dị” (môn Giáo dục công dân), đầu giờ học GV cho từ khóa “giản dị” rồi yêu cầu HS vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em 7 vẽ các nhánh con cấp 1, sau đó cho HS thảo luận nhóm để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh con cấp 2, 3,…). Sau khi các nhóm HS vẽ xong cho một số em lên trình bày trước lớp để các HS khác bổ sung ý, GV kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay. Bài “Tế bào”- Sinh học 8 Bài “Tây Nam Á”- Địa lí 8 8 Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt. - Đối với HS khá giỏi: sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải một bài toán, hệ thống hóa kiến thức,… Việc vẽ BĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hoá kiến một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện của mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “thuyết trình” BĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Ngoài việc vẽ BĐTD trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng BĐTD tự ghi tóm lược nội dung chính của cuốn sách dưới dạng BĐTD khi các em đọc sách. Hoặc gợi ý cho các em lập kế hoạch học tập, vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể được bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch. Đối với GV chủ nhiệm hay cán bộ quản lí: sử dụng BĐTD để lập kế hoạch công tác. Việc sử dụng BĐTD lập kế hoạch giúp cán bộ chỉ đạo có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp,…và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp,…một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ. Ví dụ, có thể tóm lược 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” như sau: Ví dụ: BĐTD tóm lược các vấn đề về đổi mới PPDH: 9 Kế hoạch năm học của một nhà trường có thể viết theo các mặt hoạt động: dạy học, giáo dục đạo đức,… BĐTD giúp lên kế hoạch cho một hội thảo, tập huấn: 10 [...]... riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người BĐTD là công cụ hữu hiệu góp phần đổi mới PPDH cũng như công tác quản lí nhà trường và được giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, tích cực BĐTD có thể sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế phần mềm bản đồ tư duy Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông... tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng” 2 Các hình thức ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học 1 GV sử dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học: sử dụng phần mềm dạy học, khai thác thông tin Internet, sử dụng máy vi tính, máy chiếu… 2 Học sinh tra cứu tài liệu trên mạng nội bộ hoặc internet hỗ trợ học tập 3 Học sinh làm việc trực tiếp với máy tính, sử dụng phần mềm dạy học, mạng... 3/1/2009: Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH Tăng cường học hỏi đồng nghiệp là những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường. .. có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng Hiện nay có khá nhiều phần mềm để vẽ bản đồ tư duy, tuy nhiên, mỗi phần mềm có thế mạnh và ưu điểm riêng, bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional (bản Demokhông hạn chế ngày sử dụng- tải từ mạng Internet) mặc dầu thiếu một số chức năng nhưng nó hỗ trợ khá hiệu quả cho công tác quản lí và quá trình dạy học, vì vậy các nhà quản lí, GV,... hình cần quan tâm như: sử dụng PMDH để dạy học khái niệm, sử dụng PMDH để dạy học định lý, sử dụng PMDH để giúp HS giải bài tập toán Biết sử dụng các phần mềm công cụ (PMCC) để thiết kế bài giảng điện tử : Các PMCC không thể thích ứng hết với mọi trường hợp riêng lẻ của quá trình dạy học, không thể phù hợp với mọi đối tượng HS Không có PMCC nào là vạn năng cả, GV 34 cần biết sử dụng các PMCC để tạo... đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin” Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho công tác dạy tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học Khuyến khích đầu tư trang thiết bị CNTT cho các trường THCS và Tiểu học để ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp trong các môn... công việc… Có thể thiết kế BĐTD trên bảng phụ, giấy, bìa bằng cách dùng bút màu, bút chì, tẩy,…để vẽ, viết, tuy nhiên ưu điểm của việc dùng phần mềm Mindmap là thiết kế nhanh, hình ảnh trực quan, đẹp, dễ thay đổi, thêm, bớt thông tin, dễ lưu vào máy tính, dễ chia sẻ cho đồng nghiệp,… Hy vọng các nhà quản lí giáo dục, GV, HS sẽ sử dụng hiệu quả phần mềm này hỗ trợ dạy học và các hoạt động khác của nhà. .. thích vào màn hình của Mindmap… Đưa chữ viết, hình vẽ, công thức toán vào trang bản đồ tư duy (để tự do- có thể nhấc từ chỗ này sang chỗ kia) hoặc để vào nhánh ta copy chữ viết, hình vẽ, công thức toán… từ một trang khác (hay phần mềm khác) rồi paste vào màn hình của bản đồ tư duy (hình 14): Đưa hình vẽ, công thức toán vào phần mềm BĐTD bằng cách vẽ hình trên phần mềm Sketchpad rồi copy và passte vào... trừ (để dấu bớt nhánh), nhấn các dấu “+” (để hiển thị thêm nhánh) Khi sử dụng để dạy học hoặc thuyết trình một vấn đề ta sử dụng các dấu “+” , “–” để cho nó xuất hiện hoặc dấu đi, sử dụng các note (chú thích) để diễn giải thêm, sử dụng các đường Link để minh hoạ vấn đề… Có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế các BĐTD dạy kiến thức mới, củng cố kiến thức một bài, hệ thống hoá kiến thức một chủ đề, một... BĐTD sau (có thể vẽ thêm nhánh): 2/ Thiết kế một BĐTD về lập kế hoạch công tác hay hỗ trợ dạy học (một bài học hoặc một chủ đề, một chương) theo chuyên môn của mình Tài liệu tham khảo 1 Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009 2 Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng BĐTD góp phần TCH HĐ học tập của HS, . và vai trò của nó trong đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý nhà trường. - Vận dụng bản đồ tư duy vào công việc học tập các chuyên đề khác và nghiên cứu của học viên cao học quản lý. Khắc Bình Và các tác giả Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực” THÁNG 01 NĂM 2011 2 THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG TS bút, bút màu, tẩy, Tiến trình thực hiện: - Nghe giới thiệu về: Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường. - Học viên tự nghiên cứu tài liệu. - Làm việc theo nhóm

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2 Gõ   một   số   thông   tin   vào   đây   như - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 2 Gõ một số thông tin vào đây như (Trang 15)
Hình 1 nhấn vào Start to Mind Map để bắt đầu, ta được hình 2: - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 1 nhấn vào Start to Mind Map để bắt đầu, ta được hình 2: (Trang 15)
Hình 4 Cứ mỗi lần nhấn phím Enter ta được thêm một nhánh con cấp 1, ta có thể xoá  bớt nhánh con bằng cách chỉ chuột vào nhánh đó rồi nhấn phím Delete - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 4 Cứ mỗi lần nhấn phím Enter ta được thêm một nhánh con cấp 1, ta có thể xoá bớt nhánh con bằng cách chỉ chuột vào nhánh đó rồi nhấn phím Delete (Trang 16)
Hình 5 Tiếp tục quá trình trên (bằng cách chọn nhánh trước đó và nhấn phím   Ins) ta - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 5 Tiếp tục quá trình trên (bằng cách chọn nhánh trước đó và nhấn phím Ins) ta (Trang 16)
Hình 6 Chẳng hạn ta chú thích khái niệm “thiết bị dạy học” mà khái niệm này ta đã có ở một  file nào đó trong word thì ta có thể copy và paste vào note bên phải trang hình 7 này. - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 6 Chẳng hạn ta chú thích khái niệm “thiết bị dạy học” mà khái niệm này ta đã có ở một file nào đó trong word thì ta có thể copy và paste vào note bên phải trang hình 7 này (Trang 17)
Hình 9 Sau khi chọn file cần link nhấn Open, trên màn hình của BĐTD sẽ xuất hiện  thêm biểu tượng của đường link đó. - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 9 Sau khi chọn file cần link nhấn Open, trên màn hình của BĐTD sẽ xuất hiện thêm biểu tượng của đường link đó (Trang 18)
Hình 8 Gần giống với Powerpoint, phần mềm này có chức năng HyperLink, bằng cách  vào Insert/HyperLink hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + E, ta có thể link một nội  dung (một hộp) trên BĐTD với một trang web (Link to URL), với một nhánh khác  ngay trong  - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 8 Gần giống với Powerpoint, phần mềm này có chức năng HyperLink, bằng cách vào Insert/HyperLink hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + E, ta có thể link một nội dung (một hộp) trên BĐTD với một trang web (Link to URL), với một nhánh khác ngay trong (Trang 18)
Hình 10 Ta có thể chọn và xem thử trước khi quyết định chọn kiểu nào đó cho phù hợp. Chẳng  hạn chọn Map theme/ MM4 (hình 11),  Map Theme/ Dotted Line  (hình 12),… - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 10 Ta có thể chọn và xem thử trước khi quyết định chọn kiểu nào đó cho phù hợp. Chẳng hạn chọn Map theme/ MM4 (hình 11), Map Theme/ Dotted Line (hình 12),… (Trang 19)
Hình 11 Khi thiết kế BĐTD môn Toán, Vật lí,… cần hình vẽ hay các công thức, kí hiệu ta có thể  soạn thảo trên Mathtype hoặc Sketchpad rồi copy và đưa sang - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 11 Khi thiết kế BĐTD môn Toán, Vật lí,… cần hình vẽ hay các công thức, kí hiệu ta có thể soạn thảo trên Mathtype hoặc Sketchpad rồi copy và đưa sang (Trang 19)
Hình 15 Lưu (ghi) file vào máy: Do  sử dụng bản Demo nên không sử dụng chức năng  Save ngay trên thanh công cụ phía trên mà hình được mà  chỉ khi ta đóng màn hình  (nhấn chuột vào dấu x ở bên trên góc phải màn hình- hình 16) thôi không làm việc ở  file đó - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 15 Lưu (ghi) file vào máy: Do sử dụng bản Demo nên không sử dụng chức năng Save ngay trên thanh công cụ phía trên mà hình được mà chỉ khi ta đóng màn hình (nhấn chuột vào dấu x ở bên trên góc phải màn hình- hình 16) thôi không làm việc ở file đó (Trang 20)
Bảng so sánh - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Bảng so sánh (Trang 24)
Hình 1: Chương trình Địa lí Trung học cơ sở - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 1 Chương trình Địa lí Trung học cơ sở (Trang 40)
Hình 2: BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (thiếu thông tin) - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 2 BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (thiếu thông tin) (Trang 42)
Hình 3: BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ ( đủ thông tin) Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về cơ cấu ngành dịch  vụ hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ khoá  trung tâm - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 3 BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ ( đủ thông tin) Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về cơ cấu ngành dịch vụ hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm (Trang 43)
Hình 4: Bản đồ tư duy Các vùng kinh tế - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 4 Bản đồ tư duy Các vùng kinh tế (Trang 44)
Hình 5: BĐTD Tự nhiên Đông Á - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 5 BĐTD Tự nhiên Đông Á (Trang 45)
Hình 6: BĐTD về các đới khí hậu trên Trái đất Sau đó, mỗi học sinh tùy vào năng lực, trình độ và sự sáng tạo của bản thân mình, sẽ  thiết kế thêm được các nhánh thông tin bổ trợ cho 4 nội dung chính - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 6 BĐTD về các đới khí hậu trên Trái đất Sau đó, mỗi học sinh tùy vào năng lực, trình độ và sự sáng tạo của bản thân mình, sẽ thiết kế thêm được các nhánh thông tin bổ trợ cho 4 nội dung chính (Trang 46)
Hình 6: BĐTD về Trái đất Qua BĐTD về Trái đất, học sinh được khắc sâu các nội dung về Trái đất như vị trí  của Trái đất trong hệ Mặt trời, cấu tạo bên trong của Trái đất, kích thước, hình dạng, sự vận  động quanh trục và quanh Mặt trời cũng như các hệ quả - Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường
Hình 6 BĐTD về Trái đất Qua BĐTD về Trái đất, học sinh được khắc sâu các nội dung về Trái đất như vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời, cấu tạo bên trong của Trái đất, kích thước, hình dạng, sự vận động quanh trục và quanh Mặt trời cũng như các hệ quả (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w