1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích vị trí, tính chất và chức năng của hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành

14 3K 12
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 10,64 MB

Nội dung

Trang 1

L

IL

Đặt vấn đề:

Ngay từ sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được sâu sắc vấn đề cơ bản của mọi cuộc Cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta Đúng với mục tiêu xây dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyên lực Nhà nước Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí của Hội đồng Nhân dân Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63 về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp Lần đầu tiên, Hội đồng nhân dân có một định nghĩa kẻ từ Hiến pháp 1959 Qua nhiều lần sửa đối bổ sung (các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất, chức năng (được cụ thê hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân Từ đó đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan đân cử ở địa phương đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khắng định vị trí của mình

Việc nghiên cứu, làm rõ vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành giúp ta có cái nhìn đa diện và hoàn thiện hơn về bộ máy nhà

nước, nghiên cứu lý luận về Hội đồng nhân dân giúp ra hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của nó, đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn còn bất hợp lý so với lý luận, để từ

đó tìm ra giải pháp giải quyết ngay từ ngọn nguồn của vẫn đề

Nôi dung :

Trang 2

Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhằm lẫn Hội đồng nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng

nhân dân đảm nhiệm Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết

không thể tách rời, nghiên cứu để làm rõ từng khía cạnh nhưng phải đặt chúng trong mối quan hệ với nhau thì mới có thế nhìn được vấn đê một cách toàn diện Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điêu 119 Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua (26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác

1 Vị trí của Hội đồng nhân dan:

- Sw thay doi két cau và tính chất bộ máy nhà nước dưới chế độ XHCN:

HĐND là hình thức tô chức chính quyền kiểu mới XHCN Phương thức tô chức

chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân ở từng

cộng đồng lãnh thổ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn

phân biệt cấp hành chính cơ bản hay trung gian nữa mà ở tất cả các đơn vị hành chính lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần giống nhau: Một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và một cơ quan chấp hành Với nhà nước XHCN thì mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa đại điện cho cơ quan nhà nước cấp trên — là cơ quan quyền lực nhà

nước ở địa phương Đây là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới

thay thế cho mô hình hành chính cũng như tự quản tồn tại trước đó

- _ Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra ( Điều 119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phô thông, bình

dang, truc tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND) Con đường

Trang 3

Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan

quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, đo nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân

Vi tri trong bộ máy nhà nước :

Như vậy, vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân có thể xét theo 2 góc độ: + Hội đồng nhân dân _ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

+ Hội đồng nhân dân _ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương

Do vị trí pháp lý như trên, quyền lực của HĐND được giới hạn trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thé, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hội đồng nhân dân không có quyền lập pháp, mà là cơ quan có chức năng quản ly địa phương thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành HĐND còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, có quyền chủ động giải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương, không đối lập với lợi ích chung của quốc gia và chính sách, pháp luật của nhà nước Vị trí này dẫn đến việc ta có thể hình dung HĐND như chiếc cầu nối giữa

nhân dân và nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều

được thúc đấy khi dung hòa giữa yếu tô quyền lực nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân

Hội đồng nhân dân ở nước ta là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước thống nhất của nhân dân, chứ không phải và không thể là cơ quan tự quản như các cơ quan dân cử địa phương ở một số nước Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân đân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên Điều này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước

Trang 4

- Sw cu thé héa cia vi tri: Vi tri cua HDND 1a hoan toàn có cơ sở, được ghi nhận

trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Tuy nhiên, HĐND chỉ có thể đứng

ở đúng vị trí của nó khi các vị trí được ghi nhận đó, trên thực tế triển khai có hiệu quả Sau khi quy định vị trí, pháp luật tiếp tục ghi nhận tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân, tạo ra cơ sở pháp lý để áp dụng trong thực tế Mặt khác, chính bản thân vị trí đã thể hiện một phần chức năng và nhiệm vụ của HĐND

Tuy vậy, vị trí của HĐND trên thực tế có xứng tầm với những gì được ghi nhận trong lý luận hay không, thì cần tiếp tục xem xét trong sự thể hiện của nó là tính chất và chức năng của HĐND

2 Tinh chat của Hội đồng nhân dân :

Cơ sở pháp lý: Điều 119, 120, 121, 122, 123, 125 Hiến pháp 1992 va phan

những quy định chung trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân năm 2003

Như đã trình bày ở trên, vị trí của Hội đồng nhân dân tạo nên những tính chất đặc thù riêng của nó Việc Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định và nhắn mạnh hai tinh chất của Hội đồng nhân dân mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tỉnh chất ấy là tính quyền luc va tính đại điện

a Tính quyên lực nhà nước của Hội dong nhan dan:

Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và HĐND thành lập

Trang 5

Tuy là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn phải đảm bảo sự thống nhất quyền lực nên mặt khác, tính quyền lực này còn thể hiện ở một số điểm: bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên ở trung ương và địa phương được thực hiện; HĐND phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan chính quyền cấp trên và TW, chịu sự hướng dẫn hoạt động của Chính phủ và chịu sự lãnh đọa của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND biểu hiện một số mặt cơ bản: HĐND quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục ; tham gia thành lập các cơ quan nhà nước khác ở địa phương như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, và các thành viên khác của uỷ ban nhân dân ; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương

b Tính đại diện của Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền kiểu mới Nó không phải

là cơ quan đại diên, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính, cũng không phải là cơ quan tự quản kiểu chính quyền phong kiến trước đây

Bản thân con đường hình thành là nguyên nhân của tính đại diện của HĐND Nó thể hiện ở chỗ, chỉ HĐND là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắc

phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín HĐND là đại diện tiêu biểu nhất

cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, được cấu thành từ các đại biểu ưu tú của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức HĐND đại diện cho trí tuệ,tinh thần và sức mạnh tập thể nhân dân địa phương

Trang 6

đặc điểm của địa phương , do đó mà nắm và quyết định mọi quyết định sát hợp với nguyện vọng của nhân dân Những quyết định này được thể chế hóa thành Nghị quyết, các Nghị quyết của HĐND phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân địa phương, đồng thời phù hợp với lợi ích toàn dan, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương

HĐND chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân địa phương Các đại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm

Như vậy, HĐND vừa là một tổ chức có tính chất chính quyên, vừa có tính chất quân chúng, vừa là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương

Trong tính chất và hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đẩy đủ hai tinh chất đó Nếu quá thiên về tính đại diện mà không thể hiện tính quyển tực nhà nước thì HĐND chỉ là một tổ chức xã hội Nếu chỉ thiên về tỉnh quyên lực nhà nước, không chú ý đến tính đại diện thì HĐND trở thành cơ quan nhà nước quan liêu, xa

rời nhân dân Chỉ khi nào HĐND kêt hợp nhuân nhuyễn hai tính chất nói trên

trong tổ chức và hoạt động của mình thì HĐND mới thực sự là cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân

Trên thực tế, việc thể hiện hai tinh chất này của HĐND còn nhiễu bất cập Nhìn tổng thể, HĐND chưa thể hiện và thực hiện thực sự tính chất của cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương như Hiến pháp và luật đã quy định

Các hoạt động quyết định giám sát của HĐND đều có hạn chế, và UBND_ cơ quan chấp hành lại có xu hướng ngày càng độc lập với HĐND UBND, bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước HĐND còn chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên Chính tính chất thứ hai đã tạo tính độc lập tương đối của UBND

Ké đến, nói HĐND có tính chất quyén lực nhà nước và tính dai diện nghĩa là nó phải gắn liền với một cộng đồng dân cư và một lãnh thổ nhất định Tính chất đó chỉ tương thích đối với các đơn vị hành chính mà ở đó có sự liên kết gắn bó của một cộng đông các đơn vị hành chỉnh cơ bản Trong khi đó, theo quy định hiện

Trang 7

hành thì ở tất cả các đơn vị hành chính hiện tại không phân biệt cơ bản hay trung gian đều được tổ chức như nhau, dân đến việc mô hình tổ chức cơ quan chính quyển lại tương tự nhau ở tất cả các loại đơn vị hành chính đã tạo ra bộ máy chỉnh quyền rập khuôn, cứng nhắc, không phân biệt tính chất đặc thù ở từng cấp, từng địa phương Cách tổ chức như vậy không thể hiện được tính chất, vai trò của cơ quan đại diện quyên lực ở những đơn vị hành chính HĐND không phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, thực tiễn thể hiện tính chất không đi liền voi ly luận

Có thể thấy HĐND với tính chất là cơ quan đại điện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đã được đặt trong nhiều bối cảnh khác nhau không đông nhất, do đó, môi trường này tuy tỏ ra thích hợp nhưng lại bị kiềm chế bởi các thiết chế khác nhau nên ở nơi này không phát huy được, nới kia lại tỏ ra không phù hợp Tỉnh chất ấy, đù được chứng minh và thể hiện rất hop lý trong lý luận, trên thực tế, đã không còn nguyên vẹn nÌnr trong lý luận đã nêu ra

Chức năng của Hội dàng nhân dân:

Trang 8

a) HĐND quyết định những vẫn đề quan trọng ở địa phương:

Căn cứ pháp lý: Điều 120 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong các điều luật, pháp lệnh khác của từng lĩnh vực cụ thể

HĐND quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng đề phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước

Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, HĐND quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương, điều này được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực cụ thể:

e Lĩnh vực kinh tế:

Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể cho từng cấp HĐND: HĐND cấp tỉnh: Điều 11; HĐND cấp huyện:

Điều 19; HĐND cấp xã: Điều 29

Theo luật ngân sách nhà nước: Điều 25- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp: Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chỉ ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Dự toán thu ngân sách địa phương; Dự toán chi ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách; Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình

Theo luật đất đai: Điều 7- HĐND các cấp thực hiện quyền quyết định, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai trong địa phương mình

Trang 9

Theo pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi: Điều 5- HĐND các cấp trong phạm vi và quyền hạn của mình quyết định chủ trương phát triển, kế hoạch khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó

Như vậy, ta thấy nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định trong hầu hết các mặt của lĩnh vực kinh tế với vai trò chủ yếu là ra những quyết định quan trọng,

kiểm tra, giám sát việc thực hiện

e Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thông tin, thé dục thé thao : Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND cấp tỉnh: Điều 12; HĐND cấp huyện: Điều 20, HĐND cấp xã: Điều 30

Theo luật giáo dục: Điều 92- “ HĐND cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đố với trường, cơ sở giáo dục khác của tỉnh; căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục quyết định mức đóng góp xây dựng trường lớp ”

e Linh vực an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:

Theo luật tổ chức HĐND và UBND: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh: Điều 14, HĐND cấp huyện: Điều 22; cấp xã: Điều 31

Theo pháp lệnh chống tham nhũng: Điều 36- HĐND, đại biểu HĐND các cấp giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, giám sát hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng ở địa phương

e Các lĩnh vực khác: Thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tôn giác; xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường;

Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND, nói tóm lại bao gồm việc ra các quyết định quan trọng trong mọi lĩnh vực, các kế hoạc cụ thể, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đó Những ví đụ trên

Trang 10

có thể chứng mình được, chức năng quyết định mọi vấn đề quan trọng của địa phương của HĐND là hoàn toàn có cơ sở pháp lý, được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống địa phương Trên thực tế, những nhiệm vụ quyên hạn của HĐND được quy định trong luật là rat nang né, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy giúp việc chuyên nghiệp và cơ cầu tổ chức khoa học, hoạt động thường xuyên mới có thế bắt kịp nhịp sống địa phương, từ đó thực hiện chức năng của mình được hiệu quả

b) HĐND bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương:

e_ Căn cứ vị trí, tính chất của HĐND:

Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền Trung ương, việc HĐND phải đảm bảo tỉnh thống nhất quyền lực nhà nước là điều tất yếu HĐND phải đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, nghĩa là đảm bảo cho quy định và quyết định của cấp trên và trung

ương được thi hành triệt để ở địa phương, đồng thời phát huy quyền chủ động,

sáng tạo của địa phương Chính sách và pháp luật của nhà nước phải được thực hiện nhất quán ở mọi nơi trong phạm vi lãnh thé, tránh sự cục bộ địa phương do mặc định HĐND là cơ quan đại diện của địa phương Chức năng này đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ khi xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam

e Căn cứ pháp lý:

Theo Hiến pháp 1992: Điều 120 — Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương

Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Trong lĩnh vực thi hành pháp luật,

Hội đồng nhân dân các cấp quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến

Trang 11

Theo luật ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật : Diéu 1- khoan 3-“ Van ban do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, Uy ban thuong vu Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn

ban do UBND ban hành còn để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp”

c) Chức năng giám sát cia HĐND: e Co sé phap lý:

Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định Hội đồng nhân dân

thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uý ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương

Chương 3 Luật tô chức HĐND và UBND năm 2003 quy định cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND, thường trực HĐND, các ban cuat HĐND và đại biểu HĐND

¢ Ban chất chức năng giám sát của HĐND:

Quy định tại điều 1 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định rõ vi trí pháp lý và tính chất pháp lý của HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương

Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan đại điện của nhân dân ở địa phương, HĐND thay mặt cho nhân dân địa phương, cho cử tri đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thi hành những quyết định đó Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực nhà nước và quyền lực HĐND trong lĩnh vực giám sát là quyền lực của nhân dân địa phương trao cho những đại biểu của mình, thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền dân chủ theo pháp luật quy định Có thể xác

Trang 12

IH

thể tách rời của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là quyền lực mà nhân dân địa phương trao cho cơ quan đại diện của mình theo một trỉnh tự, thủ tục được pháp luật quy định thực hiện để chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhân dân địa phương

Theo quy định của Hiến pháp và luật tổ chức HĐND và UBND, giám sát của

HĐND là chức năng của HĐND thực hiện theo dõi, xem xét và đánh giá hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân đân cùng cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

se _ Mục đích của hoạt động giám sát:

Nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật, Nghị quyết của

HĐND Mọi hoạt động vi phạm hiến pháp và pháp luật đều phải phát hiện kịp

thời, xử lý nghiêm minh

Hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa hợp lý trong tính chất và hoạt động quản lý của các cơ quan chịu sự giám sát và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý

Hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội trong những quy định của pháp luật và kiến nghị những biện

pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý đó

Kết luận:

Trang 13

chất, chức năng cũng như quy định về cách tổ chức và hoạt động của HĐND HĐND đã thực sự là một tổ chức chính quyền nắm giữ hai vị trí quan trọng: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại diện của nhân dân Hai tính

chất quyền lực và đại điện được thẻ hiện cân bằng và tỏ ra khá hiệu quả trên thực

tế Vị trí vả tính chất ấy được thể hiện rõ nhất qua ba chức năng của HĐND: chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, chức năng bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên ở Trung ương và địa phương, và chức năng giám sát Không thê phủ nhận việc HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược qua từng giai đoạn cách mạng khác nhau Hoạt động của HĐND qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã thay đổi và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, cố gắng thay đổi và bắt kịp với nhịp độ phát triển của địa phương cũng như cả nước

Trang 14

đặc điểm của đô thị nên trên thực tế hầu như không quyết định được những vấn đề kinh tế xã hội trên địa bạn mà chỉ mang tính chất đề nghị nhờ cấp trên giải quyết

Việc giải quyết những tồn tại trên đòi hỏi một quá trình nỗ lực lâu dài, nhiệm vụ đặt ra là vô cùng khó khăn nhưng rất cấp thiết Phải tạo môi trường pháp lý thơng

thống hơn để HĐND phát huy quyền tự quyết của mình HĐND phải hoạt động thường xuyên, sát sao hơn, đi vào chiều sâu, thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương trước mọi vấn đề trọng đại Chất lượng đại biểu cần được xem xét, đánh giá lại, phải mở lớp nâng cao trình độ cho đại biểu Cần đổi mới phương thức tổ chức chính quyền địa phương theo hướng đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu quản

lý, tính chất của đơn vị hành chính Cần có sự bảo đảm gắn bó giữa HĐND với cơ

quan chấp hành của nó, không nên đề cơ quan chấp hành lại đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước

Ngày đăng: 18/10/2014, 18:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w