1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành - luật dân sự Việt Nam

24 612 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

BANG TU VIẾT TẮTT .222-©2©V222+22EEEEE2++22E2211122222221111122222111212227111122210111 cty, 2 LỜI NĨI ĐẦU 22-©222E2222222222211222222211112222711112122221111112.201111222.1001111220 re 3 PHẢN I: QUY ĐỊNH CÚA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KÉ 4 I DIỆN THÙỪAA KÉ 22 S5s S25 221 22122112211 71.2.1211 1.1 1 ereree 4 1 Khai niệm diện thừa kế 2++22++22222222122111271112221E2211 221 4 2 Căn cứ xác định diện thừa kế . -.2-2++22+++222122211223112221122211271122711 2111.711 c.1e 4

1.1 Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân 2- 2-52 ©cz+csecxsrse 4 1.2 Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống -:©z s52 6 1.3 Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dhtỠÕngg -. 5:©5z5s5scc5z 6

J/A;/0(cý;(0/ 2E nnm 8 1 Khai niệm hàng thừa kế . 2-©2<©++2EE+EEE£EEECEEEEEEEE2E1E271271211221 2.1 cer 8 2 Bản chất pháp luật về hàng thừa ké ctta BLDS mim 2005 .ccsccesssessseessessseesseesseeeseesseess 9

2.1 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ nhất ©2+©552©£+2E++£E+eEE+czxterrssree 9 2.2 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ hai ©2+©55222E2EE22EE222222EE2c2zzczrxez 12

2.3 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thủứ bạ - 2 + ©2££+Et+EE+EE+EEeEkcrrzrssrx 14 3 Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng - 2-2 2+Ss+2E£E2EE£EEEEEEEEEEEErrkerrrrrrrrk 15 II THỪA KÉ THẺ VỊ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 2 552©55¿ 16 L.Khai niém thita ké thé Viv tececcccccccscsscssesscsecsessesessecscsessessesessessnseesessessesensessesetesesenseesees 16 2 Các truong hop thita k6 thé Vio eesceeccesccessseessessseesseesseesseesseesssesssesssesssessneessesasecanesssecase 17 3 Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng di sản, người bị truất quyền thừa kế theo quy định trong BLDS 2005 -22©2222E2+2E£+EE++EEE+EEE+2EEtrxserree 18 PHAN II: MỘT SÓ VÁN ĐÈ LIÊN QUAN ĐÉN DIỆN VÀ HÀNG THỪA KÉ 20

I THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHÁP VÈ VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN VÀ

HÀNG THỪA KÉ TẠI TAND “

Il MOT VAI Y KIEN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VÈ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KÉ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

KET LUẬN -2222222 222 HHnnHHnHHHHHHHH022222222222rrae 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2222 2222212227212 24

Trang 2

Bài tập học kì — Mơn Luật dân sự Việt Nam 1

BANG TU VIET TAT

BLDS Bo Luat dan su

HN & GD Hôn nhân va gia đình

VNDCCH Việt Nam dân chủ cộng hòa

TAND Tòa án nhân dân

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp, các quan hệ thừa kế luôn là một trong những mỗi quan hệ quan trọng Với bản chất là một quan hệ tài sản,

quan hệ thừa kế dưới tác động của nền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú

và phô biến trong giao lưu dân sự Chính vì vậy, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thực sự cần thiết trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam Vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản Để xác định được những người có quyền hướng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của họ với người để lại đi sản Nếu thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện hưởng thừa kế chỉ xảy ra khi di sản được chia theo pháp luật Vậy sau đây, em xin làm sáng tỏ bản chất và các quy định về quyền thừa

kế với mục đích giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về diện và hàng thừa kế theo pháp luật để thực hiện quyền mà Nhà nước trao cho họ

Đây là vấn để đòi hỏi kiến thức sâu rộng, do sự am hiểu vấn đề này còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô để bài viết này được hoàn thiện hơn

Trang 4

PHẢN I: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VE DIEN VA HANG THUA KE

I DIEN THUA KE 1 Khái niệm diện thừa kế

Một trong những vân đê chính yêu của chê định thừa kê theo pháp luật là việc

xác định diện thừa kế Pháp luật Việt Nam quy định một cá nhân có thể được

hưởng di sản do người chết để lại nếu họ một trong ba mối quan hệ với người để

lại di sản : hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng Tuy nhiên, không phải aI trong ba mối quan hệ này cũng được hưởng di sản mà đó chỉ là khả năng có thể được hưởng

Như vậy, điện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người được pháp luật xác định nằm trong diện có thể được hưởng di sản của người theo quy định của pháp luật Diện những người thừa kế được xác định trên ba mối quan hệ với người

để lại di sản :quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng 2 Căn cứ xác định diện thừa kế

1.1 Diện thừa kế theo phap luật dựa trên quan hệ hôn nhân

Theo quy định tại khoản 6 Điêu § Luật HN & GĐÐ năm 2000 thì “hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn ” Như vậy mối quan hệ giữa nam và

nữ chỉ được pháp luật xem là vợ chồng sau khi đã kết hôn Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hơn nhân

Điều đó cũng có nghĩa là khi một bên vợ hoặc chồng chết đi, quyền thừa kế của vợ,

chồng được pháp luật bảo vệ

Pháp luật thực định quy định vợ, chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau, khi quan hệ hơn nhân của họ tính đến thời điểm mở thừa kế của người vợ

hoặc người chồng được xác định là hôn nhân hợp pháp Căn cứ vào hôn nhân hợp

pháp, quyền thừa kế của vợ, chồng trong việc nhận di sản của nhau được bảo vệ

Trang 5

đáng Khoản 1 Điều 31 Luật HN & GĐÐ năm 2000 cũng quy định: “Vợ, chồng có quyén thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế” Tuy

nhiên, để được pháp luật bảo vệ thì hơn nhân đó phải hợp pháp cả về nội dung lẫn

hình thức, phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định

Ngoài việc xác định một quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì trong những giai đoạn lịch sử nhất định vẫn cần thiết phải đánh giá đúng mức những quan hệ hôn nhân mặc dù không tiến bộ, trái với pháp luật hiện hành nhưng vẫn ton tại và được thừa nhận ở nước ta

-_Ở miền Bắc, những người có nhiều vợ trước ngày ban hành Luật HN & GĐÐ năm

1959, do Sắc lệnh số 02-SL ngày 13/01/1960 của Chủ tịch nước VNDCCH thì khơng đặt vấn đề vi phạm luật Do vậy, quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập trước ngày 13/01/1960 tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn ton tại và được coi là không trái pháp luật Theo quy định trên, khi chong chết các người vợ được thừa kế của chồng hoặc khi các vợ chết trước thì chồng được thừa kế của

các người vợ

Xét về quan hệ hôn nhân của vợ chồng còn điễn ra trong một bối cảnh đặc biệt do chiến tranh kéo dài, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc

(1954-1975) Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập

kết ra miền Bắc đã có vợ ở miền Nam, sau lại kết hôn với người khác ở miền Bắc,

sau ngày thống nhất đất nước quan hệ hôn nhân với người ở miền Bắc vẫn được

thừa nhận Khi chồng chết, các vợ được thừa kế của chồng hoặc khi vợ chết trước, chồng vẫn được thừa kế của các vợ

-_Ở miền Nam, một người có nhiều vợ trước ngày 25/03/1977 (ngày cơng bó danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước), mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì tất cả những người vợ đều được coi là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, khi các

Trang 6

Nhằm giải quyết đứt điểm những quan hệ vợ chồng không tuân thủ những

quy định của Luật HN & GD, Chinh phủ đã ban hành Nghị định số 77/2001/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 quy định chỉ tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN & GĐÐ năm 2000, tại Điều 2 quy định : Quan hệ vợ chồng chưa đăng ký mà được xác lập trước ngày 03/01/1987 thì việc đăng ký kết hôn không bị hạn chế về thời gian Nhưng nếu nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luat HN & GD nam

2000 thì phải đăng ký kết hôn Pháp luật quy định trong thời hạn 2 năm từ 01/01/2001 đến 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hơn thì quan hệ của họ không phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp Về vấn đề hôn nhân thực tế không những đã có Nghị định số 35/2000/QH10 quy định thời hạn giải quyết cho đến ngày 01/01/2003 mà tại khoản I Điều I1 Luật HN & GD da quy định không thừa

nhận hôn nhân thực tế: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chẳng thì khơng được pháp luật công nhận là vợ chẳng”

1.2 Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống

Pháp luật quy định quan hệ huyết thống là cơ sở để xác định diện thừa kế theo pháp luật Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng đời máu về trực hệ, bao gồm những người có quan hệ huyết thống bê trên (các cụ, ông, bà,

cha, mẹ đẻ), gan hệ huyết thông trực hệ bê dưới (cháu, chắt), quan hệ huyết thống

bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung, như

quan hệ giữa anh chị em ruột; quan hệ giữa bác, chú, cơ, cậu, dì ruột với cháu ruột và ngược lại)

1.3 Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng

Quan hệ nuôi đưỡng là quan hệ mà trong đó, những người thân thuộc thể hiện

Trang 7

- Trong gia đình, cha mẹ đẻ, con đẻ có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau Các Điều 50, Điều 56 đến Điều 59 Luật HN & GD năm 2000 theo nguyên tắc : “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động để

tự nuôi mình, và con có nghĩa vụ kính trọng, ni dưỡng cha mẹ ” Việc chăm sóc,

ni dưỡng, bao bọc nhau là căn cứ đề phát sinh quan hệ thừa kế giữa họ với nhau Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con không tách rời nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà

còn là đại diện đương nhiên của nhau khi cha mẹ khơng có năng lực hành vi dân sự Nghĩa vụ đại diện cho nhau trước pháp luật

- Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và các chau ndi, ngoại : Điều 27 Luật HN & GD nam 2000 quy định: “Ông bà có nghĩa vụ ni dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu khơng cịn cha mẹ Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà

không cịn con” Ngồi nghĩa vụ nuôi dưỡng, cháu và ông bà còn là người giám hộ đương nhiên của nhau và là đại diện theo pháp luật cho nhau Với lý do này, ngoài

mối quan hệ huyết thống, dựa trên quan hệ ni dưỡng thì ông bà và các cháu

thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau

- Đối với cha mẹ nuôi với con nuôi, mỗi quan hệ của họ không phải là quan hệ

huyết thống, quan hệ thừa kế của họ được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng Và quyền lợi, nghĩa vụ giữa con nuôi và con đẻ như nhau Khi mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được thiết lập thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ chăm sóc, ni đưỡng con nuôi, ngược lại người con ni phải biết u thương,

kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ nuôi (Việc nhận con nuôi phải tuân thủ trình tự, thủ tục, điều kiện nhận nuôi)

- Về quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế : Cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng luật không quy định có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau và

Trang 8

Nếu con riêng của vợ, của chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế, con của họ được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời : Con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS Tuy nhiên, con riêng không thuộc diện thừa kế của những người khác trong

họ hàng thân thuộc của bố dượng, mẹ kế

- Quan hệ ni dưỡng cịn được thê hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hồn cảnh mồ cơi cha mẹ hoặc cha mẹ cịn nhưng khơng có khả năng lao động hoặc đều khơng có năng lực hành vi dân sự

II HANG THUA KE

1 Khái niệm hàng thừa kế

Sau khi đã xác định phạm vi những người có quyên thừa kê theo pháp luật dựa trên ba mối quan hệ giữa người thuộc diện thừa kế với người để lại đi sản Nhưng theo quy định của pháp luật không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc Để những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau Mỗi một nhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật

Như vậy, hàng thừa kế là nhóm những người có cùng mức độ gẩn gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại.”

Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa

Trang 9

2 Bản chất pháp luật về hàng thừa kế của BLDS năm 2005 2.1 Ban chat pháp luật của hàng thừa kế thứ nhất

Điêm a Khoản | Diéu 676 BLDS nam 2005 quy định hàng thừa kê thứ nhât

bao gồm: “vợ, chẳng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mệ nuôi, con đẻ, con nuôi của

người chết” Cơ sở xác định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất dựa trên cả ba mối quan hệ là quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ ni dưỡng Trong đó, những người thuộc bề trên gồm: ông, bà; ngang bậc gồm: vợ, chồng và

bề đưới gồm: các con Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau và là đại diện đương nhiên của nhau theo BLDS năm

2005 và Luật HN & GĐÐ năm 2000 Nếu họ vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật HN & GĐ và BLDS thì họ bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005

a Quan hệ thừa kế giữa vợ và chong

Quan hé thtra ké giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay cịn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thứ nhất Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân Theo quy định tại điều 8 Ihngd thì “hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chông sau khi đã kết hôn ” Mặt khác, cũng tại điều 8 của luật trên còn quy định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chong

theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Vì thế, vợ -

chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết, nếu vào thời điểm mở thừa

kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại

Tuy nhiên, khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn,

Trang 10

Trường hợp thứ hai, vợ chồng đã sống ly thân và về mặt tình cảm hầu như

tình yêu giữa họ đã chết, nhưng vì một lý do tế nhị nào đó nên họ khơng ly hơn thì dù về mặt tình cảm, hơn nhân giữa họ “đã chết” nhưng về mặt pháp lý, hôn nhân

giữa họ vẫn đang tồn tại Vì vậy, người cịn sống vẫn được hưởng di sản của người

đã chết

Trường hợp thứ ba, khi một bên chết, dù người còn sống đang sống chung với người khác như vợ chồng một cách bắt hợp pháp thì người đó vẫn được hưởng di sản của người đã chết

Trường hợp thứ tư, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn hoặc đã được Tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn

chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết

Trường hợp thứ năm, đối với các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế (gồm các cuộc hôn nhân được tiến hành trước ngày Luật HN & GĐ 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hơn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận do vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất

Trường hợp thứ sáu, hai vợ chồng đã ly hơn nhưng sau đó quay lại sống

chung với nhau trước ngày Luật HN & GĐÐ 1986 có hiệu lực pháp luật mà cuộc

sống chung đó khơng bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, thì họ vẫn

được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng theo hôn nhân nên vẫn là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất

b Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con

Quan hệ thừa kế giữa một bên là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ

Trang 11

sinh ra dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết

Và ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất dé hưởng di sản do cha, me minh dé lai

- Nếu căn cứ vào quan hệ ni dưỡng thì đó là quan hệ giữa những người nuôi

dưỡng lẫn nhau theo cha — con, mẹ - con hoặc theo cha, mẹ - con Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận ng đó làm con ni của mình theo quy đỉnh của pháp luật Cha nuôi, mẹ nuôi là những ng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi khi ng con ni đó chết và ngược lại, con nuôi là người thừa kế thứ nhất của cha, mẹ nuôi khi cha, mẹ nuôi chết

#* Trong trường hợp một người vừa có con ni vừa có con đẻ thì họ vừa là

người ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con nuôi khi người con nuôi đó chết, vừa là người ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của con đẻ khi người con đẻ đó chết Ngược lại, một người đang là con nuôi của người khác thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của cha, mẹ nuôi khi cha, mẹ nuôi chết; vừa là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản

của cha, mẹ đẻ khi cha, mẹ đẻ chết

- “Cha,mẹ và con” còn được dùng đề chỉ quan hệ giữa cha, mẹ chông với con dau

Trang 12

- Ngoài ra, cịn có quan hệ giữa con riêng với bố đượng, mẹ kế Quan hệ giữa con riêng với bố dượng : là quan hệ giữa người chồng với con riêng của người vợ

Quan hệ giữa con riêng với mẹ kế là quan hệ giữa ng vợ với con riêng của ng

chồng Các bên trong 2 mối quan hệ nói trên ko có quan hệ huyết thông nên về nguyên tắc thì họ ko phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau Tuy nhiên, nêu

giữa họ có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng lẫn nhau thì họ được xác định tương tự như cha mẹ nuôi với con ni và vì thế họ sẽ là người thừa kế ở hàng thứ nhất của nhau, nhưng không đương nhiên mang tính hai chiều như quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi Cụ thể là : nếu bố dượng chăm sóc, ni dưỡng và coi con

riêng của vợ như con của mình thì khi người con đó chết, bố đượng sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người con đó Nếu con riêng của người vợ

chăm sóc, nuôi dưỡng và coI bố dượng như cha của mình thì khi bố dượng chết, con riêng của người vợ mới được coi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của bố dượng Quan hệ thừa kế giữa con riêng của chồng với mẹ kế cũng được xem xét

tương tự như trên

Như vậy, quy định về hàng thừa kế thứ nhất của pháp luật nước ta rất phù hợp với gia đình truyền thống Việt Nam Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có mơi quan hệ thân thuộc gần gũi nhất với người chết được xác định trên nền tang gia đình Họ được quyền hưởng đi sản ngang nhau và là những người được hưởng thừa kế đầu tiên theo pháp luật khi mở thừa kế Chỉ khi nào khơng có ai trong số

họ hoặc có nhưng thuộc trường hợp tại khoản I Điều 643 BLDS năm 2005 hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản thì pháp luật mới xét đến những người thuộc hàng thừa kế thứ hai

2.2 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ hai

Trang 13

nội, ông bà ngoại; ngang bậc gồm: anh, chị,em ruột và bề dưới: các cháu Những

người thuộc hàng thừa kế thứ hai được xét trên mối quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ

huyết thống và là đại diện đương nhiên của nhau Những người này sẽ được ưu tiên

hưởng đi sản theo pháp luật khi không ai nhận thừa kế theo thứ tự ở hàng thừa kế

thứ nhất

- Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội voi chau nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với

cháu ngoại và ngược lại:

Theo điểm b, Khoản I1, Điều 676 BLDS 2005 thì căn cứ để xác định mối

quan hệ thừa kế này là hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống mà không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là

người đã sinh ra mẹ của cháu Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống vào thời điểm người cháu của mình chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người cháu đó Ngược lại, khi ông bà nội, ông bà ngoại chết thì cháu của người chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người đó Cũng theo quy định của điểm b nói trên thì khi ơng, bà chết chỉ có cháu ruột mới được thừa kế di sản của ông, bà ở hàng thừa kế thứ hai

Tuy nhiên, điểm b, Khoản 1, Điều 676 BLDS 2005 chưa quy định cụ thể khi cháu chết thì ơng, bà nuôi (cha, mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết hoặc cha, mẹ của cha, mẹ ni người chết) có được hưởng di sản của người cháu đó theo hàng

thừa kế thứ hai không Nếu theo tinh thần của Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ của người nuôi dưỡng” thì con ni của một

người muốn được xác định có quan hệ ơng cháu, bà cháu với cha, mẹ của cha, mẹ ni của mình phải được sự thừa nhận của người đó Vì vậy, khi giải quyết thừa kế

theo mối quan hệ này, cần xác định thành hai trường hợp:

Trang 14

Thứ hai, nêu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ông, bà thì ơng, bà khơng đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người chết

- Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruỘt:

Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên, trong đó một bên hoặc là anh ruột hoặc

là chị ruột hoặc là cả anh ruột, chị ruột và một bên là em ruột Quan hệ thừa kế này

được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống, bao gồm những

người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời

Mặc dù pháp luật không quy định cụ thê nhưng có thê hiểu anh, chị, em ruột bao gồm : những người có cùng cha, cùng mẹ ; những người có cùng mẹ nhưng khác cha và những người có cùng cha nhưng khác mẹ Trong quan hệ này, nếu anh hoặc chị hoặc cả anh, chị chết thì em ruột sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh, chị đã chết Ngược lại nếu em chết thì anh, chị sẽ là những người ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của người em đã chết

Quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em không hình thành từ quan hệ ni dưỡng,

vì vậy, trong trường hợp một người vừa có con ni, vừa có con đẻ thì giữa con

ni và con đẻ của người đó khơng phải là anh, chị, em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau

2.3 Bản chất pháp luật của hàng thừa kế thứ ba

Điểm c Khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 quy định người thừa kế ở hàng thứ ba gồm: “Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, câu ruột, cô ruột, đì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ

nội, cụ ngoại ”

- _ Quan hệ thừa kế giữa cụ với chit:

Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ nội của một người là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông

Trang 15

đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của những người đó, người đó là chắt của các cụ

Theo quy định của điểm c, Khoản 1, Điều 767 BLDS 2005 thì quan hệ thừa kế giữa các cụ và chắt được xác định như sau: Khi chắt chết, các cụ là người thừa kế ở hàng thứ ba của chắt và ngược lại, khi cụ chết, chắt ruột là người thừa kế ở hàng thứ ba để hưởng di sản thừa kế của người cụ đã chết đề lại

- Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột:

Bác ruột, chú ruột, cơ ruột,cậu ruột, dì ruột của một người là anh ruột, chị ruột, em ruột của cha đẻ hoặc của mẹ đẻ người đó Cơ sở hình thành mối quan hệ

thừa kế giữa những người này là quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời liền kề nhau Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ ba, nghĩa là khi cháu chết trước thì chú, bác, cơ, đì, cậu ruột nếu còn sống là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu Ngược lại, nếu cơ, dì, chú, bác, cậu ruột chết thì cháu là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của người chết

Như vậy, khi chia thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyên hưởng di sản, bị truất quyền hướng di sản hoặc từ chối nhận di sản (nguyên tắc hàng trước được ưu tiên) Khi tất cả các hàng thừa kế không cịn người thừa kế thì di

sản thuộc về Nhà nước

3 Hướng di sản thừa kế theo trình tự hàng

Trình tự ưu tiên hưởng di sản phải theo quy luật sắp xếp thứ tự các hàng Trước hết những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hàng đầu bởi giữa họ có mối quan hệ thân thuộc, thiêng liêng và gần gũi nhất Hàng thừa kế thứ

nhất được xác định trên cả ba mối quan hệ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn

Trang 16

hàng thừa kế thứ nhất thì những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được ưu tiên hưởng di sản Hàng thừa kế thứ ba cũng vậy, sẽ được nhận đi sản nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế thứ hai

Về nguyên tắc, những cá nhân thuộc hàng thừa kế được hưởng phần đi sản ngang nhau (Khoản 2 Điều 676 BLDS năm 2005) Thứ tự ưu tiên hưởng di sản theo hàng là thứ tự tuyệt đối Không bao giờ có trường hợp hai cá nhân thuộc hai thừa kế khác nhau cùng hưởng di sản theo quy định của pháp luật, những cá nhân từ chối nhận di sản một cách hợp pháp thì khơng được hưởng thừa kế theo hàng

Như vậy, thứ tự ưu tiên ở ba hàng thừa kế là tuyệt đối Cách chỉ định những người thuộc các hàng thừa kế là do pháp luật quy định

III THUA KE THE VI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

1.Khái niệm thừa kế thế vị

Thừa kê thê vị là việc một người thừa kê được hưởng di sản với tư cách thay

vị trí của một người đã chết dé nhận phần di sản mà người đó được hưởng nếu còn sống

Theo Điều 677 BLDS năm 2005: “ Trong trường hợp con của người để lại di

sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được

hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu

cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được

hướng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu cịn sống” Theo quy định thì thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi thỏa mãn năm điều kiện:

Thứ nhất, những người thế vị nhau phải là những người thuộc mối quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con),

trong đó người thế vị phải là những người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha

Trang 17

Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế

vị trí của cha mẹ đẻ)

Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thừa kế thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người dé lai di san (cha, me chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ)

Thứ tư, trong mối liên hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thé vi la người ở đời sau

Thứ năm, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết

Từ sự phân tích trên có thé đi đến định nghĩa sau: Thừa kế thể vị là việc con đẻ hay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà

ngoại đối với phân di sản mà cha, mẹ được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng

là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phan đi sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một

thời điểm với cụ

2 Các trường hợp thừa kế thế vị

- Chau thé vi cha hodc me dé hưởng di sản của ông ba - Chat thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ

Như vậy, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ đi chúc Người thừa kế theo đi chúc đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản theo đi chúc, phần di chúc đó vơ hiệu

Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ đề xác định quan hệ thừa kế thế

Trang 18

hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một suất thừa kế được chia

theo pháp luật mà người được thừa kế theo hàng được hưởng nếu còn sống nhưng đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại đi sản

Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của những người thân thuộc nhất của người để lại đi sản Nhằm bảo vệ quyền

hưởng di sản của các cháu của người để lại di sản một cách trực tiếp nhất Tránh tình trạng di sản của ông bà mà các cháu không được hưởng, lại để cho người khác hưởng

3 Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hướng di sản,

người bị truất quyền thừa kế theo quy định trong BLDS 2005

Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật và thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản, nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền thừa kế được thể hiện trong những trường hợp sau:

a Người không được quyên hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005

- Người bị kết án về hành vi có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi

ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại đi sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phâm của người đó (Điểm a, Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005)

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi đưỡng người để lại đi sản

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc

lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại đi sản

Trang 19

tài sản của mình đối với người khác Ngoài ra, việc từ chối hưởng di sản thừa kế còn phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian và hình thức Tại khoản 2 Điều 642 BLDS quy định về từ chối nhận đi sản như sau: “Việc ứừ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủÿ ban

nhân dân xã, phường, thị trần nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản” ; “Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế nếu khơng có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận di sản ”

Người thừa kế có quyền nhận di sản, có quyền từ chối nhận đi sản và quyền của người thừa kế bị hạn chế theo quy định tại khoản I Điều 642 BLDS Tuy nhiên,

người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo các mức độ khác nhau và sự từ chối đó đều hợp pháp Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản Người thừa kế cũng có quyền lựa chọn hoặc chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo đi chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật Người thừa kế chỉ từ chối quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc

b.Trường hợp người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản

Nếu người khơng có quyền hưởng di sản là những người do pháp luật quy định và dự liệu thì người bị truất quyền là người không được hưởng di sản do ý chí của người đề lại di sản quyết định Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản nên việc người để lại đi sản truất quyền hưởng di sản của một

người nào đó sẽ được pháp luật bảo hộ

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của một số người, đặc biệt là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động : Điều

669 BLDS 2005 quy định những người này sẽ được hưởng 2/3 của một suất và được gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Quy định này

vừa đảm bảo bổn phận, trách nhiệm của người để lại di sản, vừa phù hợp với đạo

Trang 20

PHAN II: MOT SO VAN DE LIEN QUAN DEN

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KÉ

I Thực trạng giải quyết tranh chấp về việc xác định diện và hàng thừa kế tại TAND

Trong những năm qua, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường các tranh chấp dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng.Trong số đó các tranh chấp

về thừa kế chiếm một tỷ lệ đáng kế và chủ yếu xoay quanh việc chia di sản thừa kế Đây là nhưng tranh chấp chủ yếu địi hỏi cơng bằng về quyền lợi nên phải cần phải xác định một cách thấu tình đạt lý, vì thế đòi hỏi các cấp Tịa án có thắm quyền phải xác định đúng những người được quyền hưởng thừa kế và theo thứ tự ưu tiên nhất định, tránh trường hợp nhằm lẫn để đảm bảo quyền lợi của đương sự

Một vấn đề luôn đặt lên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định diện và hàng thừa kế Nếu xác định sai về những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật sẽ không giải quyết dứt điểm vụ án mà còn dây dưa kéo dài Ngoài

việc xác định đúng người thừa kế theo pháp luật, Tòa án nhân dân các cấp còn phải kết hợp hài hòa giữa thực tiễn và lý luận đề có sự linh hoạt, mềm dẻo nhằm ổn định đời sống trật tự xã hội

Những nắm gần đây, hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân các cấp ngày càng

được nâng cao Thực tế xét xử của Tòa án nhân dân các cấp đa có gắng trong việc nâng cao trình độ, bám sát các quy định của BLDS và các văn bản pháp luật của các ngành có liên quan để xác định đúng đắn trong việc giải quyết các tranh chấp

thừa kế đạt hiệu quả tốt Tuy nhiên, còn nhiều quy định trong BLDS chưa thực sự phù hợp với thực tế và chưa rõ ràng khiến các Tịa án gặp khó khăn khi áp dụng Đôi khi do cách hiểu của những người áp dụng pháp luật nên dẫn đến nhiều quan

Trang 21

trên tỉnh thần của điều luật và xác định bản chất điều luật quy định như thế nao dé

tránh bị sai sót, nhầm lẫn

II MỘT VÀI Ý KIÊN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VẺ DIỆN VÀ HÀNG THUA KE THEO BO LUAT DAN SU NAM 2005

Trên cơ sở phân tích diện và hàng thừa kế cho thấy những quy định của pháp luật về thừa kế của nước ta tương đối hoàn thiện Tuy nhiên, có một vài quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế còn chưa cụ thể, rõ ràng nên khi áp dụng vào

thực tế sẽ xảy ra tình trạng khơng nhất qn trong cách hiểu cũng như giải quyết tranh chấp

-_ Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 679 BLDS năm 2005)

Trên tỉnh thần điều 679 BLDS 2005 thì tiêu chí để xác định con riêng với bố

dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế của nhau hay không là dựa trên quan hệ ni dưỡng, chăm sóc lẫn nhau Nếu hai phía khơng có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng

lẫn nhau thì khơng được thừa kế của nhau Tuy nhiên, “quan hệ chăm sóc, ni dưỡng” là một phạm trù rất trừu tượng, không thể xác định một cách cụ thể, rõ ràng Đặc biệt hiểu như thế nào là chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ

con Quy định này rất chung chung nên trong thực tiễn áp dụng, nhiều khi rất khác nhau và do cách hiểu của các nhà áp dụng pháp luật Tình trạng này tồn tại là do

không có cơ sở, tiêu chí để xác định thế nào là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau

giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế Điều đó cũng do không thống nhất về căn cứ đánh giá, thời gian nuôi dưỡng, mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào

Trang 22

- Về thừa kế thế vị (Điều 677 BLDS 2005)

Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 quy đỉnh về hành vi của người khơng có quyền hưởng thừa kế của người đề lại di sản Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người dé lai di sản nhưng người đó khi cịn sống đã bị kết án về một trong nhưng hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 643 blds2005 thì cháu có được thừa kế thế vị không? Xét theo quan hệ thân thuộc, cháu khơng có lỗi và khơng chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của cha, me Do vay, dé dam bao quyén, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, cần

phải bổ sung trường hợp những người bị tước quyền thừa kế theo Điều 643 BLDS

năm 2005 thì con cháu họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị, trừ khi chính con, cháu

họ cũng vi phạm Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 - Về nhường quyên hưởng di sản thừa kế

BLDS Việt Nam chưa quy định về người nhường quyền thừa kế mà chỉ quy định người từ chối quyền hưởng di sản do người chết đề lại Trong trường hợp người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác, Tòa án vẫn chấp nhận, bởi trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền luôn được tôn trọng và là nguyên tắc được quy định tại Điều 4 BLDS năm 2005 Khi người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác thì về mặt pháp lý, họ đã nhận phần di sản của mình và đã nhường cho người khác (với tư cách là tặng, cho người khác) Việc nhường quyền hưởng đi sản phải được lập thành văn bản Và người được nhường quyền hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong pham vi di sản mà mình được nhường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại

Pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề

Trang 23

quan trọng Vì vậy, cần phải bổ sung vấn đề những người thuộc điện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại một cách cụ thể rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho những đứa trẻ Có như vậy khi phát sinh tranh chấp về thừa kế liên quan đến những người này, thì những nhà áp dụng pháp luật mới có cơ sở để giải quyết một cách thấu tình đạt lý, nâng cao công tác xét xử và tạo niềm tin vào pháp luật trong lòng người dân

KÉT LUẬN

Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật ngày càng được mở rộng dựa

trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Với quy định tương đối hoàn thiện, pháp luật thừa kế hiện hành đã góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp thừa kế trên thực tế Tuy nhiên, pháp luật thừa kế vẫn không dự liệu được tất cả các trường hợp xảy ra trên thực tiễn bởi

khoa học khơng có điểm dừng và thay đổi cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Quan hệ thừa kế về bản chất là quan hệ sở hữu nên việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế không thỏa đáng hoặc không đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự sẽ gây ra nhiều hậu quả và gây bất bình trong lịng dân Do vậy, cần phải

xác định đúng, chính xác diện và hàng thừa kế sẽ giúp cho việc giải quyết tranh

Trang 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo frình Luật Dán sự Việt Nam, tập 1

Nxb CAND, Hà Nội, 2009

Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo frình Luật Dân sự Việt Nam, tập Ï

Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009

BLDS năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiên áp dụng Nxb CTQG, Hà Nội, 2007 (trang 239-265)

Phùng Trung Tập, Ludt thira kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008

Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam — Những vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2009 (trang 115-118)

Phan Thị Kim Chi, Diện và hàng thừa kế theo quy định của BLDS 2005,

Ngày đăng: 18/12/2014, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w