1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng

95 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Do đặc điểm của dự án giao thông là thời gian thi công dài, vốn đầu tưlớn, ứ đọng lâu dài.Nên việc tổ chức thi công phải tối ưu nhất nhằm hạn chếrủi ro cho Nhà nước và doanh nghiệp.Việc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Giao thông vận tải là huyết mạch của đất nước, đóng vai trị quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân.Tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chấtnhưng nó mang lại những giá trị gián tiếp to lớn.Cùng với sự đi lên của đấtnước, nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao thì nhu cầunhà ở và các công trình công cộng cũng tăng theo.Đặc biệt là nhu cầu đi lạiđòi hỏi ngành giao thông luôn phải đi trước một bước.Do đó sự phát triểnkinh tế xã hội của một quốc gia gắn liền với sự phát triển cơ sở hạ tâng giaothông vận tải

Do đặc điểm của dự án giao thông là thời gian thi công dài, vốn đầu tưlớn, ứ đọng lâu dài.Nên việc tổ chức thi công phải tối ưu nhất nhằm hạn chếrủi ro cho Nhà nước và doanh nghiệp.Việc này đòi hỏi người tổ chức phải cómột trình độ kiến thức lý thuyết và thực tiễn nhất định để có thể thiết kế tổchức đảm bảo thời gian, chi phí, chất lượng của công trình.Từ đó nâng cao uytín của doanh nghiệp trong môi trường đầy cạnh tranh hiện nay

Đứng trước thực tiễn đó, bộ môn Dự án và quản lý dự án đã giao cho

em thiết kế đề tài “ Quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng “.Đây làmột phương pháp quản lý rất tiên tiến hiện nay, đã được nhiều nước trên thếgiới áp dụng và đạt được hiệu quả rất cao

Trong quá trình thực hiện đồ án, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Ngọc Toàn và các thầy cô trong bộ môn đã rất nhiệt tình giúp đỡ em.Do kiến

thức thực tế còn chưa sâu nên không thể tránh khỏi sai sót trong đề tài, kínhmong các thầy cô và các bạn góp ý để em phát triển sâu hơn đề tài của mình

Sinh viên thực hiện

Lê Xuân Nam

Trang 2

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ MẠNG

CHƯƠNG I CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Tổ chức thi công là tiến hành một loạt các phương pháp tổ hợp nhằm bốtrí đúng lúc đúng chỗ mọi lực lượng lao động, máy móc vật tư, các nguồnnăng lượng cần thiết cho việc xây dựng đường, đồng thời xác định rõ thứ tự

sử dụng và quan hệ tương hỗ giữa các loại phương tiện trong suốt thời gianthi công, để đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn, rẻ, đạt chất lượngtốt và bản thân các lực lượng lao động có thể có điều kiện đạt năng suất và chỉtiêu sử dụng cao

Muốn tổ chức thi công tốt, đạt hiệu quả cao cần phải tién hành thiết kế tổchức thi công tên cơ sở một phương pháp tổ chức thi công tiên tiến và thíchhợp với các điều kiện thực tế.Do vậy phải nghiên cứu kỹ về các phương pháp

tổ chức thi công

1.1 Mục đích cơ bản của tổ chức xây dựng

 Xây dựng công trình đúng thời hạn đã được các văn bản pháp lý ấnđịnh như kế hoạch của Nhà nước nếu là công trình do nhà nước chỉ đạo, hợpđồng giao nhận thầu, quyếtd định của chủ đầu tư

 Bảo đảm năng suất lao động cao của tất cả các tổ chức tham gia xâylắp, điều này nói lên tính cộng đồng hợp tác cùng có lợi nhất trong liên doanhsản xuất

 Bảo đảm chất lượng cao cho công trình.Chất lượng thể hiện mức đạtcác tiêu chuẩn kỹ thuật của các công việc xây lắp thiết kế quy định.Các tiêuchuẩn chất lượng áp dụng được ghi trong hợp đồng, muốn đảm bảo chấtlượng thì người xây dựng phải hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng được

Trang 3

thị trường công nhận và tư vấn giám sát đồng ý.

 Đạt hiệu quả kinh tế cao, đó là vừa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượngvừa có giá thành hạ

1.2 Các phương pháp tổ chức thi công

1.2.1 Phương pháp tổ chức thi công tuần tự

1.2.1.1 Khái niệm

Là việc phân chia tuyến đường thành các đoạn có khối lượng công việcxấp xỉ nhau, một đơn vị thi công sẽ hoàn thành các hạng mục công tác trongtừng đoạn, hết đoạn này đến đoạn kia theo một thứ tự nhất định

1.2.1.2 Tiến độ theo phương pháp tác tổ chức thi công tuần tự

1.2.1.3 Ưu nhược điểm

 Không yêu cầu tập trung nhiều máy móc thiết bị, nhân lực, giảm áplực cho khâu cung cấp

 Yêu cầu lượng vốn lưu động nhỏ

 Điều hành, quản lý, kiểm tra dễ dàng

Trang 4

 Nhược điểm

 Thời gian thi công bị kéo dài

 Máy móc, nhân lực, thiết bị phải chờ đợi nhau, làm việc gián đoạn,dẫn đến tăng chi phí sử dụng máy móc, tăng giá thành công trình

 Phải di chuyển cơ sở SX nhiều lần

 Không có điều kiện chuyên môn hóa

1.2.1.4 Phạm vi áp dụng

 Tuyến ngắn, khối lượng nhỏ

 Thời gian thi công không bị khống chế

 Hạn chế về điều kiện cung cấp các thiết bị, máy móc, nhân lực, vật

tư, nguồn vốn lưu động

 Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn

 Địa hình hiểm trở, chật hẹp, không có điều kiện tập trung với sốlượng lớn máy móc, thiết bị, nhân lực, vật lực

1.2.2 Phương pháp tổ chức thi công song song

1.2.2.1 Khái niệm

Là việc phân chia tuyến đường thành nhiều đoạn có khối lượng xấp xỉnhau, trong đó mỗi đơn vị thi công sẽ phụ trách hoàn thành toàn bộ các hạngmục công tác từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện

1.2.2.2 Tiến độ thi công theo phương pháp song song

Trang 5

1.2.2.3 Ưu nhược điểm

 Máy móc, thiết bị, nhân lực tập trung một khối lượng lớn trên diệnthi công chật hẹp nên dễ cản trở nhau.Nếu tổ chức thi công không khéo dẫntới việc chồng chéo, giảm năng suất và gây thiệt hại lớn

 Yêu cầu lượng vốn lưu động lớn

 Không có điều kiện chuyên môn hóa

 Gây khó khăn cho công tác điều hành, quản lý SX và kiểm tra

 Dễ bị ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu và thời tiết

1.2.2.4 Phạm vi áp dụng

 Tuyến dài, khối lượng lớn

 Thời gian yêu cầu thi công nhanh, gấp

 Điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư, vốn dồi dào

 Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất

 Địa hình thuận lợi tập trung khối lượng lớn máy móc, thiết bị, nhânlực, vật tư

 Có đủ đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo, đủ để giám sát điều hành tất

cả các mũi thi công

1.2.3 Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền

1.2.3.1 Khái niệm

Trang 6

biệt khác hẳn nhau, được xác lập theo một trình tự công nghệ hợp lý, đượcgiao cho các đơn vị chuyên môn đảm nhận, nhưng có liên quan chặt chẽ đếnnhau, hoàn thành trên toàn bộ chiều dài tuyến.

1.2.3.2 Tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền

1.2.3.3 Ưu nhược điểm

 Ưu điểm :

Các đoạn đường hoàn thành đều đặn, kề nhau tạo thành một dải liêntục, có thể phục vụ thi công các đoạn kế tiếp, giảm được khối lượng làmđường tạm.Tuyến dài có thể đưa vào sử dụng trước, đẩy nhanh thu hồi vốn

Máy móc tập trung ở các đơn vị chuyên nghiệp nên giảm được hưhỏng, nâng cao năng suất và giảm giá thành xây dựng

Do chuyên môn hoá cao nên :

Tổ chức thuận lợi

Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ và công nhân kỹ thuật

Tăng năng suất lao động

Rút ngắn thời gian xây dựng

Trang 7

Nâng cao chất lượng công trình

Chỉ áp dụng khi khối lượng công tác là đồng đều trên tuyến

Đòi hỏi khả năng chuyên môn hoá cao của các tổ đội thi công

Khi TCTC theo phương pháp dây chuyền do đặc điểm công nghệ vàsản xuất chúng ta chỉ TCTC cho một số quá trình và cho các công việc cókhối lượng ko đủ lớn

1.2.3.4 Phạm vi áp dụng

 Tính chất các hạng mục công tác phải gần giống nhau, có trình tựcông nghệ và kỹ thuật tương tự nhau.Do đó phải được thiết kế có tính địnhhình để đảm bảo thi công dễ dàng, dễ dàng nắm bắt công nghệ

 Khối lượng công tác phân bố đều trên tuyến để đơn giản cho công tác

tổ chức, đảm bảo các đơn vị chuyên nghiệp có biên chế không đổi có thể hoànthành các đoạn đường bằng nhau trong một đơn vị thời gian

 Các đơn vị chuyên nghiệp phải được trang bị máy móc thiết bị đồng

bộ, đảm bảo cân đối trong đội và giữa các đội với nhau

 Khâu cung ứng vật tư, tổ chức vận chuyển phải được đảm bảo đầy đủ,nhanh chóng, kịp thời, công tác sửa chữa, duy tu xe máy phải được tiến hànhthường xuyên, kịp thời để đảm bảo dây chuyền thi công không bị gián đoạn

 Đội ngũ công nhân, cán bộ tổ chức có tay nghề, có tính kỷ luật cao,chấp hành tốt mọi quy trình kỹ thuật

 Ban điều hành sản xuất phải được tổ chức hợp lý, thường xuyên bámsát hiện trường, kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý trong thiết kế kỹthuật, thiết kế tổ chức thi công để kịp thời điều chỉnh

 Tổ chức tốt khâu quản lý chất lượng trước, trong và sau khi thi côngđảm bảo làm đến đâu, xong đến đấy

1.3 Một số quy định về quản lý thi công xây dựng công trình

Trang 8

dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng côngtrình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trườngxây dựng.Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quyđịnh của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1.3.1 Quy định về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

 Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thicông xây dựng.Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổngtiến độ của dự án đã được phê duyệt

 Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dàithì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng,quý, năm

 Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi côngxây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưngphải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án

 Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên cóliên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình

và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giaiđoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

 Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảmchất lượng công trình

Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho

dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng.Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại

và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Trang 9

1.3.2 Quy định về quản lý khối lượng thi công công trình

 Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khốilượng của thiết kế được duyệt

 Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu

tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạnthi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sởnghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng

 Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng côngtrình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để

xử lý.Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khốilượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổngmức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét,quyết định

Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.

 Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồnggiữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán

1.3.3 Quy định về quản lý an toàn lao động trên công trình xây dựng

 Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người

và công trình trên công trường xây dựng.Trường hợp các biện pháp an toànliên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận

 Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khaitrên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguyhiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn

 Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phảithường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công

trường.Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi

Trang 10

quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

 Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến cácquy định về an toàn lao động.Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt

về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo antoàn lao động.Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo vàchưa được hướng dẫn về an toàn lao động

 Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bịbảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sửdụng lao động trên công trường

 Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và cácbên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhànước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu tráchnhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm

an toàn lao động gây ra

1.3.4 Quy định về quản lý môi trường xây dựng

 Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm vềmôi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xungquanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọnhiện trường.Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phảithực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định

 Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biệnpháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường

 Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tragiám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểmtra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.Trường hợp nhà thầuthi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủđầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xâydựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường

Trang 11

 Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quátrình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vàbồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

1.3.5 Quy định về phá dỡ công trình xây dựng

 Việc phá dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng được thực hiệntrong những trường hợp sau đây:

 Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật

 Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

 Cú quyết định phá dỡ;

 Có phương án phá dỡ theo quy định;

 Bảo đảm an toàn cho người và công trình lân cận;

 Bảo đảm vệ sinh môi trường;

 Việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra

Trang 12

CHƯƠNG II : LÝ THUYẾT VỀ SƠ ĐỒ MẠNG

Lịch sử hình thành : Trong những năm 1958 -1960, phòng dự án đặc

biệt của Hải quân Mỹ lập kế hoạch chế tạo tên lửa Polaris, dự tính thực hiệntrong 5 năm, tuy nhiên nhờ phát minh ra sơ đồ mạng và chỉ mất có 3 năm đãhoàn thành.Từ đó sơ đồ mạng được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh

tế, kỹ thuật, khoa học

SĐM là một loại mô hình toán động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng công trình thành một thể thống nhất, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc

2.1 Sơ đồ mạng hệ CPM ( Critical Path Method )

2.1.1 Sơ đồ mạng AOA ( Activities on Arrow )

2.1.1.1 Khái niệm

Là một hệ thống các công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa 2 yếu tố là công việc và sự kiện, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình, để tạo ra một sản phẩm nào đó

2.1.1.2 Các phần tử của sơ đồ mạng AOA

a Sự kiện

Sự kiện là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay một sốcông việc.Nó không tiêu hao thời gian và nguồn lực mà chỉ thể hiện vị trí cụthể của các công việc trên sơ đồ

Thông thường sự kiện thể hiện bằng một vòng (gọi là vòng tròn sự kiện),hay bằng một hình tùy ý

Sự kiện được ký hiệu bằng số hoặc chữ cái

Sự kiện ở vị trí bắt đầu công việc gọi là sự kiện tiếp đầu, còn sự kiện ở vịtrí kết thúc công việc được gọi là sự kiện tiếp cuối

Sự kiện chỉ có mũi tên đi ra là sự kiện khởi công, sự kiện chỉ có mũi tên

đi vào là sự kiện hoàn thành

Trang 13

b Công việc

Công việc thực là một cách gọi có tính quy ước để chỉ một quá trình haymột tập hợp các quá trình sản xuất nào đó có tiêu hao về thời gian và nguồnlực.Công việc thực được thể hện bằng mũi tên liền nét

Quá trình chờ đợi (hay công việc chờ đợi) là một quá trình thụ động chỉtiêu hao thời gian mà không tiêu hao các nguồn lực.Công việc chờ đợi cũngđược thể hiện bằng mũi tên liền nét

Công việc giả chỉ mối liên hệ lôgíc giữa hai hoặc nhiều công việc, nói lên

sự bắt đầu của công việc này phụ thuộc vào sự kết thúc của công việckia.Công việc ảo không đòi hỏi chi phí về thời gian và nguồn lực, được thểhiện bằng mũi tên nét đứt

Công việc thực hiện trước công việc đang xét gọi là công việc tiếp trước,công việc thực hiện sau công việc đang xét gọi là công việc tiếp sau

Thời gian thực hiện các công việc được đo bằng đơn vị thời gian ngàytuần hay tháng tùy theo mức độ chi tiết cần lập mạng

c Đường và đường găng

Đường trong sơ đồ mạng là sự sắp xếp liên tục của các mũi tên công việc

đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành, chiều dài của đường là tổngthời gian thực hiện các công việc nằm trên đường

Đường trong sơ đồ mạng bao giờ cũng đi từ sự kiện khởi công đến sựkiện hoàn thành, do đó trong một số sơ đồ mạng có thể có rất nhiều

đường.Đường có độ dài lớn nhất được gọi là đường găng.Một sơ đồ mạng có

thể có nhiều đường găng

Công việc nằm trên đường găng gọi là công việc găng.Để thực hiện cáccông việc găng và đường găng, thông thường trên sơ đồ mạng ta dựng mũi tênnét đậm hơn hoặc nét đôi

Trang 14

d Nguồn lực

Trong sơ đồ mạng được hiểu là thời gian và các vật chất cần thiết khác

để thực hiện dự án

e Thời gian công việc (thông thường ký hiệu là tij)

Là khoảng thời gian để hoàn thành công việc theo ước lượng, được ấnđịnh trước hay tính toán

2.1.2 Sơ đồ mạng AON (Activities on Nod )

Sơ đồ mạng AOA bên cạnh ưu điểm là có tính khoa học cao và tácdụng tích cực trong việc giải các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng, cũng cónhược điểm là quá rườm rà và chi tiết đối với sơ đồ mạng có nhiều sự kiện,việc tính toán điều hành gặp nhiều khó khăn

Sơ đồ mạng AON khắc phục được những nhược điểm này do nó mềmdẻo hơn, phù hợp hơn với thực tế sản xuất

2.1.2.1 Khái niệm

Sơ đồ mạng công việc trên nút AON là mô hình toán học động thể hiện mối quan hệ giữa các công việc, mà thông số của công việc được thể hiện trên các nút của sơ đồ.

2.1.2.2 Các dạng quan hệ thể hiện bằng mũi tên trong sơ đồ mạng AON

a Thể hiện công việc trong nút

Tuỳ theo mục đích người sử dụng mà thông số công việc trong nút làkhác nhau, tuy nhiên các thông số bắt buộc phải có là tân công việc i, thờigian thực hiện ti, thời điểm khởi công sớm ES, thời điểm khởi công muộnLS.Ngoài ra còn có thể thể hiện thời điểm hoàn thành sớm EF, hoàn thànhmuộn LF, dự trữ thời gian Z, nhu cầu nhân lực, MMTB

Trang 15

Đắp nền K95

Thông tin của một nút thể hiện bằng phần mềm MS Project

b Thể hiện liên hệ giữa các công việc bằng mũi tên

Các mũi tên sử dụng trong sơ đồ mạng AON thể hiện các mối quan hệgiữa các công việc, phương pháp AON có ưu thế là không sử dụng các côngviệc giả

Mũi tên trong sơ đồ mạng AON có chiều mũi tên thể hiện sự phụ thuộcgiữa 2 công việc và giá trị thời gian của các phụ thuộc đó

Quan hệ thuận giữa các công việc :

Công việc đi trước quyết định công việc sau ( giá trị thời gian phụthuộc mang dấu dương, ký hiệu ).Có nghĩa là công việc B có thể bắtđầu/kết thúc không sớm hơn = n ngày sau khi công việc A bắt đầu/kếtthúc

Quan hệ nghịch giữa các công việc :

Công việc đi sau quyết định công việc đi trước ( mũi tên có chiềungược lại, gía trị thời gian phụ thuộc mang dấu âm, ký hiệu Có nghĩa làcông việc A phải bắt đầu/kết thúc không quá = n ngày trước khi công việc

A kết thúc hoặc diễn tả xuôi là công việc B phải bắt đầu/kết thúc không muộnhơn = n ngày sau khi công việc A bắt đầu/kết thúc

Không có thời gian dự trữ Có thời gian dự trữ

Trang 16

Mối quan hệ Viết

2.1.2.3 Nguyên tắc lập sơ đồ mạng AON

Các công việc trình bày trong một nút kèm theo những thông tin liênquan cần thiết như tân công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời gian thựchiện

Các mũi tên xác định quan hệ trước sau của các công việc, có 4 loạiquan hệ như đã thể hiện ở trên

Tất cả các điểm, trừ điểm kết thúc đều có ít nhất một điểm đứng sau, tất

cả các điểm trừ điểm bắt đầu đều có ít nhất một điểm đứng trước

Trong mạng chỉ có một điểm đầu tiên và một điểm cuối cùng

A

B

A

B A

B

Trang 17

2.2 Sơ đồ mạng PERT ( Program Evaluation and Review Technique )

Các dạng sơ đồ mạng hệ CPM đều có thông số thời gian đã xác định,thông số thời gian này thường xác định dựa trên các định mức, tuy nhiênkhông phải lúc nào định mức cũng chính xác và phản ánh đầy đủ thực tế.Đặcbiệt là đối với các công việc thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan,rủi ro và bất định

Để đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch người ta dựa vào phươngpháp phân bố xác suất.Bản chất của phương pháp PERT là đưa yếu tố khôngxác định vào ước lượng thời gian thực hiện các công việc và hoàn thành dựán.Vì những công việc không đủ dữ kiện để người ta xác định chính xác dẫnđến việc hoàn thành dự án cũng có độ tin cậy khác nhau

Phương pháp PERT lấy thời gian trung bình mong muốn te kèm theomột đại lượng đo độ không xác định của thời gian thực hiện công việc vào lập

kế hoạch và đánh giá khả năng hoàn thành dự án.Đại lượng đó là độ lệch tiêuchuẩn và phương sai của thời gian trung bình mong muốn

Thời gian trung bình mong muốn là thời gian ước lượng có khoảng50% khả năng thực hiện sớm hơn và 50% khả năng thực hiện muộn hơn.Đểxác định giá trị đó mỗi công việc cần phải có hàm phân bố xác suất thựchiện.Do không có thông tin về phân bố xác suất thời gian thực hiện công việc

vì nó có nhiều biến động ngẫu nhiên và kéo dài nên người ta phải giả thiếtmột hàm phân bố phù hợp với từng công vi

Trang 18

te : giá trị kỳ vọng của thời gian thực hiện công việc đang xét

ta : thời gian lạc quan – là thời gian hoàn thành công việcmột cách sớm nhất khi gặp điều kiện đặc biệt thuận lợi

tm : thời gian có xác suất cao nhất – là thời gian hoàn thànhcông việc có nhiều khả năng xảy ra nhất

tb : thời gian bi quan – là thời gian muộn nhất ( tối đa) hoànthành công việc khi gặp phải các điều kiện khó khăn nhất

Khi ước lượng các giá trị te, tm, tb người lập kế hoạch cũng đã phảilường trước được những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công việc vàphải chấp nhận một sai lệch nào đó.Nghĩa là trị số te cũng phải chấp nhậnnhững sai lệch nhất định, những sai lệch đó có thể đánh giá bằng độ lệch tiêu

Trang 19

chuẩn và phương sai.

Độ lệch tiêu chuẩn là sự tản mạn của các đại lượng ngẫu nhiên phân bốxung quanh giá trị trung bình của nó, được xác định theo công thức :

Phương sai là bình phương của độ lệch tiêu chuẩn :

Giá trị của độ lệch tiêu chuẩn cho ta biết trước độ không xác định củagiá trị ước lượng.Độ lệch tiêu chuẩn càng lớn thì độ chính xác càng thấp

2.2.2 Các bước tiến hành đánh giá khả năng hoàn thành của dự án bằng phương pháp PERT

Bước 1 : Tính thời gian trung bình mong muốn của các công trình theo

công thức và độ lệch tiêu chuẩn và phương sai của nó.Kết quả trình bày theomầu bảng dưới đây :

Bước 2 : Viết các giá trị công việc te và của các công việc trên SĐM.

Bước 3 : Tính sơ đồ mạng theo phương pháp CPM để xác định Tx của

sự kiện cùng với phương sai tương ứng của nó.Tx là thời gian xuất hiện sự

kiện trung bình mong muốn

Bước 4 : Tính theo công thức của sự kiện cần đánh giá và ,

thường là sự kiện cuối cùng vì Tx của sự kiện cuối cùng là giá trị trung bìnhmong muốn của toàn dự án

Bước 5 : Đánh giá khả năng hoàn thành dự án với thời gian kế hoạch đề

Trang 20

ra bằng cách tính Z theo công thức và tra bảng để tìm xác suất gặp Ts ( thờigian kế hoạch ).

2.3 Các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng

Sau khi lập tiến độ bằng sơ đồ mạng phù hợp với công nghệ thi công,người ta có thể tính toán các chỉ tiêu của nó như thời gian hoàn thành toàn bộ,

hệ số sử dụng nguồn lực… và so sánh các chỉ tiêu đó với các chỉ tiêu đặtra.Trong trường hợp cần thiết người ta có thể điều chỉnh làm cho tiến độ đóđạt được những chỉ số tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho tổ chức và quản

lý sản xuất được gọi là tối ưu hóa sơ đồ mạng

Như vậy, tối ưu hóa sơ đồ mạng liên quan đến hai vấn đề đó là thời gian

và nguồn lực.Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thời gian cũng là một dạngnguồn lực và do đó tất cả dạng bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng đều quy tụ vềvấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực.Có thể chia ra hai lớp bài toán tối ưuhóa sơ đồ mạng là:

Các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng khi thời gian thực hiện dự án đã xác địnhKhi thời gian thực hiện dự án đã xác định có thể xảy ra hai trường hợp:

 Sơ đồ mạng (tiến độ) đã lập thỏa mãn chỉ tiêu thời hạn đã đặt ra.Cầnđiều hòa các nguồn lực sử dụng trong quá trình thực hiện dự án (bài toán điềuhòa nguồn lực)

 Tiến độ đã lập vượt quá thời hạn cho phép cần phải thu ngắn lại (bàitoán giảm chiều dài đường găng)

 Các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng khi thời gian thực hiện dự án cònchưa xác định

 Điều chỉnh sơ đồ mạng trong điều kiện nguồn lực có hạn

 Điều chỉnh sơ đồ mạng theo quan hệ tối ưu hóa thời gian-chi phí

2.3.1 Bài toán điều hòa nguồn lực

2.3.1.1 Nguồn lực và vấn đề điều hòa nguồn lực

Các nguồn lực để thực hiện một dự án bao gồm những khả năng hiện có

Trang 21

về lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.Đó chính là nguồn nhânlực, MMTB, nguyên vật liệu, năng lượng, tài chính …Trong quản lý, người tathường chia các nguồn lực này theo đặc tính của chúng thể hiện trong quátrình sử dụng.Đặc tính đó là có thay đổi khối lượng hay không khi được sửdụng.

a.Nguồn lực có thể thu hồi

Nguồn lực có thể thu hồi là các nguồn lực không thay đổi khối lượng của

nó trong quá trình sử dụng.Loại này gồm nhân lực, MMTB … Đây là loạinguồn lực không xếp kho được.Số lượng/ khối lượng của chúng không thayđổi trong quá trình sản xuất

Điều kiện ràng buộc đối với nguồn lực có thể thu hồi là cường độ sử dụngkhông được vượt quá mức hiện có hoặc có thể huy động

b Nguồn lực không thể thu hồi

Nguồn lực không thể thu hồi là các nguồn lực thay đổi khối lượng của nótrong quá trình sử dụng.Khối lượng của các nguồn lực loại này biến đổi tỷ lệthuận với khối lượng công việc hoàn thành do biến thành sản phẩm.Điển hìnhcủa loại nguồn lực này là đối tượng lao động như nguyên vật liệu, cấu kiện,bán thành phẩm, tiền vốn …

Điều kiện ràng buộc bình thường là cường độ sử dụng không được vượtmức độ cung cấp.Cần lưu ý là do tài nguyên không thu hồi có thể được dự trữtrong kho nên điều kiện trên trong một số trường hợp không nhất thiết phảituân thủ

Trang 22

được.Loài này chủ yếu là các nguồn lực vô hình như công thợ, ca máy … Nếu

đã thuê thợ, thuê máy mà không dựng thì vẫn phải trả tiền

Có những nguồn lực bị tiêu hao bởi công việc (nguồn lực không thu hồi),nhưng cũng có nguồn lực được sản sinh từ công việc như các loại vật liệu sảnxuất tại chỗ

Trong quá trình thực hiện dự án ta phải tiến hành nhiều loại côngviệc.Mỗi công việc sử dụng một vài loại nguồn lực khác nhau.Mặt khác việc

sử dụng các nguồn lực lại đan xen vào nhau trong suốt cả quá trình.Vai trò,khối lượng sử dụng của mỗi loại cũng khác nhau làm cho vấn đề càng trở nênphức tạp.Số loại nguồn lực càng nhiều thì vấn đề càng phức tạp, đôi khi phứctạp đến mức không thể giải quyết nổi.Thực tế người ta tìm cách đơn giản hóa

độ phức tạp của vấn đề sao cho lời giải đạt yêu cầu sản xuất là đủ.Một trongnhững cách đó là chọn ra loại nguồn lực có ý nghĩa nhất và giải quyết vấn đềvới nguồn lực chủ đạo đó.Lấy lời giải của bài toán trên làm cơ sở để xét tiếpnhững nguồn lực tiếp theo

Trong đại đa số các dự án, nguồn lực chủ đạo chính là nguồn lực conngười.Thông thường mức độ sử dụng các nguồn lực khác luôn luôn song hành

và tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng nhân lực.Vì vậy trong các bài toán tiếptheo, ta giải các bài toán trước hết với nguồn lực con người-nhân lực

2.3.1.2 Điều hòa nguồn lực

a.Khái niệm điều hòa nguồn lực

Cường độ sử dụng một nguồn lực r nào đó của công việc i-j được ký hiệu

là rij.Thời gian thực hiện công việc i-j là tij.Vậy tổng nguồn lực mà dự án tiêuthụ là:

Thời gian thực hiện toàn bộ dự án là T.Cường độ sử dụng nguồn lực trungbình của dự án là:

Trang 23

Cường độ sử dung nguồn lực cao nhất trong toàn bộ các công việc dự án

là Rmax.Hệ số điều hòa nguồn lực:

Ki=Rtb/Rmax

Hệ số này càng gần bằng một thì dự án sử dụng nguồn lực càng được coi

là điều hòa

b.Bài toán điều hòa biểu đồ nhân lực

Bài toán điều hòa biểu đồ nhân lực đặt ra khi thời gian thực hiện dự án đã

ấn định và độ dài đường găng cũng đã đảm bảo được yêu cầu này.Nhưng biểu

đồ nhân lực vẽ được có đoạn nhô cao, có đoạn xuống thấp sâu quá so vớitrung bình.Điều này dẫn đến lãng phí trong sản xuất

Vậy các bước điều hòa nhân lực:

 Trước tiên trên biểu đồ nhân lực ta tìm những khoảng có nhânlực tăng hoặc giảm đột ngột

 Tìm các công việc nằm trong khoảng thời gian có biểu đồ nhânlực tăng hoặc giảm đột ngột đó

 Giảm hoặc tăng nhân lực cho các công việc đó sao cho đạt đượcbiểu đồ nhân lực bằng phẳng như mong muốn.Để làm được điều

đó có thể xê dịch các công việc hoặc giảm số nhân lực cần thiết(kéo dài thời gian thực hiện với điều kiện không vượt quá thờihạn cho phép

2.3.2 Giảm chiều dài đường găng

Có trường hợp chiều dài đường găng vượt quá thời hạn cho phép (tiến độkhông đáp ứng quy định).Ta phải điều chỉnh sơ đồ mạng sao cho chiều dàiđường găng ngắn lại.Có các cách sau để rút ngắn chiều dài đường găng:

 Tăng nguồn lực cho các công việc găng trong điều kiện cho

Trang 24

 Tổ chức thực hiện song song cho một số công việc găng.

 Thay đổi biện pháp, công nghệ thực hiện công việc nhằm rútngắn thời gian

2.3.3 Quản lý trong điều kiện nguồn lực có hạn

Biểu đồ nhu cầu nguồn lực lần đầu xây dựng thường không đều có nhữnglúc nhu cầu vượt qua giới hạn cho phép, vì vậy cần phải sắp xếp các công việc

để hoàn thành dự án trong thời hạn đã định

Đôi khi vì điều kiện nguồn lực có hạn mà thời hạn đã định không thểđảm bảo và bị kéo dài.Vấn đề này thường nảy sinh trong thực tế.Ví dụ không

đủ tiền để thi công nên rất nhiều công trình “đắp chiếu để đấy” và cuối cùnggây lãng phí, thất thoát.Nhiều công trình không đủ tiền hoặc một số điều kiệnkhác để giải phóng mặt bằng mà thời điểm khởi công phải hoãn lại nhiềunăm…

Sắp xếp công việc ở đây trước hết cũng là xê dịch hoặc kéo dài các côngviệc trong dự trữ cho phép như trong bài toán điều hòa biểu đồ nhân lực trong

dự trữ cho phép như trong bài toán điều hòa biểu đồ nhân lực.Nhưng khi gặpnhiều công việc có thể xê dịch, tức là có nhiều công việc cần nguồn lực mànguồn lực lại không đủ thì cần phải phân phối sao cho hợp lý theo một sốnguyên tắc sau:

 Ưu tiên các công việc găng vì các công tác này quyết định thờigian thực hiện dự án

Trang 25

 Ưu tiên các công việc có thời gian dự trữ nhỏ nhất (nếu trongcông việc đang xét không có công việc găng)

 Ưu tiên các công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất (để nhanhchóng thoát khỏi tình trạng khó khăn)

 Ưu tiên các công việc có thời điểm khởi công hay hoàn thànhsớm nhất

 Ưu tiên các công việc thực tế đòi hỏi phải hoàn thành trước

 Ưu tiên các công việc theo ý muốn chủ quan hoặc ý nghĩa chínhtrị của con người

Tuy nhiên khi điều chỉnh nguồn lực cần phải lưu ý trường hợp sau khithực hiện tất cả các biện pháp xê dịch, kéo dài công việc mà vẫn không đảmbảo được về điều kiện giới hạn nguồn lực thì lúc này cần phải cân nhắc, ưutiên một trong hai mục tiêu sau:

 Đảm bảo thời hạn thực hiện thì phải vượt giới hạn về nguồn lực

 Đảm bảo giới hạn về nguồn lực thì thời gian thực hiện dự ánbuộc phải đầy lùi về phía sau

Việc giải quyết bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng là một vấn đề khó, đòi hỏingười lập phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế.Và sơ đồ mạng làmột biện pháp quản lý được lựa chọn và sử dụng rộng rãi hiện nay

CHƯƠNG III LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG BẰNG SƠ ĐỒ MẠNG

Trang 26

3.1 Lập kế hoạch tiến độ

3.1.1 Khái niệm

Kế hoạch tiến độ là kế hoạch sản xuất, trong đó các công việc đượctính toán và sắp xếp và gắn liền với trục thời gian.Tiến độ công trình luônđược thể hiện dưới dạng biểu đồ, tuỳ theo tính chất công trình và công nghệ,hình thức thể hiện biểu đồ có thể là dạng ngang, xiên hay sơ đồ mạng

Tóm lại tiến độ là kế hoạch sản xuất được thể hiện dưới dạng biểu đồ nội dung bao gồm các số liệu tính toán, các giải pháp được áp dụng trong thi công bao gồm: công nghệ, thời gian, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với điều kiện thực hiện chung.

Mục đích của lập tiến độ là thành lập một mô hình sản xuất, trong đósắp xếp các công việc sao cho bảo đảm xây dựng công trình trong thời gianngắn, giá thành hạ, chất lượng cao.Mục đích này cụ thể như sau :

 Kết thúc và đưa hạng mục công trình cũng như toàn bộ công trìnhvào sử dụng đúng thời gian định trước

 Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị

 Giảm thiểu thời gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng

 Lập kế hoạch sử dụng tối ưu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụxây dựng

 Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi côngcông trình

3.1.2 Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ

3.1.2.1 Sơ đồ ngang (sơ đổ Grantt)

Sơ đồ ngang diễn tả được một phương pháp tổ chức sản xuất, một kếhoạch tương đối đơn giản và rõ ràng.Chính vì vậy, phương pháp này được sửdụng đầu tiên để lập kế hoạch tiến độ xây dựng

Ưu điểm của sơ đồ ngang là dùng được cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễhiểu, dễ chỉnh sửa, bổ sung… nên được dựng phổ biến.Tuy nhiên, nó có

Trang 27

nhược điểm là khụng thể hiện được cỏc dự ỏn phức tạp, khụng thấy rừ mốiliờn hệ lụ-gic của cỏc cụng việc trong dự ỏn.

Hình 3.1 Sơ đồ ngang thể hiện các ph ơng pháp tổ chức sản xuất xây dựng

3.1.2.2 Sơ đồ xiờn

Sơ đồ xiờn là sơ đồ khụng những diễn tả tiến trỡnh cụng việc theo thời gian

mà cũn thể hiện được mối liờn quan giữa cỏc cụng việc trong khụng gian.Vỡvậy, nú rất thớch hợp để thể hiện dự ỏn tổ chức theo phương phỏp dõy chuyền,nhằm đảm bảo tớnh liờn tục và điều hồ, sự phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất

Tuy nhiờn sơ đồ xiờn cũng như sơ đồ ngang, chỉ là mụ hỡnh tĩnh, cútớnh toỏn trước cỏc tham số (về khụng gian: chia thành cỏc phõn đoạn; về thờigian: với chu kỳ là số ngày, tuần… thời gian làm việc của mỗi dõy chuyền)rồi thể hiện lờn sơ đồ

Đối với cỏc dự ỏn lớn, phức tạp, sơ đồ xiờn khụng thể hiện hết nhữngvấn đề đặt ra, nhất là khi giải quyết những bài toỏn tối ưu, như rỳt ngắn thờigian xõy dựng, hoặc đối với những dự ỏn khụng tớnh được thời hạn xõy dựngtheo cỏc phương phỏp thụng thường, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiờn.Sơ đồmạng cú thể giỳp chỳng ta giải quyết cỏc vấn đề này

I II III

Trang 28

Hình 3.2a Sơ đồ ngang sắp xếp công việc theo đối t ợng thi công

của ph ơng pháp tổ chức xây dựng dây chuyền

2 1

3.1.2.3 Sơ đổ mạng

Sơ đồ mạng là một mụ hỡnh toỏn học động, thể hiện toàn bộ dự ỏn

thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đú thấy rừ vị trớ của từng cụng việcđối với mục tiờu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa cỏc cụng việc.Đối với

sơ đồ mạng người ta cú thể ỏp dụng cỏc phương phỏp toỏn học vào việc phõntớch, xõy dựng và điều khiển kế hoạch

3.2 Nguyờn tắc lập kế hoạch tiến độ

3.2.1 Chọn thứ tự thi cụng hợp lý

Việc chọn thứ tự thi cụng hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt đối với cỏccụng trỡnh lớn, phức tạp, cú nhiều hạng mục cụng trỡnh lien quan với nhauqua chức năng, cụng nghệ, điều kiện thi cụng.Khi chọn cỏc cụng tỏc xõy lắp

Trang 29

cần chú ý những điểm sau :

 Tuân thủ trình tự công nghệ xây dựng

 Đảm bảo tính liên tục cho các tổ thợ chính

 Khi cần tập trung nhân lực và MMTB phải chú ý đến giới hạn vềtài nguyên và đảm bảo nguyên tắc điều hòa trong tổ chức

 Cần có các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các yếu tố tựnhiên như mưa, lũ.Cần có các biện pháp hỗ trợ đối với các côngviệc khó thi công

3.2.2 Đảm bảo thời hạn thi công

Để có thể hoàn thành và đưa công trình vào khai thác đúng thời hạn

đã dặt ra thì trước hết kế hoạch tiến độ phải đảm bảo thỏa mãn điều kiệnnày.Kế hoạch tiến độ càng có ít thời gian dự trữ thì khả năng điều chỉnh và đốphó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như khả năngthỏa mãn yêu cầu cuẩ chủ đầu tư về việc sớm đưa công trình vào khai thác, sửdụng …càng thấp

3.2.3 Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất

Biểu đồ nhân lực được coi là điều hòa khi số công nhân tăng từ từtrong thời gian ban đầu, giảm dần trong khi công trường kết thúc và không cótăng giảm đột biến.Nếu số công nhân sử dụng không điều hòa, nghĩa là có lúcdựng nhiều người, có lúc lại dựng ít người làm cho các phụ phí tuyển dụng,chi phí lán trại và các dịch vụ khác tăng, lãng phí tài nguyên.Tập trung nhiêungười trong thời gian ngắn gây lãng phí những xơ sở phục vụ cũng như mátmóc không kịp khấu hao…

3.2.4 Đưa tiền vốn vào công trình một cách hợp lý

Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình.Đây là loại tài nguyên sửdụng một lần và nó chỉ sinh lợi khi công trình họat động.Khi công trình cònchưa được đưa vào khai thác, tiền vốn đã bỏ vào công trình là tiền vốn bị ứ

Trang 30

Bắt đầuPhân tích công nghệ thi côngLập danh mục công việcXác định khối lượngChọn biện pháp kỹ thuậtXác định chi phí nhân lực, máy móc

Lập tiến độ ban đầu

Tối ưu tiến độLập biểu đồ nhu cầu tài nguyên

So sánh với các chỉ tiêu đề ra

Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

vốn vào công trình có 3 dạng cơ bản là đều đặn.tăng dận và giảm dần vàtương ứng với các tiến độ cấp vốn này ta có vốn đầy tư tích lũy và tổng mứcvốn đầu tư bị ứ đọng

3.3 Trình tự lập kế hoạch tiến độ

Tiến độ thi công xây dựng được lập dưa trên các số liệu và tính toáncủa thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công cùng với những kếtquả khảo sát bổ sung về đặc điểm của công trường.Để thỏa mãn các mục tiêu

đã đề ra, tiến độ thi công xây dựng cần được lập theo trình tự sau :

 Phân tích công nghệ xây dựng công trình

 Lập danh mục công việc sẽ tiến hành xây lắp công trình

 Xác định khối lượng công việc theo danh mục đã lập

 Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các công việc xây lắp

 Xác định chi phí lao động và MMTB để thực hiện các công việcđó

 Xác định thời gian thi công và hao phí tài nguyên

 Lập tiến độ sơ bộ

 Xác định các chỉ tiêu của tiến độ sơ bộ với các tiêu chí đã đặt raban đầu

 Tối ưu hóa tiến độ theo các chỉ tiêu ưu tiên

 Phê duyệt tiến độ và gắn tiến độ với niên lịch

 Lập các biểu nhu cầu tài nguyên

SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án & QLDA_K46

Trang 31

Hình 2: Sơ đồ khối (rút gọn) trình tự thiết kế kế hoạch tiến độ dây chuyền

thi công xây dựng công trình.

3.4 Lập tiến độ và quản lý tiến độ băng sơ đồ mạng

Trang 32

Bước 1: Xác định các công việc và mối liên hệ giữa chúng

Dựa vào cơ cấu phân tách công việc WBS để liệt kê và xác định mốiquan hệ giữa các công việc.Xác địnhmoois quan hệ giữa các công việc là xétxem công việc nào làm trước công việc nào làm sau,những công việc nào cóthể làm đồng thời với công việc đang xét

Bước 2 : Lập sơ đồ mạng sơ bộ.

Phương pháp 1 : Đi từ đầu đến cuối dự án

Cách này thường được áp dụng khi biết rõ các công việc và trình tự cáccông việc của dự án

Phương pháp 2 : Đi ngược từ cuối lên đầu dự án

Cách này thường áp dụng đối với các dự án hoàn toàn mới mẻ màkhông biết rõ công việc cũng như trình tự, mối liên hệ giữa các công việc

Phương pháp 3 : Làm từng cụm.Cách này thường áp dụng cho các dự

án lớn, phức tạp.Người ta chia dự án thành từng cụm/ mảng công việc rồi chiacho từng người/nhóm người lập riêng.Liên kết các mạng con thu được theocách trên ta sẽ có sơ đồ mạng lớn thống nhất

Bước 3 : Hoàn thiện sơ đồ mạng

Kiểm tra sơ đồ mạng thu được, nếu cần thì thêm sự kiện phụ, công việcảo.Ngược lại có thể bỏ qua các sự kiện thừa

Bước 4 : Tính toán sơ đồ mạng

-Đánh số các sự kiện

-Ghi thời gian công việc tân công việc, nhu cầu nguồn lực

-Tính toán sơ đồ mạng và xác định đường găng

-Tính toán thời gian dự trữ

Bước 5 : Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ

Để tiện cho việc theo dõi, ta chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.Nếu

có thể chuyển thành sơ đồ mạng ngang

Bước 6 :Tối ưu hóa sơ đồ mạng

Trang 33

Lập biểu đồ nhân lực và các nhu cầu nguồn lực khác.Điều chỉnh sơ đồmạng theo tiêu chuẩn tối ưu hóa về sử dụng nguồn lực

3.4.2.Quản lý tiến độ bằng sơ đồ mạng

Sau khi đã điều chỉnh sơ đồ mạng theo các tiêu chuẩn tối ưu và đã có biểu

đồ nhu cầu nhân lực và các nguồn lực khác thi công việc tiếp theo là quản lýtiến độ, tìm cách thực hiện các công việc đã tính toán sơ đồ mạng để hoànthành dự án đúng thời hạn đã vạch ra

Muốn vậy phải tập trung chỉ đao các công việc găng, coi đó là các côngviệc then chốt, cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực và sự giám sát chặt chẽ

về kỹ thuật và tổ chức.Đường găng mang yếu tố khách quan, nó phản ánh sựgăng về lô gic công việc chứ không phụ thuộc vào tân công việc là quantrọng hay là không quan trọng.Có trường hợp.công việc găng lại là công việc

ảo không đòi hỏi chi phí nguồn lực, nếu theo kinh nghiệm thông thường thìchắc chắn không được xếp vào công việc quan trọng cần chú ý

Các công việc cần làm để quản lý tiến độ trong quá trình thực hiện dự

ỏn là :

- Tổ chức phổ biến rộng rãi cho càn bộ, công nhân về kế hoạch tổchức thực hiện dự án

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng “ phiếu công việc ”

- Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất

- Nhận định tình hình, để ra biện pháp xử lý khi có thay đổi

- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo

Trang 34

PHẦN II: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT

CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG BẰNG SƠ ĐỒ MẠNG

CHO GÓI THẦU Đ30

CÔNG TRÌNH :DỰ ÁN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN ĐÔNG ĐOẠN 3:XÃ HIẾU - CẦU LỆ BẮC

4.1.Giới thiệu tổng quan về gói thầu Đ30

4.1.1.Tên Dự án :

Tân công trình : Dự án đường Trường Sơn Đông

Đoạn 3 : Xã Hiếu – Cầu Lệ Bắc ( km 213+0.0- km440+0.0)

Gói thầu Đ30 : Km 375.+0.00 – Km 383+0.00

Chủ đầu tư : Bộ tổng tham mưu

Đại diện chủ đẩu tư : Ban quản lý dự án 46

4.1.2.Đặc điểm thiên nhiên và hiện trạng

4.1.2.1.Khí hậu :

Phân đoạn trên tuyến thiết kế nằm trong tiểu vùng khí hậu thung lũngsông Ba.Đặc điểm cơ bản của vùng này là tất ít mưa và nền nhiệt độ khácao.Tuy lượng mưa được gia tăng khi áp thấp nhiệt đới hoặc những cơn bãomuộn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển Nam Trung Bộ, nhưng sau đó

là những ngày tạnh ráo.Mặt khác do điều kiện cấu tạo của thổ nhưỡng mà tìnhtrạng khô hạn ở đây hàng năm xảy ra mạnh mẽ hơn các vùng khác trong tỉnh Chế độ mưa : Lượng mưa rơi trên lưu vực thấp hơn các vùng khác và phân

bố không đều.Ở thượng nguồn mưa bình quân nhiều năm trên 2200mm, ởtrung du và hạ du sông chảy trong thung lũng Cheo Reo chỉ còn lại trên dưới1263mm mặc dù số ngày mưa tương đối nhiều

4.1.2.2.Địa chất :

Căn cứ báo cáo địa chất đổng thời qua kết quả đo vẽ địa chất công

Trang 35

trình thì khu vực tuyến đi qua gồm các lớp sét lẫn hữu cơ đến hạt cát thụlẫn ít bột sét và cát sét phía dưới là sét phân bố từ trên xuống dưới nhưsau:

 Lớp K :được chia thành 4 loại :

K1: Cát, sét sỏi sạn màu nâu vàng đốm xám trắng và phân bố trênđoạn: Km374+900–Km377+600.Bề dày lớp khoan đào biến thiên từ 0.3 - 2.2m.Cao độ đáy lớp biến thiên từ 178.2 m -210.2 m

K2 : Sỏi sạn cát sét màu nâu vàng đốm xám trên các đoạn từKm377+600 –Km380+850.Bề dày lớp khoan đào biến thiên từ 0.2 - 4.0m.Cao độ đáy lớp biến thiên từ 163.7 m -197.9 m

K3 : Sét cát sỏi sạn màu nâu vạng đốm xám xanh.Bề dày lớp đào 0.4m.Cao độ đáy lớp biến thiên từ 174.5 m -178.9 m

K4 : Cát sét màu xám đen trạng thái dẻo, bề dày lớp đào 0.4 m, cao

 Lớp 3a :Sét cát lẫn ít sỏi sạn, màu nâu xám trạng thái dẻo mềm

 Lớp 3b :Sét cát lẫn ít sỏi sạn, màu nâu xám trạng thái dẻo cứng

4.1.3.Quy mô công trình

1 Chiều dài tuyến :6000m

2 Cấp đường :cấp IV miền núi

3 Tốc độ thiết kế V=40km/h

4 Độ dốc dọc 0 ≤ I ≤ 4.71

5 Bề rộng nền đường : Bnền =7.5m

6 Bề rộng mặt đường : Bmặt = 5.5m

Trang 36

8 Bề rộng gia cố : Bgia cố =2x0.5=1m

9 Độ dốc ngang lề đường : 4%

10 Cường độ mặt đường Eyc =980DAN/cm2

11 Móng cấp phối đá dăm loại II dày 15cm

12.Mặt đường lỏng nhựa 3 lớp, tiêu chuẩn 4.5kg/m2

4.2.Lập kế hoạch tiến độ cho gói thầu Đ30

4.2.1.Phân tích công nghệ

4.2.1.1.Thi công nền đường

I.Thi công nền đường đào

I.1.Phạm vi công việc

Đào nền đường bao gồm mọi công việc đào hình thành nền đường,gọt mái taluy cần thiết cho sự chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện nền đường,khuôn áo đường, lề đường, mái taluy, đường giao và đường vào các mỏ vậtliệu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, chính xác tim tuyến đường, cao độ và trắcngang trên các bản vẽ chi tiết

I.2.Thiết bị thi công

Thiết bị thi công nền đường gồm các loại sau :

Máy xúc đào dung tích 0.8-1.25 m3/gàu

Máy ủi công suất 110-140CV

Máy san tự hành 110CV

Ô tô tự vận chuyển 10-20T

Lu các loại ( bánh thép.bánh lốp, lu rung…)

Xe tưới nước

Khoan cầm tay có D=32-42mm

Thuốc nổ Amonit, kíp điện, dây nổ, dây điện

I.3.Trình tự thi công

 Sử dụng máy cao đạc và máy kinh vĩ, thước thép để xác đinh phạm vithi công

Trang 37

 Phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, trước hết là tiêu nước bề mặtngăn không cho chảy vào hố móng công trình và nền đường.

 Dựng tổ hợp máy đào kết hợp máy ủi và ô tô dể đào xúc và vậnchuyển đất

 Tại những vị trí đào cắt taluy dương có độ chênh cao lớn so với nềnđường, nhà thầu sẽ làm đường công vụ đủ để bố trí diện thi công.Tùy theotừng trắc ngang để bố trí vị trí máy thích hợp với từng luống đào đã được tínhtoán trước

 Ở những vị trí sườn dốc, vật liệu thừa ra sau khi nổ mình hoặc khi đàosườn dốc bên trên phải được bố trí an toàn.Phải có biện pháp đặc biệt để giữcho cây cối ở sườn dốc bên dưới không bị hư hại do xói mòn.Vật liệu thừa bỏ

đi phải được vận chuyển về các vị trí bãi thải

 Trong quá trình xây dựng nền đường, khuôn đường luôn luôn giữ ởđiều kiện khô ráo, dễ thoát nước, chỗ rãnh biên đổ từ nền đắp phải thi côngcẩn thận để tránh làm hư hại nền đắp do xói mòn

 Trong quá trình thi công đào và đắp nền đường phải luôn đảm bảo bềrộng không nhỏ hơn 3m và đảm bảo độ bằng phẳng để công tác giao thongkhông ách tắc

 Đất đào nếu sử dụng được có thể điều phối sang đắp đất dọc tuyến

 Đất đào nếu không sử dụng được hoặc khối lượng thừa sau khi điềuphối thì bố trí xe đi đổ

 Khi nền đường được đào tới cao độ mép đường nhà thầu sẽ bố trí đàorãnh dọc và đào khuôn đường, kiểm tra kích thước nền đường đào.Kiểm tra

độ chặt nền đào nếu nền đào không đủ độ chặt thì tiến hành cày xới và lu lènbảo đảm độ chặt theo thiết kế

 Đối với rãnh dọc sau khi tiến hành đào bằng máy kết hợp với nhâncông để tiến hành sửa sang vỗ đập mái ta luy rãnh và đầm chặt lòng rãnh bằng

Trang 38

II Thi công nền đường đắp

II.1.Phạm vi công việc

Công việc này bao gồm :việc đắp nền đường, việc chuẩn bị phạm vitrên đó được đắp đất, việc rải và đầm nén vật liệu thích hợp trong phạm vinền đường.Phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và đúng với hướng tuyến, cao

độ, chiều dày và trắc ngang theo bản vẽ chi tiết

II.2.Thiết bị thi công

Thiêt bị thi công bao gồm :

Máy đào dung tích 0.8-1.6m3/gàu

Máy ủi 140CV

Máy san tự hành 110CV

Đầm9T, đầm 16T, lu rung 25T

Xe tưới nước

Ô tô vận chuyển vật liệu …

` II.3.Trình tự thi công

Đào dọn hữu cơ, đánh cấp

 Khu vực đắp sẽ được dọn sạch rác rưởi, củi, chất bẩn hoặc nước thừa

 Khi nền đắp mới nằm trăm lên nền đắp cũ hoặc mái đất nền cũ có độdốc ít nhất 1:5 thì bề mặt dốc của nền đất cũ phải được đánh cấp Mỗi cấpphải đủ rộng để máy san ủi và máy đầm hoạt động.Mỗi bề ngang cấp sẽ bắtđầu từ giao điểm giữa mặt đất thiên nhiên và cạnh thẳng đứng của cấptrước.Vật liệu đánh cấp sẽ được đắp bù bằng vật liệu đắp nền phụ hợp, cùngloại và đầm chặt với nền đường đắp

 Trước khi tiến hành đắp vật liệu đắp, phải kiểm tra lại bề mặt đất phảigiữ vững chắc ổn định và đủ cường độ.Cần phải đào bỏ những loại đất khôngthể đầm nén đến độ chặt yêu cầu và đăp trả lại bẳng vật liệu đất đã được chấpthuận

Vận chuyển, san rải vật liệu :

Trang 39

 Vật liệu trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra, thí nghiệm đạtcác yêu cầu về tính chất hóa lý thành phần hạt, độ ẩm…mới được vân chuyển

về nơi công đia thi công.Trong quá trình vân chuyển do tích chất đất ở đâynên khi về phải được san rải và đầm lèn ngay để đạt hiệu quả trong công tác

4.2.1.2.Thi công cống thoát nước.

I Thi công cống hộp đổ tại chỗ (3.0m x 2.5m ;1.0 m x 1.0 m):

I.2.Thi công móng :

 Hình dạng, kích thước móng và vật liệu thi công móng phải phù hợp

Trang 40

30cm trên lớp dăm đệm dày 10cm.

 Khi hố móng đã được đào xong, việc thi công móng cống phải đượcthực hiện ngay khi được phép thi công.Nếu bị trị hỗn bởi một lý do nào đó thìphải tìm mọi biện pháp bảo vệ hố móng đỏ đào

 Sau khi hoàn thành hố móng tiến hành thi công móng dăm cátđệm.Đầm chặt móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật

I.3 Đổ bê tông thân cống :

 Cống hộp được lắp dựng ván khuôn cốt thép đổ tại chỗ.Khi móngcống đã được kiểm tra nghiệm thu thì tiến hành lắp dựng ván khuôn cốt thépthân cống.Ván khuôn phải được lắp dựng chắc chắn và phải đảm bảo kín khít

để không bị rỏ rỉ nước xi măng ra ngoài.Trước khi đổ bê tông phải quét mộtlớp dầu chống dính vào thành ván khuôn

 Bê tông được trộn bằng máy trộn 450L tại vị trí thi công.Khi đổ phải

có biện pháp phòng ngừa không cho bê tông hấp thụ độ ẩm hoặc để cho khí

ẩm thấm vào, phải có biện pháp làm thoát nước trong đường rãnh móng

 Đầm bê tông bằng đầm có đường kính 27 mm – 32mm để đầm vào tất

cả mọi góc cạnh trong cấu kiện.Thỉnh thoảng dựng búa vỗ nhẹ vào mặt ngoàiván khuôn để tránh bê tông bị rỗ nước

I.4.Thi công kết cấu cửa vào và cửa ra :

 Tường đầu, cửa vào, cửa ra …được thiết kế bằng bê tông M150 vàtheo qui định của hồ sơ thiết kế và phải phù hợp với hệ thống thoát nước đểtạo thành dòng chảy tự nhiện và âm thuận

 Sân cống được gia cố bằng bê tông M150 dày 25cm trên lớp dăm sạnđệm dày 10cm

 Thượng lưu và hạ lưu được gia cố bằng đá hộc xây vữu xi măngM100 dày 30 cm

Ngày đăng: 17/10/2014, 08:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Sơ đồ khối (rút gọn) trình tự thiết kế kế hoạch tiến độ dây chuyền - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 2 Sơ đồ khối (rút gọn) trình tự thiết kế kế hoạch tiến độ dây chuyền (Trang 31)
Hình 4.1.2.Sơ đồ mạng trước khi điều hòa - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 4.1.2. Sơ đồ mạng trước khi điều hòa (Trang 79)
Hình 4.1.3.Biểu đồ nhân lực trước khi điều hòa - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 4.1.3. Biểu đồ nhân lực trước khi điều hòa (Trang 80)
Hình 4.2.1.Sơ đồ mạng ban đầu - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 4.2.1. Sơ đồ mạng ban đầu (Trang 83)
Hình 4.2.2.Sơ đồ mạng khi rút ngắn Hoàn thiện ống cống D150 - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 4.2.2. Sơ đồ mạng khi rút ngắn Hoàn thiện ống cống D150 (Trang 84)
Hình 4.2.3.Sơ đồ mạng khi rút ngắn cống thoát nước - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 4.2.3. Sơ đồ mạng khi rút ngắn cống thoát nước (Trang 85)
Hình 4.2.4.Sơ đồ mạng khi rút ngắn nền đường - quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng
Hình 4.2.4. Sơ đồ mạng khi rút ngắn nền đường (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w