Bài giảng này dành cho học sinh khối ngành y khoa. bài giảng rất hiệu quả bổ ích và tích hợp đầy đủ kiến thức chuyên ngành cần có cho các bạn, biên soạn theo ppt, hình ảnh minh họa rõ ràng và rành mạch
Trang 1THUỐC NHỎ MẮT VÀ
CÁCH SỬ DỤNG
Thạc sĩ Trần Anh Tuấn
Bộ môn Mắt Đại học Y-Dược TP.HCM
Trang 2Các đường dùng thuốc
trong nhãn khoa
• 1/- Toàn thân : Tiêm bắp, Tĩnh mạch, Uống
• 2/- Tại chỗ :
• a/- Nhỏ mắt: dạng thuốc nước (collyre), dạng thuốc mỡ (pommade), dạng thể keo (gel)
• b/- Tiêm: - Dưới kết mạc,
• - Cạnh nhãn cầu,
• - Hậu cầu,
• - Nội nhãn (pha lê thể, tiền phòng)
Trang 3Đường đi của thuốc nhỏ mắt
- 1 giọt thuốc nhỏ mắt có thể tích 10-30 mcl
- Các túi cùng ở mắt chứa tối đa 30 mcl
- 10% thuốc tiếp xúc với giác mạc
- Thuốc nhỏ vào mắt còn lại → cùng đồ → hồ lệ → lỗ lệ → lệ quản → ống lệ chung → túi lệ
→ ống lệ mũi → mũi → họng → ống tiêu hoá
Trang 4Đường đi của thuốc nhỏ mắt
Trang 5Giải phẫu đường thoát của nước mắt
Trang 6Các loại thuốc nhỏ mắt
• 1 /- Thuốc tê
• 2 /- Kháng sinh nhỏ mắt
• 3/- Kháng viêm Steroides
• 4/- Kháng viêm Non steroides
• 5/- Kháng sinh + kháng viêm
• 6/- Kháng nấm
Trang 7• 7/- Kháng virus
• 8/- Kháng Histamine
• 9/- Thuốc điều trị glaucome
• 10/- Thuốc giãn đồng tử
• 11/- Vitamine nhỏ mắt
• 12/- Nước mắt nhân tạo
• 13/- Thuốc điều trị bệnh lý thủy tinh thể và pha lê thể
• 14/- Những thuốc khác
Trang 8Thuốc tê
• Dicain 1%, Novesine 0.4%,Cebesine 0.4%, Tetracaine 0.1%
• Thời gian bắt đầu tác dụng 5 phút, thời
gian tác dụng:15- 30 phút
Trang 9Chỉ định
• - Khám mắt:
• + Đo nhãn áp
• + Siêu âm mắt
• + Đặt dụng cụï khám mắt ở trẻ em
• + Chấn thương , có dị vật trong mắt,
bỏng mắt
Trang 10• - Điều trị:
• + Lấy dị vật kết mạc, giác mạc
• + Mổ mắt : Chắp, lẹo
• + Phẫu thuật kết mạc (u, mộng thịt), giác
mạc (cận thị, cataract)
Trang 11• Tác dụng phụ :
• - Độc cho biểu mô giác mạc ⇒ khô và tróc biểu mô giác mạc, dễ gây nhiễm trùng giác mạc
• - Chậm lành vết thương
• Chống chỉ định :
• Không dùng thuốc để giảm đau hàng ngày cho bệnh nhân
Trang 12Kháng sinh nhỏ mắt
Trang 13Nhóm Phenicol
- Chloramphenicol 0,4% (Cloraxin 0.4%):
- Là kháng sinh có hiệu lực kém
- Không dung cho trẻ em vì có nguy cơ gây suy tủy
- Có thể dùng như thuốc rửa mắt
Trang 14Nhóm Aminoside
- Gentamycine 0,3% (Genoptic, Gentex),
Tobramycine (Tobrex: collyre và
pommade), Neomycine (Neocin)
- Có tác dụng tốt trong viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt do chấn thương
- Thuốc ít có tác dụng phụ, có thể dùng cho trẻ em
Trang 15Nhóm Rifamycine
- Rifamycine: dạng thuốc nước, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mắt hột, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
Trang 16Có khả năng thấm tốt vào nội nhãn
Dùng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn sau mổ, sau chấn thương mắt
Không nên dùng cho trẻ em
Trang 19Kháng sinh nhỏ mắt
Trang 20Kháng viêm Steroid
• - Prednisolone : Pred-fort
• - Dexamethasone: Maxidex, Cebedex
• - Bethamethasone: Ophtasone (kết hợp
Trang 22• - Neomycine, Polymycine B và
Dexamethasone: Maxitrol, Poly-pred
Trang 23• Chỉ định: Khi test Fluorescein (-)
• Điều trị viêm kết mạc, giác mạc , màng bồ đào, chống viêm sau phẫu thuật mắt v.v
• Chống chỉ định: Khi Giác mạc bị trầy
xước, test Fluorescein (+): loét giác mạc, chấn thương giác mạc, dị vật giác mạc.v.v
Trang 2424Loeùt GM do herpes Fluorescein (+)
Trang 25• Tác dụng phụ :
• - Tăng nhãn áp: Nhãn áp thường trở về bình thường sau khi ngưng thuốc.Thông thường phải điều trị glaucome vài tháng Một vài trường hợp phải điều trị thường xuyên
Trang 27Kháng viêm Corticoide
Trang 30Kháng viêm không steroides
Trang 31Kháng viêm không steroides
Trang 32Kháng nấm
• 1/- Amphotericine B (Fungizone) 50mg pha 20ml glucoza 5%.Bảo quản 24 giờ với nhiệt độ bình thường và 1 tuần trong tủ
lạnh
• 2/- Natamycine :Natacine
Trang 33Kháng virus
1/- Thế hệ thứ nhất:
• - Idoxuridine (IDU) : Iduviran, Herpidu mỗi giờ nhỏ 1lần (ban ngày) và mỗi 2 giờ (ban đêm)
• Nhược điểm là có vài loại virus kháng lại với thuốc
Trang 34• - Trifluorothymidine: TFT, Triherpin
• Gây độc cho biểu mô ⇒ không dùng quá
10 ngày, ngày dùng 8 lần
• 2/- Thế hệ thứ hai:
• - Acyclovir: Zovirax 3% (Pd Ophtalmique) không độc cho biểu mô ngày tra mắt 5 lần
Trang 3535Loeùt GM do herpes Fluorescein (+)
Trang 36Thuốc kháng Histamine
- Pemiolast potassium 0,1%: Alegysal
- Cromoglycate Sodium: Opticron, Cromptic
- Olopatadine hydrochloride 0,1%: PatanolDùng trong điều trị viêm kết mạc, viêm giác mạc do dị ứng
Trang 37Thuốc điều trị glaucome
• 1- Thuốc hủy β-adrenergic : β- bloquant Timoptol 0.25 và 0.5%, Carteol 1 và 2%, Betoptic, Betagan, Timolol
• Chống chỉ định: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, nhịp chậm xoang
• 2- Thuốc cường Cholinergic: Pilocarpin 4%
Trang 38• 3- Thuốc ức chế men Anhydraza carbonic:
• Dorzolamid (Trusopt 2%)Tác dụng gây giảm tiết thủy dịch bởi ức chế men AC trong thể
mi Nhỏ mắt ngày 3 lần, lần 1 giọt
Trang 39• 4- Prostaglandin :
• - Latanoprost (Xalatan 0.005%)
• - Travapros (Travatan 0.004%)
• Nhỏ mắt mỗi ngày 1 giọt
• Tác dụng bằng cơ chế gia tăng sự thoát lưu thủy dịch qua đường MBĐ - củng mạc (tăng 20-50%)
• Một vài BN bị đỏ mắt khi nhỏ thuốc, sau vài ngày thì bình thường
Trang 40Thuoác trò Glaucome
Trang 41Thuoác ñieàu trò glaucome
Trang 42Thuốc giãn đồng tử
• 1- Cường giao cảm:
• Epinephrine: Neosynephrine 10% thời gian tác dụng là 6 giờ
• - Tác dụng phụ: gây co mạch, cao huyết áp, tăng nhãn áp
Trang 43• 2- Huỷ phó giao cảm:
• - Atropine: thời gian tác dụng là 1-2 tuần
• - Homatropine: thời gian tác dụng là 4-5 ngày
• - Cyclopentolate (Skiacol): Tác dụng đến
24 giờ
• - Tropicamide (Mydriacyle 0.5%): 6 giờ
Trang 44Chỉ định
• - Bệnh nhân cần liệt điều tiết trong viêm
màng bồ đào, bỏng mắt, viêm loét giác
mạc: dùng Atropine, Homatropine
• - Giãn đồng tử để khám mắt: Mydriacyle, nếu cần giãn nhanh thì phối hợp với
Neosynephrine 10%
•
Trang 46Chống chỉ định
• - Glaucome góc đóng (Cườm nước)
• - Tiền căn gia đình có người bị glaucoma góc đóng
• - Người có cấu trúc mắt thuận lợi cho sự lên cơn Glaucome
• - Bệnh tim mạch, Cao HA, Xơ vữa ĐM
•
Trang 47Thuốc giãn đồng tử, không dùng cho bệnh
nhân Glaucome
Trang 48Vitamine nhỏ mắt: A, B12 ,C
• Điều trị bỏng mắt ,loạn dưỡng giác mạc
Trang 49Nước mắt nhân tạo
• - Methylcellulose: Celluvisc 1% Cellufresh 0.1%, Refresh plus, Refresh tears, Tears naturale
