Vai trò và sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường việt nam . những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Vai trò và sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường việt nam . những điều cần biết về Vai trò và sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường việt nam
Trang 1Mục lục:
Danh mục các từ viết tắt……….……… 4
Danh mục bảng biểu……… ………5
Lời mở đầu……….6
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lãi suất và chính sách lãi suất của Ngân hàng……….7
1.1Khái niệm và đặc điểm của lãi suất và chính sách lãi suất……….7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của lãi suất………7
1.1.1.1 Khái niệm về lãi suất……… 7
1.1.1.2 Đặc điểm của lãi suất……… 7
1.1.2 Khái niệm chính sách lãi suất……… 8
1.2 Các loại hình lãi suất và chính sách lãi suất……… …8
1.2.1 Các loại hình lãi suất………8
1.2.1.1Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng……… …8
1.2.1.2Căn cứ vào giá trị của tiền lãi……… 10
1.2.1.3 Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất……… …… 11
1.2.1.4Căn cứ vào loại tiền cho vay……….………….11
1.2.1.5Căn cứ vào nguồn tín dụng……… …11
1.2.2 Các loại chính sách lãi suất……… 11
1.2.2.1Chính sách lãi suất cố định………11
1.2.2.2Chính sách tự do hóa lãi suất ………13
1.2.2.3Chính sách lãi suất ưu đãi……… 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất và chính sách lãi suất……… ……… 14
1.3.1 Cung cầu quỹ cho vay……… 14
1.3.2 Lạm phát dự tính……….15
1.3.3 Hoạt động thu chi Ngân sách nhà nước……… 16
1.3.4 Sự thay đổi của thuế………17
1.3.5 Tỷ giá……… …17
1.3.6 Những thay đổi trong đời sống xã hội………17
Trang 21.4 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất trong nền kinh tế……… …18
1.4.1 Ảnh hưởng của lãi suất và CSLS đến quá trình huy động vốn……… 18
1.4.2 Ảnh hưởng của lãi suất và CSLS đến quá trình đầu tư……… …19
1.4.3 Ảnh hưởng của lãi suất và CSLS đến tiêu dùng và tiết kiệm……….19
1.4.4 Ảnh hưởng của lãi suất và CSLS đến tỉ giá và hoạt động xuất nhập khẩu……….19
1.4.5 Ảnh hưởng của lãi suất và CSLS đến lạm phát……… 20
Chương 2: phân tích chính sách lãi suất và sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam……….21
2.1 Thực trạng của Chính sách lãi suất và diễn biến lãi suất từ năm 2006 đến nay……….21
2.1.1 Diễn biến lãi suất và sự điều chỉnh CSLS trong những năm 2006-2007… … 21
2.1.2 Diễn biến lãi suất và sự điều chỉnh CSLS trong những năm 2008-2009……….23
2.1.3 Diễn biến lãi suất và sự điều chỉnh CSLS trog những năm 2010-2011…….… 26
2.1.4 Diễn biến lãi suất và sự điều chỉnh CSLS từ năm 2012 đến nay……….28
2.2 Vai trò và sự ảnh hưởng của CSLS tới nền kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến nay………32
2.2.1 Vai trò của chính sách lãi suất……… 32
2.2.2 Ảnh hưởng của CSLS tới nền kinh tế thị trường Việt Nam……… 32
2.3 Đánh giá chung ảnh hưởng và sự thay đổi của CSLS tới nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO……….……38
Chương 3: Giải pháp để hoàn thiện CSLS trong thời gian tới……… 39
3.1 Dự đoán lãi suất và Chính sách lãi suất trong thời gian tới……… 39
Trang 33.2 Một số giải pháp điều hành, kiểm soát lãi suất và chính sách lãi suất trong thị trường tiền tệ……….… 40 Kết luận ….……….… 45 Danh mục tư liệu tham khảo………….……….…….46
Trang 4Danh mục các từ viết tắtNHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
KTTT Kinh tế thị trường
VNĐ Việt Nam đồng
Trang 5Danh mục bảng biểu, biểu đồ
1 Biểu đồ:
Hình 1.1: Biểu đồ minh họa mô hình tổng cung, tổng cầu………15 Hình 1.2: Biểu đồ mô tả mối liên hệ giữa lạm phát dự tính và lãi suất………….16 Hình 2.1: Biểu đồ diễn biến lãi suất trong năm 2008……… …….23 Hình 2.2: Biểu đồ so sánh lãi suất năm 2011 và 2012……… 28 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sự điều hành lãi suất năm 2012……… 29
2 Bảng biểu:
Bảng 1: Lãi suất huy động và cho vay bình quân năm 2006-2007………22 Bảng 2: Lãi suất huy động và cho vay bình quân của các NH năm 2007-2008…24 Bảng 3: Thống kê lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2012……… 29 Bảng 4: Lãi suất huy động các kì hạn hiện nay ở một số ngân hàng……….31
Trang 6Lời mở đầu:
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô hàng đầu của nhà nước đểđiều chỉnh nền kinh tế Trong số những công cụ điều hành của chính sách tiền tệ thì chínhsách lãi suất là một công cụ quan trọng và chủ yếu nhất, là đòn bẩy kinh tế quan trọngảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tín dụng Tất cả các Ngân hàng đềuphải có những chính sách lãi suất để có thể thu hút khách hàng, có lợi cho nền kinh tế nóichung và cho chính Ngân hàng nói riêng.Ở Việt Nam nhà nước cũng đã rất linh hoạttrong việc sử dụng các công cụ lãi suất nhằm tác động tích cực tới nền kinh tế trong quátrình hội nhập … Hiện nay việc sử dụng công cụ lãi suất trong nền kinh tế thị trường làmột trong những vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp vì nó không chỉ thu hút sự quantâm của riêng tài chính ngân hàng, mà nó nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp vàcủa tất cả mọi người Đổi mới hệ thống tài chính, cải cách chính sách lãi suất là nhiệm vụcủa mỗi Ngân hàng.Vai trò của công cụ lãi suất trong nền kinh tế, tác động và ảnh hưởngcủa nó đến sự phát triển kinh tế trong quá trình liên kết khu vực và hội nhập quốc tế là rấtquan trọng Cần hiểu được tầm quan trọng của chính sách lãi suất, những thực trạng vàtác động của nó đến nền kinh tế để từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và địnhhướng giải pháp cho Viêt Nam trong công cuộc phát triển hệ thống tài chính nói chung vàchính sách lãi suất nói riêng
Vì những lý do trên nên em chọn đềtài : “ Vai trò và sự ảnh hưởng của chính sáchlãi suất tới nền kinh tế thị trường Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
Trang 7Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về lãi suất và chính sách lãi suất của Ngân hàng
1.1 Khái niệm và đặc điểm của lãi suất và chính sách lãi suất.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của lãi suất.
1.1.1.1 Khái niệm về lãi suất
Từ xa xưa khi quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa bắt đầu phát triển thì lãi suất đãđược hình thành.Lãi suất là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử.Lãi suất ngân hàng lànhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
và khách hàng., nó nhận được sự quan tâm của mọi người, mọi doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế khác nhau Đã có rất nhiều khái niệm về lãi suất Tuy nhiên có thểkhái quát khái niệm về lãi suất như sau:
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ
vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thứctài sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất
1.1.1.2 Đặc điểm của lãi suất:
Trong nền kinh tế thị trường lãi suât có thể được thỏa thuận giữa khách hàng và các tổchức tín dụng (TCTD), giữa người đi vay và người cho vay… sự tự thỏa thuận ấy đã dẫnđến hai đặc điểm chính của lãi suất :
+ Tính cạnh tranh: trong qúa trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường thì tínhcạnh tranh được chứng minh là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh
tế phát triển Lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các NHTM,TCTD… Mỗi NHTM, TCTD phải có lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng trên nguyêntắc kinh doanh có hiệu quả và giữ được vị trí cạnh tranh với các NHTM, TCTD khác.+ Tính linh hoạt: Lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén thích ứng vớitừng đối tượng, hoàn cảnh…sự thay đổi thường xuyên của lãi suất tín dụng phù hợp với
Trang 8sự biến động về cung, cầu của vốn vay, tỷ lệ lạm phát, thu chi ngân sách nhà nước, yếu tốtâm lý của người đi vay và người cho vay trên thị trường tiền tệ, tín dụng.tính linh hoạtlãi suất giúp cho ngân hàng thay đổi kịp thời để có kết quả kinh doanh tốt nhất.
1.1.2 Khái niệm của chính sách lãi suất.
Chính sách lãi suất một bộ phận của CSTT của chính phủ, là cách thức quản lý và
điều tiết lãi suất thị trường nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, kiểmsoát lạm phát đểthực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái ổn định
Tùy thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHNN áp dụng cơ chế điềuhành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ cóhiệu quả các nguồn vốn trong kinh tế
Chính sách lãi suất là một trong những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để điều tiếtnền kinh tế quốc dân.Trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, CSLS cònđược sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi
ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá Điều nàykhông chỉ tác động đến đầu tư mà còn tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và cácquan hệ thương mại quốc tế giữa nước đó đối với nước ngoài
1.2 Các loại hình lãi suất và chính sách lãi suất
1.2.1 Các loại hình lãi suất:
Để phân loại lãi suất người ta dựa vào các căn cứ như căn cứ vào nghiệp vụ NH, giá trịcủa tiền lãi, tính linh hoạt của lãi suất, căn cứ vào loại tiền cho vay và nguồn tín dụng
1.2.1.1Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
Căn cứ vào nghiệp vụ liên ngân hàng thì lãi suất được chia ra làm 5 loại là lãi suấttiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường liênngân hàng và lãi suất cơ bản
- Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất cho các khoản tiền gửi, nó được áp dụng để tính tiền lãi
phải trả cho người gửi tiền lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thờihạn gửi và lượng tiền gửi
Lãi suất tiền gửi được xác định qua công thức:
I tg =i cb +ii
Trang 9trong đó:
itg:là lãi suất tiền gửi, icb:là tỷ lệ lãi suất cơ bản của ngân hàng trả cho từng loại tiền gửi
khác nhau.
- Lãi suất cho vay: Là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho Ngân hàng do sử dụng
vốn vay của Ngân hàng Về nguyên tắc thì lãi suất tiền vay lớn hơn lãi suất tiền gửi đểđảm bảo lợi ích cho ngân hàng và có sự phân biệt giữa khoản vay với thời hạn khác cũngnhư mức rủi ro khác Lãi suất cho vay được tính theo công thức:
I cv =i tg +X
trong đó: icv là lãi suất cho vay, X là chi phí nghiệp vụ của ngân hàng bao gồm tất cả cáckhoản chi phí hoạt động, phát triển vốn và dự phòng rủi ro,
- Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất được các NHTM áp dụng khi cho khách hàng vay nợdưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá khi chưa đến kỳ hạn thanh toán Lãi suấtchiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấutrừ ngay khi ngân hàng cho khách hàng vay Đây là công cụ điều tiết vĩ mô thường được
Mỹ và các nước phương tây sử dụng rất hiệu quả Thỉnh thoảng NHTWcó thể điều chỉnhlãi suất chiết khấu để khuyến khích hoặc hạn chế các ngân hàng thành viên vaymượn Một lãi suất chiết khấu tăng lên báo động sẽ có tình trạng gia tăng các lãi suất củathị trường tiền tệ và thị trường vốn nói chung Lãi suất chiết khấu là loại lãi suất thấp nhấttrong tất cả các loại lãi suất trên thị trường
- Lãi suất tái chiết khấu:
Là lãi suất được áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thứcchiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến kỳ hạn thanh toán của ngân hàng Lãi suất tái chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi cho các NHTM vay Lãi suất này do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ
- Lãi suất thị trường liên ngân hàng:
Trang 10Là lãi suất các ngân hàng áp dụng cho nhau khi cho vay trên thị trường liên ngânhàngLãi suất thị trường liên ngân hàng được ấn định hằng ngày vào mỗi buổi sáng Nóđược hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn của các NHTM và các TCTD khác và chịu sựchi phối bởi lãi suất tái chiết khấu.
- Lãi suất cơ bản:
LSCB là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các NHTM và các tổ chức tíndụng khác ấn định lãi suất kinh doanh.Tác dụng của LSCB là điều chỉnh và thống nhấtcác hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân LSCB hình thành khác nhautùy theo mỗi nước nhưng hầu hết được hình thành trên cơ sở thị trường và có mức lợinhuận bình quân cho phép
1.2.1.2Căn cứ vào giá trị của tiền lãi:
Căn cứ vào giá trị của tiền lãi thì lãi suất được chia làm hai loại là lãi suất danh nghĩa vàlãi suất thực
- Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất danh nghĩa là lãi suất phải thanh toán, lãi suất tính theo
giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suấtchưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thứctrong các quan hệ tín dụng
- Lãi suất thực: Là lãi suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được.Là lãi suất được điều
chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, thể hiện mức lãi theo số lượng hànghóa và dịch vụ.Hay nói cách khác là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát.Vì vậy lãi suất thựcluôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được biểu hiện qua công thức sau:
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự tính
Ta thấy tỷ lệ lạm phát càng cao thì lãi suất thực càng thấp và ngược lại
Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nênkhông thể biết trước một cách chắc chắn được lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì
có thể biết trước được một cách chắc chắn khi công bố
Trang 111.2.1.3 Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất:
Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất thì lãi suất được chia làm hai loại là lãi suất
cố định và lãi suất thả nổi
- lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay.
- lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định có thể thay đổi theo lãi suất thị trường trong
thời hạn tín dụng
1.2.1.4 Căn cứ vào loại tiền cho vay:
Căn cứ vào loại tiền cho vay thì lãi suất được chia ra làm hai loại là lãi suất nội tệ
và lãi suất ngoại tệ
- lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ.
- lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ.
1.2.1.5 Căn cứ vào nguồn tín dụng:
Căn cứ vào nguồn tín dụng thì lãi suất được chia ra làm hai loại là lãi suất trongnước và lãi suất quốc tế
- Lãi suất trong nước: là lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong nước.
- lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế.
1.2.2 Các loại chính sách lãi suất
1.2.2.1 :chính sách lãi suất cố định:
Lãi suất cố định là lãi suất mà NHNNquy định để khống chế NHTM cả về lãi suấthuy động vốn và lãi suất cho vay.Khi đó sẽ không có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng,không thúc đẩy tăng trưởng.Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát được lãi suất và bảo vệđược các doanh nghiệp nhà nước
Lãi suất cố định áp dụng cho việc cho vay tiêu dùng.Chính sách này sẽ giúp kháchhàng có nhu cầu vay vốn thực sự yên tâm, chủ động trong việc hoạch định và cân đối tàichính của mình trong khoảng thời gian cố định, không phụ thuộc biến động lãi suất thịtrường Chính sách này thông thường sẽ áp dụng cho vay ngắn hạn
+ Ưu điểm: dự tính chính xác số tiền phải trả cho Ngân hàng, từ đó tạo thuận lợi cho việc
hoạch định tài chính Không bị tác động của biến động lãi suất trên thị
Trang 12trường.trongtrường hợp lãi suất thị trường tăng thì khách hàng sẽ được lợi hơn do lãi suấtvẫn tính theo lãi suất cố định thấp hơn mức lãi suất hiện tại.
+ Nhược điểm: trong trường hợp lãi suất thị trường biến động giảm so với thời điểm vay
thì khách hàng vẫn phải trả tiền lãi theo lãi suất cố định trong hợp đồng khi đó kháchhàng bị thiệt thòi
Chính sách lãi suất cố định bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất trần
a Chính sách lãi suất trần
Trần lãi suất là chính sách phổ biến nhất Nhờ định mức trần lãi suất mà hạn chếđược tình trạng lãi suất thực dương quá cao trong thời kì trước, do đó các NHTM cũngdần cân bằng được tài sản nợ và tài sản có, đảm bảo được lợi nhuận
Nhờ có trần lãi suất mà lãi suất sẽ không bị nâng lên quá cao các doanh nghiệp cóthêm cơ hội vay vốn kinh doanh và mở rộng quy mô
Các TCTD được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi cụ thể linhhoạt phù hợp điều kiện kinh doanh, thực hiện cạnh tranh lành mạnh từng bước tiến tới tự
do hóa lãi suất
Tuy nhiên việc quy định lãi suất trần sẽ hạn chế tính linh hoạt của NHTM, khôngtạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng.Cơ chế điều hành lãi suất thông qualãi suất trần tỏ ra kém hiệu quả trong việc xử lý những mâu thuẫn nội tệ và ngoại tệ, giữalãi suất trong nước và ngoài nước
b lãi suất cơ bản:
LSCB Là mức lãi suất NHNN đưa ra làm cơ sở cho các TCTD ổn định lãi suấtkinh doanh
-LSCB giúp cho các DN có cơ hội vay vốn với chi phí hợp lý để đầu tư sản xuất kinhdoanh và có thể mở rộng quy mô sản xuất thúc đẩy hàng hóa trong nước phát triển
-Việc áp dụng LSCB có sự quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ,sẽ hạn chế dân cư tíchlũy làm cho đòng nội tệ không bị đô la hóa, giúp cho chính phủ dễ dàng quản lý nền kinh
tế trên lĩnh vực tiền tệ Mặt khác trên cơ sở liên hệ giữa USD trong nước và USD trên thịtrường quốc tếlà bước đệm quan trọng trong việc tự do hóa lãi suất
Trang 131.2.2.2 : chính sách tự do hóa lãi suất:
Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà chính phủ sẽ can thiệp khi mức lãisuất vượt quá mức lãi suất chung Lãi suất tăng giảm hoàn toàn do những biến đổi trongcung và cầu về vốn vay trên thị trường Tuy nhiên nó chỉ được thực hiện trong thị trườngcạnh tranh hoàn hảo
Nền kinh tế Việt Nam đang có những điều kiện để có thể kỳ vọng khả năng tự dohóa lãi suất trong năm tới Bởi chỉ số lạm phát đang được kiểm soát một cách tốt đẹp,cùng với đó, hệ thống ngân hàngđang được điều chỉnh, được cơ cấu lại
+ Ưu điểm: chính sách tự do hóa lãi suất sẽ phù hợp hơn trong thị trường kinh tế có nhiều
biến động Trong trường hợp thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanhtoán trong kì điều chỉnh sẽ thấp hơn
+ Nhược điểm: Khách hàng chỉ có thể dự tính số tiền khách hàng phải trả cho ngân hàng
ở kì đầu Bắt đầu từ kì sau khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc chủ động tài chính Dolãi suất biến động theo thị trường Trường hợp lãi suất thị trường biến động tăng thìkhách hàng phải trả lãi cho ngân hàng nhiều hơn vì phải chịu điều chỉnh ở mức lãi suấtcao hơn
Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách tiền tệ mà Các Ngân hàng Việt Namđang hướng tới Kéo theo đó là chính sách ổn định tỷ giá sẽ mở cánh cửa cơ hội chonhiều doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2014
1.2.2.3 : chính sách lãi suất ưu đãi:
Là một loại chính sách đặc biệt, chính sách này được áp dụng cho một số đối tượngnhư hộ nghèo, gia đình chính sách…cho vay với lãi suất thấp tạo điều kiện thuận lợi chongười vay.Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay ít hoặc thậm chí là không để ýđến hiệu quả dẫn đến việc dùng vốn vào những việc không mấy hiệu quả Điều đó khônggiúp tăng trưởng vốn và phần lớn chính sách này lấy từ ngân sách nhà nước Các đốitượng vay vốn ưu đãi thường là hộ nghèo, vũng hải đảo xa xôi, miền núi,…việc vay vốnnày tạo điều kiện cho người vay nhưng lại hạn chế về phát triển thị trường vốn vay.Tuyvậy thì việc sử dụng chính sách lãi suất ưu đãi là rất cần thiết vì nó tạo điều kiện chonhững người có hoàn cảnh khó khăn có vốn để duy trì hoặc phát triển kinh tế
Trang 141.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất và chính sách lãi suất.
1.3.1 Cung cầu quỹ cho vay
DN cần tiền để làm phương tiện giao dịch, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ…các nhân tố này hợp thành mức cầu về tiền tệ để giao dịch.Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽảnh hưởng tới lãi suất Khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát sẽ thực hiện chính sách thắtchặt tiền tệthông qua việc điều chỉnh như: tăng lãi suất chiết khấu, tăng lãi suất cho vay,bán giấy tờ có giá…
Lãi suất tăng mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp vàcác hộ gia đình sẽ cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ.Ngược lại khi NHTWcần tăng lượng tiền lưu thông bằng cách giảm lãi suất, dự trữ cho vay của các NHTM giatăng Kết quả là đầu tư tăng, thu nhập tăng, chi tiêu tăng, dẫn đến thúc đẩy sản xuất vàlưu thông hàng hóa
Lãi suất là giá cả của cho vay chính vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường
Từ đó cho thấy ta có thể điều chỉnh mức lãi suất trên thị trường bằngcách tác động vào cung cầu vốn trên thị trường,muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thịtrường vốn phải được đảm bảo vững chắc
Mộtsự thay đổi cung cầu lãi suất sẽ ảnh hưởng tới lãi suất:
*Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ:
Khi NHTW muốn kiềm chếlạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệthông qua công cụ của nó (tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chíết khấu, giảm hạnmức tín dụng) Mức cung tiền tệsẽ giảm đi, đường AS1 dịch chuyển sang trái thành AS2
lãi suất tăng Trên đồ thị lãi suất chuyển từ P1 sang P2.Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽgiảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các giađình cắt giảm lượng tiềnmặt và tài khoản séc của họ, đường AD dịch chuyển về bên trái tạothành AD’ Giao điểmgiữa AD2 và AS2 là 2 với mức lãi suất cân bằng mới P2
*Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ:
Khi NHTW sợ sắp có suythoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vàolưu thông qua các công cụ của chínhsách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống, lãi
Trang 15suất trên đồthị chuyển từ P1 sang P2 Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trởnên có lợi hơn, sốtiền chi tiêu về máy móc, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng cókhuynh hướng mua hàng nhiều hơn vốn đầu tư tăng, tổng mức cầu tăng lên làm dịchchuyển đường AD sang phải tạo ra thăng bằng mới trên thị trường.
Trong đó:
AD: tổng cầu
AS: tổng cungY: sản lượng thực tế
Y*: sản lượng tiềm năngP: mức lãi suất
Nguyên nhân:
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa , vớilãi suất danh
nghĩa cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuốngtrong trường hợp này việc đi vay sẽ có lợi và cho vay sẽ bất lợi vì thế sẽ kích thích người
đi vay hơn là cho vay.Người đi vay sẽ hưởng lợi, cầu quỹ cho vay tăng dẫn đến lãi suấttăng
Trang 16Từ đó cho thấy để duy trì lãi suất thưc không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suấtdanh nghĩa phải tăng lên tương ứng
- Lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm cho việc dự trữ hàng hóa hoặc những dạng thứctài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh… chính điều này sẽ làm giảm
cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng cũng như trên thị trường
Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng.Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc
dự đoán lãi suất.Trên cơ sơ đó có một chính sách lãi suât hợp lý.Khi lạm phát cao, Nhànước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nướcbán vàng, ngoại tệ để kiềm chế lạm phát
Hình 1.2: Mô tả mối liên hệ giữa lạm phát dự tính và lãi suất 1.3.3 Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước:
NHNN vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu tiền vay đối với ngân hàng
Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Ngân sách bội chi hay thu không kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng
Để bù đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách phát hành trái phiếu.như vậy lượng tiền trong dân chúng bị thu hẹp làm tăng lãi suất
Ngoài ra khi thâm hụt ngân sách đã trực tiếp làm cầu về quỹ cho vay trong các định chếtài chính tăng lên trong khi cung lại giảm và nâng cao lãi suất hoặc người dân dự đoánlạm phát sẽ tăng cao do Nhà nước tăng khối lượng cung ứng tiền tệ, dẫn tới việc gămtiền tệ để mua tài sản khác làm cung quỹ cho vay bị giảm một cách tương ứng và lãi suấttăng lên
Trang 17Trường hợp bội thu ngân sách khiến lượng cầu giảm , nhà nước giảm khối lượngcung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến lãi suất giảm.
1.3.4 Sự thay đổi của thuế:
Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty khi tăng lên, nghĩa là điều tiết mộtphầnthu nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay nhữngngườitham gia kinh doanh chứng khoán Mọi người đều quan tâm tới lợi nhuận sau thuế haythunhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa do đó để đảm bảo mức lợinhuận thực tế họphải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế
Nhà nước cần xác lập và điều chỉnh thuế cho phù hợp nhằm hạn chế những tácđộng ngoài ý muốn
1.3.5 Tỷ giá:
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác
Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố như cán cân thanh toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ, lạm phát… trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay làm chomột quốc gia nào nếu muốn tồn tại và phát triển thì đềuphải tham gia thực hiện phân công lao động và thương mại quốc tế Thông qua quá trình trao đổi buôn bán giữa các nước, tỷ giá của một nước tăng, xuất khẩu tăng lên
nguồnthu ngoại tệ tăng lên Điều đó làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với việc tăng cầu nội tệ kết quả là làm lãi suất tăng lên Như vậy mức lãi suất nội tệ thấp hơn nếu tỷ giágiảm, đồng nội tệ có giá hơn.Vậy khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khiến cho lãi suất tíndụng tăng.Chính vì thế, mỗi khi tỷ giá có những biến động lớn thì NHTW sẽ có nhữngchínhsách tiền tệ thích hợp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái về mức hợp lý
1.3.6Những thay đổi trong đời sống xã hội:
Ngoài những yếu tố ở trên, lãi suất còn rất nhạy cảm với những biến đổi của tìnhhình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế.Chính vì vậy mà sựphát triển thị trường tài chính và các công cụ tài chính luôn đa dạng phong phú Các công
cụ nà không chỉ khác nhau không chỉ bởi cách tính lãi trả lãi, khả năng tiêu thụ mà cả độ
co giãn của giá cả theo lượng cầu
a, sự ổn định của kinh tế chính trị:
Trang 18Nền kinh tế ổn định và phát triển là một yếu tố kiên quyết để ổn định lãi suất.Nếunền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hay suy thoái thì nhà nước đều có biện pháp, chínhsách điều chỉnh lãi suất để kìm hãm hay kích thích nền kinh tế, phù hợp với thực trạngnền kinh tế Sự ổn định của chính trị rất quan trọng, nếu nền chính trị bất ổn, mỗi khichính trị biến động , chính quyền thay đổi dẫn tới chính sách lãi suất mới khiến lãi suất bịbiến động.
b, các thể chế tài chính trung gian:
Các thể chế, định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất thịtrường như là quỹ tín dụng, bảo hiểm, thị trường cổ phiếu và bất động sản… một khi cácthể chế trung gian này phát triển thì sẽ cần một lượng vốn rất lớn khi đó cầu về vốn sẽtăng, kéo theo lãi suất tăng và ngược lại
1.4 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất trong nền kinh tế
1.4.1 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất đến quá trình huy động vốn.
Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ và sử dụng vốncó tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn
Vì vậy CSLScó vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhànrỗitrong xã hội và các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước,vốn ngoài nước là quyết định quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nước ta hiện nay
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay
Lãi suất có khả năng điều tiết một cách tự nhiên lượng vốn lưu thông từ nơi thừa
thiếu, từ người có vốn sang người cần vốn để đưa vốn vào sử dụng trong các dựán đầu
tư sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế và xã hội Mức lãi suất nhỏ hơn mức
hợp lí sẽ khiến người vay đánh giá thấp giá trị sử dụng của đồng vốn dẫn đến đầu tư không hiệu quả, lãng phí nguồn vốn, gây thiệt hại cho bản thân người đi vay lẫnngườivayvàhơn nữa, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế
Ngược lại, mức lãi suất cao hơn mức hợp lý tức là đánh giá quá cao gá trị sử dụng của đồng vốn thì chỉ có tác dụng khuyến khíchngười cho vay, làm cho vốn trở nên dư thừa,
Trang 19ứ đọng, không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không sinh lãi, lúc đó đồng vốn trởthành vốn chết và không còn tác dụng gì nữa
1.4.2 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất đến quá trình đầu tư:
Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ
dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho các khoản
đi vay để đầu tư Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiếnhành mở rộng đầu tư và ngược lại
Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi doanh nghiệp thừa vốn thì chitiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mởrộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất của nó cao
Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng vàcó dấu hiệu thừa vốn,
áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho cácdoanh nghiệp
mở rộng quy mô đầu tư
1.4.3 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất đến tiêu dùng và tiết kiệm.
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng vàtiết kiệm Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hànghóa lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụngtích cực tới các nhân tố đó Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vaynhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng
1.4.4 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất đến tỷ giá và hoạt động xuất , nhập khẩu.
Như ta đã biết, tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ củanước khác Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố như cán cân thanh toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ, lạm phát…Lãi suất luôn là một công cụ tác động mạnh đến tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu.Trong điều kiện thị trường mở, nếu lãi suất thực tế trong nước tăng sẽ thu hút một lượng
Trang 20vốn lớn từ bên ngoài vào làm cho cầu nội tệ tăng lên dẫn đến giảm tỷ giá, tỷ giá giảm sẽkhiến cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và ngược lại Nhưvậy, bằng việc tác động vàolãi suất có thể bình ổn được tỷ giá và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên lạikhông dễ thực hiện do khi lãi suấttrong nước thay đổi sẽ dễ dẫn đến một cuộc cạnh tranh
về lãi suất giữa các nước nhằm đảm bảo lợi ích cho nước mình Mặt khác lãi suất làmộtcông cụ quá mạnh có thểảnh hưởng đến hàng loạt biến đổi kinh tếvĩ mô khác do đó việc
sử dụng CSLSphải là hết sức thận trọng
1.4.5 Ảnh hưởng của lãi suất và chính sách lãi suất đến lạm phát.
Lạm phát là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều
nguyên nhân khác nhau Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngânhàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế
Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãisuất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tưgiảm tổng cầu và làm giảm sản lượng Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồngtiền
Trang 21Chương 2 Phân tích chính sách lãi suất Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đối
với nền kinh tế thị trường Việt Nam2.1 Thực trạng chính sách lãi suất và diễn biến lãi suất tại Việt Nam thời kì từ năm
2006 đến nay.
2.1.1 Diễn biến lãi suất và chính sách lãi suấttrong năm những 2006-2007
Trong năm 2006, lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là
đồng USD.Liên bang Mỹ đã 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất đồng USD Mặt khác, cũngtrong năm 2006 sự biến động của chỉ số giá cả, giá vàng và quan hệ cung - cầu vốn trênthị trường cũng là những nhân tố góp phần tác động đến sự biến động lãi suất tiền gửi củatiền Việt Nam Chính sách tiền tệ được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và phùhợp với diễn biến thực tế Chính vì vậy việc cho áp dụng lãi suất thỏa thuận, bước độtphá thực hiện tự do hóa lãi suất, lãi suất trên thị trường vẫn tương đối ổn định Lãi suấtVND có xu hướng tăng nhẹ mức tăng khoảng 0,05 – 0,15%/tháng đối với các kỳ hạn, lãisuất ngoại tệ có xu hướng giảm nhẹ phù hợp với lãi suất thị trường quốc tế Chênh lệchgiữa VND và USD khoảng 5%/năm, nhờ đó đã hạn chế chuyển dịch từ VND sang USD.Lãi suất huy động VND và USD 8 tháng đầu năm 2006 tăng nhẹ so với cuối năm
2005, trong đó, lãi suất huy động VND tăng 0,12 - 0,24%/năm, lãi suất huy động USDtăng từ 0,1 - 0,2%/năm
Lãi suất VND tăng ít tăng do cung-cầu vốn VND ở mức bình thường, tỷ giá và mốiquan hệ giữa lãi suất VND với lạm phát và giữa lãi suất VND - USD ở mức phù hợp nênLãi suất cho vay VND và USD tương đối ổn định
Đối với lãi suất VND: Đầu năm 2006, nhiều NHTM đã thực hiện điều chỉnh tăng lãisuất đối với tất cả các kỳ hạn nhiều ngân hàng thì vẫn tiếp tục triển khai các hình thứchuy động khác như phát hành kỳ phiếu (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ), giấy tờ có giá với mức lãi suất cao hơn lãisuất tiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng 0,24-0,36%/năm Một số NHTM cổ phần cạnh tranh
Trang 22tăng lãi suất, làm cho khoảng cách chênh lệch lãi suất huy động giữa các NHTM cổ phần
và NHTM Nhà nước khoảng 0,6 - 0,84%/năm đối với mỗi kỳ hạn
Trong năm 2007: Đầu năm, NHNN duy trì các mức lãi suất chủ đạo, áp lực tăng
lãi suất trên thị trường thế giới cũng giảm bớt,xong lãi suất vẫn tăng, nhiều NH cổ phầnlần lượt điều chỉnh lãi suất huy động tạo nên áp lực cạnh tranh.NHNN điều hành chínhsách tiền tệ theo hướng thắt chặt tiền tệ, giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán vàtín dụng nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
Bảng 1: lãi suất huy động và cho vay bình quân năm 2006 và 2007
Các ngân hàng Lãi suất huy động bình quân Lãi suất cho vay bình quân
Năm2006
Năm2007
Tăng(giảm)
Năm2006
Năm 2007 Tăng(giảm
}Nhóm
Để tránh tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế, NHNN tiếp tục giữ
ổn định lãi suất Mức LSCB là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm và lãi suấtchiết khấu là 4,5%/năm Nhằm định hướng ổn định lãi suất thị trường để hạn chế tácđộng tăng lãi suất cho vay và cộng hưởng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó góp phần kiểmsoát lạm phát