1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý và xử lý nợ tại các ngân hàng thương mại việt nam

25 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 641,04 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA NGÂN HÀNG  ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2014 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM 1.Khái niệm nợ 2.Phân loại nợ: Nợ gồm có mấy loại, nêu cụ thể 3.Thực trạng chung về tình hình nợ, quản lý và xử lý nợ ở NHTM Việt Nam II. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM 1. Quản lý nợ 2. Xử lý nợ 3. Ví dụ về cách quản lý và xử lý nợ tại NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội a. Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn b. Các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM Ở VN I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM 1. Khái niệm nợ Khái niệm “nợ” được định nghĩa rất rộng. “Nợ” không chỉ bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản chiết khấu, tái chiết khấu… mà còn bao gồm các khoản cam kết ngoại bảng, các khoản ứng trước, thấu chi, bao thanh toán và “các hình thức tín dụng khác” - "Nợ quá hạn" là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn được phân chia như sau: Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay người đi vay là doanh nghiệp phải thế chấp tài sản cho ngân hàng, theo pháp luật, ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu nợ, do vậy, nợ quá hạn này tuy chưa thu được nhưng ngân hàng thương mại vẫn có khả năng thu hồi. Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay, ngân hàng không yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản. Loại nợ này, con nợ là doanh nghiệp vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt thì cũng có khả năng thu hồi nợ. Nợ quá hạn là nợ khó đòi (hay còn gọi là nợ xấu): các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Loại nợ này xảy ra và tồn đọng ở những doanh nghiệp vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của các tín dụng. - “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ" là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng hạn ghi trong hợp động tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. 2. Phân loại nợ 2.1. Phương pháp định lượng QĐ 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm: • Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán; • Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ; • Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày; • Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và • Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 sửa đổi bổ sung QĐ 493 có sửa đổi một số nội dung trong tiêu chí phân loại nợ: • Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm : - Nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. • Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; • Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ được gia hạn - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. • Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lãi lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai • Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. 2.2 Phương pháp định tính Lần đầu tiên phương pháp "định tính" được QĐ 493 cho phép áp dụng đối với TCTD đủ điều kiện. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của TCTD được NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm: • Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn; • Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ; • Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; • Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao; • Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Trong đó nợ từ nhóm 3 -5 là nợ xấu, với các khoản nợ xấu này là yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng. Có nhiều tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu - Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất - Nợ đáng nghi nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu cao - Nợ không có tài sản bảo đảm. 3. Thực trạng chung về tình hình nợ, quản lý và xử lý nợ ở NHTM Việt Nam Vấn đề quản lý và xử lý nợ hiện nay ở các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề đáng quan tâm. Làm thế nào để giải quyết dứt điểm nợ nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng nhằm từng bước hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng đạt kết quả cao. Chúng ta biết rằng, trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốn vay của các ngân hàng thương mại. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Tùy đặc điểm và tính chất hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay ngân hàng thương mại cũng có sự khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất. Về phía ngân hàng thương mại, đây là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng theo nguyên tắc đi vay để cho vay. Như vậy, việc phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp và vấn đề cho vay vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện mọi hoạt động kinh doanh cả về phía doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn được thực hiện bằng những cam kết thỏa thuận theo những nội dung đã ấn định phù hợp với các nguyên tắc tín dụng. Mỗi khoản cho vay được xác định một thời hạn trả nợ nhất định. Thời hạn trả nợ là bao nhiêu, lâu hay nhanh là do đặc điểm của vốn vay tham gia vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại. Nếu thực hiện đúng nguyên tắc này thì cả doanh nghiệp và ngân hàng coi như thực hiện đúng cam kết, vốn cho vay của ngân hàng thương mại được thu hồi để sử dụng vòng luân chuyển khác. Doanh nghiệp trả hết nợ ngân hàng và thực sự vốn vay này đã giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung là rất tốt cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế. Nhưng thực tế lại không diễn ra suôn sẻ như vậy, có nhiều doanh nghiệp không trả được nợ và lãi cho ngân hàng khi nợ đã đến hạn trả. Trong trường hợp này, ngân hàng thương mại không thu hồi được vốn và lãi. Đây người ta gọi là nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn được hiểu một cách tổng quát là một khoản nợ mà người đi vay (doanh nghiệp) đến hạn phải trả cho ngân hàng thương mại cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng doanh nghiệp không trả được cho ngân hàng, nợ quá hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng nhự hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn : Nguyên nhân khách quan: Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh như : Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, … do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn vốn của cả doanh nghiệp và của cả vốn vay ngân hàng thương mại. Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín như : Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân chủ quan: Về phía ngân hàng thương mại: Khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích lợi riêng cho mình. Về phía doanh nghiệp vay vốn: Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có. Như vậy, phát sinh nợ là tất yếu trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng, khiến các ngân hàng thương mại phải chật vật đối phó với các khoản nợ khó đòi. Theo quy định hiện hành, các chủ nợ (ngân hàng, DN) phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 3 tháng và nợ phải thu chưa quá hạn, nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năng thu hồi, chủ nợ phải sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của DN. Ngoài ra, chủ nợ còn tiếp tục phần theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các chủ nợ, họ sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đôn đốc thu hồi nợ. Nhiều trường hợp, việc thu nợ trực tiếp từ khách nợ hầu như không thể do DN không còn nguồn trả nợ, nếu thực hiện kê biên và bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của DN và việc này cũng không hề đơn giản nếu bên có tài sản đảm bảo không hợp tác, hoặc tẩu tán tài sản Trường hợp không có tài sản đảm bảo thì chủ nợ phải nộp đơn ra toà yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN khách nợ để thu hồi vốn từ thanh lý tài sản. Áp dụng biện pháp phá sản DN khách nợ cũng chỉ là “bất đắc dĩ” vì quy trình, thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian, có nhiều trường hợp đến 5 năm chưa thực hiện được. Nói về vấn đề quản lý và xử lý nợ tại các ngân hàng thương mại, một lãnh đạo ngân hàng có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng ở nước ngoài cho rằng, các ngân hàng có thể “phòng ngừa từ xa”, thông qua việc xây dựng hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp, phân loại, xếp hạng các món nợ, theo dõi hoạt động của bên đi vay và tiến độ thanh toán nợ, từ đó có giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro nợ khó đòi. Ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng cho cán bộ và tư vấn giúp cho DN quản lý nợ của chính họ. Ở thời điểm nay, tình hình nợ xấu vẫn đang là một vấn đề hết sức lo ngại. Fitch dự đoán nợ xấu của NH Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ. Nếu căn cứ vào phản ánh của các NH, nợ xấu có khả năng không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ. Không phải ngẫu nhiên phần lớn các ngân hàng bắt đầu lo lắng về nợ xấu. Với lãi suất cho vay cao như hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi ngân hàng. Cho vay lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn – qui luật bất thành văn ấy tồn tại từ lâu trong giới ngân hàng. Những ngân hàng có truyền thống kiểm soát tốt nợ xấu “bật mí” cho đến tháng 5-2011 nợ xấu của họ đã tăng khoảng 0,5% so với mức cuối năm ngoái. Một số ngân hàng thừa nhận mức tăng là 1%, thậm chí 1,5 -2%. Thí dụ ngân hàng A có nợ xấu vào cuối năm 2010 là 2,5% trên tổng dư nợ, mức hiện tại là 3% hoặc 3,5% hay 4%. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM đến hết tháng 4-2011 ở mức 4,2% tổng dư nợ, tăng từ mức 3,9% của tháng 3-2011, trong đó các công ty cho thuê tài chính có nợ xấu lên đến 26,3%, nợ xấu của khối quốc doanh là 5,6% và cổ phần là 2,9%. Đây là thống kê của chi nhánh NHNN thành phố được Cục Thống kê công bố lại. Tổng dư nợ đến cuối tháng 5-2011 của các ngân hàng ở thành phố là 748.900 tỉ đồng, tính ra nợ xấu tới 31.290 tỉ đồng, tương đương gần 1,52 tỉ đô la Mỹ. Với cả nước, con số tuyệt đối nợ xấu sẽ lớn hơn nhiều. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết tổng dư nợ cho nền kinh tế vào cuối năm ngoái bằng 1,2 lần GDP. GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố 106 tỉ đô la Mỹ, tức 2,067 triệu tỉ đồng (tỷ giá lúc đó là 19.500 đồng/đô la Mỹ). Tính ra dư nợ của năm 2010 của hệ thống ngân hàng khoảng 2,48 triệu tỉ đồng. Bây giờ là số liệu của năm 2011. Theo NHNN, năm tháng đầu năm nay tăng trưởng tín dụng ở mức 6,92%, nâng tổng dư nợ toàn ngành lên 2,65 triệu tỉ đồng. Ngày 25-12-2010 giải trình về lãi suất trong cuộc họp do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu công bố nợ xấu đến lúc bấy giờ là 2,5% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ của Vinashin thì tăng thêm 0,7%, tức 3,2%. Giả sử hiện nay tỷ lệ nợ xấu 3,2% này không thay đổi, thì con số nợ xấu của các ngân hàng lên đến 84.800 tỉ đồng. Thực tế, nếu căn cứ vào phản ánh của các ngân hàng, nợ xấu có khả năng không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ. Điều quan trọng là số nợ trên mới chỉ tính theo chuẩn mực phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Việt Nam, theo đó nợ được trả từng phần, từng tháng từng quí. Nếu đến hạn mà không trả được phần nợ đó, thì chỉ phần nợ đó được đưa vào nợ xấu. Trong khi theo chuẩn mực quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được, thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu. Chính vì thế khi đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam theo chuẩn quốc tế, các tổ chức như Fitch Rating đưa ra dự đoán nợ xấu của ngân hàng Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ. Nguy cơ nợ xấu sẽ trở nên rõ hơn vào cuối quí hai, đầu quí ba năm nay khi các doanh nghiệp “ngấm đòn” lãi suất. Cho dù các ngân hàng đã giảm hạn mức tín dụng, nợ xấu vẫn chưa có cơ hội giảm ngay. Nợ xấu của các doanh nghiệp niêm yết cũng không nằm ngoài tình trạng chung của nền kinh tế. Có doanh nghiệp trên sàn nợ vay bằng 22 lần vốn chủ sở hữu. Chỉ cần hạch toán đầy đủ lãi vay phải trả, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã cầm chắc lỗ trong nửa đầu năm. Vì thế, việc phòng ngừa, quản lý và giải quyết vẫn đề nợ đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải thành lập một công ty có nhân lực chuyên sâu về xử lý tài sản đảm bảo, có đủ trình độ pháp lý, nghiệp vụ mua bán nợ giúp ngân hàng ứng phó tốt hơn với nợ xấu là điều cần thiết. Một số NHTM cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản, nhưng hầu hết chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua, bán các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ chưa được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân. II. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. QUẢN LÝ NỢ 1.1 Nguyên tắc i. NH có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay, NH sử dụng một số biện pháp kiểm soát vốn vay như sau: a. Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay theo chu kỳ (tháng, quí, năm) đối với các khoản tín dụng lớn nhưng đồng thời cũng kiểm tra bất thường. b. Kiểm soát thường xuyên những khoản cho vay lớn vì rủi ro xãy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng tài chính của ngân hàng. c. Ðánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán, quá trình thanh toán của khách hàng. Chất lượng của tài sản thế chấp, cầm cố… d. Theo dõi thường xuyên các khoản tiền vay có vấn đề. e. Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội hay hoạt động của hệ thống NH có biến động đột biến đe dọa đến sự an toàn, hiệu quả vốn tín dụng (EX: nền kinh tế suy giảm, xuất hiện đối thủ cạnh tranh…) ii. Nếu đến kỳ hạn trả nợ mà bên vay không có tiền để trả thì phải làm đơn xin gia hạn. Nếu vì lý do chính đáng thì ngân hàng giải quyết cho gia hạn. Thời gian gia hạn không được vượt quá thời hạn cho vay trước đây hoặc không được vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có lý do chính đáng thì ngân hàng sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn và thông báo cho bên vay biết. iii. Nếu đến ngày đáo hạn, khách hàng chưa trả hết vốn vay và không được gia hạn nợ thì lúc này nợ vay được chuyển sang nợ quá hạn. iv. Nếu đến hạn mà bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng hoặc đã gia hạn mà bên vay vẫn không thực hiện việc trả nợ hoặc không còn con đường nào giải quyết tốt hơn, thì NH được quuyền yêu cầu cơ quan chức năng cho tiến hành phát mãi tài sản thế chấp. Khi có quy định của cơ quan có thẩm quyền (tòa án kinh tế) thì việc phát mãi mới được thực hiện và theo nguyên tắc sau đây: a. Phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. b. Tổ chức đấu giá công khai. c. Thực hiện phát mại thông qua Công ty dịch vụ bán đấu giá tài sản. 1.2 Quy trình i. Phân loại nợ: Theo quyết định 493, gồm có 2 phương pháp định tính và định lượng như đã trình bày ở trên. ii. Phòng ngừa nợ xấu, nợ quá hạn Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Xử lý khoản dự phòng: - Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 3.2 nêu trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập; - Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; [...]... căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành 2 XỬ LÝ NỢ 2.1 Những loại nợ cần xử lý Nợ quá hạn : là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn Nợ xấu:... để thu hồi nợ - Sử dụng biện pháp lý để thu hồi nợ vay: Ngân hàng có thể nhờ công an địa phương thúc ép trả nợ hoặc khởi kịên ra toà Đây là biện pháp mà các ngân hàng đều không muốn áp dụng vì nó rất phức tạp, thủ tục lại rườm rà và mất nhiều thời gian -Thành lập uỷ ban chủ nợ: Nếu ngân hàng là một trong số các chủ nợ của khách hàng và chủ nợ nào cũng muốn lấy lại tiền và tất cả các chủ nợ đều có thứ... trọng 2.3 Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn Bất kỳ một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn của các khoản vay Do vậy để hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn thì ngoài việc phòng ngừa cần có những biện pháp xử lý đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh a Biện pháp khai thác: Khi người vay ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, ngân hàng có thể và thường... cán bộ tín dụng về các lĩnh vực này còn hạn chế Do vậy việc tư vấn cho khách hàng ít và gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra trước và sau khi cho vay - Các biện pháp áp dụng trong việc xử lý còn chưa phong phú, đa dạng cần phải có thêm một số biện pháp khác để việc xử lý nợ quá hạn đạt kết quả cao hơn III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM 1 Tăng cường... đều có thứ tự ưu tiên trả nợ như nhau thì một uỷ ban trả nợ có thể được thành lập Sau đó uỷ ban này bán số tài sản của doanh nghiệp và chia số tiền thu được cho các chủ nợ khác nhau Trong trường hợp các chủ nợ không thoả thuận được với nhau thì lại cần đến sự phán xử của người khác 3 Ví dụ về cách quản lý và xử lý nợ tại NHNo &PTNT Thành phố Hà Nội 3.1 Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn Cơ cấu hoạt động... của ngân hàng ,trong đó nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở các món vay ngắn hạn .Các khoản nợ phát sinh chủ yếu từ các năm trước và trong 2 năm gần đây do công tác cán bộ được cảI tiến nhiều cũng như những thay đổi hợp lí trong chính sách của ngân hàng mà NQH phát sinh mới giảm đáng kể và không ở tình trạng quá suy yếu 3.2 Các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ xấu, nợ quá hạn tại NHNo&PTNTTP Hà Nội: a) Các. .. của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi theo đúng các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng và các qui định của thể lệ tín dụng,quy trình quy phạm nghiệp vụ tín dụng của NHNo&PTNT TP Hà Nội Có thể nói, nhờ áp dụng các biện pháp đúng đắn ngân hàng đã không những giúp được khách hàng mà còn giúp cho chính ngân hàng Đồng thời nó sẽ giúp cho quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng... xấu: là các khoản nợ quá hạn thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 493/2005/QĐ-NHNN 2.2 Các dấu hiệu của khoản nợ có vấn đề Dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có thể đúc kết được một số dấu hiệu sau: - Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính - Quan hệ với ngân hàng giảm - Gia tăng bất thường hàng hóa tồn kho, khoản nợ thương mại, khoản nợ phải thu - Hoãn trả lãi vay ngân hàng chậm... trong tín dụng Ngân hàng rất cao phần lớn nguyên nhân của nợ quá hạn cho vay ngắn hạn cao là do thời hạn vay vốn ngắn Ngân hàng cũng như khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, do hàng hoá ứ đọng không bán được để thu vốn để trả nợ Ngân hàng dẫn đến bị chiếm dụng vốn, vỡ nợ ,cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng để sử dụng vào mục đích kinh... 2001 và tăng nhanh vào năm 2002 là 37,2% tổng dư nợ Dư nợ tín dụng và doanh số thu nợ đều tăng trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng đều còn dư nợ ngắn hạn lại giảm Do chủ trương của Ngân hàng trong các năm 2001 trở về trước là mở rộng đầu tư tín dụng cho khối khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh có nhu cầu chủ yếu đầu tư trung và dài hạn vào máy móc thiết bị công nghệ và công . XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM 1.Khái niệm nợ 2.Phân loại nợ: Nợ gồm có mấy loại, nêu cụ thể 3.Thực trạng chung về tình hình nợ, quản lý và xử lý nợ ở NHTM Việt Nam II. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC. KHOA NGÂN HÀNG  ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2014 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ. NHTM 1. Quản lý nợ 2. Xử lý nợ 3. Ví dụ về cách quản lý và xử lý nợ tại NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội a. Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn b. Các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:38

w