1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

tự học chụp ảnh, học chụp ảnh

92 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 6,34 MB

Nội dung

Ánh sáng Ánh sáng đã và vẫn sẽ là một yếu tố sống còn đối với nhiếp ảnh. Hiểu được nó, người chụp sẽ nắm được lợi thế dù bị rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào. Để hoàn thiện khả năng của mình. hãy xem lại những bức ảnh thành công của những người đi trước để xem ánh sáng trong bức ảnh đã được xử lý thế nào, ánh sáng mạnh hay yếu, thẳng hay xiên, nó sẽ ra sao nếu bị thay đổi góc chụp, thời điểm chụp... Hãy tập trung vào những vùng đổ bóng xem ánh sáng đến từ góc nào và hiệu ứng của nó dựa trên góc đó. Sau đó mang tất cả những gì học hỏi được áp dụng trên hoàn cảnh thực tế. Màu sắc Màu sắc cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận đối tượng của con người. Nó có thể tác động đến tâm trạng hoặc đồng cảm với cảm giác của bạn. Hãy tự trang bị cho mình một vài kiến thức về lý thuyết màu sắc. Nghiên cứu kỹ các thông số cơ bản như sắc độ, giá trị, mật độ màu và nhiệt độ màu. Khám phá ngôn ngữ bí ẩn của màu sắc cũng như ý nghĩa nội tại của nó. Sau đó là thời gian luyện tập để chuyển tải thông điệp mình muốn nói tới mọi người. Tập hợp các hình khối Tất cả mọi cảnh vật thực chất đều là sự tập hợp các hình khối. Người chụp không phải chụp một cái cây mà là chụp một hình dạng và màu sắc, nhằm chuyển tải một thông tin nào đó của nó. Vì thế, điều quan trọng đối với một nhiếp ảnh gia là khả năng nhìn đối tượng dưới dạng một hình khối. Hãy rèn luyện cho mình một khả năng chia sẻ cảnh tượng trước mắt thành những vùng màu sắc đơn giản. Từ đó sẽ giúp tạo nên những bức ảnh với những thông điệp muốn nói rõ ràng nhất chỉ bằng màu sắc và hình khối.

Tự học chụp ảnh Để có một bức ảnh tốt (TG@) Tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp 5 yếu tố cơ bản mà người chụp ảnh cần để nâng cao chất lượng ảnh của mình Ánh sáng và màu sắc là yếu tố quyết định để có một bức ảnh đẹp Ánh sáng Ánh sáng đã và vẫn sẽ là một yếu tố sống còn đối với nhiếp ảnh. Hiểu được nó, người chụp sẽ nắm được lợi thế dù bị rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào. Để hoàn thiện khả năng của mình. hãy xem lại những bức ảnh thành công của những người đi trước để xem ánh sáng trong bức ảnh đã được xử lý thế nào, ánh sáng mạnh hay yếu, thẳng hay xiên, nó sẽ ra sao nếu bị thay đổi góc chụp, thời điểm chụp Hãy tập trung vào những vùng đổ bóng xem ánh sáng đến từ góc nào và hiệu ứng của nó dựa trên góc đó. Sau đó mang tất cả những gì học hỏi được áp dụng trên hoàn cảnh thực tế. Màu sắc Màu sắc cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận đối tượng của con người. Nó có thể tác động đến tâm trạng hoặc đồng cảm với cảm giác của bạn. Hãy tự trang bị cho mình một vài kiến thức về lý thuyết màu sắc. Nghiên cứu kỹ các thông số cơ bản như sắc độ, giá trị, mật độ màu và nhiệt độ màu. Khám phá ngôn ngữ bí ẩn của màu sắc cũng như ý nghĩa nội tại của nó. Sau đó là thời gian luyện tập để chuyển tải thông điệp mình muốn nói tới mọi người. Tập hợp các hình khối Tất cả mọi cảnh vật thực chất đều là sự tập hợp các hình khối. Người chụp không phải chụp một cái cây mà là chụp một hình dạng và màu sắc, nhằm chuyển tải một thông tin nào đó của nó. Vì thế, điều quan trọng đối với một nhiếp ảnh gia là khả năng nhìn đối tượng dưới dạng một hình khối. Hãy rèn luyện cho mình một khả năng chia sẻ cảnh tượng trước mắt thành những vùng màu sắc đơn giản. Từ đó sẽ giúp tạo nên những bức ảnh với những thông điệp muốn nói rõ ràng nhất chỉ bằng màu sắc và hình khối. Khối hình tạo nên sự tương tác trong bố cục ảnh Đường nét Đường nét cũng là những yếu tố rất cơ bản của nhiếp ảnh. Hãy chú ý tới những ấn tượng cảm xúc gây nên bởi những đường nét vô hình trong khuôn hình. Ví dụ: Các đường ngang luôn gợi đến sự phẳng lặng, yên bình, hay những đường dọc thì tạo cảm giác cân bằng, còn đường chéo thì hay liên quan đến chuyển động Để có một bức ảnh hiệu quả, hãy nhớ phải biết cách nhìn ra được các đường nét trong ảnh, kết hợp hoặc tách chúng trong khuôn hình sao cho nhìn vào ảnh là người xem có thể cảm thấy được ý nghĩa nó thể hiện. Kỹ thuật chụp ảnh Kỹ thuật chụp cũng quyết định không nhỏ đến chất lượng của một bức ảnh. Hãy luyện tập liên tục đến mức thành thạo như một kỹ năng, để khi cần là có thể đưa máy lên chụp ngay mà không phải băn khoăn xem đặt thông số sáng như thế nào. Có như thế mới có được cảm giác tự do sáng tạo. Chỉ nên lưu ý một điều, đừng quá lệ thuộc vào kỹ thuật, hãy luôn nghĩ kỹ thuật chỉ giúp chuyển tải thông điệp một cách rõ ràng hơn chứ không hẳn là yếu tố quyết định nên sự thành công của một bức ảnh. Tìm hiểu về máy ảnh Chuyên đề hướng dẫn chụp ảnh cho những người mới sử dụng máy của Số Hóa được bắt đầu với máy ảnh compact. Bài đầu tiên là những hướng dẫn cơ bản nhất về máy ảnh. Máy ảnh số du lịch (dạng ngắm-chụp) ngày càng phổ biến với mức giá hầu như ai cũng có thể sở hữu một chiếc. Mặc dù đã được thiết kế tự động tối ưu để người dùng chỉ việc ngắm là chụp, đúng như tên gọi của sản phẩm, nhưng để có được những bức ảnh đẹp, một chút kiến thức về máy ảnh và nhiếp ảnh là điều cần thiết. Tạp chí công nghệ Cnet đã thiết kế một khóa học với những bài học ngắn gọn và dễ hiểu cho những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh, giúp họ có thể nhanh chóng nắm vững những vấn đề kỹ thuật cơ bản trong một thời gian ngắn ngủi. Yêu cầu chuẩn bị - Thiết bị: Máy ảnh ngắm - chụp. - Mục tiêu: Học về các bộ phận chủ yếu của máy ảnh và làm quen về cách bố trí các nút chức năng trên một máy ảnh thông thường, giúp người học nắm vững nút nào dùng để làm gì. - Thời gian nắm bắt: Khoảng 15 phút. Trước khi học về nhiếp ảnh, điều đầu tiên cần biết là hiểu máy ảnh của mình, hiểu chức năng của từng nút bấm, biết khi nào sử dụng chúng để có được bức hình mong muốn. Bài này sẽ chỉ trình bày những chức năng cơ bản nhất của một chiếc máy ảnh. Mỗi máy ảnh gồm 13 bộ phận chính. Nếu máy ảnh bạn đang sở hữu không có đủ hoặc có nhiều hơn 13 bộ phận này, bạn cần đọc thêm về chức năng của chúng trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình. Máy ảnh compact có 13 bộ phận chính. Ảnh: Cnet. 1. Đèn flash tích hợp trên thân máy giúp chiếu sáng đối tượng trong điều kiện chụp tối. Đèn có thể được cài đặt để chớp tự động (chỉ chớp khi cần thiết), chớp cưỡng bức (luôn chớp) hay tắt. 2. Đèn hỗ trợ lấy nét chỉ bật khi điều kiện ánh sáng môi trường chụp không đủ cho máy ảnh lấy nét. Một số máy ảnh cho phép bạn tắt tính năng này để tránh làm đối tượng mất tập trung. 3. Ống kính thu cảnh vật (ánh sáng) để hiển thị trên cảm biến. Một số ống kính máy ảnh được thiết kế dạng thò thụt khi bật/tắt máy, trong khi một số khác lại thiết kế ống kính trong lòng máy ảnh (không thò thụt ra ngoài). Phần lớn màn hình LCD trên máy compact sẽ khoảng 2,5 tới 3,5 inch. Ảnh: Cnet. 4. Vòng chế độ cho phép chuyển đổi giữa các chế độ chụp khác nhau. Ngoài các chức năng mặc cảnh, hầu hết máy ảnh đều có chế độ P và chế độ A. Ở chế độ P (Program), máy sẽ tính toán các thông số phơi sáng, còn lại cho phép người chụp chỉnh một số thông số như đèn flash, ISO, cân bằng trắng. Còn chế độ A (Auto) là tự động hoàn toàn, máy sẽ lo tất cả các thông số liên quan, việc của người dùng chỉ là ngắm và bấm máy. 5. Màn hình LCD phía sau là nơi người chụp dùng để căn khung hình khi chụp cũng như xem lại ảnh vừa chụp. Có nhiều kích cỡ màn hình LCD khác nhau, từ 2,5 inch tới 3,5 inch tùy máy. Hầu hết thường có độ phân giải từ 230.000 điểm ảnh, nhưng ở một số máy ảnh cao cấp hơn, độ phân giải có thể lên đến 920.000 pixel. Màn LCD có thể cố định ở thân máy, có thể ở dạng lật xoay, hoặc có thể chỉ lật dùng trong các trường hợp chụp hất lên hoặc chúc xuống. 6. Phím điều hướng thường ở phía sau máy dùng để duyệt qua menu và các lựa chọn. Xung quanh sẽ có một nút hiển thị thông tin trên màn LCD (thường có tên DISPLAY) và nút xem lại hình vừa chụp (ký hiệu là hình tam giác). Các chức năng truy cập nhanh cũng được hiển thị bằng biểu tượng in trên nút điều hướng. Lưu ý, mỗi máy ảnh khác nhau sẽ có cách sắp xếp khác nhau. Các nút chức năng ở rìa trên máy ảnh. Ảnh: Cnet. 7. Nút chụp ảnh có hai chức năng là lấy nét và chụp. Nếu bạn nháy nhẹ nút chụp, máy ảnh sẽ điều chỉnh ống kính để lấy nét, nếu bạn nhấn mạnh, máy sẽ chụp. 8. Nút điều chỉnh zoom dùng để thay đổi tiêu cự giữa góc rộng và tele thường được bố trí thành một vòng bao quanh nút chụp ảnh. Có những máy lại chọn kiểu thanh bấm hai nút hai đầu ở phía sau. 9. Nút công tắc nguồn dùng để bật/tắt máy ảnh. Nắp che pin dưới đáy máy. Ảnh: Cnet. 10. Nắp che pin thường ở dưới đáy và thường được mở kiểu kéo trượt hoặc gạt lẫy để lắp pin và thẻ nhớ. 11. Lỗ lắp chân máy được đặt phía dưới đáy máy, cạnh nắp che pin. Các cổng kết nối bên sườn máy. Ảnh: Cnet. 12. Bên sườn máy ảnh thường là các cổng kết nối để nối máy ảnh với máy tính hoặc màn hình ngoài. Cáp cho các cổng này thường được đi kèm máy (cáp USB, cáp AV) hoặc có thể phải mua rời (cáp HDMI). 13. Lỗ xỏ quai đeo máy ảnh. Trên đây là một số bộ phận cơ bản của một máy ảnh số du lịch thông dụng. Bài tới sẽ về các kỹ thuật căn khung và tìm hiểu các chế độ mặc cảnh trên máy ảnh. Ánh sáng trong nhiếp ảnh (TG@O) - Nội dung và vẻ đẹp của một bức ảnh nhìn chung được tạo nên bởi các vùng tối (shadows), vùng sáng (highlights) và phần còn lại (midtones). Bức ảnh ngược sáng Có người còn cho rằng không phải các vùng sáng tạo nên bức ảnh mà chính vùng tối quyết định bức ảnh đó. Thật vậy, nếu không có vùng tối trong một bức ảnh, thì khó có thể nào nói ánh sáng đã được xử lý như thế nào. Trên tinh thần đó tôi xin nói về ánh sáng dựa trên sự nghiên cứu các vùng tối. Trong thực tế xử lý ánh sáng trong mỗi lần chụp, tôi chỉ quan tâm chính tới các vùng này để biết được các nguồn sáng đã được bố trí như ý muốn chủ quan ban đầu chưa. Tôi định trao đổi bài này bằng các tình huống cụ thể với chi tiết về bố trí đèn, tạt sáng, chủ đề… nhưng cũng như nhiều người, tôi có nhiều sách dạng này lắm và không có cuốn sách nào có thể nói hết được tất cả các tình huống ánh sáng. Cách tốt nhất là tách riêng ánh sáng và nghiên cứu nó, hiểu và xác định được nó thì việc chi phối, áp dụng nó trong mọi trường hợp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu bạn là một người lãng mạn, thích sự may rủi và hồi hộp cho ánh sáng của mỗi bức ảnh hay mỗi lần chụp thì tôi khuyên bạn không nên đọc tiếp, vì khi nắm rõ các khái niệm này và làm chủ được nó thì việc chụp ảnh cũng giống như bao việc khác: “Chán lắm… có bi nhiêu đó… mần hoài”. + Ghi chú: Bài viết chỉ chủ yếu nói về ánh sáng trong studio, về nguyên tắc thì ánh sáng ngoài trời cũng không có sự khác biệt, nhưng khả năng chủ động xử lý nguồn sáng trời ít hơn nhiều. Chỉ có những người kiên trì, xử lý nhanh tình huống mới có được nhiều ảnh đẹp khi sử dụng ánh sáng trời. Nguồn sáng phân tích là nguồn sáng đơn. Việc xử lý đa nguồn sáng cũng bắt nguồn từ việc xử lý từng nguồn sáng đơn này. Mỗi nguồn sáng được quyết định bởi 5 yếu tố chính: - Độ gắt - dịu - Độ sáng - Hướng sáng - Nhiệt độ màu - Khoảng cách từ nguồn sáng tới chủ đề Mời bạn đọc Thế giới @ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về 5 yếu tố chính này: 1. Độ gắt - dịu a. Xác định: Để biết được nguồn sáng gắt hay dịu ta dựa vào các vùng bóng đổ trên chủ đề. Các vùng này càng đậm và rõ bao nhiêu, thì nguồn sáng gắt bấy nhiêu và ngược lại, càng mờ càng dịu. Cách đơn giản nhất để xác định là dùng đôi tay của chính bạn. Bạn hãy đưa một ngón tay trước nguồn sáng, sao cho bóng của ngón tay này đổ trực tiếp trên lòng bàn tay còn lại. Trong trường hợp tay kia của bạn bị bận thì có thể nhờ tạm bàn tay của người mẫu, chỗ khác cũng được nhưng phải cẩn thận ;). Nếu bạn thấy bóng của ngón tay đậm, rõ ràng thì nguồn sáng là gắt. Ngược lại nếu bóng của ngón tay mờ hoặc rất mờ thì ánh sáng là dịu hoặc rất dịu. b. Nguyên nhân: Ánh sáng gắt: là do nguồn sáng nhỏ, xa chủ đề. Hoặc nguồn sáng lớn nhưng do cách quá xa chủ đề nên các “tia” sáng tiếp cận chủ đề coi như song song. Cụ thể: Đèn flash gắn trực tiếp trên máy, hướng thẳng vào chủ đề mà không qua một thiết bị/đối tượng tán sáng nào. Đèn flash trong studio có hoặc không có sử dụng loa che sáng thông thường. Việc dùng tổ ong (horney comb) cũng cho kết quả tương tự. Đèn halogen, HMI… nói chung là bất cứ loại gì mà trong khi sử dụng, cho nguồn sáng nhỏ, “tia” sáng tiếp cận chủ đề gần như song song. Ngoài trời thì ánh sáng mặt trời khi đã lên cao, trời không mây và chiếu thẳng trực tiếp lên chủ đề. So với trái đất thì mặt trời to hơn rất nhiều nhưng do ở quá xa nên trong thực tế thì cũng cỡ cái đĩa to là cùng. Ánh sáng gắt thường cho ra các bức ảnh có độ tương phản cao, nổi rõ chi tiết của chủ đề. Ánh sáng dịu: là do nguồn sáng lớn, gần chủ đề hoặc đi xuyên qua/phản xạ từ các chất liệu/bề mặt tán sáng, ví dụ soft box, vải dù, giấy can, tạt sáng, tường nhà, trần nhà, ánh sáng mặt trời xuyên qua mây, hay trong những ngày trời đầy mây, v.v… Trong thực tế nguồn sáng được đặt càng gần chủ đề bao nhiêu thì càng dịu bấy nhiêu. Nói cách khác khi các “tia” sáng tiếp cận chủ đề theo vô số hướng khác nhau sẽ cho hiệu ứng dịu, hay còn gọi là nguồn sáng tán. Vậy nếu bạn đi mua các thiết bị tạo ánh sáng dịu như dù, soft box, tạt sáng, thì càng to càng tốt. Trong trường hợp lâm thời bạn có thể sử dụng ngay trần nhà, vách tường sáng để tạo ánh sáng dịu, chỉ có điều cẩn thận khi trần hay tường nhà có màu không phải màu trung tính. Lý do là các màu khác màu trung tính sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của bức ảnh. Ánh sáng dịu thích hợp cho các ảnh có độ tương phản thấp, các ảnh không có yêu cầu cao về chi tiết vật chụp, hay thậm chí làm mờ đi chi tiết bề mặt vật chụp. c. Ứng dụng: Vậy là đã rõ làm sao để có ánh sáng gắt và dịu, trong thực tế chụp ảnh thì ta có thể tóm tắt như sau: + Ảnh chân dung: Việc đặt nguồn sáng càng gần chủ đề thì hình ảnh càng dịu (soft) che dấu hoặc làm mờ bớt được đa số các chi tiết bất lợi như nếp nhăn, mụn… Không chỉ riêng thiếu nữ, mà bất cứ ai yêu cầu bạn chụp cho họ những bức ảnh dịu nhẹ, ít nếp nhăn thì chỉ cần: To, tán, gần. Ngược lại nếu muốn có những bức ảnh chân dung mà ở đó đòi hỏi lột tả chi tiết chân dung nhân vật thì: Nhỏ, gắt, xa. + Ảnh tĩnh vật, quảng cáo, sản phẩm: Tương tự như trong chụp chân dung nêu trên, nếu bạn mong muốn có những hình ảnh có độ tương phản cao, nổi rõ chi tiết bề mặt vật chụp thì trong đa số các trường hợp: Nhỏ, gắt, xa sẽ cho kết quả như ý. Ngược lại: To, dịu, gần sẽ cho các ảnh có độ tương phản thấp, dịu, thậm chí mơ màng, chi tiết bề mặt vật chụp không rõ nét, sắc sảo. Ngoài ra, ánh sáng gắt dễ tạo nên các điểm lóa sáng trên chủ đề, đặc biệt là các vật, thủy tinh, kim loại bóng, hay các vật bóng nói chung. Ngược lại, ánh sáng dịu ít tạo nên các điểm lóa sáng trên các loại vật chụp/chủ đề nêu trên. 2. Độ sáng a. Xác định: Độ sáng của một nguồn sáng phụ thuộc chính vào khả năng và công xuất của nguồn sáng và được xác định bằng các thiết bị đo, hay các phép tính cụ thể. Nhiều người sử dụng kinh nghiệm của mình và đôi khi rất chính xác. Đối với tôi, chắc chắn nhất vẫn là máy đo. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, thiết bị đo ánh sáng của các hãng khác nhau với giá từ vài chục USD tới hơn một ngàn USD, nhưng theo tôi cứ cái nào cho kết quả đúng và chính xác là tốt rồi, nhất là khi ngân sách cho chụp ảnh eo hẹp. Ánh sáng của một tấm ảnh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác trong khi chụp như độ nhạy sáng của film hay sensor, khẩu độ ống kính, và tốc độ chụp. Tuy nhiên, để cho đơn giản ta tạm qui ước là các thông số này giữ nguyên, chỉ có cường độ ánh sáng là thay đổi thôi. b. Tác dụng: Cường độ ánh sáng quyết định chi tiết cho một tấm ảnh. Film, sensor có khả năng cảm nhận ánh sáng thấp hơn nhiều so với mắt người. Tại những khoảng của cường độ sáng nhất định, chi tiết của vật chụp không được thể hiện trên film, hay sensor, tôi tạm gọi đó là các khoảng mù. Có hai khoảng mù: khoảng quá tối và khoảng quá sáng. Điều này đặc biệt quan trọng nhất là các hình ảnh của bạn được in lại bằng công nghệ in offset thông thường, nơi mà khoảng mù này rộng nhất so với các thiết bị/chất liệu thể hiện hình ảnh thông thường (monitor, giấy ảnh, TV…). Nhìn trên đồ thị RGB histogram của một bức ảnh (bạn có thể xem đồ thị RGB level của một bức ảnh cũng được) thì những phần có trị số RGB thấp hơn 25 (chắc chắn nhất là 28) tạm gọi là khoảng mù tối. Những phần của chủ đề nằm trong khoảng này gần như hay hoàn toàn không thể hiện chi tiết trên film, sesor, nói cách khác là không thấy gì, tối đen. Những phần trên bức ảnh có trị số RGB cao hơn 249 (chắn chắn nhất là 245) tạm gọi là khoảng mù sáng. Tại những phần này chi tiết vật/chủ đề chụp trên film, sensor gần như không được thể hiện, trắng tinh. Điểm yếu này của film trong những trường hợp cụ thể có thể có lợi, hoặc bất lợi. Vậy ứng dụng của nó là gì? c. Ứng dụng: Như phân tích ở trên ta thấy rằng để có được những khoảng hoàn toàn đen thì ánh sáng chiếu đến các vùng này phải thấp, yếu sao cho trị số những vùng đó trên film, sensor nằm trong khoảng mù tối. Trong thực tế thường các vùng này có chỉ số đo thấp hơn ít nhất 3 khẩu (3 stop) so với khẩu độ chụp. Trị số thực tế phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng càng ít hơn càng tốt. Vậy nếu bạn muốn có một bức ảnh với phông đen hoàn toàn thì làm sao đó phông của bạn được chiếu sáng thiếu ít nhất là 3 khẩu. Ngược lại để có được những vùng trắng hay phông trắng thì ánh sáng chiếu đến các vùng này phải cao, cao sao cho trị số những vùng đó trên film, sensor nằm trong khoảng mù sáng. Trong thực tế thường các vùng này có chỉ số đo cao hơn ít nhất 1 1/2 khẩu so với khẩu độ chụp. Trị số thực tế phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng đừng quá cao. Nếu cao quá ảnh có thể bị mù, hallow hay không trong. Theo nguyên lý trên thì, trong chụp ảnh chân dung, việc chiếu sáng chủ đề sao cho các vùng muốn che dấu khuyết điềm nằm trong các khoảng mù, hoặc gần sát với khoảng mù. Cụ thể nếu bạn chiếu sáng khuôn mặt của người mẫu hơi dư sáng một chút thì sẽ không thấy được các khuyết điểm về da của người mẫu, cũng như các nếp nhăn trở nên không rõ ràng, khó xác định và ngược lại bạn có thể che các khuyết điểm này trong khoảng mù tối. Trong chụp ảnh sản phẩm thì việc có các khoảng mù tối hay mù sáng xuất hiện trong ảnh không được ủng hộ lắm, nhất là hình dùng trong bao bì sản phẩm. Nơi mà mọi thứ cần phải rõ ràng, trung thực. Trong quảng cáo thì vô cùng, nhưng các khoảng mù sáng không nên có, lý do là các thiết bị in offset sẽ tạo nên các bước nhảy gắt từ vùng an toàn đầy đủ thông tin sang vùng mù sáng và làm cho bức ảnh không êm, hiếm có nhà làm thiết kế/quảng cáo chuyên nghiệp nào chấp nhận điều này. 3. Hướng sáng Trực diện (frontal lighting), ngược (back lit), xiên (side lighting), trên xuống (top lighting), dưới lên (lighting from the bottom) là những từ người ta dùng để nói về hướng sáng. Đọc các từ này thì chắc các bạn cũng có thể mường tượng được vấn đề. Ở đây tôi chỉ bàn về các ứng dụng của từng loại. Trực diện, với vị trí nguồn sáng chiếu trực tiếp vào đối tượng, hay nguồn sáng nằm trên trục của ống kính, ví dụ rõ ràng nhất đó là đèn flash gắn trực tiếp trên thân máy, hay ống kính (đèn flash tròn, ring flash), hay bạn treo đèn ngay phía trên hay dưới ống kính, hay bất cứ vị trí nào miễn là luồng sáng chiếu trực tiếp lên chủ đề được coi như trực diện. Khi đó mọi bóng đổ đều nằm khuất phía sau vật chụp. Tại vị trí này, cái gì nằm trong “khoảng nhìn” của ống kính đều được chiếu sáng gần như nhau. Với cách bố trí đèn như vậy thì chủ đề xuất hiện trong bức ảnh sẽ rất rõ về hình dạng, bù lại thì chi tiết, cấu trúc bề mặt vật chụp không bật lên được, bức ảnh bẹt (flat), không nổi khối, nhất là nguồn sáng là nguồn sáng dịu. Cách bố trí ánh sáng này chỉ phù hợp với hình nghiên cứu, khoa học, hình chụp lại (copy) các văn bản giấy tờ, hình ảnh không phản sáng. Nói thế không có nghĩa cách bố trí đèn này không phù hợp trong chụp chân dung thời trang. Trong ảnh chân dung và thời trang thì cách bố trí này đa số dùng để làm đèn phụ (fill light) để xóa bớt các bóng do các nguồn sáng chính tạo nên. Nếu nguồn sáng là nguồn sáng dịu/tán thì việc nâng cao vị trí đèn về phía trên ống kính sẽ cho bạn một kiểu ánh sáng chân dung, thời trang rất đẹp. Nếu bạn xem báo thời trang nước ngoài thì đa số hình bìa hay các hình người mẫu chính được chụp với nguồn sáng chính tại vị trí này. Đơn giản vì hình sẽ có bố cục ánh sáng đều, ưa nhìn, các khiếm khuyết về da và gương mặt ít lộ rõ nhất. Trong thực tế sử dụng thì phải bố trí các nguồn sáng phụ khác để xóa bóng phía sau chủ đề. Ngược, nguồn sáng đặt phía sau chủ đề và hướng thẳng về phía ống kính. Với vị trí bố trí này thường thì toàn bộ phần biên của chủ đề sẽ nổi rõ, phía trước chủ đề tối đen. Cách bố trí này nhằm tạo đường ven cho chủ đề, hay dùng để tách chủ đề ra khỏi phông. Nếu bố trí cao thì có thể coi như đèn tóc (hair light), chếch sang hai bên thì để tạo ven hay kicker (thứ lỗi cho tôi không bíết gọi bằng gì trong tiếng Việt). Bố trí thì dễ nhưng khai thác và làm chủ loại ánh sáng này thì khó do rất dễ bị lóa sáng (flare) hay bức ảnh nhìn giả tạo, chát. Tuy nhiên nếu làm chủ được loại ánh sáng này thì ảnh sẽ rất dễ đẹp. Ở Việt Nam thì hay được dùng trong chụp ảnh nude, nhiều bức đẹp vô cùng! Trên xuống, nguồn sáng nằm trực diện phía trên đỉnh đầu vật chụp. Cách bố trí này ít được dùng trong ảnh chân dung nó tạo nên các khoảng tối thui phía dưới hốc mắt, dưới mũi, và dưới cằm, có thể là vài chỗ nữa (tùy theo trang phục của người mẫu ;), nhất là khi nguồn sáng nhỏ và xa chủ đề. Nếu đặt hơi chếch về phía sau thì có vai trò làm đèn tóc. Trong chụp hình sản phẩm thì cách bố trí này cũng hay được dùng nhưng thường là hơi chếch về phía trước chủ đề và nguồn sáng thường to, tán/dịu, gần. Dưới lên, nguồn sáng được chiếu trực tiếp từ dưới lên. Cách bố trí đèn như thế này rất ít dùng trong ảnh chân dung, nó làm cho người xem khó chấp nhận, do đi ngược lại trong tự nhiên. Trong tự nhiên ít khi nào bạn gặp thứ ánh sáng này. Trong phim thì nhiều hơn, và đa số là trong các phim ma, kinh dị. Trong chụp ảnh sản phẩm thì loại ánh sáng này có chỗ đứng nhất định, nó được dùng để xóa bóng, soi sáng vật chụp, tuy nhiên phải cẩn thận, do như đã nói dễ cho ảnh không thật, giả tạo. Xiên, đây là loại cho hiệu quả dễ đẹp nhất, an toàn nhất trong tất cả các loại. Vị trí của đèn nằm ngoài các vị trí đặc biệt nêu trên và ngang hay quá lắm là hơi sau chủ đề một tí thôi. Trong thực tế, con mắt và thần kinh của chúng ta quen nhất với loại ánh sáng này. Nó làm cho việc phân biệt bề mặt chi tiết đối tượng, hình khối của đối tượng dễ dàng nhất. Nếu không phải nhằm tạo hiệu ứng gì quan trọng, cầu kỳ hay thậm chí cải lương thì tôi thích sử dụng loại ánh sáng này nhất. Nhiều khi chúng ta cứ tự làm khó mình khi bắt ép chính chúng ta phải tạo ra các bức ảnh với hiệu ứng đặc biệt, sử dụng quá nhiều nguồn sáng khác nhau cùng một lúc. Đặc biệt thì đôi khi đặc biệt thật, nhưng đẹp, ưa nhìn hay không thì lại là chuyện khác. Loại hướng sáng như thế này đã được các bậc thầy về hội họa sử dụng hàng thế kỷ trước khi có phát minh ra máy chụp ảnh và các bức họa của họ thì tới bây giờ hậu thế cũng phải thán phục. Do nằm chếch về một phía so với trục máy ảnh-chủ đề nên các bóng đổ do nguồn sáng ở các hướng này luôn được tạo ra. Chính sự xuất hiện của các bóng này mà ta biết được hướng của nguồn sáng, hình khối của vật chụp, chi tiết, cấu trúc bề mặt vật chụp. Vấn đề còn lại là đặt ở đâu là đẹp nhất theo quan điểm của người chụp là điều đáng để quan tâm. Trong chụp ảnh chân dung, thường thì nguồn sáng này được đặt chếch một hướng 45 độ so với trục máy ảnh-người mẫu và hơi cao lên phía trên người mẫu và máy ảnh. Điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây là, trong chụp ảnh chân dung việc đặt nguồn sáng xê xích, qua lại, lên xuống đôi ba tấc không quan trọng nhưng trong chụp ảnh quảng cáo, thực phẩm, và các sản phẩm nhỏ, việc xê dịch nguồn sáng vài phân thôi cũng có thể làm nên bức ảnh đạt nhưng cũng có thể phá hỏng một bức ảnh đúng ra rất đẹp. 4. Nhiệt độ màu Nói tới ánh sáng không thể không nói tới nhiệt độ màu. Không chỉ nhiệt độ màu có tác động trực tiếp tới màu sắc của vật chụp trong bức ảnh mà nó còn tạo hiệu ứng thời điểm, tâm trạng (mood), xúc cảm cho bức ảnh. Bức ảnh tông sáng với ánh sáng hơi xanh cho ta cảm giác nó được chụp vào buổi sáng, trong lành. Cũng với bức ảnh đó nhưng ám sắc vàng óng cho ta cảm giác của một buổi hoàng hôn lãng mạn. Và cũng với bức ảnh đó nhưng ánh sáng xanh xao, nhờ nhờ cho ta cảm giác nó được chụp vào buổi tối dưới ánh đèn neon yếu ớt. Vậy cụ thể nhiệt độ màu là gì. Người ta dùng nhiệt độ K để chỉ nhiệt độ màu. Khi nung nóng một thanh sắt, thì tại một nhiệt độ bất kỳ nào đó, thanh sắt sẽ phát ra một màu nhất định. Dựa trên hiện tượng này người ta đo đạc và đưa ra khái niệm nhiệt độ màu. Về cơ bản thì nhiệt độ càng thấp, ánh sáng càng đỏ, nhiệt độ càng cao thì ánh sáng càng xanh. Ví dụ khi ta bật bật lửa gaz lên thì phần màu vàng phía trên ngọn lửa có nhiệt độ thấp hơn phần màu xanh của ngọn lửa, trong hàn hơi (gió đá) cũng vậy. Vậy lần sau khi mồi thuốc lá bạn nên dí điếu thuốc vào phần có lửa xanh nhé, nhanh hơn cỡ vài phần của giây đấy :). Thế nào là một bức ảnh/hình đúng nhiệt độ màu? Lấy gì làm chuẩn? Trong nhiếp ảnh và in ấn một bức ảnh/hình được gọi là đúng nhiệt độ màu nếu những vật thể, chủ đề trong bức ảnh/hình đó có màu sắc giống như vật thể, chủ đề thực khi so sánh trong cùng điều kiện ánh sáng trắng (day light), hay ánh sáng có nhiệt độ 5,500 độ K. Làm sao để xác định được nhiệt độ màu của nguồn sáng? Chắc bạn sẽ nghĩ ngay tới máy đo. Vâng đúng như thế, nhưng nếu bạn không muốn hay không sẵn sàng chi cho khoản tiền vài trăm tới trên dưới một ngàn USD thì cũng ổn thôi. Thực ra chụp ảnh không phải là một ngành đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Việc chênh nhau vài chục độ K hay thậm chí 100 độ K thì cũng chả khác nhau là mấy. Trong thực tế thì ta có thể tạm dùng các loại film chụp ảnh, filter trên ống kính hay trên đèn để có được bức ảnh đúng nhiệt độ màu trong những trường hợp cụ thể. Dùng như thế nào, loại nào thì chắc bạn phải hỏi nhà sản xuất, tôi thì chịu. Đối với đa số các máy kỹ thuật số thì thường máy sẽ có cách để tự động nhận biết nhiệt độ màu của chủ đề sắp chụp (Auto White Balance) mặc dù đôi lúc các tính [...]... người học sẽ học một số nguyên tắc cơ bản nhất của nhiếp ảnh và cách tận dụng những chế độ mặc cảnh thông dụng để chụp ảnh Chuẩn bị Thiết bị: Bất cứ máy ảnh du lịch nào Mục tiêu: Nắm được những nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh để giúp chụp những bức ảnh đẹp cũng như tận dụng được các chức năng mặc cảnh của máy ảnh Thời gian cần thiết: 20 phút Các nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc phần ba Một số máy ảnh tích... Portrait Ảnh: Shawn Low/Cnet Một số người chụp thích để phía hậu cảnh mờ để nhấn mạnh hơn vào đối tượng Thông thường, chế độ nhận diện khuôn mặt sẽ tự động canh nét vào mặt người chụp và chọn độ mở thích hợp (độ mở lớn) để tạo một ảnh chân dung nổi hơn trên nền hậu cảnh Chế độ phong cảnh (Landscape) Chụp bằng chế độ Landscape Ảnh: Shawn Low/Cnet Chế độ phong cảnh khá hữu dụng cho việc chụp cảnh thông... Những máy ảnh hiện đại ngày nay đều cho phép người chụp đẩy tốc độ chụp lên rất cao hoặc giảm tốc độ chụp xuống rất thấp để bù trừ lượng ánh sáng giới hạn bởi khẩu độ, cho ra tác phẩm hết sức thú vị Ảnh chụp dòng thác nước bằng ND filter Ảnh: cameradigital.net Khẩu độ lớn sẽ tạo ra DOF mỏng tách chủ thể ra khỏi tiền cảnh và hậu cảnh, song do ảnh hưởng của một số điều kiện ánh sáng, đôi khi người chụp không... những trang bị quan trọng đối với những người theo nghề ảnh, nhất là với những người chuyên chụp phong cảnh, động vật và phóng viên ảnh thể thao Trong nhiếp ảnh, khái niệm tốc độ an toàn là khi chụp với tốc độ đóng màn trập nhỏ hơn tỷ lệ một trên độ dài tiêu cự thì sẽ thu được hình ảnh có độ nét chấp nhận được (ví dụ, 1/50 giây là tốc độ an toàn khi chụp tại tiêu cự 50mm) Tuy nhiên, trên thực tế, cách... lam sẽ được kích lên để bức ảnh trông rực rỡ hơn Máy ảnh ở chế độ này cũng sẽ lựa chọn độ mở thích hợp sao cho toàn bộ khung cảnh đều được nét Chế độ chụp bãi biển/tuyết (Snow/Beach) Chụp bằng chế độ Snow/Beach Ảnh: Chee-onn Leong/Cnet Máy ảnh sẽ tự giảm phơi sáng để tránh hiện tượng cháy sáng do độ sáng chênh lệch giữa tuyết hoặc nước biển so với cảnh vật xung quanh Vì thế, ảnh sẽ trông hơi tối hơn để... khi chụp bằng máy ảnh khổ rộng (large format) cùng thiết bị, người chụp vẫn cần gắn cố định máy để thực hiện các thao tác kỹ thuật ngay cả khi phơi sáng đủ ngắn để không dùng tripod Hoặc khi chụp ảnh HDR hay ghép panorama, cần chân máy để chụp các bức hình liên tiếp ăn khớp với nhau, nhờ đó phần mềm ghép ảnh sẽ chạy nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn 4 Chụp ảnh chân dung Một số nhiếp ảnh. .. Hầu hết máy ảnh du lịch hiện nay sẽ tự động tăng tốc độ chụp nếu ánh sáng nhiều (như chụp dưới ánh nắng) Tuy nhiên, vẫn có những cách có thể buộc máy ảnh tăng tốc độ chụp nhưng vấn đề này sẽ được bàn tới ở những bài sau Ở bài này, người học chỉ cần nhớ tốc độ nhanh sẽ giúp đóng băng chuyển động và tránh cho ảnh khỏi bị mờ do độ rung của tay cầm máy Tốc độ chậm Tốc độ chậm được dùng cho ảnh chụp đêm Tuy... xuất hiện khi bạn không có vị trí chụp ảnh thuận chiều với ánh sáng Và trong tư thế chụp ảnh ngược ánh sáng ấy, bạn sẽ có được một bức ảnh như được phủ lên một màn sương trắng và toàn bộ bức ảnh không được rực rỡ trong ánh sáng như quang cảnh khi bạn ngắm chụp Hiện tượng này gây ra bởi hiệu ứng lóe sáng và mờ Hãy để ý đến hiệu ứng này (lóe sáng và bóng mờ) trong khi chụp ảnh ngược sáng Bạn có thể giảm... bạn dịch chuyển gần hơn tới cảnh cần chụp, các đối tượng ở gần sẽ tăng kích cỡ nhanh hơn các đối tượng ở xa (điều này không phải ai cũng biết) Chính nguyên tắc thứ hai thường bị người chụp bỏ quên Do phối cảnh được quyết định chỉ bởi vị trí đặt máy ảnh, bạn có thể thấy rằng phối cảnh dễ chịu nhất thường là cảnh được nhìn ở một khoảng cách rất xa Để tạo khuôn hình với phối cảnh kiểu như vậy, bạn cần phải... được khi sử dụng ống wide Do vậy, nếu ở một khung cảnh trải dài và có màu sắc đặc biệt, các nhiếp ảnh gia sẽ chọn ống kính tele để thể hiện nó Ngoài ra, chụp ảnh phong ảnh chính là nhiếp ảnh ngoài trời, mà nhiếp ảnh ngoài trời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ánh sáng tự nhiên Ánh nắng gắt vào tầm trưa giúp đẩy cao màu sắc và độ sáng nhưng có thể khiến ảnh bị xỉn hay nhợt do cân bằng trắng hoạt động

Ngày đăng: 18/10/2014, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w