TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 9

8 1.3K 9
TRẮC NGHIỆM  MÔN NGỮ VĂN 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

M1 Câu 1: Câu nào sau đây thể hiện đúng và đầy đủ nhất nội dung chính của văn bản “Bàn về đọc sách”? A.Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sách. C. Phương pháp lựa chọn sách và đọc sách. D. Những khó khăn và nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. M2 Câu 2: Căn cứ vào nội dung đề cập và phương thức biểu đạt thì văn bản “ Bàn về đọc sách” : A. Thuộc thể loại văn nghị luận và văn bản tự sự. B. Là văn bản nhật dụng và văn bản biểu cảm. C. Thuộc thể loại văn tự sự và văn bản nghị luận. D. Thuộc thể loại văn nghị luận và là văn bản nhật dụng. M1 Câu 3: Theo em, nội dung chính của văn bản “ Bàn về đọc sách” được cụ thể bằng mấy luận điểm nhỏ?

ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 9. M1 Câu 1: Câu nào sau đây thể hiện đúng và đầy đủ nhất nội dung chính của văn bản “Bàn về đọc sách”? A.Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sách. C. Phương pháp lựa chọn sách và đọc sách. D. Những khó khăn và nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. M2 Câu 2: Căn cứ vào nội dung đề cập và phương thức biểu đạt thì văn bản “ Bàn về đọc sách” : A. Thuộc thể loại văn nghị luận và văn bản tự sự. B. Là văn bản nhật dụng và văn bản biểu cảm. C. Thuộc thể loại văn tự sự và văn bản nghị luận. D. Thuộc thể loại văn nghị luận và là văn bản nhật dụng. M1 Câu 3: Theo em, nội dung chính của văn bản “ Bàn về đọc sách” được cụ thể bằng mấy luận điểm nhỏ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. M1 Câu 4: Vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ? A. Sách thì nhiều nhưng sách hay thì ít. B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu. C. Không dễ tìm sách hay để đọc. D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người. M2 Câu 5: Dòng nào sau đây không nói tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách theo ý kiến của tác giả? A. Ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà nhân loại tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại. B. Có thể coi là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. C. Không nên đọc lướt qua, mà phải đọc vừa suy ngẫm, nhất là với các quyển sách có giá trị. D. Là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm và suy ngẫm. M1 Câu 6: Khi lựa chọn sách đọc theo tác giả thì không nên: A. Chọn tinh, đọc kĩ. B. Đọc kĩ những sách thuộc lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu. C. Tận dụng thời gian đọc tất cả mọi loại sách càng nhiều càng tốt. D. Xem thường việc đọc sách thường thức và sách ở lĩnh vực gần gũi kế cận chuyên môn của mình. M1 Câu 7: Trong số các phương thức đọc sách nêu ra dưới đây, phương pháp nào không được tác giả đề cập đến và khuyên người ta thực hiện? A. Vừa đọc vừa suy nghĩ. B. Đọc theo sở thích cá nhân. C. Đọc có hệ thống. D. Đọc có mục đích, có kế hoạch. M2 Câu 8: Ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản “ Bàn về đọc sách”? A. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động. B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh. C. Sử dụng phép so sánh và nhân hóa. D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ. M2 Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản “ Bàn về đọc sách”? A. Ý kiến đúng đắn, sâu sắc, xác đáng, cách trình bày thấu tình đạt lí. B. Bố cục chặt chẽ, hợp lí; cách dẫn dắt tự nhiên. C. Ngôn ngữ trau chuốt, điêu luyện, giọng văn hùng hồn. D. Cách viết giàu hình ảnh, giọng trò chuyện, sẻ chia, tâm tình thân mật. M2 Câu 10: Vấn đề cơ bản được đem ra nghị luận trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” là: A. Tư tưởng, tình cảm và lối sống của những người nghệ sĩ. B. Nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người. C. Những đặc trưng và hình thức thể hiện của văn nghệ. D. Cách thức tiếp nhận văn nghệ. M2 Câu 11: Theo em, nội dung cơ bản “ Tiếng nói của văn nghệ” được cụ thể hóa theo bố cục gồm mấy luận điểm? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. M3 Câu 12: Giữa các phần của bố cục liên kết với nhau ra sao trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” ? A. Có sự tác động qua lại, vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau lại vừa là dẫn chứng của nhau. B. Tách rời độc lập nhưng vẫn có nhiều nội dung trùng lặp và có trình tự lập luận giống nhau. C. Trình tự, hệ thống, vừa mang tính kế thừa phát triển lại vừa cô đúc lại vấn đề. D. Rất chặt chẽ, mạch lạc, vừa nối tiếp lại vừa giải thích cho nhau. M1 Câu 13: Trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng? A. Nguyễn Du và Tôn- xtôi. B. Nguyễn Du và Lỗ Tấn. C. Go-rơ-ki và Tôn-xtôi. D. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi. M3 Câu 14: Tại sao con người lại cần đến tiếng nói của văn nghệ? A. Vì văn nghệ là món ăn tinh thần giúp người ta sống đầy đủ, phong phú, gần gũi, cao đẹp hơn với cuộc đời và với chính mình. B. Vì văn nghệ là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người phát triển thể chất, nếu thiếu nó con người sẽ không thể sống được. C. Vì văn nghệ là phương tiện giao tiếp duy nhất giữa con người với con người. D. Vì chỉ có văn nghệ mới hun đúc được ý chí, nghị lực và tinh thần kháng chiến của nhân dân lúc bấy giờ. M1 Câu 15: Con đường mà văn nghệ đến với người đọc là: A. Nội dung và nghệ thuật. B. Giọng điệu và ngôn ngữ. C. Tình cảm và giọng điệu. D. Nội dung và tình cảm. M1 Câu 16: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là gì ? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Biểu cảm. M1 Câu 17: Tác giả của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”là: A. Một nhà văn chuyên nghiệp. B. Một nhà thơ chuyên nghiệp. C. Một nhà hoạt động chính trị đương chức D. Một nhà phê bình văn học. M1 Câu 18: Vấn đề cơ bản được đặt ra trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là gì? A. Chuẩn bị hành trang để vào thế kỉ mới. B. Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. C. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận rõ cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. D. Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước. M3 Câu 19: Thời gian ra đời và vấn đề đặt ra trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” có ý nghĩa như thế nào? A. Định hướng đi chung cho cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc. B. Định hướng cho quá trình xây dựng đất nước sau chiến tranh và thời kì quá độ lên CNXH. C. Định hướng cho tương lai đất nước sau này. D. Có ý nghĩa thời sự cấp thiết và lâu dài. M1 Câu 20: Tại sao trong những hành trang cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị về bản thân con người lại là quan trọng nhất? A. Vì bước vào thế kỉ mới, mọi mặt chúng ta đã đáp ứng được, chỉ còn bản thân con người là chưa đáp ứng được. B. Vì từ trước tới giờ con người luôn là động lực phát triển của lịch sử và trong nền kinh tế tri thức phát triển thì vai trò con người càng nổi trội. C. Vì hiện tại bản thân con người Việt Nam còn hạn chế rất nhiều về mọi mặt so với trình độ của mọi người ở tất cả các nước trên thế giới. D. Vì hiện tại con người Việt Nam không đủ trình độ để tiếp cận thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong thời kì kinh tế tri thức phát triển. M1 Câu 21: Tác giả đã nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam bằng cách nào? A. Nêu từng điểm mạnh và đi liền với điểm yếu. B. Nêu từng điểm yếu và đi liền với điểm mạnh. C. Nêu hết những điểm mạnh rồi lần lượt đến những điểm yếu. D. Nêu hết những điểm yếu rồi lần lượt đến những điểm mạnh. M1 Câu 22:Mục đích chính của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” muốn gởi tới người đọc: A. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. B. Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. C. Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nước. D. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh , mặt yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền bền kinh kế mới. M3 Câu 23: Nhận xét nào sau đây đúng với thái độ của tác giả khi nói đến những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam? A. Có ý thức tự tôn, đề cao dân tộc. B. Ý thức còn tự ti quá khiêm tốn, hạ thấp dân tộc. C. Nhìn nhận vấn đề thẳng thắn, khách quan, toàn diện , tôn trọng sự thật. D. Nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan, phiến diện và có phần thiên lệch. M1 Câu 24: Vấn đề chủ yếu được đem ra suy luận trong văn bản “ Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông -Ten” là: A. Thơ ngụ ngôn của La phông-Ten. B. Hình tượng chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-Ten. C. Đặc trưng cơ bản của hai loài vật Cừu và chó Sói. D. Hình tượng chó Sói và Cừu dưới mắt nhà khoa học Buy-Phông. M1 Câu 25: Vấn đề nghị luận trong văn bản “Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-Ten” thuộc phạm vi: A. Nghị luận văn chương. B. Nghị luận khoa học. C. Nghị luận xã hội. D. Nghị luận chính trị. M3 Câu 26: Tính cách nào của loài Sói trong quan niệm của La phông-Ten khác với Buy-Phông? A.Hư hỏng. B. Độc ác. C. Khốn khổ. D. Khát máu. M1 Câu 27: Nhà khoa học Buy-Phông đã căn cứ vào đâu để nhận xét về loài Cừu và chó Sói? A. Dựa vào việc quan sát một con vật cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể. B. Dựa trên những đặc tính cơ bản của từng loài qua nghiên cứu khoa học. C. Dựa trên những dòng thơ miêu tả về loài vật này của La phông-Ten. D. Dựa vào những đặc tính của những loài vật gần gũi với chúng. M3 Câu 28: Tại sao nhà khoa học Buy-Phông không nói đến sự thân thương của loài Cừu và nỗi bất hạnh của loài Sói? A. Vì loài Cừu và loài Sói không có những đặc tính đó. B. Vì Buy-Phông chưa phát hiện ra được những đặc tính đó của hai loài vật này. C. Vì đó không phải là đặc tính riêng cơ bản và thể hiện ra ở mọi nơi mọi lúc của riêng hai loài vật này. D. Vì Buy-Phông nhìn bằng con mắt của một nhà khoa học. M1 Câu 29: Sức thuyết phục của văn bản “ Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-Ten” thể hiện qua cách viết nào? A. So sánh. B.Phân tích tỉ mỉ, chi tiết. C. Phản đề. D. Liệt kê nhiều dẫn chứng. M1 Câu 30: Tác giả của văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-Ten” là ai? A. Ru- xô. B. Hi- pô- lít Ten. C. Von-te. D. La phông-Ten. M1 Câu 31: Bài thơ “ Mây và Sóng” là của tác giả nào? A. Thanh Hải. B. Ta- go. C. Hữu Thỉnh. D. Chính Hữu. M1 Câu 32: Bài thơ “ Mây và Sóng” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ thất ngôn bát cú. C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. D. Thể thơ song thất lục bát. M1 Câu 33: Nội dung chính của bài thơ “ Mây và Sóng” là: A. Miêu tả những trò chơi của trẻ. B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với tâm hồn trẻ thơ. C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. D. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ. M3 Câu 34: Hình ảnh Mây và Sóng mang hàm ý diễn đạt: A. Vẻ đẹp của thiên nhiên. B. Thế giới hư ảo. C. Niềm vui lang thang. D. Những thú vui dễ lung lạc lòng người. M1 Câu 35: Đoạn trích “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là của tác giả: A. Nhà văn Anh Đi-phô. B. Nhà văn Pháp Mô-pa-xăng. C. Nhà văn Mĩ Lân-đơn. D. Nhà văn Pháp Mô-li-e. M1 Câu 36: Đoạn trích “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” được viết dưới hình thức: A. Tiểu thuyết. B. Tiểu thuyết chương hồi. C. Tiểu thuyết lịch sử. D. Tiểu thuyết tự truyện. M1 Câu 37: Trong văn bản, bức tranh chân dung tự họa của Rô-bin-xơn đã không nói đến: A. Trang phục. B. Trang bị. C. Trang sức. D. Diện mạo. M1 Câu 38: Nhận xét nào sau đây nói đúng về chân dung của Rô-bin-xơn? A. Kì cục, lập dị. B. Kì dị, hài hước. C. Xấu xí, dị dạng. D. Lố lăng, kệch cỡm. M1 Câu 39: Truyện ngắn “ Bố của Xi-mông” là của tác giả: A. Nhà văn Anh Đi-phô. B. Nhà văn Pháp Mô-pa-xăng C. Nhà văn Mĩ Lân-đơn D. Nhà văn Pháp Mô-li-e. M1 Câu 40: Truyện ngắn “ Bố của Xi-mông” thuộc phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Nghị luận. C.Miêu tả. D. Biểu cảm. M2 Câu 41: Trong truyện ngắn “ Bố của Xi-mông”, Xi-mông đã rất đau đớn tuyệt vọng vì: A. Chú Phi-líp không chịu nhận lời làm bố của em. B. Các bạn không tin là em có bố và không có sự cảm thông. C. Vì mẹ Xi-mông không đồng ý chú Phi-líp là bố của em. D. Mang tiếng là một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc. M3 Câu 42: Nội dung tư tưởng nổi bật của truyện ngắn “ Bố của Xi-mông” là: A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang cơ nhỡ . B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi. C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội. M1 Câu 43: Đoạn trích “ Con chó Bấc” được trích từ: A. Truyện ngắn “ Bố của Xi-mông”. B. Tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”. C. Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”. D. Vở kịch “Trưởng giả học làm sang”. M1 Câu 44: Dòng nào sau đây nói lên cách cư xử mà Thoóc-tơn đã không làm đối với Bấc? A. Chăm sóc chu đáo, tử tế vì lợi ích kinh doanh. B. Coi nó như đồng loại, bạn bè. C. Chào hỏi, trò chuyện thân mật vui vẻ với nó. D. Nựng nịu, đùa giỡn, âu yếm nó. M2 Câu 45: Tình cảm của Bấc đối với chủ được diễn đạt chủ yếu bằng: A. Sự sung sướng, điên cuồng. B. Sự đòi hỏi vỗ về. C. Sự gần gũi, săn đón. D. Sự tôn thờ. Đáp án . 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D C B C D B A B B B D 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 A A D C C C D A A D C B 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 A C B D A B B A C D A D 37 38 39 40 41 42 43 44 45 C B B A D C C A D . trích “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là của tác giả: A. Nhà văn Anh Đi-phô. B. Nhà văn Pháp Mô-pa-xăng. C. Nhà văn Mĩ Lân-đơn. D. Nhà văn Pháp Mô-li-e. M1 Câu 36: Đoạn trích “ Rô-bin-xơn ngoài. ngắn “ Bố của Xi-mông” là của tác giả: A. Nhà văn Anh Đi-phô. B. Nhà văn Pháp Mô-pa-xăng C. Nhà văn Mĩ Lân-đơn D. Nhà văn Pháp Mô-li-e. M1 Câu 40: Truyện ngắn “ Bố của Xi-mông” thuộc phương. ngụ ngôn của La phông-Ten” là ai? A. Ru- xô. B. Hi- p - lít Ten. C. Von-te. D. La phông-Ten. M1 Câu 31: Bài thơ “ Mây và Sóng” là của tác giả nào? A. Thanh Hải. B. Ta- go. C. Hữu Thỉnh. D.

Ngày đăng: 18/10/2014, 13:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan