Quy trình kỹ thuật trông nấm rơm

32 1.4K 1
Quy trình kỹ thuật trông nấm rơm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM RƠM:Nấm rơm có tên khoa học Volvariella, valvacea gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen... kích thước đường kính cây nấm lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Yêu cầu: Nhiệt độ thích hợp là 30 – 320C. Độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65 – 70%. Độ ẩm không khí: 80%. Độ PH= 7, ưa thoáng khí, nấm rơm sử dụng dinh dưỡng xenlulô trực tiếp.Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng, từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10 – 12 ngày. altII KỸ THUẬT TRỒNG:1. Thời vụ:Điều kiện ở tỉnh ta trồng nấm rơm hầu như quanh năm.2. Chuẩn bị vật liệu:Rơm, rạ khô : tối thiểu 300kg. Bể ngâm rơm rạ: Có thể xây bể để chứa nước tạm thời, vật liệu bằng gạch và xi măng cát. Bể không cần xây kiên cố, có chiều cao khoảng 60cm đáy có lỗ thoát nước.Kệ lót đống ủ: Dùng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường cách mặt đất 15 – 20cm. Nên đóng thành 2 tấm có chiều dài 1,5m x rộng 0,75m. Khi ủ đống, ghép hai tấm lại với nhau sẽ có hình vuông cạnh 1,5m.Cọc tre hoặc gỗ có đường kính từ 10 – 15cm, chiều dài 2 – 2,2m, dùng để thông khí trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đóng ủ 300 kg cần 1 cọc).Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).Nhiệt kế, ẩm kế, dụng cụ tưới: Bình ô hoa, bình phun sương, máy bơm…Khuôn gỗ hình thang có kích thước :a) Chiều rộng đáy dưới 0,4mb) Chiều rộng đáy trên 0,3mc) Chiều dài đáy trên 1,1md) Chiều dài đáy dưới 1,2me) Giờ hai đầu khuônf) Chiều cao khuôn 0,4m3. Xử lý nguyên liệu:Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi 0,35% (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước) đánh đống ủ có cọc ở giữa, ủ 2 – 3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2 – 3 ngày.Thời gian ủ kéo dài 4 – 6 ngày tùy theo tính chất của rơm. Khi đảo rơm lần 1 cần phải kiểm tra và chỉnh độ ẩm nguyên liệu. Cách kiểm tra và điều chỉnh như sau:Rơm rạ quá ướt (nước chảy thành dòng) cần hong phơi cho ráo nước.Rơm rạ đủ ướt (vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt ) là tốt nhất.Rơm rạ khô (vắt không thấy chảy giọt nước nào) cần bổ sung thêm nước.Sau khi chỉnh độ ẩm nguyên liệu tiếp tục ủ lại lần 2. Kệ ủ rơm cách mặt đất 15 – 20cm. Phía ngoài đống ủ nên dùng nilon hoặc bao dứa quay xung quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao, (không che kín đỉnh, không trùm sát đất).4. Cấy giống:Kiểm tra giống trước khi cấy: Giống không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, đen, vàng… không có các vùng loang lổ. Gióng có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại… Giống không già hoặc non. Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3 – 4 ngày. Chuẩn bị mặt bàng: Chọn những chân ruộng cao, thoát nước tốt, chuẩn bị thành từng luống. Vệ sinh luống bằng tưới nước vôi lên bề mặt luống để diệt các loại côn trùng gây hại.Nguyên liệu sau khi ủ đưa vào mô cấy giống. Trước khi vào mô, giũ rơm tơi, để nguội và thử, chỉnh độ ẩm khi đảo rơm lần 1. Rơm đã được ủ đúng tiêu chuẩn sẽ có màu vàng sẫm, mềm, độ ẩm 65 – 70%. Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích. Đặt mô cách mô từ 25 – 30cm. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 7 – 10cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh thành khuôn, cách mép 3 – 5cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng (lớp thứ 4) rải giống rộng đều khắp trên bề mặt cũng cách thành mô 3 – 5cm, sau đó phủ lớp áo lên mặt mô dày 3 – 5cm, lớp áo ngoài này có độ ẩm cao hơn lớp trong để giữ ẩm. Cấy xong mỗi lớp ta dùng tay ấn chặt nhất là quanh thành khuôn. Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được trên dưới 75 – 80 mô nấm. Lượng giống nấm dùng khoảng 12kg1 tấn nguyên liệu giống làm trên cơ chất bằng hạt).5. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống:Tùy thuộc địa điểm trồng trong nhà hay ngoài trời (sân bãi, dưới tán cây đồng ruộng…) mà cách thức chăm sóc sẽ khác nhau.5.1 Nếu trồng trong nhà:Sau 3 – 5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Chú ý phải tưới nước khéo, nếu tưới mạnh (hạt nước lớn) dễ làm sợi nấm tổn thương, ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô. Đến ngày thứ 7 – 8 bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả) 3 – 4 ngày sau nấm lớn rất nhanh to bằng quả táo, quả trứng, để thêm vài tiếng đồng hồ có thể nấm sẽ nở ô dù.Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 3 – 4 lượt nước trong một ngày.Lượng nước tưới một lần rất ít (0,1 lít cho 1 môngày). Nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ.5.2 Nếu trồng ngoài trời:Cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm, Lớp rơm rạ này còn rất tốt, xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà. Chiều dày lớp phủ 4 – 5 cm.Tất cả các bề mặt của những mô ở mép ngoài khu vực trồng cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo, kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía ngoài của mô nấm không bị khô, mất nước.Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm, có thể cắm các cọc tre hoặc đan thành “chiếc lồng” cách mặt mô nấm 10 – 15cm, phía ngoài bọc một lớp nilon, phía trên cùng phủ rơm rạ khô càng tốt.Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 44 – 460C là tốt nhất.Sau khi cấy giống 5 ngày, đảo áo mô lần 1, tưới phun sương, tạo ẩm trong mô. Lớp rơm áo có thể dùng odoa, máy bơm để tưới. Sau cấy giống 7 ngày, đảo áo mô lần 2, tưới đón nấm sau đó phủ lại. Ngày thứ 8 – 9 nấm ra nụ đinh ghim. Ngày thứ 11 – 12, nấm lớn hái bói thu sản phẩm.Việc tưới nước chăm sóc nấm tương tự như với nấm trồng trong nhà.Khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm”, “cây nấm nhỏ” còn sót lại và quả thể chết, dùng nilon phủ lại cho đến khi nấm ra thì gỡ bỏ. Ngừng 3 – 4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để thu tiếp đợt 2.6. Cách thu hái nấm:Kể từ lúc trồng (cấy giống) đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày. Nấm ra rộ từ ngày thứ 12 đến 15. Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng là tốt nhất, bảo đảm chất lượng và năng suất cao. Một ngày hái nấm 2 – 3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì vậy quan sát nấm hơi nhọn đầu là hái được. Nấm thường mọc từng cụm, ta có thể hái cả cụm hoặc hái tỉa nhưng không để ảnh hưởng đến những chân nấm con.Nấm hái đợt 1 khoảng 3 – 4 ngày. Năng suất 70 – 80%, sau 7 – 8 ngày ra tiếp đợt 2. Năng suất nấm đợt 2 khoảng 15 – 25%.Một đợt nuôi trồng (từ lúc xử lý nguyên liệu đến khi kết thúc thu hái) khoảng 25 – 30 ngày. Sau mỗi đợt nuôi trồng dọn vệ sinh sạch sẽ: tưới nước vôi (giống vôi quét tường) để 3 – 4 ngày lại trồng đợt tiếp theo.Năng suất nấm dao động từ 12 – 20% so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120 – 200kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu.7. Tiêu thụ nấm rơm:Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng nấm có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3 – 4 giờ đồng hồ. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25cm). Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 – 150C.8. Sâu bệnh và cách phòng chống: Nấm dại (nấm mực) do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới khi chăm sóc. Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen,…) loại này nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước. Nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần… Cần loại bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng thậm chí đem chôn sâu hoặc đốt để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối…) dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến … tại khu vực nuôi trồng nấm.

QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM NHÓM 4: Nguyễn Quốc Khánh Lê Văn Khánh Nguyễn Thanh Hùng Phạm Thị Mỹ Linh Dương Thị Nhật Linh Hồ Ngọc Đăng Huy Nội Dung  ĐẶT VẤN ĐỀ  TỔNG QUAN VỀ NẤM  PHƯƠNG PHÁP TRỒNG NẤM RƠM  LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG NẤM RƠM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG  KẾT LUẬN Đặt Vấn Đề • Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu có bước phát triển vượt bậc. • Tiềm năng trồng nấm của nước ta rất lớn. • Nấm rơm đơn giản dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Mô hình dễ nhân rộng I: TỔNG QUAN • 1.1 Giới thiệu • Nấm rơm thuộc : Họ: Pluteaceae. Bộ: Agaricales. Lớp: Hymenomycetes. Ngành: Nấm thật (Eumycota) Giơi: Nấm - Mycota 1.1. Vai trò của nấm rơm • Thúc đấy phát triển kinh tế Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Là nguồn nguyên liệu cho một số nhà máy Có giá trị về mặt y học và sức khỏe con người 1.2. Đặc tính sinh học • Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen. Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại. • Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30-350C, độ ẩm nguyên liệu 65-70% , độ ẩm không khí 80%, nấm rơm ưa thoáng khí, pH = 7, sử dụng trực tiếp nguồn dinh dưỡng từ cellulose. 1.3. Đặc điểm của nấm rơm • Quả thể: mềm, hình tán, có bao gốc, mọc trên rơm rạ hoặc đất nhiều mùn. • Không có khả năng quang hợp. • Sống hoại sinh, dự trữ đường dưới dạng glycogen. • Sinh sản bằng bào tử, lấy chất dinh dưỡng thông qua màng tế bào sợi nấm. • Màng tế bào chủ yếu là kitin, ngoài ra còn có pectin nhưng không có cellulose. • Số lượng NST trong tế bào ít, thường là 2-4-6 1.4. Hình Thái Nấm 1.5 Chu Trình Sống Của Nấm 1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển • Nhiệt độ • pH • Độ ẩm • Ánh Sáng • Độ thông thoáng • Dinh dưỡng [...]...II QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM •2.1 Quy trình Chuẩn bị nguyên liệu Thu hái và bảo quản Xử lý bã thải Xử lý sơ bộ Chăm sóc Ủ và đảo trộn Đóng mô và cấy giống 2.2 Thuyết minh quy trình •2.2.1 Chuẩn bị nguyên Liệu Rơm rạ,có thể bổ sung thêm cám gạo or bột ngô •Chọn rơm khô,sạch,không bị mốc,nhũn nát Một số công thức phối trộn nguyên liệu 1 Rơm rạ: 90%, cám gạo: 7%, vôi: 3%... vào điều kiện thời tiết Nâng cao năng suất   Kích thích tạo quả thể (tượng nấm) nhiều, Tăng trưởng nhanh, đặc biệt chống dộp và cho nấm to đồng đều  Hạn chế nấm nở sớm (bung dù), làm tăng chất lượng trái nấm Tạo hình dáng và màu sắc trái nấm đẹp, tăng năng suất nấm thêm 20 - 40% Bioted nấm rơm Đầu vào : Bài toán kinh tế • Rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía giá rẻ (vài chục triệu tấn/năm) •Phụ phẩm bổ... để thoát khí *Thời gian 7-9 ngày,t=65-70oC 2.2 Thuyết minh quy trình 2.2.2.Ủ và đảo trộn *Sau 3-4 ngày đảo trộn 1 lần *Sau khi ủ xong tiến hành đảo trộn lần nữa trước khi đóng mô 2.2 Thuyết minh quy trình Yêu cầu rơm trước khi trồng : +độ ẩm 70-75% +rơm rạ có màu vàng sáng,chín đều,có mùi thơm +t < 28oC +làm bay hơi hết CO2 2.2 Thuyết minh quy trình •2.2.3 Đóng mô và cấy giống + Chiều rộng đáy dưới:... 