• - Hyaluronate Na: Sanlein
• - Polyvinyl alcohol: Tears plus, Liquifilm tears
• - Glycerine: Computer Eye drops
Trang 50Nước mắt nhân tạo dạng dùng một lần
Trang 51Nước mắt nhân tạo dạng dùng một lần và
dạng chai lớn
Trang 52Nước mắt nhân tạo
Trang 53• Chỉ định:
• - Khô mắt, sau phẫu thuật khúc xạ (LASIK)
• - Mắt nhắm không kín do bệnh nhân bị hôn mê, liệt dây thần kinh VII
• - Hở mi do sẹo co kéo mi mắt: thường sau bỏng mắt
•
Trang 54Thuốc điều trị bệnh lý thủy tinh thể
và pha lê thể
Trang 55Thuốc điều trị đục thủy tinh thể
Trang 56Những thuốc khác
• - V Rhoto, Visine, Daigaku: Gồm a.boric
(có tác dụng sát khuẩn), clopheniramine
(chống dị ứng,ngứa mắt), epinephrine (co mạch, giảm cương tụ)
• Chống chỉ định: Người có tiền căn, gia đình
bị Glôcôm, người già có tiền phòng nông dễ bị Glôcôm
Trang 57Computer Eye Drops
Trang 58Cách nhỏ thuốc
Tư thế bệnh nhân:
- Nằm ngửa hoặc ngồi ghế có tựa đầu
- Tay cầm lọ thuốc có điểm tựa để tránh đụng chai thuốc vào mắt
- Tay kia kéo mi dưới xuống
- Nhỏ 1 giọt thuốc vào mắt hoặc 1 cm thuốc mỡ
- Nhắm mắt nhẹ, nằm nghỉ
Trang 5959Kéo mi dưới
Trang 6060Để lộ cùng đồ dưới
Trang 6161Nhỏ 1 giọt thuốc vào cùng đồ dưới
Trang 6262Nhắm nhẹ mắt trong vài phút
Trang 6363Cách nhỏ thuốc nước
Trang 6464Cách nhỏ thuốc nước
Trang 6565Tra thuốc mỡ vào cùng đồ dưới
Trang 66Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Chia đều số lần nhỏ mắt trong ngày:
Thí dụ: ngày nhỏ 2 lần thì nhỏ 1 lần buổi
sáng và 1 lần buổi tối
Ngày nhỏ 3 lần thì nhỏ: sáng-chiều-tối
Ngày nhỏ 4 lần thì nhỏ: sáng-trưa-chiều-tốiNgày nhỏ 5 lần thì nhỏ: sáng-trưa-chiều-tối-khuya
Trang 67Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Không nhỏ 2 hoặc 3 loại thuốc cùng lúc:
Hai loại thuốc phải nhỏ cách nhau tối thiểu
15 phút để tránh phản ứng thuốc với nhau và tránh lãng phí thuốc do bị trào ra ngoài
Trang 68Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Một lọ thuốc sau khi đã mở nắp thì không dùng quá 15-20 ngày
- Không cất trữ lọ thuốc dùng dở sau khi đã khỏi bệnh
- Lọ thuốc đã mở rất dễ bị nhiễm các tác
nhân gây bệnh có trong không khí và sẽ là nguồn gây bệnh cho mắt
Trang 69Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Khi sử dụng, tránh đụng chạm vào đầu lọ thuốc nhỏ mắt vì sẽ gây nhiễm bẩn lọ
thuốc và lọ thuốc lúc này sẽ trở thành
nguồn gây bệnh
Trang 70Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Khi đi khám bệnh, nên mang theo toa cũ
hoặc các chai thuốc đã dùng để người thầy thuốc tiện theo dõi việc sử dụng thuốc vì:
+ Bệnh nhân không bị lặp lại các thuốc không có tác dụng, tránh lãng phí
+ Không bị dùng quá liều, gây bệnh nguy hiểm cho mắt như Cườm khô, Cườm nước do
Steroides.v.v
Trang 71Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Khi thấy bệnh không giảm mà có vẻ nặng hơn, khó chïịu hơn sau khi nhỏ thuốc thì ngưng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị
Trang 72Cách dùng thuốc nhỏ mắt
- Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, không chỉ dẫn cho người khác cách tự điều trị bệnh
- Thuốc nhỏ mắt dùng không đúng có thể làm bệnh nặng hơn là không điều trị
Trang 73Thuốc của hãng Alcon (Có xọc trên bao bì)