MỞ ĐẦUCông nghệ sinh học thực phẩm trong việc tách chiết và khảo sát thành phần hóa học và đặc tính sinh học của các loại cây có nhiếu ứng dụng trong thiên nhiên hiện nay đang được quan tâm rất nhiều trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhằm tìm kiếm các đặc tính sinh học để ứng dụng vào các lĩnh vực trong thực tiễn.Cây Bìm bìm Eberhardt (Ipomoea Eberhardtii) là một loại cây có khả năng phát triển rất mạnh mẽ, là loài cây leo nguy hiểm này có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Loài cây này phát triển rất nhanh, xanh tốt quanh năm và có hiệu suất quang hợp cao. Đây là loài thực vật xâm lấn nguy hiểm cần phải loại trừ. Tuy nhiên loại cây này cũng có thể tiết ra các chất có khả năng kháng một số loại vi khuẩn, chống lại sự phát triển của cỏ dại và các chất kháng oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít nghiên cứu về cây này để có thể làm rõ vấn đề trên. Hiện nay trên thế giới chưa có một nghiên cứu nào sâu xa về loài cây này. Các nhà khoa học Việt Nam cũng chỉ mới bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu về nó. Xuất phát từ yêu cầu trên, nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng quy trình kỹ thuật tách chiết, khảo sát tính kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa của các hợp chất thứ cấp từ cây bìm Eberhardt (Ipomoea Eberhardtii)” để có thể góp một phần nào đó giải quyết các vấn đề ở trên.
Trang 1 MỞ ĐẦU Công nghệ sinh học - thực phẩm trong việc tách chiết và khảo sát thành phần hóa học và đặc tính sinh học của các loại cây có nhiếu ứng dụng trong thiên nhiên hiện nay đang được quan tâm rất nhiều trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhằm tìm kiếm các đặc tính sinh học để ứng dụng vào các lĩnh vực trong thực tiễn. Cây Bìm bìm Eberhardt (Ipomoea Eberhardtii) là một loại cây có khả năng phát triển rất mạnh mẽ, là loài cây leo nguy hiểm này có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Loài cây này phát triển rất nhanh, xanh tốt quanh năm và có hiệu suất quang hợp cao. Đây là loài thực vật xâm lấn nguy hiểm cần phải loại trừ. Tuy nhiên loại cây này cũng có thể tiết ra các chất có khả năng kháng một số loại vi khuẩn, chống lại sự phát triển của cỏ dại và các chất kháng oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít nghiên cứu về cây này để có thể làm rõ vấn đề trên. Hiện nay trên thế giới chưa có một nghiên cứu nào sâu xa về loài cây này. Các nhà khoa học Việt Nam cũng chỉ mới bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu về nó. Xuất phát từ yêu cầu trên, nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng quy trình kỹ thuật tách chiết, khảo sát tính kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa của các hợp chất thứ cấp từ cây bìm Eberhardt (Ipomoea Eberhardtii)” để có thể góp một phần nào đó giải quyết các vấn đề ở trên. SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Mục đích cơ sở nghiên cứu đề tài Cây bìm bôi có hai loại là Lang bìm bìm Hoa trắng (Ipomoea eberhardtii) và Merremia boisiana var. Boisiana. Loài mọc và gây hại mạnh ở Việt Nam, sát thủ kiều mộc được xác định là Ipomoea eberhardtii. Loài cây này phát triển rất nhanh, xanh tốt quanh năm và có hiệu suất quang hợp cao. Đây là loài thực vật xâm lấn nguy hiểm cần phải loại