Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
237,5 KB
Nội dung
HỌ VÀ TÊN : PHẠM VĂN ĐIỆN LỚP HC : K47T1 MSV : 11D220010 GIẢNG VIÊN : TS.LỤC THỊ THU HƯỜNG BÀI TẬP : 10 THỰC TRẠNG VÀ TƯƠNG LAI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM MỤC LỤC 1. Đánh giá đặc điểm thị trường Logistics VN 3 2. Một số đánh giá về những thành tựu và kết quả trong phát triển Logistics 3 2.1. Logistics có sự phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước 3 2.2.Bước đầu hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động Logistics phát triển 3 2.3.Cơ sở hạ tầng có những bước phát triển nhất định ,từng bước đáp ứng được một phần nào nhu cầu phát triển các hoạt động Logistics 4 2.4.Số lượng các doanh nghiệp Logistics ngày càng tăng lên cả về số lượng và năng lực kinh doanh 4 3.Những tồn tại và khó khăn trong phát triển Logistics tại Việt Nam 4 3.1.Hệ thống khuôn khổ pháp lý còn nhiều hạn chế ,chưa có một cơ chế ,chính sách đồng bộ để điều chỉnh hoạt động Logistics phát triển 4 3.2.Chưa xây dựng được chiến lược tổng thể phát triển Logistics ở Việt Nam 5 3.3.Cở sở hạ tầng Logistics còn yếu kém dẫn đến chi phí Logistics ở Việt Nam còn cao 5 3.4.Thủ tục hải quan còn nhiều bất cập ,gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp 6 3.5.Quy mô doanh nghiệp Logistics chủ yếu là vừa và nhỏ , kinh doanh còn manh mún ,hoạt động cơ bản tập trung ở thị trường nội địa 7 3.6.Thị trường Logistics còn rất nhiều hạn chế ,chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước 8 4.Một số giải pháp nhằm chủ yếu phát triển ngành Logistics tại Việt Nam đến năm 2020 9 1 CÂU 2 :XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH LOGISTICS 10 2.1. Xu hướng phát triển của Logistics trên thế giới 10 Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics 10 - Logistics toàn cầu (Global Logistics). 10 Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính sau: 10 - Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến, vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả. 10 - Phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp Logistics đẩy (Push) theo truyền thống. 10 - Thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm người ta luôn phải cân nhắc: Tự làm hay đi mua dịch vụ? và Mua của ai? Do đó, bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics của chính mình, như: Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. 11 2.2. Xu hướng phát triển của Logistics tại Việt Nam 11 2 CÂU 1 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Đánh giá đặc điểm thị trường Logistics VN Mặc dù Logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. cho đến nay, thị trường Logistics VN vẫn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, với những đặc điểm cơ bản sau: - Một thị trường có quy mô không lớn, nhưng đầy tiềm năng và hấp dẫn - Năng lực về Logistics của VN chưa cao: - Hạ tầng cơ sở Logistics của VN yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt 2. Một số đánh giá về những thành tựu và kết quả trong phát triển Logistics 2.1. Logistics có sự phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước . Logistics đã trở thành một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao ở Việt Nam ,đóng vai trò quan trọng trong sản xuất , lưu thông hàng hóa , góp phần làm tăng thêm giá trị cũng như nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ,tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động , tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển thương mại nội địa và quốc tế tại Việt Nam 2.2.Bước đầu hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động Logistics phát triển Xây dựng Luật Thương Mại 2005 là một đột phá mới trong hoạt động Logistics.Ngoài ra còn ban hành các nghị quyết về vận tải đa phương thức ,cụ thể là Nghị định 87/2009/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2009 thay thế cho Nghị định 125/2003/NĐ –CP.Phát triển hoạt động vận tải đa phương thức ở Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển các loại hình 3PL .hướng tới các loại hình 4PL ,5PL 3 2.3.Cơ sở hạ tầng có những bước phát triển nhất định ,từng bước đáp ứng được một phần nào nhu cầu phát triển các hoạt động Logistics Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Logistics .Chính phủ ,nhà nước và các ban ngành đã có sự chú trọng quan tâm hơn đến đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông 2.4.Số lượng các doanh nghiệp Logistics ngày càng tăng lên cả về số lượng và năng lực kinh doanh Một số doanh nghiệp trong nước tiêu biểu như :Vietranstimex ,Vinatrans ,Sotrans ,Vietfracht, Gemadept , Tranaco … 3.Những tồn tại và khó khăn trong phát triển Logistics tại Việt Nam 3.1.Hệ thống khuôn khổ pháp lý còn nhiều hạn chế ,chưa có một cơ chế ,chính sách đồng bộ để điều chỉnh hoạt động Logistics phát triển Ở nước ta, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cho việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức , hiệp hội, và cả các quy định về thuế. Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẻ, rõ ràng, không theo kịp sự phát triện cùa ngành Logistics. Như ta đã biết, logistics liên quan đến nhiều bộ ngành nhu: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hàng những quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho ngành logistic. Bên cạnh đó cơ chế quản lý hành chính, năng lực làm việc và thái độ phục vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trong những trở lực không nhỏ làm ảnh hường trực tiếp đến ngành Logistics Việt nam trong qua trình hội nhập thế giới − Vẫn chưa có được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ − Nội dung còn nhiều hạn chế :ví dụ trong Luật thương mại năm 2005 thì Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại ,khái niệm về dịch vụ Logistics còn đơn giản có thể dẫn đến cách hiểu không chính xác về Logistics và dịch vụ Logistics .đánh đồng Logistics với hoạt động giao nhận vận tải ,hay Logicstics với quản trị Logistics 4 • Nghị định 140/2007/NĐ- CP còn sơ sài ,chưa tạo được hành lang pháp lý ,chưa tạo được sự thống nhất .Đo đó mà rất nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững luật pháp quốc tế ,luật pháp các nước trong đó có Việt Nam .Đây là một nguy cơ tiềm ẩn khả năng thiệt thòi 3.2.Chưa xây dựng được chiến lược tổng thể phát triển Logistics ở Việt Nam Là một ngành kinh tế quan trọng và đang tăng trưởng khá nhanh ,nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một chiến lược dài hạn ,có tính tổng thể nhằm phát triển hoạt động Logistics 3.3.Cở sở hạ tầng Logistics còn yếu kém dẫn đến chi phí Logistics ở Việt Nam còn cao Hạ tầng cơ sở Logistics của VN yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động Logistics của VN hiện nay còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Nếu so sánh trong ASEAN thì cơ sở hạ tầng cảng biển, đường bộ, sân bay của VN chỉ xếp thứ 5. Nếu xếp hạng quốc tế, theo số liệu của Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của WEF qua các năm, thì VN luôn bị xếp hạng rất thấp về chất lượng hạ tầng cảng, đường bộ và cung cấp điện (luôn ở mức trên 100). Trong những năm vừa qua cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhiều công trình và hệ thống giao thông đường bộ, cảng nội địa và cảng biển được nâng cấp.Tuy nhiên nhìn từ góc độ Logistics, cơ sở hạ tầng chúng ta còn quá yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy mộ nhỏ và rời rạc, trang thiết bị, phương tiện như xe vận chuyển hang, dây chuyền, băng tải, đường ống, thiết bị chiếu sáng , xe nâng hạ hàng hóa, máy đóng gói và các thiết bị mã vạch… với công nghệ thấp và cũ kỷ. Hệ thống vận tải đường biển, đường sông, hàng không, đường bộ, đường sắt còn nhiều bất cập, dẩn đến tốc độ lưu chuyển trong logistic còn khá chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hiệu quả của ngành logistics. Theo đánh giá của Ông Gopal R, giám đốc Bộ phận vận tải và hậu cần khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Frost & Sullivan, chi phí Logistics tại VN gần như gấp đôi-gấp ba so với các nước công nghiệp khác, xuất phát từ việc thiếu thốn về hạ tầng và năng lực vận tải yếu kém. 5 Cơ sở hạ tầng là một trong bốn yếu tố nền tảng để phát triển ngành Logistics quốc gia:cở sở hạ tầng ,thể chế pháp luật ,doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ Logistics. Tuy nhiên ,ở Việt Nam hiện nay ,cơ sở hạ tầng phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu và trở thành lực cản trở không nhỏ đối với ngành Logistics đầy tiềm năng.Trong những năm gần đây ,mặc dù cơ sở hạ tầng Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể ,nhiều công trình và hệ thống giao thống đường bộ ,hệ thống phân phối ,cảng nội địa ,và cảng biển đã được nâng cấp ,công nghệ thông tin phát triển mạnh và ngày càng được ứng dụng sâu ,rộng trong nhiều lĩnh vực .Nhưng,nhìn từ góc độ Logistics ,cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém , lạc hậu , thiếu tính đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành Logistics.Trong hội thảo quan chức cấp cao về kinh tế ASEAN lần thứ 42 diễn ra tại Đà Nẵng ngày 22/8/2010 ,các chuyên gia Logistics của ASEAN đã khẳng định một trong những thách thức chủ yếu của Việt Nam trên con đường hội nhập với Logistics khu vực chính là điều kiện cơ sở hạ tầng .Hạ tầng phần cứng của Việt Nam còn nghèo nàn ,chưa có những cảng nước sâu ,cảng trung chuyển quốc tế để thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hàng hóa trung chuyển giữa các quốc gia vào cảng Việt Nam ,chưa phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ,hạ tầng đường bộ chưa hoàn chỉnh ,hệ thống đường sắt chưa kết nối được nhiều với các cảng biển ,các khu kinh tế ,khu công nghiệp Về hạ tầng mềm ,việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành ,cung cấp thông tin ,giao dịch điện tử quản lý hoạt động Logistics cũng chưa đáp ứng được .Chính những hạn chế đó khiến cho tốc độ lưu chuyển trong Logistics của Việt Nam còn khá chậm ,phát sinh nhiều chi phí .gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động ngành Logistics Việt Nam .Để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Logistics Việt Nam phát triển ,Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có sự đầu tư hiệu quả để khắc phục những hạn chế ,yếu kém cũng như cần phải có những chiến lược phát triển rõ ràng ,cụ thể cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong tương lai. 3.4.Thủ tục hải quan còn nhiều bất cập ,gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp Hiện trạng, thủ tục rườm rà ,chưa thực sự công khai minh bạch.Theo điều tra ,khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tê và Phát triển trường ĐH Kinh tế quốc dân đối 6 với gần 500 cán bộ quản lý Logistics trên cả nước thì một số cán bộ công chức hải quan còn quan liêu ,cửa quyền ,hệ thống hải quan trực tuyến đã được triển khai nhưng chưa thực sự đem lại tiện ích cho doanh nghiệp khi khai báo .Hầu như trong các khâu thủ tục thông quan đều phải có những chi phí không chính thức … 3.5.Quy mô doanh nghiệp Logistics chủ yếu là vừa và nhỏ , kinh doanh còn manh mún ,hoạt động cơ bản tập trung ở thị trường nội địa Theo thống kê ở VN hiện có khoảng gần 1.000 công ty Logistics chính thức đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước; 70% là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân; 10% các đơn vị giao nhận chưa có giấy phép và 2% công ty Logistics do nước ngoài đầu tư vốn. Tính đến tháng 11/2012, Hiệp hội Giao nhận Kho vận VN (VIFFAS) có 193 thành viên (161 thành viên chính thức và 32 thành viên liên kết). Mới đây, Chủ tịch VIFFAS được bầu làm Chủ tịch AFFA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á), có thể coi đây là mộtdấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Hiệp hội. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp Logistics của nước ta có thời gian hoạt động bình quân là 5-7 năm, quy mô vốn đăng ký dưới 5 tỉ VND, thậm chí nhiều doanh nghiệp có vốn chỉ khoảng 500 triệu, thuộc loại rất nhỏ. Quy mô của doanh nghiệp còn thể hiện qua số lao động. Rất nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, chỉ đáp ứng được một khâu đơn giản của chuỗi dịch vụ Logistics. Với quy mô vốn nhỏ, thời gian hoạt động khiêm tốn và ít nhân viên, hoạt động không có tính chuyên nghiệp, chỉ có thể cung cấp những loại hình dịch vụ đơn giản. Hầu hết các doanh nghiệp Logistics VN chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông tin từ nước ngoài và các công việc phải giải quyết đều do các đại lý thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Logistics VN phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, một số doanh nghiệp lớn của nhà nước thì lại chịu sự quản lý của các Bộ, ngành khác nhau, nên thường hoạt động đơn lẻ, tách rời nhau, thậm chí còn đối đầu để tranh giành khách hàng, vì vậy, sức vốn đã yếu lại càng thêm yếu. Thời gian qua các doanh nghiệp Logistics VN đã bị thua đậm các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà. Hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm, phải 7 liên kết lại, xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành Logistics để tăng khả năng cạnh tranh. 3.6.Thị trường Logistics còn rất nhiều hạn chế ,chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước . Nhìn chung, ngành Logistics VN còn non yếu, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đất nước. Có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: - Chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về Logistics và vai trò của Logistics. - Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, truyền thông và thông tin còn yếu kém. - Khung pháp lý cho hoạt động Logistics chưa hoàn chỉnh. Vai trò định hướng của nhà nước trong phát triển ngành Logistics chưa rõ ràng và chưa có sự quan tâm đúng mức. - Các doanh nghiệp Logistics trong nước còn nhỏ về quy mô, non về kinh nghiệm, tầm phủ kinh doanh chỉ hạn chế trong thị trường nội địa và một số nước trong khu vực, chỉ mới tập trung khai thác các khâu đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, mà phổ biến là giao nhận vận tải. - Thiếu sự liên kết trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics.Việc xây dựng thương hiệu Logistics VN chưa được quan tâm đầy đủ. - Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics còn thiếu và yếu,chưa chưa chú trọng công tác đào tạo , phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Logistics 3.7.Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics vừa thiếu lại vừa yếu Với một nguồn nhân lực chắp vá, vừa thiếu lại vừa yếu, chúng ta sẽ không có nổi một cơ hội để cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ đến từ những hãng vận tải lớn và danh tiếng của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta.Theo nhiều chuyên gia, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của chúng ta là phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân lực hiện có. 8 3.8. Nhận thức của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về Logicstics còn nhiều hạn chế Có một số doanh nghiệp chưa nhận thấy tầm quan trọng của logistics xem logistics chỉ đơn thuần là các dịch vụ “hậu cần cho xuất nhập khẩu”, có nghĩa gói gọn trong vận tải, cảng biển, hệ thống kho bãi, hãng tàu. Thậm chí có doanh nghiệp chưa biết logistic là gì. Đây cũng là lý do cơ bản để Logistics khó có cơ hội phát triển. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của logistics đối với doanh nghiệp, Về mặt nhà nước, chính phủ và các cơ quan chức năng cần tài trợ , hỗ trợ và quan tâm quy hoạch, xây dựng chính sách pháp lý , bảo đảm tính hợp lý , rõ ràng với mục đích tạo một môi trường minh bạch có định hướng đối với ngành Logistic. Cần có chiến lược đầu tư đúng tầm cho các cảng biển, sân bay, cảng nội địa, đường sắt, đường song theo một tổng thể co khả năng thích ứng trong điều kiện logistics hội nhập quốc tế. 4.Một số giải pháp nhằm chủ yếu phát triển ngành Logistics tại Việt Nam đến năm 2020 − Cần đầu tư nghiên cứu một cách bài bản về chuỗi cung ứng − Cần tiếp tục xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động Logistics. − Cần phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước − Cần làm tốt khâu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông, kho bãi… − Cần tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin − Tập trung, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ Logistics 9 CÂU 2 :XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH LOGISTICS 2.1. Xu hướng phát triển của Logistics trên thế giới Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics - Logistics toàn cầu (Global Logistics). Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính sau: - Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến, vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả. - Phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp Logistics đẩy (Push) theo truyền thống. 10 [...]... hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến 2.2 Xu hướng phát triển của Logistics tại Việt Nam Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận Việt Nam thành 4 cấp độ: Cấp độ 1 : Các đại lý giao nhận truyền thống –các đại lý giao nhận chỉ thuần... NYK, Maersk Logistics Đã có những liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này như : First Logistics Development Company ( FLDC – công ty liên doanh phát triển tiếp vận số 1) Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây ,số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics ngày càng tăng ,hàng loạt các công ty giao nhận đã đổi tên thành công ty dịch vụ logistics Theo dự đoán , ngành Logistics Việt Nam sẽ phát triển theo... phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics. .. ty giao nhận Việt Nam phải thuê lại kho và dịch vụ vận tải Cấp độ 2 : Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng hóa và cấp vận đơn nhà Nguyên tắc hoạt động của những người này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện các hoạt động đóng hàng / rút hàng xu t nhập khẩu Hiện nay khoảng 10% các tổ chức giao nhận Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng 11 tại CFS của chính họ... xu hướng chính sau : − Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin , thương mại điện tử ngày nay càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực như : hệ thống thông tin quản trị quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu , công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến … − Thứ hai, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp , hay nhà cung cấp dịch vụ Logistics thứ ba − Thứ ba, phát triển. .. triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụ Logistics toàn cầu 12 − Thứ tư ,sự xu t hiện của các dịch vụ Logistics bên thứ tư và bên thứ năm ( 4PL &5PL ) 13 − TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 .Đặng Đình Đào (2011), Dịch vụ Logistics ở VN trong tiến trình hội nhập quốc tế 2 .Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Logistics, NXB Thống kê, 2006 3 .Đoàn Thị Hồng Vân, Logistics – Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động... có hơn 50% các đại lý giao nhận ở Việt Nam hoạt động như đại lý MTO nối mạng lưới đại lý khắp các nước trên thế giới Cấp độ 4 : Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập Một số tập đoàn logistcs lớn trên thế giới đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam và thời gian qua đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực logistics như : Kuehne & Nagel ;... vụ? và Mua của ai? Do đó, bên cạnh những hãng sản xu t có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics của chính mình, như: Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển. ..- Thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau Để đáp... Quản trị Logistics, NXB Thống kê, 2006 3 .Đoàn Thị Hồng Vân, Logistics – Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, 2010, 4 Luật Thương mại, năm 2005 5 Đặng Đình Đào (2011) .Logistics những vấn đề thực tiễn và lý luạn ở Việt Nam, Nhà xu t bản Trường Đại học kinh tế quốc dân 14 . dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. 11 2.2. Xu hướng phát triển của Logistics tại Việt Nam 11 2 CÂU 1 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM HIỆN. thế của đất nước 8 4.Một số giải pháp nhằm chủ yếu phát triển ngành Logistics tại Việt Nam đến năm 2020 9 1 CÂU 2 :XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH LOGISTICS 10 2.1. Xu hướng phát. các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. 2.2. Xu hướng phát triển của Logistics tại Việt Nam Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận Việt Nam thành 4