0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

cereus của dịch chiết

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TÁCH CHIẾT, KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC HỢP CHẤT THỨ CẤP TỪ CÂY BÌM EBERHARDT (IPOMOEA EBERHARDTII) (Trang 34 -38 )

Từ kết quả trên cho thấy, dịch chiết tươi và dịch cơ đặc của thân cây bìm bìm cũng có khả năng kháng vi khuẩn vi khuẩn B. cereus. Dịch chiết có khả năng kháng khuẩn nhờ nó có chứa hàm lượng lớn các hợp chất polyphenol và một số các hợp chất có khả năng kháng khuẩn khác. Các hợp chất này tác động lên bề mặt tế bào, ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào. Ngồi ra dịch chiết có pH thấp nên góp phần làm giảm pH của mơi trường, điều này cũng ức chế sự phát triển của vi sinh vật.

Trên hình 3.4, khuẩn lạc mọc xung quanh cách mép lỗ đục một khoảng là 27 mm và 22 mm đối với dịch chiết tươi và dịch cô đặc. Như vậy dịch chiết tươi có khả năng kháng B. cereus tốt hơn dịch cơ đặc. Cũng tương tự như khảo sát với vi khuẩn B. Subtilis, ta chọn dịch chiết cô đặc để xác định MIC.

b) Xác định MIC của dịch chiết cô đặc đối với B. cereus

Dung dịch kháng khuẩn được pha lỗng gấp đơi như ở bảng 3.4, sử dụng mơi trường LB –agar và chọn độ pha lỗng 10-9 để quan sát vòng kháng khuẩn. Kết quả biểu diễn ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: MIC của dịch chiết cô đặc đối với B. cereus

Thứ tự đĩa Hàm lượng dịch chiết (mg/ml) Mi (CFU/ml)107 % vi khuẩn chết 1 0 288 0 2 0,0114 256 11,11 3 0,0229 178 38,19 4 0,0459 119 58,68 5 0,0938 76 73,62

6 0,1875 43 85,07

7 0,3750 24 91,67

8 0,7500 16 94,45

9 1,5000 5 98,26

10 3,0000 0 100

Từ kết quả trên bảng 3.7 nhận thấy tại nồng độ 1,5 mg/ml đã có thể ức chế được 98,26% vi khuẩn B. cereus như vậy MIC của dịch cô đặc đối với B. cereus là 1,5 mg/ml.

So sánh với các kết quả trên, thì khả năng kháng B. subtilis thấp hơn so với

B. cereus.

3.4.1.5. So sánh tính kháng khuẩn của dịch chiết đối với 2 vi sinh vật kiểm định

Để so sánh tính kháng khuẩn của dịch chiết từ thân cây bìm bìm với chủng VSV kiểm định chúng tôi biểu diễn kết quả trên hình 3.6.

Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn khả năng kháng khuẩn của dịch chiết đối với các vi sinh vật kiểm định

Kết quả nghiên cứu trên hình 3.6 cho thấy dịch chiết cây bìm bìm có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật trên. Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, tính kháng khuẩn của dịch chiết tươi lớn hơn dịch cơ đặc (trong dịch cịn chứa nhiều hợp chất khác như: quecertin, tinh dầu, saponin, hibiscin, flavonoids,

các axit hữu cơ… mà các chất này cũng có khả năng kháng khuẩn). Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá thơng qua đường kính vịng kháng khuẩn và MIC của mỗi thí nghiệm.

Tính kháng khuẩn của dịch chiết đối với mỗi loại vi sinh vật là khác nhau và giảm dần theo thứ tự: B. cereus; B. subtilis. Nguyên nhân sự khác nhau là do bề dày màng tế bào của mỗi loại khác nhau, do đó tính thấm của dịch chiết qua màng cũng khác nhau. Mỗi loại vi sinh vật khác nhau thì khả năng thích nghi của chúng cũng khác nhau, khi có sự biến đổi của môi trường nuôi cấy. Đặc biệt là tính kháng khuẩn của dịch chiết cịn phụ thuộc vào hàm lượng và các loại chất tan có trong dịch cũng như bản chất của các loại dung môi sử dụng.

Từ kết quả nghiên cứu mục 3.4.1 (trong phạm vi khảo sát) chúng tơi có một số nhận xét như sau:

- Dịch chiết từ cây bìm bìm có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Gram dương (B. cereus, B. subtilis);

- Tính kháng của dịch chiết đối với 2 loại vi khuẩn kiểm định giảm dần

B. cereus; B. Subtilis;

- Dịch chiết tươi có tính kháng khuẩn tốt hơn dịch chiết cơ đặc ở cùng một nồng độ.

3.3.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết thân cây bìm bìm

Để hiểu rõ đặc tính sinh học của cây bìm bìm trong nghiên cứu này chúng tơi khảo sát khả năng chống oxy hóa của dịch chiết được thu nhận từ thân cây bìm bìm và so sánh với chất chống oxy hóa thơng dụng như vitamin C. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định hoạt độ kháng oxy hóa của antho như: phương pháp Blagdorov, phương pháp axit thiobarbituric (TBA) phương pháp iod, phương pháp thiocyanate (TC)... Nhưng một số nghiên cứu thì phương pháp TC đơn

giản và cho độ chính xác cao, nội dung phương pháp được trình bày ở mục 2.2.5.2. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn Tween 80 làm cơ chất, các chất chống oxy hóa được bổ sung với hàm lượng 60 mg/l và tiến hành làm 4 thí nghiệm. Các thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Hút 6ml Tween 80 hịa tan trong 6ml ethanol sau đó lần lượt cho vào 4 bình định mức 25 ml;

- Bình 1: cho 1 ml dung dịch vitamin C nồng độ 1,5 mg/l;

- Bình 2: cho 1 ml dịch chiết tươi có hàm lượng chất khô là 4 mg/ml; - Bình 3: cho 450 µl dịch chiết có hàm lượng chất khơ là 6,2 mg/ml; - Bình 4: cho 1 ml nước cất (mẫu trắng);

- Định mức hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch đệm phosphat có pH = 7 lên đến thể tích 25ml để tất cả các bình đều đạt nồng độ chất chống oxy hóa là 60 mg/l;

- Tiến hành phản ứng trong bóng tối ở nhiệt độ 370C trong 4 giờ, 8 giờ và 12 giờ;

- Sau thời gian phản ứng lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch phản ứng trên và thêm 6 ml ethanol 75%;

- Ống thứ nhất cho 1ml FeSO4 0,02 M, ống thứ 2 thay FeSO4 bằng nước cất (dùng để cân bằng dung dịch trống);

- Sau 5 phút thêm 1 ml NH4SCN bão hòa, lắc đều;

- Đo độ hấp thụ trên máy so màu tại bước sóng λmax = 500 nm [9], [17], A0 là độ hấp thụ của của mẫu trắng; At là độ hấp thụ của mẫu thử;

- Phần trăm ức chế oxy hóa (Hd) được xác định theo công thức 3.1. .100% Ao At Ao Hd = − (3.1) Trong đó: Ao, At, Hd lần lượt là độ hấp thụ của mẫu trắng, độ hấp thụ của mẫu thử, phần trăm ức chế oxy hóa.

- Kết quả biểu diễn trên bảng 3.8 và hình 3.7.

Từ kết quả hình 3.7 ta có thể khẳng định dịch chiết thân cây bìm bìm có khả năng kháng oxy hóa mạnh. Các chất polyphenol trong dịch chiết có khả năng nhận các gốc tự do sinh ra trong quá trình khơi mào, tạo ra các gốc ArO* bền vững kém hoạt động.

Trong phạm vi khảo sát, khả năng ức chế oxy hóa của vitamin C là cao nhất, sau đó đến dịch chiết tươi và cuối cùng là dịch chiết được xử lý. Sau 4 giờ, 8 giờ và 12 giờ khảo sát, chúng tôi thấy cả 3 chứa chất chống oxy hóa đều có khả năng ức chế oxy hóa giảm theo thời gian, trong đó dung dịch vitamin C là khá ổn định,

còn dịch chiết giảm khá nhanh. Điều này được giải thích như sau: khả năng ức chế oxy hóa phụ thuộc khá nhiều vào bản chất chống oxy hóa. Đặc biệt nó phụ thuộc vào năng lượng liên kết của ion H+ trong nhóm hydroxyl OH của các hợp chất polyphenol. Trong đó, vitamin C có năng lượng liên kết của nguyên tử hydro trong nhóm hydroxyl là rất bé nên dễ dàng nhường H+ cho các peroxyt, tiếp đến là vitamin C và cuối cùng là dịch chiết hỗn hợp từ cây bìm bìm.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TÁCH CHIẾT, KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC HỢP CHẤT THỨ CẤP TỪ CÂY BÌM EBERHARDT (IPOMOEA EBERHARDTII) (Trang 34 -38 )

×