trừ. Khác với cây bìm bìm mà Đông y dùng làm thuốc chữa phù thũng, dây bìm bìm ở bán đảo Sơn Trà có hoa màu trắng, lá to, dày, thân có độc… Không những "cát cứ" ở bán đảo Sơn Trà, dây bìm bìm còn chọn đèo Hải Vân, các khu rừng ở xã Hòa Phú, Hòa Bắc (H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm nơi "đóng quân”. Hàng nghìn ha rừng ở Đà Nẵng đang bị loài này tàn phá [13]. Tuy nhiên để có nhiều hiệu quả trong việc sử dụng loài cây này cần phải khảo sát tốt đặc tính sinh học của cây bìm bôi để có hiệu quả tốt trong việc xử lý cũng như ứng dụng của chúng. Do vậy cần phải nghiên cứu đặc tính sinh hoc của cây lang bìm bìm Ipomoea eberhardtii nhằm một số mục dích như sau: - Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa từ dịch chiết các phần của cây bìm bìm (lá, thân). - Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm từ dịch chiết lá và thân. 1.2. Giới thiệu về cây Bìm Bìm Tên Khoa học: Merremia eberhardtii (Gagnep.) N. T. Nhan, 1990 Tên tiếng Anh: Ipomoea eber-hardtii Tên tiếng Việt: Bìm bìm eberhardt, Sát thủ dây leo, Sát thủ kiều mộc Tên khác: Ipomoea eber-hardtii Gagnep. 1914 (FGI, 4: 268; CCVN, 2: 997). Tên thường gọi: cây Lang rừng hoặc cây Lá bạc [13] [18]. SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 3 Hình 1.1. Lang bìm bìm Hoa trắng Hình 1.2. Lang bìm bìm Hoa vàng[15] 1.2.1. Đặc điểm hình thái Là loài cây dây leo dài 15-20m, hoa bắt nguồn từ các chồi nách phát triển thành các chùm nối với phần thân, thân gần giống thân gỗ, hoa màu trắng có lông tơ. Lá xanh pha màu bạc ánh kim, giống lá khoai lang nên có người gọi là cây Lang rừng hoặc cây Lá bạc, là loài dây leo gỗ rất to với đường kính thân có thể đến 8cm, leo cao khoảng 10m và có hoa hình phễu hay hình chuông màu vàng [16][19]. Lá: Lá hình chuông hoặc hình trứng rộng rãi, 10-15 cm, gần giống hình trái tim, hướng về đỉnh thành một mũi nhọn, phía trên co một lớp lông màu bạc ánh kim mềm, dưới có các đường vân lá nhỏ, đáy thùy, chặt chẽ, xoang cấp tính, hệ gân lá cơ bản có 7 đường, hệ gân ngang to, xếp song song, cuống dài 5cm, lá mỏng và xếp dày dọc theo chiều dài của thân. Chùm hoa: Cụm hoa ở nách, phát triển theo chùm, đài hoa và cuống mạnh mẽ, dài 12- 15cm, màu vàng nhạt có lông tơ. Hoa: Hoa hình chuông rộng, có thể dài đến 18mm, rộng 12-15mm, có lông tơ bên ngoài, màu vàng nâu, đỉnh có đầu nhọn, bên trong hơi nhỏ hơn, tràng hoa hình chuông, màu trắng, dài 6cm, rộng 4-5cm, ngoài có lông rất mịn, thùy chi nằm kín bên trong, các nhị có lông mao ở tràng hoa, sợi dài 7mm, trên có nhiều nhánh và SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 4 bên dưới có nhiều điểm gắn, có thể co giãn và dài hơn 5mm, bao phấn hình elip, nhụy hoa có bề mặt nhẵn không có lông, bầu nhụy tù, 2 tế bào, bầu nhụy không suy giảm, bầu nhụy dạng chỉ, các đầu núm nhụy dài 2cm [18][19]. Loài cây này phát triển rất nhanh, xanh tốt quanh năm và có hiệu suất quang hợp cao. "Dây lang rừng" phát triển nhanh là vì chúng có thể phát tán bằng hạt, chồi, thân hoặc rễ. Dây bò đến đâu, rễ bén đến đó và phát triển thành gốc mới. Thân dây có đường kính 15-20 cm thậm chí to hơn tuỳ theo vùng đất chúng bám trụ. Loại lang này là thức ăn ưa thích của heo, bò và thỏ nhưng chúng bò trên những tán cây cao hàng chục mét nên rất khó khăn trong việc hái lượm để sử dụng [13]. 