4.1.3.Quy mô công trình

Một phần của tài liệu quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng (Trang 35 - 52)

2. Cấp đường :cấp IV miền núi 3. Tốc độ thiết kế V=40km/h 4. Độ dốc dọc 0 ≤ I ≤ 4.71

5. Bề rộng nền đường : Bnền =7.5m 6. Bề rộng mặt đường : Bmặt = 5.5m 7. Bề rộng lề đường : Blể =2x1=2m

8. Bề rộng gia cố : Bgia cố =2x0.5=1m 9. Độ dốc ngang lề đường : 4%

10. Cường độ mặt đường Eyc =980DAN/cm2 11. Móng cấp phối đá dăm loại II dày 15cm

12.Mặt đường lỏng nhựa 3 lớp, tiêu chuẩn 4.5kg/m2

4.2.Lập kế hoạch tiến độ cho gói thầu Đ30 4.2.1.Phân tích công nghệ

4.2.1.1.Thi công nền đường

I.Thi công nền đường đào I.1.Phạm vi công việc

Đào nền đường bao gồm mọi công việc đào hình thành nền đường, gọt mái taluy cần thiết cho sự chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường, lề đường, mái taluy, đường giao và đường vào các mỏ vật liệu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, chính xác tim tuyến đường, cao độ và trắc ngang trên các bản vẽ chi tiết.

I.2.Thiết bị thi công

Thiết bị thi công nền đường gồm các loại sau : Máy xúc đào dung tích 0.8-1.25 m3/gàu Máy ủi công suất 110-140CV.

Máy san tự hành 110CV

Ô tô tự vận chuyển 10-20T

Lu các loại ( bánh thép.bánh lốp, lu rung…) Xe tưới nước

Khoan cầm tay có D=32-42mm

Thuốc nổ Amonit, kíp điện, dây nổ, dây điện I.3.Trình tự thi công

 Sử dụng máy cao đạc và máy kinh vĩ, thước thép để xác đinh phạm vi thi công.

 Phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, trước hết là tiêu nước bề mặt ngăn không cho chảy vào hố móng công trình và nền đường.

 Dựng tổ hợp máy đào kết hợp máy ủi và ô tô dể đào xúc và vận chuyển đất.

 Tại những vị trí đào cắt taluy dương có độ chênh cao lớn so với nền đường, nhà thầu sẽ làm đường công vụ đủ để bố trí diện thi công.Tùy theo từng trắc ngang để bố trí vị trí máy thích hợp với từng luống đào đã được tính toán trước.

 Ở những vị trí sườn dốc, vật liệu thừa ra sau khi nổ mình hoặc khi đào sườn dốc bên trên phải được bố trí an toàn.Phải có biện pháp đặc biệt để giữ cho cây cối ở sườn dốc bên dưới không bị hư hại do xói mòn.Vật liệu thừa bỏ đi phải được vận chuyển về các vị trí bãi thải.

 Trong quá trình xây dựng nền đường, khuôn đường luôn luôn giữ ở điều kiện khô ráo, dễ thoát nước, chỗ rãnh biên đổ từ nền đắp phải thi công cẩn thận để tránh làm hư hại nền đắp do xói mòn.

 Trong quá trình thi công đào và đắp nền đường phải luôn đảm bảo bề rộng không nhỏ hơn 3m và đảm bảo độ bằng phẳng để công tác giao thong không ách tắc.

 Đất đào nếu sử dụng được có thể điều phối sang đắp đất dọc tuyến.  Đất đào nếu không sử dụng được hoặc khối lượng thừa sau khi điều phối thì bố trí xe đi đổ.

 Khi nền đường được đào tới cao độ mép đường nhà thầu sẽ bố trí đào rãnh dọc và đào khuôn đường, kiểm tra kích thước nền đường đào.Kiểm tra độ chặt nền đào nếu nền đào không đủ độ chặt thì tiến hành cày xới và lu lèn bảo đảm độ chặt theo thiết kế.

 Đối với rãnh dọc sau khi tiến hành đào bằng máy kết hợp với nhân công để tiến hành sửa sang vỗ đập mái ta luy rãnh và đầm chặt lòng rãnh bằng đầm cúc.

II. Thi công nền đường đắp II.1.Phạm vi công việc.

Công việc này bao gồm :việc đắp nền đường, việc chuẩn bị phạm vi trên đó được đắp đất, việc rải và đầm nén vật liệu thích hợp trong phạm vi nền đường.Phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và đúng với hướng tuyến, cao độ, chiều dày và trắc ngang theo bản vẽ chi tiết.

II.2.Thiết bị thi công Thiêt bị thi công bao gồm :

Máy đào dung tích 0.8-1.6m3/gàu. Máy ủi 140CV.

Máy san tự hành 110CV.

Đầm9T, đầm 16T, lu rung 25T. Xe tưới nước.

Ô tô vận chuyển vật liệu … ` II.3.Trình tự thi công

Đào dọn hữu cơ, đánh cấp

 Khu vực đắp sẽ được dọn sạch rác rưởi, củi, chất bẩn hoặc nước thừa.  Khi nền đắp mới nằm trăm lên nền đắp cũ hoặc mái đất nền cũ có độ dốc ít nhất 1:5 thì bề mặt dốc của nền đất cũ phải được đánh cấp. Mỗi cấp phải đủ rộng để máy san ủi và máy đầm hoạt động.Mỗi bề ngang cấp sẽ bắt đầu từ giao điểm giữa mặt đất thiên nhiên và cạnh thẳng đứng của cấp trước.Vật liệu đánh cấp sẽ được đắp bù bằng vật liệu đắp nền phụ hợp, cùng loại và đầm chặt với nền đường đắp.

 Trước khi tiến hành đắp vật liệu đắp, phải kiểm tra lại bề mặt đất phải giữ vững chắc ổn định và đủ cường độ.Cần phải đào bỏ những loại đất không thể đầm nén đến độ chặt yêu cầu và đăp trả lại bẳng vật liệu đất đã được chấp thuận.

 Vật liệu trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra, thí nghiệm đạt các yêu cầu về tính chất hóa lý thành phần hạt, độ ẩm…mới được vân chuyển về nơi công đia thi công.Trong quá trình vân chuyển do tích chất đất ở đây nên khi về phải được san rải và đầm lèn ngay để đạt hiệu quả trong công tác lu lèn.

 Dựng máy san để san rải vật liệu đắp, mỗi lớp có chiều dày 20-25 cm sau khi đầm lèn.  Lu lèn vật liệu đắp : Quá trình lu lèn :  Sử dụng lu tĩnh bánh sắt 6-8T để lu lèn sơ bộ.  Lu chặt bằng lu rung.  Sau khi dựng lu tĩnh bánh sắt để lu là phẳng.

Trong suốt quá trình lu lèn vật liệu phải luôn luôn giữ độ ẩm trong diều kiện tốt nhất.Nếu vật liệu không đạt độ ẩm thì dựng xe tộc tưới nước bổ sung.Các lớp tiếp theo chỉ được thi công khi các lớp trước đó đã được kiểm tra và nghiệm thu về cao độ.

4.2.1.2.Thi công cống thoát nước.

I. Thi công cống hộp đổ tại chỗ (3.0m x 2.5m ;1.0 m x 1.0 m):

I.1.Đào hố móng cống :

 Ở những chỗ sức chịu tải của nền mống ở cào độ đáy móng không đủ hoặc không thích hợp thì sẽ được đào bỏ vật liệu đó ít nhất 0.5m bên dưới cao độ đáy móng và thay bằng vật liệu thích hợp.Hay khi gặp đá dưới đọ sâu 0.3m dưới đáy móng cống hộp hoặc trong nền đào đá mà đá không đồng nhất trên suốt chiều dài ống cống thì hố móng cống hộp phải đào sâu 0.3m dưới đáy mống và rải một lớp bật liệu thích hợp đồng nhất và đầm chặt.

I.2.Thi công móng :

 Hình dạng, kích thước móng và vật liệu thi công móng phải phù hợp với hồ sơ thiết.Đối với cống hộp móng cống là lớp bêtông xi măng M150 dày

30cm trên lớp dăm đệm dày 10cm.

 Khi hố móng đã được đào xong, việc thi công móng cống phải được thực hiện ngay khi được phép thi công.Nếu bị trị hỗn bởi một lý do nào đó thì phải tìm mọi biện pháp bảo vệ hố móng đỏ đào.

 Sau khi hoàn thành hố móng tiến hành thi công móng dăm cát đệm.Đầm chặt móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật

I.3 Đổ bê tông thân cống :

 Cống hộp được lắp dựng ván khuôn cốt thép đổ tại chỗ.Khi móng cống đã được kiểm tra nghiệm thu thì tiến hành lắp dựng ván khuôn cốt thép thân cống.Ván khuôn phải được lắp dựng chắc chắn và phải đảm bảo kín khít để không bị rỏ rỉ nước xi măng ra ngoài.Trước khi đổ bê tông phải quét một lớp dầu chống dính vào thành ván khuôn.

 Bê tông được trộn bằng máy trộn 450L tại vị trí thi công.Khi đổ phải có biện pháp phòng ngừa không cho bê tông hấp thụ độ ẩm hoặc để cho khí ẩm thấm vào, phải có biện pháp làm thoát nước trong đường rãnh móng.

 Đầm bê tông bằng đầm có đường kính 27 mm – 32mm để đầm vào tất cả mọi góc cạnh trong cấu kiện.Thỉnh thoảng dựng búa vỗ nhẹ vào mặt ngoài ván khuôn để tránh bê tông bị rỗ nước.

I.4.Thi công kết cấu cửa vào và cửa ra :

 Tường đầu, cửa vào, cửa ra …được thiết kế bằng bê tông M150 và theo qui định của hồ sơ thiết kế và phải phù hợp với hệ thống thoát nước để tạo thành dòng chảy tự nhiện và âm thuận.

 Sân cống được gia cố bằng bê tông M150 dày 25cm trên lớp dăm sạn đệm dày 10cm.

 Thượng lưu và hạ lưu được gia cố bằng đá hộc xây vữu xi măng M100 dày 30 cm.

I.5.Lấp đất :

 Công việc lấp đất phải được thực hiện hết sức thận trọng.Mỗi lớp phải được đầm đến độ chặt quy định.Chiều dày chưa đầm lèn của mỗi lớp phải không được vượt quá 15 cm.Mỗi lớp đắp phải được sử dụng một loại vật liệu đồng nhất.Công tác đắp đất hai bên công phải được thực hiện đối xứng nhau và được dựng đầm cúc để tránh gây ra sự chuyển vị và các hư hại khác cho các đốt cống vừa được lắp đặt.

II.Thi công cống tròn D = 1.0m và D = 1.5m :

II.1.Thi công hố móng cống :

 Xác định tim cống, hướng cống phù hợp với hướng dòng chảy. Đóng cọc hướng tuyến cống hai đầu thượng lưu để làm cơ sở kiểm tra trong quá trình thi công đào móng và lắp đặt đốt cống.

 Dựng máy đào để đào hố móng. Đến cao độ thiết kế phải dựng nhân lực sửa chữa lại hố móng đảm bảo độ dốc dọc, kích thước hình học và cao độ đáy hố móng.Nếu đào đến cao độ đáy hố móng mà gặp tầng đất yếu thì phải có biện pháp xử lý.

 Hố móng được đào theo kích thước trong hồ sơ, về chiều rộng mỗi bên được mở rộng ra 30-50 cm để thuận lợi cho công tác thi công và lắp đặt móng cống.Mọi đất đào hố móng phải được vận chuyển đi ngay không được để trên thành hố móng dễ tạo nên hiện tượng sạt lở thành hố móng.

Hố móng đào xong thì tiếp tục thi công hố móng lộ thiên.

II.2. Thi công móng cống :

 Thi công móng cống tròn có 2 loại tùy theo địa hình của cống.Đối với cống có độ dốc dọc từ < 5% thì móng cống được thiết kế là móng đá hộc xây vữa xi măng M100 trên lớp đá dăm đệm dày10 cm.Đối với cống có độ dốc dọc lớn hơn 5% móng cống được thiết kế bằng gờ tông M150 có chiều dày thay đổi từ 30-50cm giật cấp trên lớp đá dăm đệm.Đá dăm đệm phải đảm bảo yêu cầu về thành phần hạt bao gồm đá dăm lẫn cát để khi đầm lớp dăm đệm

sẽ liên kết chặt chẽ không bị rời rạc.Lớp dăm đệm dày 10cm và được đầm chặt bằng đầm cúc.

II.3.Lắp đặt ống cống và thi công mối nối :

 Sau khi thi công xong phần móng cống kiểm tra cao độ thượng lưu, hạ lưu, độ bằng phẳng, đốc dọc thì tiến hành lắp đặt ống cống.

 Ống cống được kiểm tra và vân chuyển ra hiện trường, quét lớp phòn nước rồi mới lắp đặt.Khi quét lớp phòng nước thì phạm vi làm mối nối không quét để sau này làm mối nối bằng vữa xi măng gắn chắc chắn vào thân cống.

 Ống cống được đặt cẩn thận đúng hướng, đúng độ dốc cao và cao độ đã ghi trong bản vẽ thiết kế chi tiết. Các ống cống nối với nhau bằng gờ nối đặt khớp lại với nhau.Hàng ống cốn đặt sao cho tim cống phải trùng nhau, thẳng ngang bằng, hợp lý.Cần phải có độ vồng thích đáng với các cống dưới nền đắp.Độ vồng của cống phụ thuộc vào điểu kiện địa chất dưới đáy móng, chiều cao đất đắp và độ lún dự kiến của nền đường tại vị trí đặt cống.

 Mọi mối nối phải được ngột kín bằng vật liệu chèn mối nối vữa xi măng M100.Lượng nước trong hỗn hợp phải vừa đủ để tạo nên một hỗn hợp vừa đặc quánh và dễ thao tác.

 Bề mặt tiếp xúc với các ống cống phải sạch sẽ, ẩm khi bắt đầu trét vữa.Sau khi nhét vữa vào toàn bộ mặt phía trong của kkhe ống cống, gờ nối ống cống sẽ được lắp vào đúng vị trí.Những chỗ trống còn lại trong khe nối phải được nhét kín bằng vữa vòng quanh mối nối.Bên trong mối nối phải được đảm bảo sạch sẽ sau khi hoàn thành công việc.

 Trong quá trình vân chuyển cần cẩu ống cống tránh các ống cống va chạm vào nhau gây sứt vỡ nứt nẻ.

II.4.Cửa vào và cửa ra

 Phần gia cố ốp mái taluy được thiết kế bằng đá hộc xây vữa xi măng M150 đá 2x4 và phù hợp với hệ thống thoát nước để hình thành một dòng chảy tự nhiên âm thuận.

 Đối với tường đẩu cánh cống : Móng tường đẩu cống được thi công đồng thời với móng thân cống.Móng tường cánh cống được thi công với sân cống.Khi bê tông sân cống đạt 70% cường độ yêu cầu thì tiến hành lắp đặt ván khuôn đổ bê tông tường cánh và tường đẩu cống.Sau khi thi công hoàn chỉnh tường đầu tường cánh, sân cống mới tiến hành thi công phần gia cố hạ lưu bằng bê tông M150 dày 25 cm.

II.5.Lấp đất:

Ở những chỗ có thể thực hiện được, việc lấp đất được tiến hành ngay sau khi các công việc trước đó đã làm xong mà công việc đó đã được chấp thuận để rút ngẵn thới gian cống bị lộ thiên.

Công tác lấp đất phải được thực hiện hết sức thận trọng và đều hai bên.Mỗi lớp phải được đầm đến độ chặt yêu cầu.Công tác đầm phải được thực hiện bằng đầm cơ khí hoặc đầm tay được chấp thuận để tránh gây ra sự chuyển vị và các hư hại khác cho các ống cống vừa được lắp đặt.

Xe cộ không được đi lại trên các ống công đã lắp đặt khi chưa đủ độ dày 50 cm lớp đắp trên đỉnh công kể cả các phương tiện của nhà thầu.

III. Thi công hệ thống rãnh dọc :

Rãnh dọc được thi công đồng thời với đào nền đường.Khi nền đường đã hoàn thiện, trên các đoạn có thiết kế gia cố rãnh dọc mới được sửa lại khuôn bằng nhân lực.Khuôn rãnh được hoàn thiện và kiểm tra đạt các yêu cầu về :hướng tuyến.kích thước, cao độ, độ dốc dọc và đầm chặt đáy móng mới tiến hành thi công xây

Rãnh dọc được xây bằng đá hộc vữa xi măng M100 dày 30cm.

Khi hoàn thành rãnh gia cố phải vệ sinh sạch sẽ lòng rãnh, hốt bỏ các vật liệu rơi đọng trong lòng rãnh.

4.2.1.3.Thi công kết cấu áo đường

I.Thi công móng đường cấp phối đá dăm :

Hạng mục này bao gồm các công việc như cung cấp xử lý, vận chuyển rải và đầm nén lớp móng dưới làm bằng cấp phối đá dăm trên một mặt bằng hoàn hảo theo đúng các yêu cầu kỹ thuật về cao độ, độ chặt, độ bằng phẳng …trong điều kiện lớp dưới móng đã đạt điều kiện vể kỹ thuật như độ chặt, độ bằng phẳng vể bề mặt, hướng tuyến, cao độ.

I.2.Thiết bị thi công

Máy xúc để xúc vận chuyển vật liệu. Ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối đá dăm. Xe tẹc tưới nước.

Máy san, máy rải cấp phối đá dăm.

 Phương tiện đầm nén : lu tĩnh 8 – 10 T; lu rung 25T, lu lốp16T Các thiết bị kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công.

I.3.Trình tự thi công

I.3.1.Trộn hỗn hợp với nước và vận chuyển cấp phối đá dăm :

Tập kết vật liệu tại bãi hoặc mỏ vật liệu, vật liệu phải đảm bảo độ ẩm tốt nhất trước khi đưa ra công trường.

Vật liệu cho lớp cấp phối được trộn thành một hỗn hợp đồng nhất.Nước được đổ vào ở trạm trộn trung tâm hoặc bằng cách tưới nước trước khi rải.

Khi cần đưa thêm chất kết dính vào, chất kết dính có thể được trộn với cốt liệu theo cách trộn từng đống cốt liệu và chất kết dính hoặc có thể trộn tại trạm trộn trung tâm.

Lượng nước bổ sung vào cốt liệu phải phù hợp yêu cầu sao co hỗn hợp cấp phối đá dăm có đủ độ ẩm quy định.Việc chuẩn bị cho hỗn hợp phải được hoàn tất và sẵn sang cho việc đầm lèn sau khi rải.Không được phép tưới nước lên cốt liệu tại bãi chứa hoặc trên xe tải trong bất kỳ trường hợp nào làm trôi chảy hạt cỡ nhỏ.

Một phần của tài liệu quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w