1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

22 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng 1 | P a g e TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Đề tài: QUẢN TRỊ TÍNH THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tiểu luận môn học Quản trị ngân hàng Nhóm 9 –TCDN Đêm 2 t p . h c m , t h á n g 4 / 2 0 1 4 Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 I.Khái niệm 4 II.Cung cầu về thanh khoản 4 III.Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 6 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÍNH THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 8 I.Thực tiễn quản trị thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 8 II.Tình hình quản trị thanh khoản ở một số ngân hàng tiêu biểu 11 1.Ngân hàng quốc tế ABBank 11 2.Sự kết hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) 12 3.Ngân hàng Á Châu (ACB) 13 Chương 3: NGUYÊN NHÂN, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 15 I.Nguyên nhân 15 II.Giải pháp: 16 KẾT LUẬN 21 2 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng LỜI MỞ ĐẦU Chưa bao giờ vấn đề nợ xấu và rủi ro thanh khoản lại thu hút sự quan tâm của các ngân hàng, các nhà đầu tư và những nhà quản lý điều hành vĩ mô như hiện nay. Sau một thời gian hệ thống ngân hàng tăng trưởng nóng về mặt số lượng, mạng lưới hoạt động, đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình dịch vụ, thì nổi cộm một vấn đề là khi phát triển các ngân hàng chỉ tập trung vào số lượng nhưng chất lượng lại bị bỏ ngỏ hoặc cố tình bỏ qua để chạy theo mục tiêu lợi nhuận, giành giật thị phần vốn đã hạn hẹp. Hậu quả có thể thấy trong giai đoạn từ 2008 đến nay mà đỉnh điểm là 2011 đã bộc lộ những yếu kém như nợ xấu tăng lên, tính thanh khoản kém, chỉ số tín nhiệm ngân hàng giảm sút,v.v… Bài nghiên cứu với mục tiêu phân tích ba vấn đề chính của quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam: - Nắm vững kiến thức cơ bản về tính thanh khoản và việc quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại. - Làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. - Đề xuất các biện pháp nhằm giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam làm tốt hơn công tác quản trị rủi ro thanh khỏan trong điều kiện hiện nay. 3 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm 1. Thanh khoản Là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. 2. Rủi ro thanh khoản Loại rủi ro này xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán 3. Quản trị thanh khoản: Là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản của tài sản và cấu trúc danh mục của nguồn vốn Bản chất của công tác quản trị thanh khoản trong ngân hàng thể hiện: + Thứ nhất, rất ít khi điểm tổng cung bằng với tổng cầu thanh khoản. Do đó, ngân hàng thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản. + Thứ hai, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau: tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó càng thấp và ngược lại, một nguồn vốn có tính thanh khoản cao thường có chi phí huy động lớn. II. Cung cầu về thanh khoản 1. Cung thanh khoản 4 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm: - Các khoản tiền gửi đang đến (S1) - Doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ (S2) - Thu hồi tín dụng đã cấp (S3) - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4) - Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5) 2. Cầu thanh khoản: Là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng, bao gồm: - Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1). - Yêu cầu cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao (D2). - Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi (D3). - Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch (D4). - Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5). 3. Đánh giá rủi ro thanh khoản: Trạng thái thanh khoản ròng được xác định như sau: Trạng thái thanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản a. Thặng dư thanh khoản khi trạng thái thanh khoản ròng >0: Ngân hàng trong tình trạng thừa thanh khoản, lúc này nhà quản trị đưa ra quyết định cần phải sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trong tương lai, nguồn thanh khoản thừa này thường được ngân hàng sử dụng 5 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng như: mua bán chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán trước đó, cho vay trê thị trường tiền tệ, hoặc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác… Thừa thanh khoản là một trạng thái mất cân bằng của ngân hàng thương mại, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay b. Thiếu hụt thanh khoản khi trạng thái thanh khoản ròng <0: Ngân hàng trong tình trạng thiếu vốn hoạt động. Khi ngân hàng không đủ vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, của nền kinh tế, có thể gọi là thiếu vốn trực tiếp. Lúc này, ngân hàng mất cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận, và có thể dẫn đến tình trạng mất khách hàng. Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản, nhà quản trị thường sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có, bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm, vay tái chiết khấu… III. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 1. Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh sao cho phù hợp với các đặc điểm hoạt động của ngân hàng. 2. Chú trọng yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản: Xét về thời gian, nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng bao gồm cả trong ngắn hạn và dài hạn + Nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn bao gồm các khoản tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi giao dịch có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ… nằm trong phạm vi nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu này, đòi hỏi ngân hàng phải duy trì ở mức độ khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, + Nhu cầu thanh khoản dài ha5ndo các nhân tố mang tính chất thời vụ, chu kỳ và xu hướng tạo ra. Để đáp ứng nhu cầu này, đòi hỏi ngân hàng dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau, và mức độ cao hơn so với nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn 6 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng 3. Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả Tỷ lệ khả năng chi trả = TSC có thể thanh toán ngay TS nợ phải thanh toán ngay Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại tiền, vàng như sau: + Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả + Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “ Nợ ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, Euro, đồng bảng Anh, và đồng đô la Mỹ. 4. Sử dụng các biệp pháp dự báo thanh khoản: Ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp gồm - Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn - Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn - Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống - Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản 7 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÍNH THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM I. Thực tiễn quản trị thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam • Bối cảnh kinh tế vĩ mô: Theo Bản tin kinh tế vĩ mô số 7 báo cáo Tổng kết tình hình kinh tế thế giới và Việt nam Quý II/2012 của Ủy ban kinh tế Quốc hội phát hành tháng 10/2012, trong 6 tháng đầu năm 2012, một trong những điểm sáng nổi bật đáng được ghi nhận là tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định và vững chắc hơn, đặc biệt là việc kiềm chế thành công lạm phát tới mức thấp 2,52% (so với tháng 12 năm trước). Bên cạnh đó còn phải kể đến một số điểm sáng khác như nhập siêu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua (ước tính khoảng 0,685 tỷ USD) đã giúp duy trì thặng dư cán cân thanh toán (ước tính trên 7 tỷ USD) và qua đó giúp gia tăng đáng kể lượng dự trữ ngoại hối quốc gia (tiếp tục tăng thêm hơn 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong 6 tháng đầu năm) cũng như tăng cường ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái giữa VND so với USD đã được giữ tương đối ổn định và thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa thị trường ngoại hối chính thức và thị trường tự do, thị trường vàng giảm đáng kể tình trạng đầu cơ tích trữ vàng. Mặc dù đã đạt được những điểm sáng tích cực như vậy nhưng trong những tháng cuối năm 2012 nền kinh tế Việt nam vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như tình trạng tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm chạp hơn kỳ vọng, lãi suất cho vay phổ biến vẫn còn ở mức cao trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng còn chưa hoàn toàn hết căng thẳng và nợ xấu có chiều hướng gia tăng dẫn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trầm trọng bởi một loạt nguyên nhân: mặc dù đã có Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường song các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều kho khăn trong việc tiếp cận tới vốn tín dụng với lãi suất có thể chấp nhận được từ hệ thống ngân hàng thương mại; sức mua của thị 8 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng trường nội địa bị sụt giảm và vẫn chưa có dấu hiệu được khôi phục và dấu hiệu căng thẳng trên thị trường lao động có xu hướng gia tăng. • Thực trạng: Với vai trò là cơ quan giám sát, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) cho rằng, trong những năm qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng đi kèm với đó cũng chưa đựng nhiều rủi ro cần sớm được khắc phục. - Nợ xấu không được xử lý tốt sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản: Theo kết quả công bố ngày 12/7/2012 của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng (NHNN), tính đến thời điểm 31/3/2012 thì nợ xấu của các tổ chức tín dụng là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ là 8,6% tổng dư nợ. Theo kết quả khảo sát báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng niêm yết (gồm Vietcombank, Vietinbank, ACB, MB, Eximbank và Navibank) thì tính đến thời điểm 30/6/2012, tổng nợ xấu của cả 6 ngân hàng này được ghi nhận là khoảng 18.942 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 2,51% tổng dư nợ của 6 ngân hàng; trong đó, Navibank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 3,86%, Vietcombank là 3,47%, Vietinbank 2,45%, MB 1,82%, Eximbank 1,73%, ACB 1,53%. Tỷ lệ nợ xấu như trên đã gây tâm lý lo ngại cho công chúng và nhà đầu tư. 9 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng - Thanh khoản hệ thống luôn bấp bênh, căng thẳng: Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ cho vay/huy động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung luôn ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. Thanh khoản hệ thống luôn căng thẳng, thị trường liên ngân hàng ách tắc, một số TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục (luôn rơi vào tình trạng mất cân đối kỳ hạn, về huy động và cho vay…). - Số lượng ngân hàng nhiều, nhưng Việt Nam đã phát triển ngành ngân hàng theo nghĩa mở rộng về chiều ngang mà không có sự tập trung cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chưa quan tâm tốt đến vấn đề quản trị rủi ro: Theo thống kê, năm 1991 Việt Nam mới có 9 NHTM; năm 1999 tăng lên 57 NHTM (5 NHQD, 48 NHTMCP bao gồm 7 NHTMCP nông thôn, 4 NHLD), 26 CNNHNg; đến năm 2011 có 52 NHTM (5 NHQD, 37 NHTMCP, 5 NHLD, 5 NH100% vốn NNg) và 54 CN NH nước ngoài (Sau sáp nhập 3 NHTMCP đến 10 | P a g e [...]... chính phủ cũng như hệ thống luật kinh doanh nhằm đảm bảo tính công bằng và trong sạch, có như vậy mới có thể đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính và tính thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam 20 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng KẾT LUẬN Quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo tính an toàn cho hệ thống Ngân hàng Đây không phải... các Ngân hàng này phá sản, hoặc sáp nhập giữa các Ngân hàng nhỏ để có được một hệ thống ngân hàng lành mạnh, trong sạch và công bằng 3/ Đối với các Ngân hàng thương mại Trong những năm gần đây, các Ngân hàng thương mại đã không chú ý tới việc quản trị thanh khoản, yếu tố then chốt quyết định sự an toàn trong hoạt động Ngân hàng Một số giải pháp để khắc phục tình trạng này: Các Ngân hàng thương mại. .. khách hàng Việc đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng này là cực kỳ quan trọng vì đây là những ngân hàng nhỏ, tính thanh khoản thấp, không đảm bảo thanh khoản sẽ dẫn đến việc ngân hàng bị phá sản Ngoài việc đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng hợp nhất, BIDV còn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng, đảm bảo ổn định về mặt kinh tế vĩ mô và tình hình tài chính trong nước 3 Ngân hàng Á... giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại ; thường xuyên kiểm tra và thu thập dữ liệu liên quan đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại để đánh giá tình hình quản trị thanh khoản ở các Ngân hàng thương mại để đảm bảo các Ngân hàng không chỉ tuân thủ chặt chẽ các luật định, mà còn phải xem liệu có những khó khăn tiềm ẩn nào mà các Ngân hàng phải đối mặt để Ngân hàng nhà nước có thể có những... cấu hệ thống ngân hàng, mà mở đầu là ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB), hệ thống tài chính sẽ trở nên ổn định và mạnh mẽ hơn, tính thanh khoản của các ngân hàng sẽ được chú trọng và cải thiện đáng kể Tài liệu tham khảo 21 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng − Nguyễn Duy Sinh, “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong. .. 17 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng ngăn chặn vấn đề trước khi nó xảy ra, góp phần tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cần phải mạnh tay trong việc tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng bằng cách kiểm soát việc thành lập các Ngân hàng thương mại , nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập Ngân hàng mới Đối với những Ngân hàng thương mại hoạt động... toàn hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin trong công chúng Vì lý do đó nên trong hai lần ACB gặp sự cố thanh khoản đều có sự trợ giúp rất lớn từ ngân hàng nhà nước và rủi ro thanh khoản đã được hạn chế đến mức thấp nhất Từ sự kiện trên chúng ta nhận thấy rằng, tồn tại rủi ro thanh khoản rất lớn trong hệ thống ngân hàng Các ngân hàng đều chạy theo lợi nhuận và duy trì dự trữ rất thấp Ngân hàng cũng chỉ... khả năng thanh khoản của ngân hàng Do đó, các Ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành , nâng cao năng lực hoạch định và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời Các Ngân hàng thương mại cần cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp với năng lực Đây là việc làm cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững thanh khoản cho Ngân hàng 18 | P a g e Quản trị ngân hàng GVHD:... chính trong nước 3 Ngân hàng Á Châu (ACB) Nói đến quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không thể không nhắc đến ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) ACB tùng chịu hai cú sốc lớn về thanh khoản Lần đầu tiên vào tháng 10/2003, với tin đồn giám đốc ACB bỏ trốn đã làm người dân đến rút tiền ào ạt nhưng được sự hỗ trợ chính từ ngân hàng nhà nước, ACB đã vượt qua cuộc khủng hoảng... định của ngân hàng đồng thời có các quyết định tài chính, chiến lược đảm bảo thanh khoản hợp lý cho năm 2012 2 Sự kết hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) Sự kết hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) là giả pháp khắc phụ rủi ro thanh khoản đối với 3 ngân hàng này Trong giai . chính của quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam: - Nắm vững kiến thức cơ bản về tính thanh khoản và việc quản trị tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại. - Làm. về thanh khoản 4 III.Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 6 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TÍNH THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 8 I.Thực tiễn quản trị. quản trị thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 8 II.Tình hình quản trị thanh khoản ở một số ngân hàng tiêu biểu 11 1 .Ngân hàng quốc tế ABBank 11 2.Sự kết hợp của 3 ngân hàng Đệ Nhất

Ngày đăng: 16/10/2014, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w