1.2.2. Nguồn gốc và phân bố Loài cây leo nguy hiểm này có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu Tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), Vân Nam (Trung Quốc), ở độ cao từ 100 đến 1500m so với mặt nước biển [17] [19]. Hình 1.3. Tình hình phân bố tại Việt Nam Bìm bôi phát tán rất nhanh bằng hạt, chồi, rễ và thân. Chim, thú gặm nhấm ăn rồi thải hạt đi khắp nơi giúp cây phát tán rộng hơn. Chúng leo đè lên các cánh rừng Thông, Keo lá tràm hay bất cứ cây thân gỗ nào để "chiếm đoạt" ánh sáng. SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 5 Do tán lá rộng và dày đặc nên đã che kín không gian, khiến thảm thực vật bên dưới bị chết sau một thời gian thiếu ánh sáng. Lớp thực vật chết tạo nên lớp lá khô rất dễ gây cháy rừng. Một số vụ cháy rừng thông ở vùng rừng cấm Hải Vân trong những năm qua đều có liên quan đến loài Bìm bôi. Cây Bìm bôi xâm nhập vào nước ta khoảng mấy chục năm trước đây, mọc ở dưới chân đèo Hải Vân. Đến nay các nhà khoa học đã phát hiện ở Việt Nam chi Bìm bìm có tới 17 loài và 3 thứ. Loài Bìm bôi đã thấy xuất hiện ở Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vườn quốc gia Bạch Mã, Nam Đông (Thừa Thiên- Huế), các đai cao của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Bà Nà (Đà Nẵng) Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, hiện có khoảng 15.000ha/55.000ha rừng ở đây đã bị loại dây leo này che phủ, trong đó rừng Sơn Trà 5.000 ha và rừng Hải Vân 10.000ha. Đó là chưa kể các khu rừng ở Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Bắc (huyện Hoà Vang) cũng đã phát hiện sự có mặt của cây này [17]. 1.2.3. Hiện trạng phát triển và ảnh hưởng của cây Bìm Bôi Khi những vạt hoa trắng nở rộ trên những mảng lá xanh pha màu bạc ánh kim, trải dài trên những tán thông Caribê ở phía nam đèo Hải Vân, cũng chính là lúc ngành kiểm lâm Đà Nẵng hốt hoảng vì sự xâm thực táo bạo của loài dây leo lạ này. Theo Ông Trần Huy Độ, Trưởng ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân cho biết, từ năm 1999 dây lạ (người dân thường gọi là "dây lang rừng" hay lá bợt) bắt đầu phát triển mạnh. Từ các khe, suối, bìa rừng, loài cây này xông lên, leo đè luôn cánh rừng thông, rừng keo lá tràm và lan toả với tốc độ nhanh. Những tán lá rộng và dày đặc đã che kín không gian của các loại cây khác làm rừng và cả thảm thực vật bên dưới chết dần vì thiếu ánh sáng. Thân dây có đường kính 15-20 cm thậm chí to hơn tuỳ theo vùng đất chúng bám trụ [14] [17]. Trước tình hình như vậy, Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân đã làm tờ trình gửi Chi cục Kiểm lâm, Sở Thuỷ sản nông lâm thành phố. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc, cán bộ kỹ thuật của Sở cũng đã lấy mẫu nghiên cứu, nhưng vẫn chưa chính thức khẳng định loại cây gì, xuất xứ ở đâu và du nhập vào SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 6 Việt Nam từ khi nào. Chính vì thế mà không tìm được một loại hoá chất hoặc vi sinh gì để tiệt trừ sự xâm thực của loại cây này. Trong 2 năm 2000-2001, UBND thành phố đã trích kinh phí để tận diệt dây lạ bằng biện pháp thủ công: rứt dây, đào gốc, băm vụn thân, lá và phơi khô để đốt. Tuy nhiên với khoản tiền 300.000 đồng cho 1 ha là quá lớn khi diện tích xâm thực đã lên đến hơn 1.000 ha trên tổng số hơn 5.000 ha rừng trồng. Sau khi diệt được 40 ha, hết kinh phí, ngành kiểm lâm và các hộ nông dân trồng rừng đành khoanh tay nhìn sự tái lấn chiếm của "dây lang rừng" và sự chết dần của những cánh rừng trồng [17]. Hình 1.4. Bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) xâm hại tại Bán đảo Sơn Trà Theo Kỹ sư Hồ Ngọc Lượng, Phó ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân, một trong những "chuyên gia" đối đầu với giống dây leo lạ từ nhiều năm nay cho biết: "Không những rừng Nam Hải Vân mà hiện nay "lang rừng" đã phát tán sang khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và bắt đầu "tấn công" rừng Bà Nà (các vùng rừng liền kề). Vấn nạn này đã thành nguy cơ cần báo động khẩn thiết [14]. SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 7 Hình 1.5. Cây bìm bìm phát triển mạnh vùng đèo Hải Vân Theo nhận định chung của giới chuyên môn thì ngoài việc "cướp" ánh sáng, loài thực vật này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng do khả năng tích luỹ khối lượng vật liệu cháy lớn (lá khô, cành khô, bản lá to và nhiều). Thậm chí khả năng bắt lửa rất nhanh kể cả lá, nhánh còn xanh. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Trưởng phòng Quản lý Bảo vệ rừng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, cho biết: "Từ đầu năm tới nay, đã có 9 vụ cháy rừng, trong đó phần lớn các vụ cháy xảy ra nơi có bìm bìm. Mới đây, ngày 11/7, vụ cháy 0,5 ha rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có nguyên nhân từ dây bìm bìm" Theo Danh sách 100 loài xâm lấn nguy hiểm nhất toàn cầu, loài này hiện chưa được đưa vào nhưng với vấn nạn hiện nay ở Việt Nam nói riêng và một số nước nhiệt đới trong khu vực, có thể trong tương lai gần, nếu không có biện pháp hạn chế sự phát tán, lây lan của nó thì rõ ràng đó là một vấn nạn lớn, đặc biệt là với những khu rừng thứ sinh, đang trong giai đoạn phục hồi và gần khu vực có đường giao thông. Hạt của loài này tồn tại lâu trong cát sỏi, vật liệu xây dựng và do đó, việc mở đường giao thông ở khu vực hiện nay là nguy cơ lớn nhất làm lây lan mối nguy hiểm tới các khu vực khác [17]. SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 8 1.2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước Merremia boisiana (Gagnep.) Oostr là một loài nước ngoài mới được phát hiện tại Quảng Châu đe dọa môi trường sống của thảm thực vật rừng. Kết quả cho thấy rằng Merremia boisiana phân phối duy nhất trong núi Taihezhang tại Quảng Châu, nhưng tác hại của nó nghiêm trọng hơn so với Mikania micrantha. 40 000 cây trong 20 ha rừng bị chết vì hiệu ứng tác hại của biến thể của Merremia boisiana. Sau 1 tháng mỗi nồng độ chất chiết xuất từ dung dịch nước của Merremia boisiana có thể hạn chế nảy mầm của hạt giống Brassica parachunensis, sự tập trung lớn nhất, kiềm chế được. Chúng ức chế mạnh hơn so với các loài ngoại lai xâm nhập vào hạt giống nảy mầm tập trung. [15] Merremia boisiana (Gagn.) v.Ooststr, một cây leo thân gỗ xâm nhập vùng đất thấp rừng môi trường sống, là một thành viên của họ Convolvulaceae thường được gọi là Jinzhongteng. Dựa vào các phân tích về đặc điểm sinh thái và sinh học của M.boisiana, bài viết này đã đề xuất rằng loài này là một mối nguy hiểm sinh thái thực vật xâm lấn điển hình, và các biện pháp phòng ngừa toàn diện nên được đặt có hiệu lực ngay lập tức. [15]. Nghiên cứu gần đây chứng minh rằng Merremia boisiana loại cây leo có một rộng khả năng thích ứng sinh thái tốt, một trong những cơ chế cuộc xâm lược của các loài xâm lấn. Ở Trung Quốc, M. boisiana đã phân phối ở Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông, nhưng phân phối của mình ở tỉnh Phúc Kiến đã không được xác nhận. Thành phố Quảng Châu và vùng phụ cận trở thành một khu vực phân phối mới của M. boisiana do của nó phía Bắc xâm nhập từ Hải Nam dưới sự nóng lên toàn cầu. Chúng lây lan là một thảm họa có nguồn gốc từ các hệ sinh thái nội tại được bị phá hủy bởi các nhiễu loạn, gây bitat ha trở nên tồi tệ hơn, bị hỏng. Giảm đa dạng sinh học cộng đồng và nhóm đa dạng chức năng tăng cường khả năng xâm lấn của các cộng đồng kỳ lạ và cung cấp cơ hội cho các loài xâm lấn. Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên từ sự xáo trộn, và xây dựng lại một thứ tối ưu hóa hệ sinh thái bị phá hủy sẽ là chiến lược cần thiết [15]. SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 9 Loài cây xâm lấn này được phát hiện tại Việt Nam vào năm 1999 và đến nay chưa có nghiên cứu nào về đặc tính sinh học cũng như tác hại của cây bìm bôi M. boisiana. Ngày 14/4/2012, được sự cho phép của UBND thành phố Đà Đẵng, Giáo sư Steve Adkins thuộc trường Đại học Queenland - Canada cùng các chuyên gia của Viện Sinh học nhiệt đới và Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát, thu mẫu các dây lang bìm bìm đang xâm hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [14]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa đoàn đi kiểm tra và khảo sát thực địa tại Bán đảo Sơn Trà, rừng đặc dụng Nam Hải Vân và khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa. Ước tính hiện nay Đà Nẵng có gần 2000 ha rừng bị dây lang bìm bìm xâm hại chủ yếu là rừng đặc dụng, trong đó có 02 loài chính đó là Bìm bìm hoa vàng và bìm bìm hoa trắng. Đoàn chuyên gia đã thu thập mẫu, khảo sát điều kiện lập địa và có báo cáo sơ bộ ban đầu với UBND thành phố, sẽ gửi báo cáo kỹ thuật cùng với các ý kiến đề xuất để làm cơ sở cho các công tác nghiên cứu trong thời gian đến [14]. 1.3. Đại cương về một số hợp chất hữu cơ tự nhiên. 1.3.1. Alcaloid Là những hợp chất thiên nhiên với nhiều dạng cấu trúc khác nhau và có hoạt tính sinh học rõ rệt. Đa số alcaloid hiện diện trong loài cây hạt kín, cây có hoa nhưng cũng tìm thấy trong động vật, côn trùng, sinh vật biển, vi sinh vật và thực vật hạ đẳng. Đa số alcaloid không màu, ở dạng kết tính rắn, có nhiệt độ nóng chảy hoặc nhiệt độ phân hủy xác định. Vài alcaloid ở dạng keo, vô định hình và alcaloid ở dạng lỏng (nicotin, coniin) hoặc có màu (berberin màu vàng; betanidin màu đỏ) [7]. Các alcaloid ở dạng bazơ tự do thường hoà tan được trong dung môi hữu cơ, tuy nhiên các alcaloid ở dạng bazo tứ cấp thì chỉ hòa tan trong nước. Muối của đa số alkaloid thì hòa tan trong nước. Độ hòa tan của alkaloid và các muối của chúng giữ vai trò quan trọng trong kỷ nghệ dược phẩm; trong việc trích ly SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long Trang 10 chúng ra khỏi cây cỏ và trong việc bào chế alcaloid thành các dạng thuốc phù hợp. Đa số alcaloid có tính kiềm, điều này khiến cho alcaloid cực kỳ nhạy cảm, dễ bị thủy phân khi gặp ánh sáng hoăc nhiệt độ. Nhiều alcaloid đã được sử dụng để làm thuốc trị bệnh. Alcalid có tác dụng kích thích thần kinh như: strychnine, cafein, lobelin…có khả năng diệt ký sinh trùng và các nguyên sinh động vật như: emetin, quinin, conessin, berberin. Các alcaloid có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên được dùng làm thuốc giảm đau trong khi giải phẩu hoặc khi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối: morphin và các dẫn xuất của morphin như: heroin, codein (tuy nhiên các hợp chất này có thể gây ra tình trạng uể oải, buồn ngủ, khó thở và nghiện thuốc). Có alcaloid được bào chế làm thuốc để giảm hệ thần kinh giao cảm: reserpin, propanolol [7]. 1.3.2. Flavonoid Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều rau, quả, hoa…Phần lớn có màu vàng (do từ flavus là màu vàng); tuy vậy, một số sắc tố có màu xanh, tím, đỏ, không màu cũng được xếp vào nhóm này vì về mặt hóa học chúng có cùng khung sườn [7]. Các flavonoid có thể ở dạng tự do hoặc dạng glicosid. Các đường thường gặp nhất là D-glucose; kế đó là D-galactose; L-Rhamnose; L-Arabinose… Chalcone hiện diện ít trong tự nhiên; flavanol và flavanonol cũng hiếm gặp; flavone và flavonol phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Các glicisid flavonol như: rutin, querciitrin, daempherol. Kaempherol rất thường xuyên hiện diện. Antocyanidine dạng glicosid thí dụ như: pelargonidin; cyanidin; delphinidin…tạo màu xanh, đỏ, tím cho những cánh hoa và trái. Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Flavone có màu vàng nhạt hoặc màu cam; flavonol màu vàng nhạt đến màu vàng; chalcone màu vàng đến cam-đỏ. Các isoflavone; flavanone; flavanonol; leucoantocyanidine; catechin kết tinh không màu. Antocyanidine có màu đỏ, tím, xanh dương tạo màu cho nhiều loại hoa và trái. Quercetin ở môi trường kiềm thì có tác dụng kháng khuẩn kém nhưng ở môi trường acid thì có tác dụng rất rõ với vi khuẩn tụ cầu SVTH: Nguyễn Văn Hùng Lớp 10SHLT GVHD: TS. Đặng Đức Long [...]...Học Online về Google Adword Trực tiếp từ Google Singapore Học Online mọi lúc mọi nơi Các chương trình Huấn luyện của Google Singapore Tài liệu tiếng việt đầy đủ cho các buổi huấn luyện Tham gia 1 lần được Update tài liệu liên tục và mãi mãi Xem khóa học tại: Obus.vn NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC Học Google Adword Cơ Bản Làm Quen Với Google Analytics – Đo... Cao Quảng cáo Google Hiển Thị GDN Remarketing – Tiếp Thị Lại – Tiếp Thị Bám Theo Kiếm tiền với Google Adwords Những sai lầm khi triển khai Google Adword Tài liệu Học Google Adword từ Chính Google Xem khóa học tại: Obus.vn . có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu Tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), Vân Nam (Trung Quốc), ở độ cao từ 100 đến 1500m so với mặt nước biển [17] [19]. Hình 1.3. Tình hình. phản ứng cao được tạo ra như hydroxyl (HO ● ), hydroperoxyl (HOO ● ), peroxyl (ROO ● ), alkoxyl (RO ● ), lipoperoxyde (LOO • ), H 2 O 2 . Các dạng oxy hoạt động này do có năng lượng cao, kém. Lang rừng hoặc cây Lá bạc, là loài dây leo gỗ rất to với đường kính thân có thể đến 8cm, leo cao khoảng 10m và có hoa hình phễu hay hình chuông màu vàng [16][19]. Lá: Lá hình chuông hoặc