1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trang dạy và học tiếng anh ở THPT nguyên nhân và biên pháp

42 4,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 315 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 I.1 Lý do khách quan 3 I.2 Lý do chủ quan: 4 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4 IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 IV.1 Khách thể nghiên cứu 5 IV.2 Đối tượng nghiên cứu 5 V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 5 V.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 5 V.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT 6 I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 6 I.1 Phương pháp: 6 I.2 Phương pháp dạy học: 6 I.3 Các đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học 7 I.4 Phân loại các phương pháp dạy học 7 I.5 Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống 9 I.5.1 Nhóm phương pháp dạy học dùng lời 9 I.5.2 Nhóm phương pháp dạy học trực quan 12 I.5.3 Nhóm các phương pháp thực hành 12 I.6 Một số phương pháp dạy học hiện đại 13 I.6.1 Dạy học giải quyết vấn đề: 13 I.6.2 Dạy học theo nhóm nhỏ 13 I.6.3 Dạy học theo dự án 14 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 15 II.1 Một số phương pháp dạy học tiếng Anh 15 II.1.1 Phương pháp Ngữ pháp – Dịch 15 II.1.2 Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp) 16 II.1.3 Phương pháp Nghe – Nói 19 II.1.4 Phương pháp Giao tiếp 21 III. MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH 24 III.1 Bản chất của việc đổi mới PPDH tiếng Anh: 24 IV. VAI TRÒ MỚI CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC THPT 27 I. TỔ CHỨC KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 27 II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC KHẢO SÁT………. 27 II.1 Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường được khảo sát 27 III. NGUYÊN NHÂN: 34 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 35 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37 I. KẾT LUẬN 37 II. KHUYẾN NGHỊ 39 II.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 39 II.2 Với trường THPT 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC  Tiểu luận Giáo Dục Học Đề tài: Giảng viên hướng dẫn: Lê Trung Chính Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Phượng Liên Lớp: 2B07 - Khoa: Tiếng Anh Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2009 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC 1 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5/2009 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 4 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 I.1Lý do khách quan 4 I.2Lý do chủ quan: 5 II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5 III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 IV.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6 IV.1Khách thể nghiên cứu 6 IV.2Đối tượng nghiên cứu 6 V.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 V.1Phương pháp nghiên cứu lý luận: 6 V.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT 7 I.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 7 I.1Phương pháp: 7 I.2Phương pháp dạy học: 7 I.3Các đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học 8 I.4Phân loại các phương pháp dạy học 8 I.5Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống 10 I.5.1Nhóm phương pháp dạy học dùng lời 10 I.5.2Nhóm phương pháp dạy học trực quan 13 I.5.3Nhóm các phương pháp thực hành 13 I.6Một số phương pháp dạy học hiện đại 14 I.6.1Dạy học giải quyết vấn đề: 14 I.6.2Dạy học theo nhóm nhỏ 14 I.6.3Dạy học theo dự án 15 II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 16 II.1Một số phương pháp dạy học tiếng Anh 16 II.1.1Phương pháp Ngữ pháp – Dịch 16 II.1.2Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp) 18 2 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học II.1.3Phương pháp Nghe – Nói 20 II.1.4Phương pháp Giao tiếp 22 III.MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH 25 III.1Bản chất của việc đổi mới PPDH tiếng Anh: 25 IV.VAI TRÒ MỚI CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC THPT 28 I.TỔ CHỨC KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 28 II.THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC KHẢO SÁT 28 II.1Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường được khảo sát 28 III.NGUYÊN NHÂN: 35 IV.MỘT SỐ BIỆN PHÁP 36 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 38 I.KẾT LUẬN 38 II.KHUYẾN NGHỊ 40 II.1Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 40 II.2Với trường THPT 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 3 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài I.1 Lý do khách quan Trong giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, với đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống của 45 quốc gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75% chương trình truyền hình phát bằng tiếng Anh, 3/4 bưu kiện thư tín viết bằng tiếng Anh (1) , bàn phím máy vi tính là bàn phím tiếng Anh, bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn ngữ làm việc của hội nghĩ đó nhất định cần phải dùng tiếng Anh…. Tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay được chính phủ và người dân chúng ta hàng năm bỏ ra rất nhiều công sức, tiền của vào việc dạy và học tiếng Anh. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì vai trò là cầu nối để giao lưu văn hóa, học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới càng được nhấn mạnh. Do đó có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của sự tác động to lớn của tiếng Anh đối với sự phát triển của xã hội, Nhà nước cũng như ngành Giáo dục đã đề ra các chính sách khuyến khích học tập, phổ biến chương trình dạy tiếng Anh rộng rãi đến từng các bậc học và gần đây là cả ở bậc tiểu học. Việc phổ cập tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông ngày càng phát sinh những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của giáo viên. Tuy vậy, trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức nước ta nhìn chung còn thấp, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập trong môi trường hội 4 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học nhập quốc tế còn yếu. Nguyên nhân là do việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học còn nhiều hạn chế, một bộ phận giáo viên dạy ngoại ngữ còn yếu kém về năng lực chuyên môn, lạc hậu về phương pháp, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ còn nghèo nàn, lạc hậu, …Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để nâng cao được chất lượng đào tạo đặc biệt về mặt phương pháp giảng dạy tiếng Anh. I.2 Lý do chủ quan: Giáo dục THPT hiện nay đã và đang từng bước nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục, song còn gặp nhiều bất cập đã được chỉ ra nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường THPT cần năng động, hiệu quả hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học tiếng Anh nói riêng. Là sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh luôn quan tâm về mặt phương pháp giảng dạy tiếng Anh đặc biệt ở các trường THPT và mong muốn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục, cũng như góp phần đào tạo thế hệ trẻ có năng lực tiếng Anh phục vụ cho bối cảnh đất nước trước thềm hội nhập. Xét theo định hướng và tầm nhìn trên, đề tài “Thực trạng việc dạy học tiếng Anh xét về phương pháp giảng dạy, nguyên nhân và biện pháp” được thực hiện mong góp phần đẩy lùi các bất cập, tồn tại trên thực trạng. II. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện nay tại các trường THPT. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PPDH tiếng Anh tại các trường THPT. III.Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, tổng hợp lý luận phương pháp dạy học. Khảo sát thực trạng sử dụng PPDH tiếng Anh bậc THPT. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên. 5 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh bậc THPT. IV.Khách thể và đối tượng nghiên cứu IV.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động giảng dạy tiếng Anh bậc THPT hiện nay. IV.2 Đối tượng nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh bậc THPT hiện nay. V. Các phương pháp nghiên cứu V.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm tài liệu lý luận về phương pháp dạy học và việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh bậc THPT V.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu khảo sát với đối tượng khảo sát: học sinh. Phỏng vấn sâu giáo viên giảng dạy tiếng Anh. Thu thập, phân tích và thống kê số liệu. 6 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT I. Phương pháp dạy học I.1 Phương pháp: Có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp vì nó là một khái niệm rất trừu tượng. Theo lý thuyết hoạt động phương pháp là cách thức của chủ thể tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà chủ thể phải đi theo để đạt được mục đích. Phương pháp là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc dùng để chỉ đạo thành công. Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung (Hêghen). Theo lý thuyết hệ thống thì hoạt động là một hệ thống bao gồm ba thành tố cơ bản: mục đích – nội dung – phương pháp. Phương pháp là con đường, là sự vận động của nội dung đến mục đích. Khi định nghĩa phương pháp không thể tách rời cái đích của nó. Một thành tố chỉ là phương pháp trong một hệ thống nhất định. Cũng thành tố ấy đặt trong một hệ thống khác có thể nó không còn là phương pháp nữa. Định nghĩa về phương pháp chỉ mang tính tương đối. I.2 Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển, học sinh tự tổ chức tự điều khiển nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Phương pháp dạy học theo nghĩa rộng bao gồm: • Phương tiện dạy học • Hình thức tổ chức dạy học 7 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học • Phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp I.3 Các đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học Phương pháp dạy học có tính mục đích: phương pháp dạy học bị qui định và chi phối bởi mục đích, mục tiêu giáo dục – đào tạo nói chung, các nhiệm vụ dạy học nói riêng. Ngược lại, phương pháp dạy học lại là cách thức, phương tiện, con đường nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học. Mối quan hệ giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học với phương tiện dạy học là mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích. Phương pháp dạy học có tính nội dung, nó là “hình thức về cách thức vận động bên trong nội dung”, là phương thức truyền tải nội dung từ người dạy, từ sách và các nguồn tài liệu tới người học cũng như là phương thức chiếm lĩnh các nguồn tài liệu đó của người học. Nó bị qui định và bị chi phối bới nội dung dạy học, mỗi môn học đều có phương pháp dạy học tương ứng. Khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các môn học, và nội dung các bài. Trong một bài học có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm đạt kết quả tốt nhất. Phương pháp dạy học có tính hiệu quả: mục đích cuối cùng dạy học là phải mang lại chất lượng và hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định. Cho nên giáo viên và học sinh phải vận dụng các phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất. Phương pháp dạy học có tính hệ thống: các phương pháp dạy học không tồn tại biệt lập mà luôn hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. I.4 Phân loại các phương pháp dạy học Phương pháp dạy học được tiếp cận nhiều quan điểm phức hợp. Xin giới thiệu một vài quan điểm phân loại phương pháp dạy học như sau:  Dựa trên quan điểm hoạt động (đại diện I.K.Babanxki) chia phương pháp dạy học thành 3 nhóm: 8 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học • Nhóm phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động nhận thức - học tập • Nhóm phương pháp kích thích và hình thành động cơ hoạt động nhận thức – học tập. • Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức học tập Trong từng nhóm phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động nhận thức - học tập bao gồm nhiều nhóm phương pháp dạy học bộ phận như: • Nhóm phương pháp dạy học dùng lời • Nhóm phương pháp dạy học trực quan • Nhóm phương pháp dạy học thực hành  Dựa trên mức độ, tính chất hoạt động nhận thức của học sinh (đại diện M.N.Scatkin, I.Ia.Lecne …): • Phương pháp dạy học minh họa - giải thích • Phương pháp dạy học tái hiện • Phương pháp trình bày có tính chất vấn đề • Phương pháp tìm tòi bộ phận • Phương pháp nghiên cứu  Dựa vào các mục đích dạy học cơ bản được thực hiện trong quá trình dạy học (đại diện M.A Đanhilôp, B.P.Exipôp …) • Nhóm phương pháp hình thành tri thức (thuyết trình, đàm thoại, trực quan …) • Nhóm phương pháp hình thành kỹ năng (luyện tập, làm thí nghiệm …) • Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học sinh.  Dựa trên các bước phát triển của một bài dạy • Nhóm phương pháp mở đầu (khởi động) bài dạy • Nhóm phương pháp triển khai bài dạy 9 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học • Nhóm phương pháp kết thúc bài dạy Các nhà giáo dục học Việt Nam căn cứ vào mục đích dạy học cơ bản và phương tiện dạy học chủ yếu được sử dụng trong quá trình dạy học đã chia phương pháp dạy học thành 4 nhóm, đó là: • Nhóm phương pháp dạy học dùng lời • Nhóm phương pháp dạy học trực quan • Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn • Nhóm phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập I.5 Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống I.5.1 Nhóm phương pháp dạy học dùng lời I.5.1.a Phương pháp dạy học thuyết trình :  Định nghĩa: là cách thức chuyển giao và tiếp nhận một khối lượng kiến thức lớn có hệ thống bằng ngôn ngữ nói của giáo viên trong những khoảng thời gian nhất định. Mục đích cơ bản là hình thành tri thức mới ở HS hoặc củng cố, hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, kĩ xảo.  Phân loại phương pháp thuyết trình: • Dựa vào tính chất của nội dung thuyết trình - Giảng thuật: chứa đựng yếu tố miêu tả, trần thuật. PP này không chỉ được sử dụng trong việc dạy học các môn khoa học xã hội – nhân văn mà cả những môn khoa học tự nhiên khi mô tả thí nghiệm, hiện tượng … GV có thể sử dụng phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật (máy chiếu) để minh họa cho việc trình bày của mình, hoặc nêu câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của HS. - Giảng giải: sử dụng những luận cứ, số liệu để giải thích và chứng minh một hiện tượng, sự kiện, định luật, định lý … PP này chứa đựng yếu tố suy đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của HS. Giảng giải thường được kết hợp với giảng thuật. 10 [...]... và đôi khi việc giải quyết dự án không gắn với nội dung môn học trong chương trình dạy Tóm lại: Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn năng vì vậy trong quá trình dạy học, người giáo viên phải vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp khác nhau II Phương pháp dạy học tiếng Anh II.1 Một số phương pháp dạy học tiếng Anh II.1.1 Phương pháp Ngữ pháp – Dịch Phương pháp. .. khái niệm tổng quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tiếng Anh và đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh và vai trò mới của giáo viên; tiểu luận xin trình bày việc tổ chức khảo sát việc sử dụng các PPDH tiếng Anh: Thực hiện điều tra, khảo sát tại: trường THPT Thống Nhất A tại khu phố 4 – Thị trấn Trảng Bom – Huyện Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai Số phiếu khảo sát học sinh, phát ra: 120 phiếu;... độ, ít chịu tự học, tự bồi dưỡng và ngại đổi mới PPDH tiếng Anh, chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học; việc kiểm tra đánh giá học sinh còn thiên về hình thức; quá trình dạy học chưa đi sát và nghiên cứu về phong cách học tập của học sinh THPT để có các PPDH tiếng Anh phù hợp 34 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học Phương pháp giảng dạy ở nhiều giáo viên, đặc biệt là những... ngữ pháp, cần thực hiện một số biện pháp như sau:  Về hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò - Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và nhóm Giáo viên cần kết hợp hài hòa các phương pháp và kĩ thuật dạy học, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ nhằm tạo hứng thú học tập cho học. .. khác sẽ giúp ích giáo viên trường THPT thêm kiến thức khi triển khai “sự thay đổi” phục vụ việc thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT trong giai đoạn hiện nay 27 Hoàng Thị Phượng Liên Tiểu luận Giáo Dục Học CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC THPT I Tổ chức khảo sát việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Sau khi trình bày sơ... tin trong giảng dạy và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy còn chưa cao Hơn nữa, giáo viên còn chưa dùng nhiều tiếng Anh trong giờ dạy học Về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học Rất TT Phương pháp dạy học 1 Thuyết giảng Đàm thoại (GV đặt câu hỏi, HS 2 trả lời, có thể trao đổi, tranh luận qua lại với nhau và với giáo viên) 3 Giảng dạy có minh hoạ Luyện tập và thực hành (theo... và có hiệu quả trong quá trình dạy học) , giáo viên đã tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và nhóm Tuy nhiên các PPDH với tần suất cao chủ yếu là các PPDH truyền thống và mức độ sử dụng các phương pháp Giảng dạy có minh hoạ, Dạy học giải quyết vấn đề là các phương pháp hiện đại và phương pháp Dạy học theo nhóm nhỏ phù hợp để phát... và sự kết hợp các PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học tiếng Anh hiện nay trong các trường THPT Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập PPDH chưa khuyến khích được học sinh tham gia học tập và hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao Học sinh chưa tự luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học, còn bị động nhiều... mái trong học tập cho các em II.1.4 Phương pháp Giao tiếp Phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach) hay còn gọi là Đường hướng Giao tiếp được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay Hầu hết các giáo trình, SGK phổ thông tiếng Anh ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều được biên soạn dựa theo quan điểm giáo học pháp của Phương pháp Giao tiếp Phương pháp này... ra và thu về ngày 18/05/2009 trong giờ ra chơi tại trường THPT Thống Nhất A gồm lớp 10ª10, 11ª2, 12ª2, 12ª7 và 12ª8 Ngoài phiếu hỏi, người khảo sát đã trực tiếp tiến hành phỏng vấn thầy Trần Xuân Tiếu là Hiệu phó đồng thời là giáo viên tiếng Anh, cô Đỗ Thị Hồng Nhung và cô Hồ Thị Thu Trang là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Thống Nhất A II Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh ở

Ngày đăng: 18/10/2014, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w