0,4m 2.2 Thuyết minh quy trình Cấy giống Yêu cầu về giống nấm: + Giống không non quá, già quá + Giống không bị nhiễm bệnh + Giống đúng độ tuổi Cấy giống •Lớp rơm dầu dày 10-12 cm,rải meo giống cách mép khuôn 3-4cm •Phủ lớp thứ 2 lên sau đó tiến hành cấy giống và tương tự đến lớp 4 •Riêng lớp 4 thì rải đều trên bề mặt,sau đó phủ lớp rơm trên bề mặt 3-4cm,ép nhẹ 2.2 Thuyết minh quy trình •2.2.4 Chăm sóc... nghiền: 98%, urê: 1%, supe lân: 1% 3 Bông phế liệu: 250kg, rơm rạ : 250kg, vôi: 7,5kg 4 Bã mía: 450kg, cám gạo: 35kg, supe lân: 5kg, vôi: 2,5kg, thạch cao: 5kg 2.2 Thuyết minh quy trình 2.2.2 Xử lí sơ bộ -Ngâm rơm ra qua nước vôi với tỉ lệ (3-4kg vôi/1000l nước) -Khi rơm đạt yêu cầu,tiến hành vớt ra và để ráo 3-5 phút 2.2 Thuyết minh quy trình 2.2.2 Ủ và đảo trộn *Tối thiểu 1,5x1,5x1,5 *Phủ kín bằng... có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà Nguyên nhân Vì nhà cung cấp meo làm nấm không đúng phẩm chất Thời tiết thay đổi thất thường, khiến cho nhiệt độ ủ ở các vồng nấm thay đổi, dẫn đến tình trạng nấm không ra Nguyên nhân •Khủng hoảng nguồn nguyên liệu: -Máy gặt lúa làm giảm nguồn nguyên liệu -Rơm bị ô nhiễm , không dư lượng thuốc BVTV •Meo làm nấm không đúng phẩm chất •Không... tiến hành thu hái như đợt 2 2.2.6 Bảo quản Nấm sau khi thu hái được bán ngay or bảo quản.có 2 phương pháp bảo quản: •+ Sấy khô •+ Muối nấm 2.2.7 Xử lý bã thải •Sau khi thu hoạch bã được thu gom đánh đống ủ làm phân bón So sánh giữa 2 phương pháp trồng nấm trong nhà và ngoài trời Trồng nấm trong nhà: Ưu điểm: Năng suất cao gấp đôi so với trồng ngoài trời, nấm sạch có chất lượng cao Không phụ thuộc nhiều... ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% Bài toán kinh tế Đầu ra : •Lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của nước ngoài Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm •Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc, giàu dinh dưỡng •Hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm. .. so với trồng ngoài trời, nấm sạch có chất lượng cao Không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết Nhược điểm: Với rơm rạ, người trồng khó trồng nấm rơm lâu dài trong cùng nhà trồng, thì dễ bị tạp nhiễm Đòi hỏi phải có đầu tư về kĩ thuật, trang thiết bị và nhà trồng Giá thành cao Trồng nấm ngoài trời: Ưu diểm: Trồng phổ biến, đơn giản, kĩ thật dễ thực hiên, vốn đầu tư thấp Nhược điểm: năng suất và... dư lượng thuốc BVTV •Meo làm nấm không đúng phẩm chất •Không làm chủ được thời tiết •Chưa chịu đầu tư mạnh dạn Kết luận Nấm rơm rất dễ trồng, lợi nhuận kinh tế cao •Mô hình này dễ nhân rộng vào sản xuất góp phần thay đổi con vật nuôi cây trồng •Nhưng cần tìm hiểu rõ quy trình kĩ thuật để đảm bảo thành công cho người nuôi trồng •Cảm ơn mọi người đã theo dõi ! . dưỡng II QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM • 2.1. Quy trình Chuẩn bị nguyên liệu Xử lý sơ bộ Ủ và đảo trộn Đóng mô và cấy giống Chăm sócThu hái và bảo quản Xử lý bã thải 2.2. Thuyết minh quy trình • 2.2.1 NẤM  PHƯƠNG PHÁP TRỒNG NẤM RƠM  LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG NẤM RƠM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG  KẾT LUẬN Đặt Vấn Đề • Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu có bước phát triển vượt bậc. • Tiềm năng trồng nấm của nước. lớn. • Nấm rơm đơn giản dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Mô hình dễ nhân rộng I: TỔNG QUAN • 1.1 Giới thiệu • Nấm rơm thuộc : Họ: Pluteaceae. Bộ: Agaricales. Lớp: Hymenomycetes. Ngành: Nấm thật

Ngày đăng: 24/10/2014, 22:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Nội Dung

  • Đặt Vấn Đề

  • I: TỔNG QUAN

  • 1.1. Vai trò của nấm rơm

  • 1.2. Đặc tính sinh học

  • 1.3. Đặc điểm của nấm rơm

  • 1.4. Hình Thái Nấm

  • 1.5 Chu Trình Sống Của Nấm

  • 1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

  • II QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • Một số công thức phối trộn nguyên liệu

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • 2.2. Thuyết minh quy trình

  • Cấy giống

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan