Khi nào phải dùng tripod

Một phần của tài liệu tự học chụp ảnh, học chụp ảnh (Trang 28 - 31)

Tripod là một trong những trang bị quan trọng đối với những người theo nghề ảnh, nhất là với những người chuyên chụp phong cảnh, động vật và phóng viên ảnh thể thao.

Trong nhiếp ảnh, khái niệm tốc độ an toàn là khi chụp với tốc độ đóng màn trập nhỏ hơn tỷ lệ một trên độ dài tiêu cự thì sẽ thu được hình ảnh có độ nét chấp nhận được (ví dụ, 1/50 giây là tốc độ an toàn khi chụp tại tiêu cự 50mm). Tuy nhiên, trên thực tế, cách này chỉ áp dụng tốt với ống kính góc rộng tới tiêu cự trung bình, nhưng tương đối khó thực hiện với ống kính tele, vì tốc độ càng nhanh, ánh sáng vào càng ít, đồng nghĩa với bức ảnh bị thiếu sáng. Bên cạnh đó, yếu tố thể lực cũng ảnh hưởng rõ rệt việc có cầm chắc máy ảnh hay không (hiển nhiên khi thể lực sung mãn, người chụp cầm máy sẽ chắc tay hơn khi vừa đói, vừa mệt). Hơn nữa, tốc độ an toàn thực tế chỉ đúng với máy phim và dòng full frame, còn trên dòng máy dùng cảm biến crop, cần chụp với tốc độ nhanh hơn (do cảm biến nhỏ hơn nên ảnh thu được luôn bị phóng đại). Những khó khăn trên hoàn toàn có thể khắc phục nếu sử dụng tripod.

Sau đây là phần hướng dẫn của nhiếp ảnh gia Roger W.Hicks đăng trên trang Shutterbug. 6 lý do để sử dụng tripod.

Bức ảnh trên chụp từ đỉnh một tòa tháp đồng hồ. Sau khi trèo hàng trăm bậc thang để đến được đây, người chụp hẳn đã rất mệt. Lúc này lý tưởng nhất là dùng tripod. Ảnh: Shutterbug.

1. Vùng ảnh rõ

Thông thường, khi chụp với tốc độ an toàn cần mở khẩu lớn hơn cần thiết cho vùng ảnh rõ, nhất là khi chụp đối tượng tĩnh như nội thất hay kiến trúc. Khi chụp đối tượng di chuyển có thể gây một số khó khăn, nhưng để giữ đối tượng đứng yên một vài giây vẫn dễ hơn so với việc bạn giữ yên máy ảnh trong một phần mười giây. Đối với ảnh macro, sử dụng tripod cũng cho hiệu quả tốt hơn rõ rệt vì vùng ảnh rõ thường bé, mở màn trập lâu do khẩu độ hiệu quả rất nhỏ.

2. Khi dùng tripod, có thể hạ thấp độ nhạy sáng (ISO).

Thông thường, để ảnh đủ sáng, bạn phải mở màn trập lâu hơn bù cho khẩu độ nhỏ (hoặc đã chỉnh khẩu lớn nhất của lens nhưng ảnh vẫn thiếu sáng), hoặc phải đẩy ISO lến hay dùng film nhạy sáng hơn. Nhưng với ISO thấp, ảnh thu được vẫn có chất lượng cao hơn, màu tốt hơn, ảnh sắc nét hơn, nhiễu hạt ít hơn.

3. Cố định góc nhìn.

Ví dụ điển hình là khi phải sắp đặt mẫu hoặc bộ thiết bị trong studio. Khi sắp đặt, người chụp sẽ phải nhìn qua viewfinder và tuỳ chỉnh mẫu từng chút một. Nếu máy không được cố định, thì người chụp không thể chắc là có đưa được máy vào lại đúng vị trí trước đó hay không.

Cũng như vậy, khi chụp bằng máy ảnh khổ rộng (large format) cùng thiết bị, người chụp vẫn cần gắn cố định máy để thực hiện các thao tác kỹ thuật ngay cả khi phơi sáng đủ ngắn để không dùng tripod. Hoặc khi chụp ảnh HDR hay ghép panorama, cần chân máy để chụp các bức hình liên tiếp ăn khớp với nhau, nhờ đó phần mềm ghép ảnh sẽ chạy nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. 4. Chụp ảnh chân dung.

Một số nhiếp ảnh gia chụp chân dung thích nhìn và điều chỉnh người mẫu cũng như ánh sáng trực tiếp hơn là qua viewfinder, vì nó giúp họ cảm nhận, nắm bắt bức ảnh tốt hơn. Người mới chụp sẽ phải thực hành nhiều cách cảm nhận đó để có thể điều chỉnh mẫu không di chuyển ra ngoài khuôn hình hay vùng lấy nét khi sử dụng tripod cố định khuôn hình.

5. Sử dụng tripod đỡ mỏi tay khi phải cầm máy quá lâu.

Trong khi bạn setup khuôn hình, điều chỉnh mẫu, tripod giúp giữ máy, giữ cố định luôn khuôn hình bạn muốn chụp.

6. Khi setup máy lên tripod, thường thì ít người dám đứng lại đủ lâu chắn ngang tầm nhìn người chụp. Đây là một cách sử dụng hàng rào tâm lý rất hiệu quả.

Sử dụng tripod có những thuận lợi như trên, nhưng cũng có 6 lý do bạn không nên dùng, tất nhiên là ở một chừng mực nào đó.

Sử dụng tripod mini. Ảnh: Shutterbug. 1. Tính linh hoạt.

Nhiều khi tình huống ảnh hay lại trôi qua trong khi người chụp đang mải lắp tripod. 2. Bị cấm sử dụng tripod.

Có một số ít nơi cấm sử dụng tripod, vì nơi đông người đi lại, khi đặt chân máy có thể làm vướng lối đi của người khác hoặc đấy đơn giản là chỉ là một quy định đã được ban ra. Khi đó có 2 lựa chọn. Một là xin phép với thái độ thật cầu thị, đôi khi có thể phải trả tiền, nhưng thường là được. Cách thứ hai là sử dụng thiết bị khác thay cho tripod.

3. Ở bề mặt không ổn định.

Mục đích dùng tripod là để giữ cố định máy ảnh, giảm tối thiểu rung lắc gây nhòe ảnh. Nhưng nếu đang ở trên bề mặt không ổn định như boong tàu (trừ trường hợp tàu rất lớn) hoặc sàn tàu hỏa thì chụp bằng tay lại ít rung hơn là đặt trên tripod.

4. Chân máy quá to và nặng.

Rất nhiều người bắt đầu chụp ảnh, thường nghe theo các lời khuyên từ các diễn đàn về nhiếp ảnh, đã mua tripod quá to và nặng để có thể mang theo trong các chuyến đi. Bạn nên nhớ một điều đơn giản là một tripod nhẹ luôn mang theo sẽ luôn luôn hữu ích hơn một tripod chắc chắn đang cất ở nhà.

5. Mua phải một tripod yếu.

Ngược với điều 4 ở trên, khi đó tripod không thể giữ máy bạn đủ vững, vì vậy đừng mang nó theo. 6. Có nhiều thiết bị hỗ trợ tốt hơn tripod.

Ở những nơi cấm sử dụng tripod cỡ lớn, bạn có thể dùng tripod để bàn, monopod, để gắn… để giảm thiểu hiện tượng nhòe ảnh.

Ví dụ, đi chụp với máy Leica nhỏ gon, rõ ràng dùng tripod kim loại to, nặng không thể thuận tiện như dùng tripod composite như SLIK Snapman hay Velbon Maxi 343i, hoặc dùng chân để bàn Ultra Pod II cực nhẹ, có thể treo ngay dưới máy khi không dùng. Những chân này có thể chụp qua cửa kính (đưa chân hướng về kính và chụp qua đó hoặc đè lên ngực để lấy điểm tựa. Khi đi chụp bằng máy lớn, ví

dụ như máy khổ trung 5x7 inch hoặc lớn hơn (medium format), có thể dùng chân Gitzo hay chân đơn IFF...

Một gợi ý khác khi dùng chân để bàn là sử dụng ngực như là điểm tựa, thở nhẹ ra, tạm ngừng và bấm mở màn trập, tiếp tục thở nhẹ. Và đừng cố giữ hơi thở.

Một phần của tài liệu tự học chụp ảnh, học chụp ảnh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w