MẪU GIÁO ÁN CHUẨN DẠY HỌC TÍCH CỰC 2011

10 1.7K 12
MẪU GIÁO ÁN CHUẨN DẠY HỌC TÍCH CỰC 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN Tên bài dạy: ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tứ giác)- Hình học, lớp 8 Môn học: TOÁN Lớp: 8 Họ và tên giáo viên: Huỳnh Ngọc Phúc Thời gian: 90 phút- Tiết 23,24 – Tuần 12 (Theo PPCT hiện hành). Số lượng người học (học sinh) : 45 I- MỤC TIÊU (DÀNH CHO NGƯỜI HỌC) 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa được kiến thức về các loại tứ giác đã học trong chương. - Hiểu được mối liên hệ giữa các loại tứ giác thông qua hệ thống các dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác. 2. Kỹ năng: - Phân loại được các loại tứ giác. - Nhận biết được một loại tứ giác nào đó. - Nắm được mối liên hệ giữa các tứ giác. 3. Thái độ: - Biết nhận xét và đánh giá việc nắm kiến thức của bạn cũng như chính bản thân mình. - Có tinh thần hợp tác trong học tập. II- NỘI DUNG CHÍNH Học sinh hiểu rõ dấu hiệu nhận biết được một loại tứ giác nào đó. III- CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1. Định nghĩa được từng lọai tứ giác? 2. Phân loại được tứ giác? 3. Nhận biết được một loại tứ giác? 4. Mối liên hệ giữa các loại tứ giác? IV- ĐÁNH GIÁ Công cụ đánh giá việc học sinh nắm được kiến thức: - Quan sát quá trình làm việc của học sinh. - Thông qua phiếu đánh giá. V- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ - Bảng đen - Máy chiếu và màn chiếu; máy tính xách tay (hoặc máy để bàn) VI- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HĐ số Thời gian Mục tiêu Phương pháp Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tài liệu, phương tiện đồ dùng 1. Kiểm tra bài cũ 5’ HS thể hiện khả năng nhớ được các loại tứ giác đã học. -Đàm thoại - Tự làm việc của HS GV: Mời đại diện các nhóm lên rê chuột ghép các nội dung phù hợp (có nội dung cụ thể trong phần phụ lục) HS: Đến máy tính, sử dụng chuột rê các hình chữ nhật bên cột phải để ghép nội dung theo yêu cầu. Đèn chiếu, máy tính, phần mềm Hot Potatoes. 5’ HS nắm được định nghĩa các loại tứ giác -Nêu vấn đề -Tự làm việc của HS GV: Mỗi nhóm vẽ hình loại tứ giác của nhóm mình trên giấy Ao và đại diện nhóm nêu vắn tắt đ/n loại tứ giác đó. Nhóm 1: Tứ giác lồi; Nhóm 2: Hình thang, hình thang vuông; Nhóm 3: hình bình hành; Nhóm 4: Hình thoi; Nhóm 5: Hình chữ nhật; Nhóm 6: Hình vuông. Giấy Ao, bút lông 2. Tính chất của các loại tứ giác 15’ - HS nắm được tính chất của hình thang cân - HS nắm được tính chất đường trung bình của tam giác; của hình thang. -Nêu vấn đề -Tự làm việc của HS GV : Giao nhiệm vụ cho nhóm 1 với yêu cầu: - Vẽ trên bảng phụ một hình thang cân và thể hiện rõ đầy đủ tính chất của hình thang cân và đại diện nhóm trình bày trước lớp, sau đó trả lời các câu hỏi thắc mắc của các nhóm khác (nếu có). - Nhóm 1 vẽ đường trung bình của tam giác và của hình thang trên giấy và đại diện nhóm trình bày tính chất trước lớp. Bảng phụ, bút viết. -HS nắm được tính chất của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông GV : Giao nhiệm vụ cho nhóm 2,3,4,5,6 với yêu cầu: - Lần lượt vẽ trên giấy Ao và thể hiện rõ đầy đủ tính chất của các hình tương ứng (Hình bình hành, chữ nhật, hình thoi, hình vuông) và đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp, sau đó trả lời các câu hỏi thắc mắc của các nhóm khác (nếu có). Giấy Ao và bút viết trên giấy 3. Nhận biết các loại tứ giác 5’ Nắm vững dấu hiệu nhận biết hình thang cân - Đàm thoại - Tranh luận của HS. - GV đưa ra bảng trình chiếu có nội dung: H.Thang + ?(Dấu hiệu nào) H.Thag cân - Yêu cầu đại diện nhóm 1 phát biểu các dấu hiệu để Lớp phó học tập ghi lên bảng phụ. - GV đã thiết kế sẵn trên bảng phụ (hoặc giấy Ao) với sơ đồ (có trong bảng phụ 1 đính kèm) và hs lên chỉ điền thêm dấu hiệu vào. Sau khi HS đã thảo luận thông nhất, GV trình chiếu kết quả và thể hiện rõ trên hình thang cân. Projector + máy tính + slile trình chiếu ,bảng phụ, giấy Ao. 5’ Nắm vững dấu hiệu nhận biết hình bình hành - Đàm thoại - Tranh luận của HS. - GV đưa ra bảng trình chiếu có nội dung: TỨ GIÁC + ?(Dấu hiệu nào) H.B.HÀNH - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lần lượt phát biểu một dấu hiệu nhận biết mà không lặp lại dấu hiệu đã viết. Lớp phó học tập ghi lại trên bảng. (GV đã thiết kế sơ đồ có trong bảng phụ 2). - Yêu cầu HS khẳng định được bao nhiêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Projector + máy tính + slile trình chiếu ,bảng phụ, giấy Ao. 5’ Nắm vững dấu - Đàm - GV đưa ra bảng trình chiếu có nội dung: Projector + máy hiệu nhận biết hình chữ nhật thoại - Tranh luận của HS. TỨ GIÁC + ?(Dấu hiệu nào) H.C.NHẬT H.Thag cân + ?(Dấu hiệu nào) H.C.NHẬT H.B.HÀNH + ?(Dấu hiệu nào) H.C.NHẬT - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lần lượt phát biểu một dấu hiệu mà không lặp lại dấu hiệu đã viết. (GV đã thiết kế sơ đồ có trong bảng phụ 3). - Yêu cầu HS khẳng định được bao nhiêu dấu hiệu. tính + slile trình chiếu ,bảng phụ, giấy Ao. 5’ Nắm vững dấu hiệu nhận biết hình thoi - Đàm thoại - Tranh luận của HS. - GV đưa ra bảng trình chiếu có nội dung: TỨ GIÁC + ?(Dấu hiệu nào) HÌNH THOI H.B.Hành + ?(Dấu hiệu nào) HÌNH THOI - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lần lượt phát biểu một dấu hiệu nhận biết mà không lặp lại dấu hiệu đã viết. Lớp phó học tập ghi lại trên bảng. (GV đã thiết kế sơ đồ có trong bảng phụ 4). - Yêu cầu HS khẳng định được bao nhiêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Projector + máy tính + slile trình chiếu ,bảng phụ, giấy Ao. 5’ Nắm vững dấu hiệu nhận biết hình vuông - Đàm thoại - Tranh luận của HS. - GV đưa ra bảng trình chiếu có nội dung: TỨ GIÁC + ?(Dấu hiệu nào) H.VUÔNG H.B.Hành + ?(Dấu hiệu nào) H.VUÔNG - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lần lượt phát biểu một dấu hiệu nhận biết mà không lặp lại dấu hiệu đã viết. Lớp phó học tập ghi lại trên bảng. (GV đã thiết kế sơ đồ có trong bảng phụ 5). - Yêu cầu HS khẳng định được bao nhiêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Projector + máy tính + slile trình chiếu ,bảng phụ, giấy Ao. 4. Luyện tập 1. 5’ Rèn khả năng nhận biết các loại -Tự làm việc của - GV đưa ra trên màn hình sơ đồ nhận biết các loại tứ giác chưa được xắp xếp đúng, yêu Đèn chiếu, máy tính, phần mềm tứ giác HS - GV giám sát cầu HS phát biểu (hoặc trực tiếp) điều chỉnh cho đúng. bản đồ tư duy (Mindmap) 5. Quan hệ giữa tập hợp các hình tứ giác 5’ HS nắm được mối liên hệ giữa các loại tứ giác - Đàm thoại - Tranh luận của HS. GV đưa ra màn hình trình chiếu (hoặc trên giấy Ao) các câu hỏi để HS trả lời đúng hoặc sai nhằm hiểu được mối liên hệ giữa các loại tứ giác. Có nội dung như bảng phụ 6 Projector + máy tính + slile trình chiếu ,bảng phụ, giấy Ao. 6. Luyện tập 2 10’ HS giải được BT 87/SGK Tự làm việc của HS GV trình chiếu sơ đồ biểu thị quan hệ giữa các tập hợp hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông trên màn chiếu và phát phiếu học tập để HS trả lời. Phiếu học tập 5’ HS xác định được tâm đối xứng, trục đối xứng của một hình tứ giác Tự làm việc của HS. GV yêu cầu mỗi nhóm vẽ các loại tứ giác nào có trục đối xứng ; các loại tứ giác nào có tâm đối xứng trên giấy Ao trong thời gian 5 phút và dán trên bảng. Giải thích. Giấy Ao và bút viết. 5’ HS giải được BT 88/SGK Tự làm việc của HS GV mời 1 HS đại diện lên bảng giải. Bảng đen và phấn 7. Củng cố 5’ HS biết hệ thống được các loại tứ giác. - Nêu vấn đề. - HS tranh luận GV: Các nội dung chính trong chương I (vừa ôn) là gì? HS cần nắm: - Có bao nhiêu loại tứ giác, kể tên từng loại? - Dấu hiệu nhận biết của mỗi loại tứ giác. - Quan hệ giữa các tập hợp các loại tứ giác. Bảng slide trình chiếu. 8. Bài tập về nhà và dặn dò 5’ Rèn kỹ năng giải toán và củng cố kiến thức đã học - HS về nhà làm các bài tập trong SGK và trong SBT. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết. Bảng đen. VII- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phân phối chương trình môn Toán lớp 8. - Sách giáo khoa và sách bài tập Toán lớp 8. - Tài liệu về đổi mới PPDH môn Toán THCS của Bộ GD&ĐT. ==================== PHỤ LỤC: 1- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Hãy nối những loại tứ giác nói trong mỗi hình chữ nhật ở cột bên phải đến bên cạnh hình chữ nhật ở cột bên trái thỏa mãn yêu cầu nói trong hình chữ nhật đó: 2- Thiết kế sẵn nội dung trên bảng phụ hoặc giấy rô ky (Ao): BẢNG PHỤ 1: Hình vẽ trên bảng phụ (hoặc trên giấy Ao), giao nhiệm vụ cho nhóm 2 ghi các dấu hiệu để hình thang trở thành hình thang cân: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG PHỤ 2: Hình vẽ trên bảng phụ (hoặc trên giấy Ao), giao nhiệm vụ cho Lớp phó học tập ghi các dấu hiệu để tứ giác trở thành hình bình hành: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG PHỤ 3: Hình vẽ trên bảng phụ (hoặc trên giấy Ao), giao nhiệm vụ cho Lớp phó học tập ghi các dấu hiệu để hình bình hành trở thành hình chữ nhật: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG PHỤ 4: Hình vẽ trên bảng phụ (hoặc trên giấy Ao), giao nhiệm vụ cho Lớp phó học tập ghi các dấu hiệu để hình bình hành trở thành hình thoi: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG PHỤ 5: Hình vẽ trên bảng phụ (hoặc trên giấy Ao), giao nhiệm vụ cho Lớp phó học tập ghi các dấu hiệu để hình bình hành trở thành hình vuông: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - BẢNG PHỤ 6: Các học sinh lần lượt tick chọn vào ô mà cho là đúng hoặc tích vào ô cho là sai Câu Nội dung Phương án trả lời Đúng Sai 1 Mọi hình bình hành đều là hình thang 2 Mọi tứ giác đều là hình thang 3 Các hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang đều là hình tứ giác. 4 Hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông vẫn gọi là hình bình hành 5 Hình bình hành là hình thoi 6 Hình thoi là hình bình hành 7 Tứ giác là hình thang 8 Hình bình hành là hình chữ nhật 9 Hình thoi là hình vuông 10 Hình vuông là hình thoi 3. Rèn tư duy cho học sinh thông qua việc sắp xếp các dấu hiệu nhận biết cho từng loại tứ giác. a) Một sơ đồ tư duy chưa đúng: b) Hình dạng sau khi sắp xếp đúng : =====Hết==== . GIÁO ÁN Tên bài dạy: ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tứ giác)- Hình học, lớp 8 Môn học: TOÁN Lớp: 8 Họ và tên giáo viên: Huỳnh Ngọc Phúc Thời gian: 90 phút- Tiết. các loại tứ giác? IV- ĐÁNH GIÁ Công cụ đánh giá việc học sinh nắm được kiến thức: - Quan sát quá trình làm việc của học sinh. - Thông qua phiếu đánh giá. V- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ - Bảng đen. (Theo PPCT hiện hành). Số lượng người học (học sinh) : 45 I- MỤC TIÊU (DÀNH CHO NGƯỜI HỌC) 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa được kiến thức về các loại tứ giác đã học trong chương. - Hiểu được mối

Ngày đăng: 20/10/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan