Chuyển động song song với chủ thể

Một phần của tài liệu tự học chụp ảnh, học chụp ảnh (Trang 50 - 55)

Tốt nhất là nên tập luyện với kỹ thuật này. Để có kết quả tốt nhất, hãy chuyển động theo hướng song song với chiều chuyển động của đối tượng để bắt được trúng nét.

5. Lấy nét

Nếu không, có thể dùng máy ảnh lấy nét tự động. Chỉ cần ấn nút chụp nửa chừng, máy ảnh sẽ tự động lấy nét và tùy thuộc vào tốc độ, bạn sẽ “bắn” trúng hay không.

Nếu máy ảnh không đủ nhanh để lấy nét tự động, bạn sẽ lấy nét trước cho camera vào điểm mà bạn sẽ hạ cửa trập. Khi hạ cửa trập (nhẹ nhàng để chống rung máy), hãy tiếp tục quét máy theo chiều chuyển động của chủ thể, ngay cả khi bạn nghe máy báo hiệu đã chụp xong. Việc này sẽ làm cho việc làm nhòe hậu cảnh diễn ra rất mượt từ đầu đến cuối, không bị hẫng.

Một điều cần lưu ý là bạn cần phải kiên nhẫn khi thực hành panning. Hãy tìm đến các sự kiện như đua xe hoặc tiếp cận đường cao tốc. Ở đó, đường sẽ vắng và có xe đi với tốc độ cao, mang đến điều kiện thuận lợi cho các tay máy mới bắt đầu.

Để chụp được ảnh cận cảnh tuyệt đẹp

(Dân trí)- Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời chiến Robert Capa đã từng nói: “Nếu ảnh của bạn không được đẹp có nghĩa bạn chưa đứng đủ gần”. Câu nói này dành cho kiểu ảnh macro (cận cảnh). Ngày nay, máy ảnh compact du lịch có thể chụp rất gần đối tượng, thậm chí là chỉ cách 1cm.

Chúng ta vẫn biết hoa lá, côn trùng, động vật… là những đối tượng lý tưởng để chụp ảnh macro. Tuy nhiên, những vật dụng gần gũi hàng ngày với chúng ta, như cái kẹo hay tách café cũng cho ta những bức ảnh cận cảnh tuyệt đẹp. Một số máy ảnh du lịch (point-and-shoot) cho phép chụp ảnh macro và nhờ vào sự tinh tế của “tay máy” chúng ta sẽ vẫn có thể có được những tấm ảnh cận cảnh đẹp không kém các máy ảnh chuyên nghiệp.

Nghe có vẻ rất dễ chụp ảnh cận cảnh nhưng có một số yếu tố có thể làm hỏng bức hình của bạn. Sau đây là những thủ thuật giúp bạn “chộp” được những tấm ảnh đẹp ở chế độ Macro.

Có máy ảnh cho chụp Macro với khoảng cách 1cm

Ảnh chụp cận cảnh được xem là đẹp khi nó đáp ứng được độ sắc nét và đầy đủ chi tiết của từng yếu tố trong tấm ảnh. Vì thế, bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng của máy ảnh để căn lấy khoảng cách tiêu cự tối thiểu của ống kính ở chế độ Macro. Một số máy ảnh point-and-shoot sẽ phát sáng đèn trên màn hình LCD để báo cho người dùng biết máy không thể lấy được tiêu cự của đối tượng chụp vì quá gần.

Tuy nhiên, lúc chụp xong ảnh, khi xem lại ảnh ở chế độ Playback, bạn nên zoom vào để kiểm tra khu vực mà bạn muốn lấy nét có đầy đủ chi tiết, có sáng rõ không.

2. Nín thở

Gió thổi sẽ khiến cánh hoa rung rinh làm cho ảnh bị mờ

Chụp ảnh trong điều kiện môi trường có thể kiểm soát được, như studio hay trong phòng, thì bạn không phải lo nghĩ nhưng nếu chụp ở ngoài trời, với cây lá cành hay là ong bướm… thì chỉ cần một làn gió thổi cũng có thể phá hỏng cả bức ảnh chụp macro của bạn. Vì thế, để hạn chế tối đa sự “phá bĩnh” này, bạn nên nín thở để không làm lay động những vật thể bé xíu đang trong tầm ngắm của ống kính.

Tuy nhiên, bạn không thể nào “lấy tay che cả bầu trời”, thế nên, để tránh bị gió thổi thì bạn nên đặt chiếc túi hay nhờ bạn bè chắn hộ hướng gió để đảm bảo sự tĩnh lặng trong khi “tác nghiệp”.

Đèn flash sẽ hỗ trợ máy ảnh khi thời tiết không như mong muốn

Đôi khi thời tiết không chiều lòng con người, lúc thì trời nắng chang chang, lúc thì mây đen kéo đến đúng lúc bạn giơ máy lên để chụp. Vì thế, lúc này bạn chỉ còn cách bật đèn flash tích hợp.

Sau khi đã chụp ảnh xong, bạn có thể khắc phục chất lượng ảnh bằng cách bù sáng để trông ảnh mượt mà hơn.

Còn nếu không, hãy chờ đến lúc trời trong xanh trở lại để “tác nghiệp” vì ánh nắng mặt trời luôn cho ảnh đẹp nhất.

4. Sắp xếp gọn gàng không gian xung quanh

Thu gọn không gian để máy ảnh không bị lệch tiêu cự

Bạn nên cố gắng dọn dẹp gọn hàng không gian khung quanh vì có thể chính chúng sẽ khiến máy ảnh không lấy được nét như mong muốn.

Mắt người thường bị cuốn hút bởi các màu sắc bắt mắt vì thế bạn nên thay đổi góp chụp hoặc di chuyển các vật thể xung quanh để ảnh chụp của bạn được gọn gàng hơn.

5. Để ISO thấp và dùng chân đế tripod

Ngoài việc giảm tối đa sự “can thiệp” của các vật thể khác thì bạn cũng nên giảm sự tác động của chính máy ảnh làm xấu tác phẩm của mình.

Bạn nên đặt chế độ nhạy sáng ISO thấp nhất và tốt hơn nữa là dùng chân đế tripod để giữ máy khi chụp. Và, để tránh rung tay thì chụp ảnh ở chế độ hẹn giờ.

Để chụp ảnh thật đẹp trong ánh sáng tối

(Dân trí) - Sinh nhật bạn gái, bạn muốn chụp một tấm ảnh thổi nến lung linh trong bóng tối nhưng “tác phẩm” thật tệ hại. Câu trả lời thật đơn giản, bởi chụp ảnh trong nhà và thiếu ánh sáng không đơn giản chỉ là “point and shoot”. Vài mẹo hay sau đây sẽ giúp bạn.

Tránh dùng đèn Flash khi có thể

Dùng đèn flash có vẻ như là giải pháp lý tưởng của hầu hết người dùng khi cần chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tối. Tuy nhiên, ảnh flash có nhiều điểm yếu riêng. Đèn flash vừa “phá đám” khoảnh khắc trọng đại của nhân vật chính lúc đó vừa làm biến dạng màu sắc và làm thay đổi tông màu nền của bức hình. Rắc rối này chắc chắn xảy ra với những đèn flash rẻ tiền tích hợp trong các dòng máy ảnh số compact hiện nay.

Ảnh chụp trong ánh sáng tối không dùng đèn flash cũng khá đẹp

Vậy lúc này cần thay thế bằng chức năng nào?

Có lẽ tốt nhất lúc này là nên cài đặt ISO của máy ở chế độ “nhạy sáng” - “light sensitivity”. Với máy ảnh dùng phim nhựa truyền thống có độ nhạy sáng cao (ISO 800 trở lên) phù hợp với điều kiện ánh sáng tối như thế này. Phim độ nhạy sáng cao có thể chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu và ảnh chuyển động nhanh nhưng ảnh sẽ có độ hạt lớn. Chế độ này có thể tạo hiệu ứng nghệ thuật. Tuy nhiên, chế độ ISO cao trên máy ảnh số sẽ tạo độ nhiễu (noise) màu – có đôi chút đốm xanh đỏ phân tán trên ảnh.

Hầu hết các máy ảnh “point and shoot”, thậm chí cả những máy có chức năng chỉnh bằng tay, đều cho ảnh rất xấu khi chụp với độ nhạy sáng trên 400 ISO. Vì thế, bạn nên giảm ISO nhưng như thế có nghĩa là bạn phải chấp nhận tốc độ phơi sáng hơi lâu.

“Xóa sổ” ảnh bị mờ

Độ phơi sáng dài đôi khi cho các hiệu ứng rất đẹp

Độ phơi sáng dài sẽ khiến cho tấm ảnh chụp bị mờ cho dù đối tượng chụp có di chuyển hay không. Vài thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ được những bức ảnh bị mờ.

- Hãy bắt đầu bằng khẩu độ - độ mở ống kính (aperture) lớn nhất mà camera cho phép. Sử dụng chế độ ưu tiên aperture nếu máy ảnh của bạn có chức năng này và đặt ở mức f/1.8 hoặc thấp nhất có thể. Khẩu độ lớn cho phép chúng ta chụp ảnh ở môi trường thiếu ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo độ sáng cho bức ảnh và không cần phải bật flash hay kích ISO lên cao.

- Nếu có ống zoom thì zoom ảnh nhỏ đến mức có thể. Lúc đó, ánh sáng sẽ thu được nhiều hơn về cảm biến và thời gian phơi sáng sẽ giảm xuống.

- Nếu thời gian phơi sáng vẫn dài và bạn sợ chụp ảnh bị rung thì nên dùng giá đỡ ba chân.

- Để tránh rung tay khi chụp thì bạn nên dùng chức năng chụp hẹn giờ. Hầu hết các máy ánh chụp ảnh hẹn giờ trong 2 giây cho chất lượng khá tốt, đặc biệt khi phải để chế độ phơi sáng dài.

Cân bằng trắng

Một khó khăn nữa khi chụp trong các trường hợp có điều kiện ánh sáng tối là ÁNH SÁNG. Các ánh đèn neon trên các dải phố sẽ khiến cho ảnh chụp có tông màu vàng hoặc xanh.

Lúc này, bạn nên chỉnh lại chế độ cân bằng trắng (white balance) cho máy ảnh. Bạn nên chọn các chế độ có sẵn trong máy để tìm ra cân bằng trắng phù hợp để tạo các tông màu trung tính. Nếu các tùy chọn được thiết lập sẵn không vừa ý bạn thì bạn phải tự chỉnh cân bằng trắng bằng tay và phải sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, như Photoshop, để hỗ trợ.

Giảm độ nhiễu (noise) ảnh

Ảnh chụp trong bóng tối đã được giảm noise.

Chế độ ISO cao thường khiến cho ảnh chụp bị noise. Có nhiều cách để tránh rắc rối này. Phần mềm Photoshop có thể lọc được độ nhiễu của ảnh, làm mượt các điểm ảnh. Phần mềm chuyên dùng để diệt noise, như Noise Ninja, có thể loại bỏ hoàn toàn độ nhiễu này, tăng chất lượng ảnh chụp đáng kể mà không làm mờ ảnh hay ảnh hưởng đến các hiệu ứng khác.

Một phần của tài liệu tự học chụp ảnh, học chụp ảnh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w