Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 6

42 4.7K 2
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh : Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo từ. Củng có và mở rộng kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt , phân biệt từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy. Rèn kỹ năng phân loại,kỹ năng tự cấu tạo từ ,tạo lập từ mới từ một từ gốc . Giúp học sinh mở rộng , tích luỹ vốn từ và lựa chọn sử dụng từ khi nói ,viết.B.Tổ chức các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức: Sĩ số: 6A : 6B : 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh . 3. Bài mới:I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững : 1. Từ là gì ? Hãy phân biệt từ đơn và từ phức ? Cho ví dụ minh hoạ ? + Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. + Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ . Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng . Ví dụ: Sách , bút ,điện , trăng . . . Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng. Ví dụ : sách vở, sách bút, trăng sao ... 2. Thế nào là từ ghép ? từ láy ? Cho ví dụ? + Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép .

Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn Ngày giảng: Tiết : 1 + 2 +3: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ A. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh : - Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo từ. - Củng có và mở rộng kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt , phân biệt từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy. - Rèn kỹ năng phân loại,kỹ năng tự cấu tạo từ ,tạo lập từ mới từ một từ gốc . - Giúp học sinh mở rộng , tích luỹ vốn từ và lựa chọn sử dụng từ khi nói ,viết. B.Tổ chức các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức: Sĩ số: 6A : 6B : 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh . 3. Bài mới: I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững : 1. Từ là gì ? Hãy phân biệt từ đơn và từ phức ? Cho ví dụ minh hoạ ? + Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. + Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ . - Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng . Ví dụ: Sách , bút ,điện , trăng . . . - Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng. Ví dụ : sách vở, sách bút, trăng sao 2. Thế nào là từ ghép ? từ láy ? Cho ví dụ? + Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép . Ví dụ : Quần áo , cỏ cây, hoa lá + Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy . Ví dụ : xanh xanh .xinh xinh , long lanh + Tìm từ ghép , từ láy trong đoạn thơ sau ; Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi ! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. Đáp án : - Từ ghép: -Vô cùng, Tổ quốc ,Sông Lô, tiếng hát, bến nước ,Bình Ca - Từ láy : Ngào ngạt ,dạt dào II. Luyện tập : Bài tập 1: Cho đoạn trích sau : “ Ít lâu sau ,Âu Cơ có mang , đến kỳ sinh ,chuyện thật lạ , nàng sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, khoẻ mạnh như thần .” a, Đoạn văn trích trong văn bản nào ? b, Căn cứ vào đặc điểm cấu toạ từ, em hãy phân loại từ? c, Các tổ hợp ngôn ngữ :Mặt mũi, trăm trứng có phải là từ láy không ?Vì sao? - Đáp án : a, Đoạn văn trích trong văn bản “Con Rồng Cháu Tiên” b, Các từ trong đoạn văn được phân loại như sau : Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy 1 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn ít, lâu ,sau, có mang đên, kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng, sinh, ra, một, cái, bọc, nở, ra, người, con Âu Cơ, lạ thường, bú mớm , mặt mũi ,khôi ngô, khoẻ mạnh hồng hào , đẹp đẽ, tuấn tú c, Các từ : mặt mũi, trăm trứng không phải là từ láy mặc dù có sự giống nhau về phụ âm đầu của hai tiếng nhưng đây chỉ là sự ngẫu nhiên. - Từ “mặt mũi ”được cấu tạo bằng cách ghép hai tiếng có nghĩa “mặt +mũi dùng để chỉ vẻ mặt nói chung. - Từ “trăm trứng” là một tổ hợp từ gồm hai từ : + “trăm” là số từ, “trứng”là danh từ + “trăm trứng” là một cụm danh từ Bài tập 2 :Cho các từ dưới đây, em hãy tách riêng các từ láy ? Đất đai, cây cỏ, ruộng rẫy, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, thướt tha, thẫn thờ, trong trắng, tội lỗi, bâng khuâng, mồ mả, đón đợi ấm áp, tốt tươi, thơm thảo, thơm tho. Đáp án : - Các từ láy là : Vuông vắn, ngay ngắn, thướt tha, thẫn thờ, bâng khuâng, ấm áp,thơm tho. Bài tập 3 : Cho các từ đơn : xanh, trắng, vàng . a, Em hãy tạo các từ láy và từ ghép ? b,Tìm những câu thơ có các từ : xanh, trắng, vàng ? c, Trong các câu thơ sau từ “ xanh” được dùng với chức vụ gì ? “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” (Mùa xuân nho nhỏ –Thanh Hải) “Trâu về xanh lại Thái Bình Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi” ( Việt Bắc –Tố hữu) + Đáp án: a, Từ đơn Từ láy Từ ghép xanh xanh xanh, xanh xao xanh biếc, xanh ngắt, xanh non, xanh thẫm, xanh rì, xanh mướt, xanh rờn. Trắng trăng trắng, trăng trong, trăng nõn, trắng hồng, trăng tinh, trắng hếu, trăng phau, trăng xoá, trắng dã, trắng bóng. vàng vàng vàng, vàng vọt vàng tươi, vàng mới, vàng xuộm, vàng mượt, vàng giòn, vàng kim, vàng nhạt, vàng rực, vàng đậm. b, + Các câu thơ có từ “xanh”: - Cỏ non xanh tận trân trời. (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du) - Rừng cọ, đồi trè, đồng xanh ngào ngạt. (“ Ta đi tới” Tố Hữu) - Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (“ Mời Tầu”- Hồ Xuân Hương) - Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh (TreVệt Nam – Nguyễn Duy) - Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi ( Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử) + Các câu thơ có từ trắng: - Cỏ non xanh gợn chân trời 2 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Mùa xuân chín –Hàn Mạc Tử) - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Ba chìm bảy nổi với nước non ( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương) - Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã song rồi trắng tựa bông (Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh) + Các câu thơ có từ vàng : - Như con chim chích nhảy trên đường vàng ( Lượm- Tố Hữu) - Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ (Cá nước- Tố Hữu) Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào (Khi con tu hú- Tố Hữu) - Anh đi tìm giặc,tôi tìm anh Người lính trường trinh áo mong manhsssss Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín Lưu vui từng mái nứa nhà tranh (Lên Tây Bắc- Tố Hữu) c, Chức vụ ngữ pháp của từ “xanh”. -Trong câu “Trâuvề xanh lại Thái Bình” từ “xanh”làm vị ngữ. - Trong câu “Mọc giữa dòng sông xanh”từ “xanh” làm định ngữ . 4 Củng cố : Khái quát đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt bằng sơ đồ sau: Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép Từ ghép Từ láy Từ láy đẳng lập chính phụ toàn bộ bộ phận 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm vững đặc điểm cấu tạo từ - Làm bài tập 3 phần b - Bài tập 4: Cho từ “ ăn” em hãy tạo thành các từ ghép và phân thành hai loại từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh thiên nhiên mà em yêu thích . Hãy phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn. - Ôn tập về từ nhiều nghĩa. 3 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn ………………………………………………………………………… Ngày giảng: Tiết 4+5+6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Rèn kỹ năng giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ cho học sinh. B. Tổ chức các hoạt đông dạy học 1. Tổ chức: sĩ số: 6A: 6B: 2. Kiểm tra: + chữa bài tập 3b, 4, 5 + Bài 3b: - học sinh đọc các câu thơ tìm được. - Giáo viên cung cấp thêm dẫn chứng( Tiết 1+2). + Bài 4: - Từ ghép đẳng lập: ăn nói, ăn học, ăn diện, ăn chơi, lam ăn, ăn ở, ăn nhằm. - Từ ghép chính phụ: ăn đong, ăn đứt, ăn cóp, ăn bám, ăn gian, ăn thua, ăn hiếp, ăn vạ, ăn ý, ăn hớt, ăn người, ăn ảnh, ăn nhời, ăn chặn, ăn quỵt, ăn vụng, ăn vẹn, ăn khách, ăn tiền, ăn bẩn, ăn cướp, ăn giá + Bài 5:Đọc đoạn văn chỉ rõ từ ghép, từ láy 3, Bài mới I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững: Bài tập 1: Nghĩa của từ là gì? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ? + Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị( sự vật, hành động, trạng thái đặc điểm, thể chất, số lượng, quan hệ) + Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tựơng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa. Ví dụ: Lá: một bộ phận của cây xanh có dạng bản dẹt. Lá: chỉ một bộ phận trên cơ thể người có hình dạng bản dẹt giống cái lá: lá gan, lá lách, lá phổi. + Từ nhiều nghĩa: là những từ có khả năng biểu thị nhiều sự vật, hiện tượng, khái niệm khác nhau. - Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu lam cơ sở cho việc xuất hiện các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. II. Luyện tập Bài tập 1: Em hãy chỉ ra các nét nghĩa mà từ “ xuân” có thể biểu thị? lấy ví dụ minh hoạ? Đáp án: Xuân: chỉ mùa đầu tiên trong một năm từ tháng riêng đến hết tháng 3(âm lịch). VD: “ Mùa xuân là tết trông cây”. (Bác Hồ) Xuân: chỉ một năm. VD: “Đất nước mình đẹp đấy mấy nghìn xuân” “ Ba xuân đã trôi qua” “ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân ‘ Xuân: chỉ tuổi trẻ, sức trẻ. VD: tuổi xuân, sức xuân. Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi. Xuân: chỉ cuộc sống tươi đẹp VD: “ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” “ Xuân ơi xuân em mới tới đã trăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội’ 4 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn ( Bài ca mùa xuân 1961- Tố Hữu) “ Gió rét thổi đổi mùa, nắng rọi Hành quân xa mở lối xuân sang” Bài tập 2: a, Em hãy chỉ rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ chân”. Đáp án: Nghĩa gốc: chân là một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật . VD: “ Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non” Nghĩa chuyển: chỉ một bộ phận của sự vật tiếp giáp với mặt đất: chân bàn chânghế, chân mây. b, Tìm một thành ngữ có từ “ chân” thử giải nghĩa thành ngữ đó? Đáp án: + Chân lấm tay bùn. + Chân ướt chân ráo. + Ba chân bốn cẳng. + Chân nam đá chân chiêu. + Chân trong chân ngoài. + chân cứng đá mềm. c, Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải thích nghĩa của từ “ chân trời” trong câu sau: + Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều- Nguyễn Du) + Nhân ái góc bể chân trời Nghe mưa ai có nhớ lời nước non? ( Ca dao) + Đất nước ta đang bước vào vận hội mới. Những chân trời kiến thức mới đang mở ra trước mắt thế hệ trẻ. Đáp án: + Trong câu thơ: “chân trời” là đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp liền với mặt đất, hay mặt biển. + Trong câu ca dao: “chân trời” nghĩa là nơi chốn xa xăm. + Trong câu văn: “chân trời” là giới hạn cao xa của nhận thức, phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động trí tụê. Bài tập 3:Cho đoạn thơ sau: Đời sẽ tươi hơn xây dựng mới Đàng hoàng tươi đẹp, sáng trời đông. Tuổi xanh vững bước trên đường phơi phới Đi tới như lòng Bác ước mong. ( Theo chân Bác- Tố Hữu) Em hãy giải nghĩa của từ: “ tươi, sáng, tuổi xanh” trong đoan thơ trên + Tươi: trong “đời sẽ tươi hơn” chỉ sự đổi mới, cuộc sống tốt đẹp hơn. +Sáng: trong câu “ đàng hòang to đẹp sáng trời đông” chỉ sự đổi thay của đất nước, nổi bật lên trong khu vực. + Tuổi xanh: trong câu thơ chỉ tuổi trẻ. 4, Củng cố - Nghĩa của từ là gì? - Giải nghĩa từ bằng cách nào? - Làm thế nào để hiểu được chuyển nghĩa của từ?( đặt từ vào văn cảnh, liên hệ với các từ mà từ đó đi kèm, dựa trên cơ sở nghĩa gốc.) III. Bài tập về nhà 5 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn Bài tập 1: Tìm 5 động từ, 5 danh từ, 5 tính từ- mỗi từ đều có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. ……………………………………………………… Tiết 7+8+9: LUYỆN VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh: nắm vững hơn các yếu tố trong văn tự sự và các thao tác kĩ năng làm bài văn tự sự. - Rèn kĩ năng xây dựng tình tiết và lập dàn bài. B. Tổ chức các hoạt động dạy học 1, Tổ chức: sĩ số: 6A: 6B: 2, Kểm tra: Chữa bài tập 3, 4 Bài 3: như đáp án (T 3+4) Bài 4: trong câu “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” Xanh: chỉ màu sắc của cây lá cỏ. Trong câu: “ ngày mai trong đám xuân xanh ấy” Xuân xanh: chỉ tuổi trẻ trong đám cô gái trẻ. 3, Bài mới: I. Bài tập cơ bản Bài tập 1: Bài văn tự sự bao gồm những yếu tố nào? Đặc điểm , vai trò của mỗi yếu tố đó? Đáp án: Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự là: 1, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. 2, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung, nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính và nhân vật phụ. 3, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, sảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tưởng của người kể muốn biểu đạt. 4, Cốt chuyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. + Cốt chuyện được tạo bởi hệ thống các tình tết, mang một nghĩa nhất định. 5, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật chân dung nhân vật tả khung cảnh làm nền cho câu chuyện, miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng cả nhân vật. 6, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó. Bài tập 2: Em hãy nêu các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự : Đáp án: 1, Tìm hiểu đề. 2, Xác định yêu cầu đề 3, Xác đinh nhân vật được kể. 4, Xác định cốt chuyện, sự việc, tình huống, kể chuyên 5, Xác định ngôi kể, thứ tự kể. 6, Lập dàn bài. 7, Viết bài văn, đoạn văn + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật.( Kết hợp miêu tả để lam nổi bật chân dung nhân vật.) +Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại . + Đoạn văn : cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết .Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn .Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề ) nói lên ý chính của cả 6 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn đoạn , các câu còn lại bổ sung , minh hoạ cho câu chủ đề.(Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó ) - VD : Ba đoạn văn trong truyện “nghiện làm quan” - sách nâng cao tr 214 II. Bài tập áp dụng : Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây . Đề bài : Đất nước ta có nhiều loài cây quý , gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó. + Gợi ý : - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người. - Nhân vật : Tre ( Cọ, dừa, lúa…) - Ngôi kể : Ngôi thứ nhất( tôi) - Thứ tự kể : Thứ tự tự nhiên (trước - sau ) - Cốt truyện – sự việc : Xây dựng cốt truyệnvà sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn. - Lâp dàn ý :Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây : + Mở bài : Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch , họ hàng + Thân bài : - Kể về đặc điểm sống ,đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn ) - Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người - Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người. + Kết bài : - Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai . 4 Củng cố : - Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự . - Các thao tác kỹ năng khi làm bài văn tự sự . 5. Hướng dẫn về nhà : - Viết hoàn thiện bài văn theo đề bài trên. Tiết 10+11+12: LUYỆN VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ ( Tiếp theo) A. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh: - Rèn kỹ năng viết bài văn tự sự. - Nâng cao khả năng vận dụng ngôn ngữ vào việc thực hành nói và viết. B. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức : Sĩ số 6A : 6B : 2 .Kiểm tra : a. Một tác phẩm tự sự cần có những yếu tố nào ? Nêu đặc điểm và vai trò của mỗi yếu tố đó ? b. Nêu các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự ? 3. Bài mới: III. Luyện viết bài văn tự sự : 1. Đề bài : Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. 2. Xác định yêu cầu của đề : - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng , xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng . - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu,cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ . 7 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn 3. Lưu ý: - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ? + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ , mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng tổ quốc . 4. Hướng dẫn xây dựng dàn bài : a. Mở bài : - Giới thiệu nhân vật - tên , địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” b Thân bài : + Kể tóm tắt về mẹ : - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng , tính tình của mẹ - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào? + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ( mà mình đã được nghe kể) - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận(hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ ,cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc ) - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao? + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay: - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ. - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay,sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ. c. Kết bài : + Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân. 5. Viết hoàn chỉnh bài văn : - Học sinh viết bài tại lớp theo dàn ý đã xây dựng . 6. Đọc bài viết trước lớp : - Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm - Giáo viên và học sinh trong lớp chú ý lắng nghe, nhận xét và sửa lỗi 4. Củng cố ; - Một số lưu ý khi làm bài văn tự sự : + Nắm vững các yếu tố của bài văn tự sự + Thực hiện trình tự các thao tác kỹ năng ( tránh bỏ qua các bước) + Cần có vốn sống vốn kiến thức thực tế. 5. Hướng dẫn về nhà : Cho đề bài sau : Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận . +Yêu cầu : Dùng trí tưởng tượng để nhân hoá sự vật “đôi mắt” tự kể về mình, nhưng thực chất là kể chung về con người (cậu học trò ham chơi lười học) - Tự sáng tạo ra một cốt truyện hợp lý, chặt chẽ . + Gợi ý phương hướng làm bài : - Xác định chủ đề : Phê phán sự ham chơi , lười học - Nhân vật : “Đôi Mắt” - Ngôi kể : Ngôi thứ nhất “Tôi” - Dàn ý tham khảo : a. Mở bài : “ ĐôI Mắt” giới thiệu về mình và chủ nhân của mình(tên, địa chỉ,đặc điểm chung) VD :TôI là “Đôi Mắt” đẹp của cậu học trò có tên là……… Cậu chủ của tôi vốn là con trong một gia đình khá giả. b. Thân bài : 8 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn + Đôi mắt tự kể tóm tắt về đặc điểm vốn có của mình : Đẹp, trong sáng, tinh nhanh, thông minh ; việc làm: học bài, làm bài, đọc sách, xem báo, hàng ngày được cậu chủ chăm sóc cẩn thận, cuối tuần được cùng cậu chủ đi thăm quan, ngắm cảnh đẹp, xem phim thiếu nhi, xem xiếc thật lành mạnh,bổ ích,đôi mắt luôn nhanh nhẹn, hoạt bát,luôn bắt gặp những ánh nhìn trìu mến, âu yếm, thiện cảm. + Đôi mắt kể về sự thay đổi của cậu chủ làm ảnh hưởng đến mình : Lên cấp hai cậu chủ biếng học ham chơi theo bạn bè, đôi mắt chứng kiến những cuộc chơi vô bổ ,cãi vã , đánh lộn ; cậu chủ ham đánh điện tử đôi mắt phải làm việc căng thẳng ….mệt lử, mờ đi không còn tinh nhanh như trước nữa. + Đôi măt bị bệnh ( loạn thị , cận thị ) việc học tập của cậu chủ bị giảm sút (không ghi kịp bài, mệt mỏi ) + Bố mẹ cậu chủ biết chuyện , cho cậu chủ đi chữa mắt,đôi mắt vui mừng khi được bình phục,cậu chủ sửa chữa lỗi lầm , bỏ các tính xấu. c. Kết bài : Mong muốn của đôi mắt về tinh thần, ý thức học tập của cậu chủ và mong muốn được bảo vệ. Ngày soạn : Ngày giảng : T25 + 26 +27 : LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức về danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ và cụm danh từ. - Xác định và phân loại được các từ loại và cụm danh từ. - Sử dụng từ loại và cụm từ đúng ngữ pháp. B. Tổ chức các hoạt động dạy học : 1. Tổ chức : Sĩ số : 6a : 6b : 2. Kiểm tra : a. Làm bài tập số 1. Yêu cầu cần đạt : - Xác định đúng phương thức biểu đạt miêu tả. - Xác định và phân tích được giá trị của phép nhân hoá : + Chị lúa phất phơ bím tóc + Cậu tre bá vai + Đàn cò khiêng nắng qua sông + Cô gió chăn mây + Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi *Cách nhân hoá thật độc đáo , thật ngộ nghĩnh của thi sĩ nhỏ tuổi. Trần Đăng Khoa đã làm hiện lên trước mắt người đọc cảnh sắc thiên nhiên đồng quê vào buổi sáng hôm ấy có lúa, có tre, có gió, có nắng đẹp và có “ bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi” tất cả đều gần gũi với tuỏi thơ như người chị, người bạn,người bác, người cô. Một bức tranh làng quê miền Bắc thật sống động, mở ra trong cảm nhận của mỗi người đọc nhiều điều thú vị . b. Làm bài tập 2. - Đọc đoạn văn viết ở nhà và chỉ rõ phép so sánh, nhân hoá mà em đã sử dụng . 3. Bài mới : I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững : 1. Danh từ là gì ? Danh từ chia làm mấy loại, hãy vẽ sơ đồ phân loại danh từ ? 2. Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu ? Hãy đặt câu minh hoạ ? 3. Số từ là gì ? Có mấy loại số từ ? Chức vụ ngữ pháp của số từ ? 9 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn 4. Lượng từ là gì ? Có mấy loại lượng từ ? Chức vụ ngữ pháp của lượng từ ? 5. Chỉ từ là gì ? Chức vụ của chỉ từ ? 5. Thế nào là cụm danh từ? Nêu đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ ? Trả lời : 1. Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ được phân loại theo sơ đồ sau : DANH TỪ Danh từ chỉ Danh từ chỉ người- sự vật đơn vị DT chung DT riêng DT chỉ đơn vị DT chỉ đơn vị tự nhiên qui ước DT chỉ ĐV DT chỉ ĐV QƯ chính xác QƯ ước chừng 2. Chức vụ ngữ pháp của danh từ : + Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu . VD : Bạn Lan / học rất giỏi. CN VN + Danh từ kết hợp với từ là làm vị ngữ : VD : Chúng tôi / là học sinh lớp 6a. CN VN + Danh từ làm phụ sau trong cụm động từ, cụm tính từ. VD : Các bạn học sinh lớp 6b / đang đá bóng. CN VN 3. Số từ là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật . + Có hai loại số từ : - Số từ chỉ số lượng : đứng trước danh từ - Số từ chỉ thứ tự : đứng sau danh từ + Số từ làm phụ trước cho cụm danh từ. Lưu ý : - Có khi số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ : VD : - Đi hàng ba, hai mâm sáu - Cần phân biệt số từ với danh từ mang ý nghĩa vhỉ số lượng VD : đôi, cặp, chục, tá 4. Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật . + Lượng từ chia làm hai nhóm : - Lượng từ chỉ toàn thể : Tất cả, tất thảy, toàn bộ, cả - Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : Các, mỗi, từng… + Lượng từ làm phụ trước cho cụm danh từ 5. Chỉ từ là những từ trỏ vào sự vật trong không gian và thời gian. VD : Này, nọ, kia, ấy, đây, đó 10 [...]... đoạn văn, đoạn 14 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn thơ Dự kiến nêu cảm nghĩ , liên tưởng, đánh giá ( vd : hay, đẹp độc đáo, khéo léo, đặc sắc) + Lưu ý : - Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc điểm của sự vật dùng so sánhđể chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh - Với phép nhân hoá, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hoá, nhờ từ ngữ nào... đoạn văn ngắn có phép so sánh và nhân hoá ………………………………………………………………………… ÔN LUYỆN VỀ CÁC PHÉP TU TỪ A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Ôn luyện để nắm vững đặc điểm của các phép tu từ đã học : So sánh,nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ - Hiểu sâu hơn giá trị biểu đạt mà các phép tu từ đem lại trong cách diễn đạt B Tổ chức các hoạt động dạy học : 1 Tổ chức : Sĩ số : 6a 6b 18 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn... hôi qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử : “ Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao” 19 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn Đất nước ấy còn được so sánh như “ vì sao”, một câu thơ so sánh đặc sắc và hàm súc Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng vũ trụ Nghệ thuật so sánh tạo nên một hình ảnh ca ngợi đất nước tráng lệ, trường tồn Đất... biểu đạt của so sánh và nhân hoá 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ , nêu sự khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ,ẩn dụ và hoán dụ …………………………………………………………………… ÔN LUYỆN VỀ CÁC PHÉP TU TỪ 20 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn (tiếp theo) A Mục đích yêu cầu : - Giúp học sinh : - Ôn luyện để nắm vững đặc điểm của các phép tu từ đã học : So sánh,nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ - Hiểu sâu... Thời gian : 60 phút ) A Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học - Rèn kỹ năng làm bài tập tự luận và tạo lập văn bản - Tự đánh giá được kiến thức , kỹ năng của bản thân để có phương hướng phấn đấu và rèn luyện - Giáo dục ý thức tự học, tự rèn và lòng yêu thích bộ môn B Tổ chức các hoạt động dạy học : 1 Tổ chức : Sĩ số 6a : 6b : 28 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn 2 Kiểm... làm văn tả cảnh : - Muốn làm bài văn tả cảnh phải biết quan sát, lựa chọn cảnh tiêu biểu, đặc sắc, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn có nghệ thuật - Lựa chọn một trình tự miêu tả hợp lý 30 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn - Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ mầu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,hoán dụ... “thuyền nhớ bến”, 21 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn “bến đợi thuyền” đó là những cặp ẩn dụ rất hay, rất sáng tạo nói về một tình yêu đẹp Những câu thơ tình tuyệt bút, đậm đà, thiết tha mãi mãi làm rung động trái tim nhiều người : “ Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu.”… Bài tập 6 : a Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ ? Cho ví dụ b Phân... biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời - Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ 15 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn - Nghệ thuật nhân hoá gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng đang nghiêng mình soi tóc trên mặt sông trong như gương - Ngay phút ban đầu giới thiệu... trả lời câu hỏi :Làm gì ? Thế nào ? Làm sao ? Là ai ? *Về cấu tạo : vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, một cụm chủ vị VD : - Chim / hót ( VN là mộy từ ) - Tôi đang làm bài tập ( VN là một cụm từ ) - Chim cắt / cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn ( VN là một cụm chủ vị ) b Câu trần thuật đơn : 26 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C –V tạo thành, dùng... được miêu tả bằng một hình ảnh ẩn dụ thật thần tình “lửa lựu lâp loè” “Lập loè” là hiện tượng ánh sáng khi loé lên, khi tắt đi Hoa lựu đỏ rực được ví như đốm lửa ẩn hiện “lập loè” trong mầu xanh của lá Từ láy “lập loè” đi liền sau từ “lửa lựu” tạo nên một hình tượng “lửa 16 Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn lựu lập loè” đầy thi vị…Với nghệ thuật nhân hoá “quyên đã gọi hè” và hình ảnh ẩn dụ “lửa . –Tố hữu) + Đáp án: a, Từ đơn Từ láy Từ ghép xanh xanh xanh, xanh xao xanh biếc, xanh ngắt, xanh non, xanh thẫm, xanh rì, xanh mướt, xanh rờn. Trắng trăng trắng, trăng trong, trăng nõn, trắng. cụm danh từ? Nêu đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ ? Trả lời : 1. Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ được phân loại theo sơ đồ sau : DANH TỪ Danh từ chỉ Danh. mái nứa nhà tranh (Lên Tây Bắc- Tố Hữu) c, Chức vụ ngữ pháp của từ “xanh”. -Trong câu “Trâuvề xanh lại Thái Bình” từ “xanh”làm vị ngữ. - Trong câu “Mọc giữa dòng sông xanh”từ “xanh” làm định

Ngày đăng: 18/10/2014, 13:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan