Bài nâng cao kỹ năng nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu tự học chụp ảnh, học chụp ảnh (Trang 58 - 62)

(TG@O) - 14 kỹ thuật và lưu ý sau sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng chụp ảnh như lấy nét, kiểm tra hậu cảnh, thay đổi góc nhìn, quy tắc 1/3...

1. Lấp đầy khuôn hình: Khi bạn chụp một tấm hình thông thường bạn muốn mô tả một thứ gì đó, vì vậy chủ thể chính cần phải nổi bật so với những gì còn lại của tấm hình.

Đấy cũng là lý do tại sao bạn có thể bổ sung thêm ảnh hưởng với tấm hình của bạn, song hãy để cho chủ thể chính chiếm giữ một vị trí quan trọng trong khuôn hình.

Lấp đầy khuôn hình có thể thực hiện bằng cách hoặc zoom vào hoặc tiến đến gần chủ thể hơn hoặc, tất nhiên, bằng việc kết hợp cả hai cách trên.

2. Kiểm tra hậu cảnh: Trước khi bấm máy cần kiểm tra hậu cảnh bằng cách xem lại màn hình xem có những thành phần không mong muốn xuất hiện trong khuôn hình hay không. Dy chuyển sang xung quanh cho đến khi bạn tìm được một vị trí mà những thành phần không mong muốn không còn xuất hiện trong khuôn hình.

3. Kiểm tra lại mẫu: Nếu bạn chụp ảnh chân dung hãy kiểm tra lại mẫu xem có những thành phần không mong muốn, có thể hơi tốn công một chút, chẳng hạn như quần áo không phẳng phiu hoặc bụi bẩn, tóc xõa xuống mặt...

4. Lấy nét tại đôi mắt: Điều này chỉ áp dụng với ảnh chân dung, nhưng thường thì bạn vẫn muốn đôi mắt được nét, vì thế hãy tập trung vào đôi mắt.

5. Kiểm tra những lỗi cúp hình: Nếu bạn không muốn đưa tất cả mẫu vào trong cùng khuôn hình, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn lựa một cách thông minh nơi cần cắt cúp anh/chị nào đó. Đừng cắt mất các ngón tay, một phần đầu, hoặc một chút của khủy tay... đây là những điểm không tốt và thường gây ra hiểu lầm.

6. Chụp đứng máy: Phần lớn những bạn mới cầm máy thường có thói quen hay chụp ngang máy, một chỉ dẫn nhỏ: nếu bạn có thể chụp cả đứng máy và ngang máy thì sau này bạn sẽ có cơ hội tốt để lựa chọn tấm hình mà bạn ưng ý hơn.

7. Thay đổi góc nhìn: Đừng dùng lối tiếp cận của khách du lịch trong nhiếp ảnh và chụp bất cứ thứ gì mà bạn bắt gặp, thử tìm cách nhìn sự vật với một góc nhìn thấp hơn (nằm trên mặt đất) hoặc từ một góc nhìn cao hơn (trèo lên trên một chiếc ghế hoặc một thứ gì đó chẳng hạn). Ảnh của bạn sẽ ấn tượng hơn đơn giản vì người xem sẽ nhìn sự vật từ một góc nhìn khác lạ.

8. Làm quen với quy tắc 1/3: Có thể đây là một điều ABC của nhiếp ảnh. Nếu bạn chưa từng nghe nói đến thì đây là thời điểm tốt để bạn thực hành. Hãy làm quen với quy tắc 1/3.

9. Chụp nhiều: Điều này có thể sẽ thay đổi về sau này khi mà bạn muốn chụp ít đi, nhưng khi mới bắt đầu thì hãy chụp thật nhiều, đây là điều thú vị của máy kỹ thuật số. Sau đó, hãy xem lại ảnh của bạn xem cái nào bạn thích và tại sao.

10. Tham gia vào cộng đồng những người nhiếp ảnh: Bạn sẽ phải kinh ngạc là bạn học thêm được nhiều đến mức nào khi đọc những gì mà mọi người viết về các bức ảnh của bạn. Tham gia vào một cộng đồng những người nhiếp ảnh trên mạng và hãy trở nên tích cực, gửi ảnh của bạn để có được nhận xét, phê bình của người khác và nhận xét ảnh của người khác ngay cả khi ảnh của họ tốt hơn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn học cách nhìn ảnh bằng con mắt khác.

11. Học từ người khác: Phần lớn các nhà nhiếp ảnh đều bắt đầu bằng cách "bắt chước" theo một ai đó, người đã truyền cảm hứng cho họ. Nếu bạn xem một bức ảnh mà nó làm cho bạn phải thốt lên "thật tuyệt" thì hãy dành chút thời gian để nghiên cứu nó xem tại sao nó lại tạo ra ấn tượng như vậy đối với bạn? Do bố cục, màu sắc hay ánh sáng...

12. Học từ chính bạn: Học từ những sai lầm của bạn, chụp... chụp... chụp, và hãy nhớ xem điều gì thành công và điều gì không thành công ở những lần chụp khác trong cùng một hoàn cảnh tương tự. 13. Chỉ trưng ra những tấm hình tốt nhất: Nếu bạn định mở một gallery để trưng bày ảnh của bạn, hãy trưng những gì tốt nhất mà không nên trưng ra tất cả những gì bạn có. Giữ những phần còn lại cho riêng bạn hoặc để đến những forum nơi bạn có thể đưa chúng ra để tranh thủ ý kiến của người khác.

14. Vui vẻ: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả, đó là thoải mái, tận hưởng niềm vui. Chống “mốc” máy ảnh

(TG@) - Anh bạn tôi cắc ca cắc củm để dành 2 năm, vay thêm ngân hàng 20 triệu đồng để mua một bộ máy chụp hình dạng trung bình, có 2 ống kính rời. Thế nhưng chỉ trong vòng 6 tháng, chiếc máy và ống kính anh bỗng nhiên xuống cấp trầm trọng vì... mốc, căn bệnh thường gặp của những cỗ máy đắt tiền và khó chịu này

Lens bị mốc do bảo quản không cẩn thận Do thời tiết

Cứ đến khoảng giữa mùa hạ đầu mùa thu là các cửa hàng sửa chữa máy chụp ảnh sẽ có lượng khách hàng tăng đột biến với đủ thứ bệnh, mà căn bệnh mốc ống kính và máy chụp ảnh phổ biến nhất.

Đèn trái ớt trong tủ chống ẩm

Anh Ngọc Thuận, một kỹ thuật viên của Chung Minh Camera, cho biết: “Ở những chiếc máy ảnh KTS, do có nhiều bộ phận được làm bằng điện tử nên rất dễ chạm mạch khi sử dụng máy ở những nơi có gần hơi nước, hoặc đi mưa làm ướt máy!”. Do nhiều người khi sử dụng máy trong mùa mưa khi về

nhà không đưa máy vào hệ thống sưởi nhiệt, vậy là máy bị “bệnh” ngay. Khi hơi nước lan vào mạch điện tử, việc chập mạch sẽ gây hư hỏng trên diện rộng khi có luồng điện đi ngang, điều này không chỉ đưa chiếc máy đến bệnh viện mà còn biến chiếc máy thân yêu của bạn thành bộ sưu tập trưng bày trong tủ kính. Đôi khi hai đầu pin bị thấm nước, chiếc máy ảnh sẽ biến thành một quả đạn với cú nổ bất ngờ do bị kích điện hay chập pin.

Do chống trầy

Sở hữu một chiếc máy đắt tiền, nhiều người sẽ ủ máy và ống kính bằng khăn lông mịn màng giúp máy chống trầy xước. Có nhiều người cẩn trọng, để máy và ống kính ngay trong tủ sách hay tủ quần áo nhằm chống ánh nắng nhiệt đới gây hư hỏng các bộ phận nhựa của máy và ống kính. Vậy mà máy vẫn hư bởi điều đơn giản: những chỗ này chính là nơi giúp máy tăng tốc độ “mốc” khi mà giấy và sợi vải có tính hút ẩm khá cao, sẽ truyền hơi nước sang đồ vật để chung.

Với máy ảnh, nếu mốc hay dính nước có thể nhanh chóng sấy khô hay phơi nắng để hơi nước bay đi, lau sạch vết ố là có thể sử dụng. Nhưng với chiếc ống kính, chỉ cần một vế mốc trong thấu kính, chiếc ống kính đó xem như giảm giá trị đến 60% bởi độ tinh tế và sắc nét. Nếu khắc phục bằng cách đi lau thấu kính, tuổi thọ của ống kính cùng chất lượng quang học sẽ giảm đi đáng kể.

Một tủ chống ẩm tự chế cho máy ảnh Cách chống ẩm

Nếu có điều kiện, chỉ cần mua một chiếc tủ chống ẩm với giá từ 100 USD đến 400 USD là xong. Nhưng với những tay máy không chuyên nghiệp, cách bình dân nhất vẫn là để máy sau chiếc TV, hay tự làm một tủ sưởi nhỏ để máy sau khi sử dụng. Với hơn 300.000 đồng, bạn có thể có ngay một chiếc tủ sưởi máy tự chế cho mình và bạn bè. Vòng quanh các khu bán đồ điện tử, hay chợ Dân Sinh (TPHCM), bạn chỉ cần mua 1 kg hạt hút ẩm silicagen (hay tự rang gạo ở nhà). Để những gói hạt này dưới đáy một chiếc tủ kính nhỏ và kín. Sau đó nối 1 bóng đèn khoảng 5-8 W vào tủ kèm theo 1 nhiệt kế. Nếu máy ảnh không có nhu cầu sử dụng, cứ để trong tủ sẽ hoàn toàn yên tâm. Đôi khi gặp trời mưa hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm, bạn cứ bật đèn lên và duy trì nhiệt độ khoảng 30-45 độ C để máy có thể duy trì được sự ổn định.

Một phần của tài liệu tự học chụp ảnh, học chụp ảnh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w