1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phuong phap- Phuong tien

28 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 357,44 KB

Nội dung

BÀI 3: KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của người học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của người giáo vi ên. Quá trình đó được thực hiện thông qua mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của người học sinh. Để quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao, trong quá trình dạy học người giáo viên phải kết hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học để tổ chức học tập cho học sinh. Một yếu tố làm nên sự thành công của các phương pháp và kỹ thuật dạy học của người giáo vi ên trong quá trình dạy học là sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học để thực hiện các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Chính vì vậy, muốn sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả thì người giáo viên c ần phải có các kỹ năng lựa chọn, đánh giá, nắm vững các nguyên tắc sử dụng và xử lý thuần thục đối với các loại phương tiện dạy học. 3.1. Kỹ năng sử dụng các loại phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học được sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều. Như trên đã trình bày, phương tiện dạy học không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá tr ình thu nhận kiến thức và hiểu nội dung của thông điệp cần truyền. Nếu không biết sử dụng phương tiện dạy học một cách khoa học, hợp lí theo một cách tiếp cận hệ thống, thậm trí lại lạm dụng quá nhiều phương tiện trong giờ giảng, thì hiệu quả của nó không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng. 3.1.1. Kỹ năng xác định nhiệm vụ, tính năng của phương tiện dạy học trong bài học. - Nghiên cứu tài liệu xác định chính xác những phương tiện dạy học nào cần thiết phải sử dụng. - Xác định mục đích sư phạm sử dụng từng phương tiện dạy học từ đó suy ra kết quả cần đạt được. 3.1.2. Xác định vị trí của phương tiện (Kỹ năng sử dụng phương tiện đúng lúc) - Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học có nghĩa là trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lí thuận lợi nhất (mà trước đó thầy giáo đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị). - Phương tiện dạy học được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng vào lúc n ội dung và phương pháp dạy học cần đến nó. Cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học cũng như biến lớp học thành một phòng trưng bày triển lãm : Phương tiện dạy học phải được đưa ra biểu diễn và cất giấu đúng lúc . - Cùng một phương tiện dạy học cũng cần phân biệt thời điểm sử dụng của chúng. Khi nào nó được đưa ra giới thiệu trong giờ giảng, trong buổi hướng dẫn ngoại khoá hay trưng bày trong giờ nghỉ, thậm chí có trường hợp phương tiện được trưng bày trong kí túc xá học sinh hay cho học sinh mang về nhà để quan sát kĩ hơn. - Cần cân đối và bố trí lịch sử dụng phương tiện dạy học hợp lí, đúng lúc, thuận lợi trong một ngày, một tuần nhằn tăng hiệu quả sử dụng của chúng, Ví dụ, nên bố trí chiếu phim vào cuối buổi học hàng ngày; không nên cho học sinh xem nhiều phim có nội dung khác nhau trong một giờ giảng. 3. 1.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện đúng chỗ - Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lí nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp. - Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc giới thiệu phương tiện trên lớp học là ph ải tìm vị trí lắp đặt nó sao cho toàn lớp có thể quan sát rõ ràng, đặc biệt là hai hàng h ọc sinh ngồi sát hai bên tường và hàng ghế cuối lớp. - Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác. - Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho giáo viên và h ọc sinh trong và ngòai giờ dạy. Đồng thời phải bố trí sao cho không làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác. - Đối với các phương tiện được lưu giữ tại những nơi bảo quản, phải sắp xếp sao cho khi cần lấy để đưa đến lớp, thầy giáo ít gặp khó khăn và mất thời gian. Phải bố trí chỗ cất giấu phương tiện dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng 3.1.4. Nguyên tắc sử dụng PTDH đủ cường độ - Xác định độ dài thời gian sử dụng PT đó - Sử dụng PTDH đảm bảo phát triển óc quan sát, năng lực quan sát nhanh, chính xác và độc lập, quan sát to àn bộ rồi quan sát bộ phận. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng loại PTDH khác nhau, trình độ tiếp nhận của học sinh để xác định mức độ sử dụng hợp lý. - Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, vừa với trình độ tiềp thụ và lứa tuổi của học sinh - Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình di ễn phương tiện hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. - Việc sử dụng mọi hình thức phương tiện khác nhau trong một buổi giảng có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thu của học sinh, đến hiệu quả sử dụng phương tiên dạy học. Lôi cuốn học sinh vào những điều mới lạ, hấp dẫn sẽ làm cho họ duy trì được sự chú ý theo dõi bài giảng ở mức độ cần thiết. Theo số liệu của các nhà sinh lý học, nếu như một dạng hoạt động liên tục trên 15 phút thì khả năng làm đựơc sẽ giảm sút rất nhanh. - Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp dẫn đến sự quá tải thông tin đối với học sinh do họ chưa có đủ thời gian để chuyển hoá thông tin đ ó. Sự quá tải lớn đối với thị giác sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng sấu đến hiệu quả dạy và học. Khi lập kế hoạch giảng dạy có dùng phương tiện nghe nhìn, cần phải căn cứ các tài liệu do các thầy thuốc khoa mắt chỉ dẫn : sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3- 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20- 25 phút trong m ột buổi dạy. Việc áp dụng có hệ thống các phương tiện trong quá trình dạy học có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học. Nhờ có phương tiện dạy học, thầy giáo có thể nhanh chóng tập trung sự chú ý của học sinh vào các vấn đề cần nêu và hiểu được những nội dung mà phương tiện truyền đạt. Nếu các phương tiện được sử dụng một cách tình cờ chưa có sự chuyển bị cho việc tiếp thụ của học sinh sẽ không mang lại kết quả mong muốn, đôi khi còn làm tản mạn sự theo dõi của học sinh. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên phải chuẩn bị kĩ về nội dung, tuân thủ nguyên tắc 3Đ (đúng lúc-đúng chỗ-đủ cường độ) như trên. Qua việc phân tích giáo trình, tài liệu học tập, giáo viên phải xác định vị trí của từng phương tiện dạy học để giải quyết các nhiệm vụ sư phạm cụ thể. Khi xác định vị trí của từng phương tiện dạy học, giáo viên phải thiết lập mối liên kết giữa các khả năng của phương tiện với mục tiêu học tập, nội dung bài giảng để làm cơ sở sọan thảo phương pháp dạy học . Không thể thúc đẩy các hoạt động tích cực của học sinh nhằm chuyển hoá và n ắm vững thông tin do các phương tiện dạy học truyền đạt qua sự giới thiệu của giáo viên nếu như không có sự chuẩn bị chu đáo. Vì thế giáo viên phải dự kiến trước những hoạt động của mình và của học sinh. Hiệu quả của việc áp dụng các phương tiện dạy học còn phụ thuộc và sự quan tâm của học sinh như thế nào. Thầy giáo phải tạo nên sự hứng thú với các công việc tiếp theo bằng nhiều cách. Những cách đó có thể là những thông báo sơ bộ về hiện tượng nghi ên cứu, các bước chuyển tiếp không bất ngờ từ phương tiện này qua phương tiện khác, đặt những tình huống nêu vấn đề… Cần phải khẩn trương tổ chức các hoạt động của học sinh sau khi được xem giới thiệu phương tiện dạy học. Có thể đặt các câu hỏi, b ài tập về các nhiệm vụ khác nhau mang tính chất thực hành. Như vậy cần phải tổ chức kiểm tra một cách có hệ thống các hoạt động của học sinh. Như vậy, phải ch uẩn bị bài giảng, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau: - Phải áp dụng các phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đa dạng hóa hình thức của các phương tiện. - Khi chọn các phương tiện dạy học phải tìm hiểu kĩ nội dung của chúng và luôn phải xét đến khả nă ng áp dụng chúng một cách đồng bộ. - Phải phân tích tỉ mỉ các tài liệu học tập để xác định việc sử dụng phương tiện đúng nguyên tắc 3Đ. - Cần phải tổ chức với những điều kiện nhất định để đẩy mạnh các hoạt động của học sinh khi quan sát thầy giáo giới thiệu phương tiện dạy học, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra các hoạt động đồng bộ của học sinh. 3.2. Kỹ năng sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học 3.2.1. Kỹ năng thuyết trình, trình diễn 1. Thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất trong dạy học và hiện nay vẫn đang được sử dụng khá rộng rãi. Có nhiều ý kiến về thuyết trình, có thể nhận thấy điều đó qua cách gọi tên nó như: Phương pháp diễn giảng, phương pháp dùng lời, phương pháp truyền thống, có khi c òn gọi là phương pháp cổ truyền hay giáo điều. Mặc dầu có nhiều ý kiến về phương pháp truyết trình trong dạy học, nhất là trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất l à công nghệ thông tin, con người có thể thu được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. Tuy nhi ên thuyết trình vẫn còn tồn tại trong thực tế dạy học bởi chính nội dung của dạy học quy định. Trong điều kiện dạy học hiện nay có những nội dung mà muốn chuyển tải đến người học thì sử dụng thuyết trình đang là phù hợp hơn cả. Hơn nữa lý luận dạy học cũng đ ã khẳng định không có phương pháp dạy học nào là vạn năng trong mọi nội dung và mọi đối tượng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Chính v ì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta cần nghiên c ứu để tìm ra các điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng phương pháp trong dạy học có hiệu quả. a Định nghĩa: Thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói sinh động kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để chuyển tải nội dung dạy học tới người học. b. Cấu trúc của phương pháp thuyết trình: Yếu tố quyết định trực tiếp đối với việc lựa chọn phương pháp dạy học là nội dung. Vì vậy trước khi sử dụng thuyết trình chúng ta cần trả lời câu hỏi: Thuyết trình cái gì? Rõ ràng chúng ta không th ể dùng thuyết trình để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho người học được, nhưng để h ình thành những tri thức lý luận khoa học, những khái niệm trừu tượng, những quy luật, định luật, định lý,… thì thuyết trình cũng giữ một vị trí đáng kể. Vậy một bài thuyết trình thường có cấu trúc như thế nào? Một bài thuyết trình nói chung đều có cấu trúc gồm 3 giai đoạn (bước): Giai đoạn 1: Mở đầu – nêu vấn đề. Bài giảng thuyết trình với một sự mở đầu tốt sẽ nhận được sự quan tâm và lôi cuốn được sự chú ý của học sinh, đồng thời tạo ra những thách thức đối với họ. Có thể bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi ngắn có tính gợi mở hay một giai thoại, một tình huống, một câu chuyện có liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình. Giai đoạn này có tính chất định hướng cho người nghe chuẩn bị những nội dung và phương pháp cần thiết cho bài học. Dẫn dắt người nghe vào nội dung bài thuyết trình trên cơ sở tạo ra mối liên hệ lô gíc giữa kiến thức cũ đã có ở người nghe v à kiến thức mới mà họ cần được truyền đạt. Giai đoạn 2: Trình bày nội dung – giải quyết vấn đề. Đây là giai đoạn chính của bài thuy ết trình. ở giai đoạn này, khi đề cập tới chủ đề mới người giáo viên nên cấu trúc nội dung thuyết trình thành các đơn vị kiến thức và phát triển nội dung theo một trình t ự lô gíc chặt chẽ, hợp hơn.lý. Với mỗi phần kiến thức cần dự kiến các kỹ thuật thuyết trình cũng như các kỹ thuật hỗ trợ khác như câu hỏi đàm thoại, mô hình,…. Nếu biết kết hợp sử dụng tài liệu minh hoạ phù hợp hay pha chút hài hước trong khi thuyết trình cũng sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên hấp dẫn hơn và không khí lớp học cũng thoải mái hơn. Quá trình thuyết trình có thể tiến hành bằng con đường quy nạp hoặc diễn dịch tuỳ thuộc vào đặc điểm của nội dung, vào trình độ của giáo viên và học sinh và điều kiện dạy học thực tế. Quy nạp là con đường mà người giáo viên tổ chức để học sinh đi từ cái cụ thể, ri êng lẻ đến nhận thức những vấn đề chung, tổng quát. Diễn dịch là con đường giáo vi ên tổ chức học sinh đi từ những vấn đề chung, tổng quát tới nhận thức những cái riêng lẻ, cụ thể. Sau mỗi phần hoặc sau những nội dung quan trọng giáo viên cần tóm tắt nhấn mạnh cho người học dễ hiểu và ghi nhớ. Giai đoạn 3: Kết luận vấn đề. Một kết thúc tốt đẹp cũng quan trọng như một mở đầu hay. Nếu kết luận đượ c rút ra một cách lô gíc và được tổng kết nhấn mạnh những nội dung chính từ việc giải quyết vấn đề để học sinh nắm được các ý xuyên suốt bài gi ảng, tạo cho học sinh ham muốn tiếp tục tìm kiếm những kiến thức có liên quan tới chủ đề bài giảng thì đó là một sự thành công của bài giảng. Có thể khái quát các giai đoạn thuyết trình qua sơ đồ sau: c. Các yêu cầu khi thuyết trình: - Trong quá trình thuyết trình, giáo viên đóng vai trò chủ chốt. Mọi con mắt đều dồn vào người giáo vi ên trong quá trình nghe giảng. Tất cả những điểm mạnh và điểm yếu của giáo viên đều được bộc lộ, vì vậy giáo viên cần phải chú ý tới diện mạo Kết luận Quy nạp Diễn dịch Giải quyết vấn đề Nêu vấn đề bên ngoài của mình từ cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ cho đến điệu bộ đi đứng. Ngôn ngữ của giáo viên cũng bộc lộ nhân cách của giáo viên. Ngôn ngữ thuyết trình của giáo viên là ngôn ngữ của khoa học tương ứng, giáo viên càng nắm vững và hiểu sâu sắc nội dung thì ngôn ngữ càng phong phú, hấp dẫn. Đồng thời một giọng nói rõ ràng, phát âm chu ẩn, có sức truyền cảm sẽ tăng hiệu quả của bài thuyết trình. - Thường xuyên quan sát thái độ của học sinh khi nghe giảng. Những biểu hiện của học sinh sẽ cho ta biết mức độ hiểu bài của họ. - Khả năng duy trì chú ý của người nghe khoảng từ 15 đến 20 phút vì vậy không nên thuyết trình dài quá sẽ không có hiệu quả. - Tốc độ nói lớn gấp 20 lần tốc độ tiếp thu của học sinh khá, vậy nên thuyết trình cần: Nêu cấu trúc (nội dung tổng quát). Sau đó trình bày vấn đề một cách chi tiết và cuối cùng phải tóm tắt lại cấu trúc và những điểm quan trọng nhất để thu hút và duy trì s ự chú ý của học sinh. Khi thuyết trình nên nói chậm vừa phải, không nên nhanh quá và nhìn vào ng ười nghe để điều chỉnh tốc độ, gây hứng thú cho học sinh. - Phải chú ý tới kinh nghiệm và đặc điểm của người nghe. - Hãy giải thích các từ chuyên môn trừu tượng, những từ khoá trong câu, trong bài. - Bi ết đánh giá đúng ưu nhược điểm của phương pháp thuyết trình để kết hợp việc sử dụng chúng với các phương pháp khác phù hợp với nội dung dạy học. 2. Trình diễn: Ngoài việc học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên thì sinh viên sư phạm còn có thể học thông qua cách dạy, cách trình diễn của người giáo viên khi lên lớp bằng việc quan sát và bắt chước. Vậy trình diễn là gì? Làm thế nào để trình diễn hiệu quả? Bản chất của phương pháp trình diễn được mô tả như một sự giải thích bằng nghe nhìn, nhấn mạnh các điểm quan trọng của đối tượng. Đây là một phương pháp nói, giới thiệu và hành động để người nghe lĩnh hội và vận dụng. Trình diễn cũng rất đa dạng, có thể là nêu một ví dụ minh hoạ, dẫn chứng cho bài thuyết trình hay giải thích một vấn đề hoặc có khi là để diễn tả một thực nghiệm, một quy trình kỹ thuật để hình thành kỹ năng,…. Nội dung trình diễn có thể là các hành động trí óc hay hành động chân tay. a. Định nghĩa: Trình diễn là phương pháp người dạy tiến hành các thao tác mẫu (trí óc và chân tay) để người học quan sát, nhận thức và vận dụng vào thực tế thực hành các thao tác đó. Trình diễn là sự trình bày một cách trực quan về các sự việc, ý tưởng, các quy trình. b. Quy trình: 1. Trình diễn một khái niệm hay nguyên lý: Trong giảng dạy lý thuyết, một số chủ đề có liên quan tới các hoạt động vật chất, phương pháp tr ình diễn này được đề cao như là một phương pháp trình bày đặc biệt. Các thông tin và kiến thức được trình diễn nhằm cung cấp cho học sinh một cấu trúc về việc sử dụng các thông tin hoặc kiến thức này vào hoàn cảnh cụ thể của nghề như thế nào. nói cách khác, không những dạy cho họ kiến thức mà còn dạy cho họ cách thức vận dụng kiến thức đó vào hoàn cảnh nghề nghiệp như thế nào. Trình di ễn một khái niệm, một nguyên lý nghĩa là phải trực quan hoá khái niệm, nguyên lý đó. Ví dụ một giáo viên trình bày khái niệm tiếp thị (Marketing) đã khéo léo đưa vào lớp học các hoạt động tiếp thị để rồi sau trò chơi đó người học có được cảm nhận “ à! Tiếp thị là thế đấy”; Một giáo viên khác đưa vào lớp học một đoạn phim video cảnh “thương thuyết giữa chủ lao động và người lao động về một hợp đồng lao động” để l àm rõ khái niệm thương thuyết hợp đồng lao động Bước 1: Lựa chọn khái niệm hoặc nguyên lý phù hợp Không phải tất cả các khái niệm hoặc nguyên lý đều cần trình diễn. Chỉ nên ch ọn trình diễn những khái niệm, nguyên lý cốt lõi, phức tạp, có vị trí và vai trò quan tr ọng trong chương trình đào tạo, dễ nhầm lẫn hoặc hiểu sai, được áp dụng nhiều trong hoạt động nghề nghiệp Bước 2: Sắp xếp cuộc trình diễn - Tất cả học sinh đều nhìn thấy - Mọi người đều quan sát được các quá trình hoặc kết quả chính - Các dữ liệu được ghi chép đúng (giáo viên hoặc học sinh làm). Bước 3: Giới thiệu cuộc trình diễn - Gắn cuộc trình diễn với kinh nghiệm và kiến thức sẵn có của học sinh - Kích thích tính tò mò - Định nghĩa các thuật ngữ - Đưa ra những thông tin cơ sở Thông báo về những sự kiện mấu chốt mà họ cần quan sát Bước 4: Thực hiện theo đúng trình tự Sử dụng phương tiện trực quan để minh hoạ Ghi chép các dữ liệu hoặc giám sát những gì học sinh ghi chép Kiểm tra sự lĩnh hội của học sinh Tóm tắt những điểm chính Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm về cuộc trình diễn Xem xét lại cuộc trình diễn Lý giải các dữ liệu Đưa ra các kết luận Lập công thức cho thấy mối quan hệ giữa các khái niệm Bàn về các ứng dụng có thể Bước 6: Tạo điều kiện cho học sinh áp dụng Khác với trình diễn kỹ năng, ở đây học sinh không thực hành lặp lại đúng cuộc trình diễn một lần nữa. Điều quan trọng là phải giao các bài tập để họ có điều kiện vận dụng hoặc áp dụng khái niệm hoặc nguyên lý. G ợi ý: - Mở đầu bài dạy gây ấn tượng, tuyên bố mục tiêu bài dạy - Trực quan hóa khái niệm thông qua các mô hình và sự hoạt động của học sinh - Trực quan hoá nguyên lý thông qua các thực hành, thí nghiệm và sự hoạt động của học sinh - Thuyết minh có minh hoạ - Các hoạt động thực hành của học sinh áp dụng khái niệm, nguyên lý trong th ực tiễn Mức độ lĩnh hội và nắm vững khái niệm, nguyên lý của học sinh sẽ được thể hiện và củng cố trong việc họ áp dụng khái niệm, nguyên lý vào giải các bài tập hoặc áp dụng vào trong thực tế nghề nghiệp tương ứng cũng như vào cuộc sống. Vì vậy, cần phải tạo các điều kiện để họ áp dụng kiến thức ngay sau khi lĩnh hội bằng cách giao cho họ các bài tập phù hợp với từng loại đối tượng học sinh từ mức độ dễ đến khó để họ luyện tập v à phát triển. Một cuộc trình diễn thành công là cuộc trình diễn làm cho học sinh phải thốt lên rằng: “à, thì ra là vậy, bây giờ em đã hiểu rồi!” Mẫu đưa thông tin phản hồi Trình diễn khái niệm, nguyên lý Người trình diễn: Cần cải thiện Chấp nhận được Tốt 1. Giọng nói Phát âm rõ ràng Âm lượng vừa đủ Tốc độ nói vừa phải Dừng đúng lúc trong khi nói Có thay đổi tốc độ và âm lượng 2. Sử dụng đúng từ và ngôn ngữ Thích hợp Dễ hiểu Đúng Giải thích các thuật ngữ kỹ thuật 3. Ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ cơ thể) Giao tiếp mắt Sự thay đổi qua nét mặt khi diễn đạt Tư thế thoải mái Chọn vị trí thích hợp trong phòng Thân thiện

Ngày đăng: 18/10/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w