1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1

39 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Những lý thuyết và tình hình thực tiễn về việc phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Những vấn đề cần được phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái.

Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Mục lục * Lãi suât tín dụng giữa các quốc gia 10 - Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh tỷ giá đối ngoại của nội tệ. Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác thì vốn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ gái hối đoái sẽ giảm xuống. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ. Tuy nhiên, đồng nội tệ lên giá tạo cho gái cả hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và do đó tạo ra áp lực giảm giá hàng nội địa, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế 10 Trang 1/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Danh mục các hình vẽ Hình 1: Đường cung cầu làm thay đổi tỷ giá Hình 2: Đường cầu làm tăng tỷ giá Hình 3: Đường cầu làm giảm tỷ giá Hình 4: Đường cung làm giảm tỷ giá Hình 5: Đường cung làm tăng tỷ giá Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 1: Tình hình lạm phát chung ở VIệt Nam Biểu đồ 2: Biểu đô tỷ giá USD niêm yết và USD tự do Biểu đồ 3: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 Biểu đồ 4: Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD năm 2008-2009 Biểu đồ 5: Biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011 Biểu đồ 6: Tốc độ tăng giảm tỷ giá VND/USD trong năm 2012 Biểu đồ 7: Chỉ số giá USD trong năm 2013 Danh mục các từ viết tắt TGHD Tỷ giá hối đoái NHTW Ngân hàng trung ương NHNH Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TTTD Thị trường tín dụng LNH Liên ngân hàng NĐ – CP Nghị định – chính phủ NĐ- NHNH Nghị định – Ngân hàng nhà nước XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu TCTD Tổ chức tín dụng Phần mở đầu Trang 2/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1. Tính câp thiết của đề tài: - Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ nước này sang nước khác, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ giữa giá trị đồng tiền nước này với giá trị đồng tiền nước khác. Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước. Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản (vốn), giá cả hàng hóa trong nước, do đó nó có cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. - Trước đây trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tác dụng điều tiết của tỷ giá hối đoái bị hạn chế rất nhiều và hầu như không phát huy tác dụng, trong một thời gian dài ở nước ta tỷ giá hối đoái cố định được ấn định rất cao, vừa không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, vừa không phản ánh đúng giá trị của đồng tiền nội tệ. Tuy nhiên, trong xu thế cải cách từ một nền kinh tế kế hoạch đóng cửa sang một nền kinh tế thị trường mở, thể chế kinh tế mới ngày càng được xác lập và phát triển. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi trong kinh tế đối ngoại cần triệt để phát huy tác dụng điều tiết của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản. - Chỉ sau một năm khi ra nhập WTO, nước ta đã phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007. Vậy trong khủng hoảng, Việt Nam đã có những cách ứng phó gì? Kết quả thực hiện như thế nào? Bằng những chính sách tỷ giá như vậy chúng ta đã có thể vượt qua khủng hoảng hay chưa? Những vẫn đề ấy được giải quyết trong đề tài “Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: -Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận chung liên quan đến tỉ giá hối đoái, đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến nay để hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về mặt lý thuyết và cơ sở ứng dụng của tỷ giá hối đoái và thấy được các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái để rút ra một số bài học kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp kiến nghị. Trang 3/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài -Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái cùng với chính sách tỷ giá hối đoái đối với hoạt động thương mại, phát triển kinh tế nói chung. Phạm vi nghiên cứu là các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu -Đề tài sử dụng phương pháp thống kê phân tích, phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Đồng thời kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phân tích, tập hợp các ý tưởng thực tiễn tại Việt Nam, cũng như dựa trên quy luật tất yếu khách quan của một vấn đề kinh tế xã hội để hình thành nên đề án. 5. Kết cấu của đề án - Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái Chương 2 : Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – nay. Chương 3 : Đánh giá và dự đoán về tỷ giá hối đoái trong thời gian tới Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái. 1.1 Khái niêm tỷ giá hối đoái 1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 1.2.1 Dựa trên tiêu thức đối tượng quản lí 1.2.1.1Tỷ giá chính thức 1.2.1.2 Tỷ giá thị trường 1.2.1.3 Tỷ giá danh nghĩa 1.2.1.4 Tỷ giá thực 1.2.2 Dựa trên kỹ thuật giao dịch 1.2.2.1 Tỷ giá mua/ bán ngay 1.2.2.2 Tỷ giá mua/ bán kỳ hạn 1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái 1.3.1 Tỷ giá và ngoại thương 1.3.2 Tỷ giá và công ăn, việc làm, lạm phát Trang 4/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1.4 Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 1.5 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2008- nay 2.1 Quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường 2.2 Cán cân thanh toán quốc tế 2.3 Lãi suât tín dụng giữa các quốc gia 2.4 Lạm phát giữa các quốc gia 2.5 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ 2.6 Hàng rào thương mại 2.7 Năng suất lao động 2.8 Yếu tố tâm lý, kỳ vọng 2.9 Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2008- nay Chương 3: Đánh giá và dự đoán về tỷ giá hối đoái trong thời gian tới 3.1 Đánh giá chung về tình hình tỷ giá hối đoái trong thời gian qua 3.2 Dự đoán về tỷ giá hối đoái trong thời gian tới Trang 5/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về tỷ giá hối đoái 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái -Việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán quốc tế đòi hỏi phải so sánh một đồng tiền nước này với đồng tiền của nước khác. Khi việc trao đổi mua bán vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia phải thỏa thuận dùng đồng tiền nước nào để tính và thanh toán hợp đồng. Việc thanh toán này có thể sử dụng một trong hai đồng tiền của hai nước nhưng cũng có thể sử dụng một đồng tiền thứ ba nào đó, từ đó xuất hiện đòi hỏi phải xem xét, tính toán một đồng tiền nội tệ được bao nhiêu đồng ngoại tệ hoặc ngược lại một đồng ngoại tệ được bao nhiêu nội tệ, tức là phải bằng cách nào đó chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành đơn vị tiền tệ của nước khác. -Muốn thực hiện được điều đó, cần phải dựa vào một mức qui đổi xác định. Nói cách khác đó chính là phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? -Có nhiều khái niệm về tỷ giá hối đoái mà chúng ta có th ể trích dẫn định nghĩa của một số tác giả sau đây. -Theo Samuelson – nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác. (Trầm Thị Xuân Hương. 2006) -Theo Lê Văn Tề (1999) cho rằng: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá so sánh đồng tiền giữa các nước xét về mặt giá trị. -Ở mục 5 điều 4 của Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày17-8-1998 của Chính phủ Về quản lý ngoại hối ghi rõ: “Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam”. -Ví dụ: Một người nhập khẩu ở Việt Nam phải bỏ ra 797.5 triệu VND để mua 50,000USD trả tiền hàng nhập khẩu từ Mỹ. Như vậy giá 1 USD l à 15,950 VND, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng ngân hàng Việt Nam. Chúng ta còn thấy tỷ giá hối đoái được hiểu là quan hệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. -Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng 1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái Trang 6/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái - Để nhận biết được tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, người ta thường phân loại tỷ giá theo các hình thức sau đây 1.2.1 Dựa trên tiêu thức đối tượng quản lí -Tỷ giá chính thức: là loại tỷ giá được biết đến nhiều nhất và là tỷ giá được nêu trên phương tiện thông tin đại chúng do ngân hàng công bố chính thức trên thị trường để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao dịch, kinh doanh, thống kê,…. -Tỷ giá thị trường: tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụ thể của các thành viên thị trường -Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ lệ giá trị của các đồng tiền so với nhau, đồng này đổi được bao nhiêu đồng kia. -Tỷ giá thực: là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hóa hai nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó hoặc là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền của hàng xuất khẩu so với giá hàng nhập khẩu. 1.2.2 Dựa trên kĩ thuật giao dịch - Tỷ giá mua/bán ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau. Loại tỷ giá này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. - Tỷ giá mua/bán có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.Thường là giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện theo hợp đồng (1,3,6 tháng…) -Ngoài ra còn các loại tỷ giá khác như: tỷ giá diện hối, tỷ giá thứ hối, tỷ giá của séc và hối phiếu trả ngay,… 1.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế - Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia ( nếu có sự liên kết và có đồng tiền chung ) thì tỷ giá hối đoái mà họ quan tâm hàng đầu chính là tỷ giá giữa đồng tiền của Trang 7/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái chính quốc gia đó ,hay nhóm các quốc gia đó (đồng nội tệ) với các đồng tiền của các quốc gia khác ( các đồng ngoại tệ) Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế.Sự vận động của nó có tác động sâu sắc mạnh mẽ tới mục tiêu,chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thể hiện trên hai điểm cơ bản sau : 1.3.1 Tỷ giá hối đoái và vấn đề ngoại thương - TGHĐ liên quan đến mối quan hệ so sánh giá trị, tính toán giữa hai đồng tiền của hai quốc gia với nhau, cho nên sự biến động của TGHĐ sẽ làm thay đổi, ảnh hưởng đến sức mua của hai đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia trên thị trường thương mại quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến quy mô thương mại giữa các nước với nhau. Đối với hoạt động xuất khẩu khi đồng nội tệ lên giá tức là TGHĐ tăng làm cho giá trị của hàng hóa trong nước tăng lên so với hàng hóa nước ngoài. Điều này làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ hơn hàng hóa trong nước, khiến cho hoạt động nhập khẩu tăng lên, hoạt động xuất khẩu giảm xuống. Cán cân thanh toán của quốc gia sẽ bị xấu đi. Gây khó khăn cho nền kinh tế. Khi TGHĐ giảm xuống tức là đồng nội tệ giảm giá điều này làm cho giá cả của hàng hóa trong nước rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài do giá trị của hàng hóa trong nước giảm xuống so với hàng nước ngoài. Điều này se làm cho hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, hoạt động nhập khẩu giảm xuống làm cho cán cân thanh toán được cải thiện hơn. Một khi hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn thì sức canh tranh của hàng hóa sẽ được nâng cao, nhu cầu tăng lên và khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng. Hoạt động thương mại quốc tế sẽ được mở rộng. 1.3.2 Tỷ giá hối đoái và lạm phát, việc làm - Ngoài việc tác động đến hoạt động thương mại thì TGHĐ tác động rất lớn đến trạng thái của nền kinh tế trong nước đó là lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế. Khi đồng nội tệ mất giá thì hàng nội địa sẽ rẻ hơn hàng xuất khẩu sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Khi xuất khẩu gia tăng sẽ làm cho sản xuất trong nền kinh tế tăng trưởng theo tạo nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế, từ đó nền kinh tế cũng tăng trưởng. Tuy nhiên bên cạnh đó do đồng nội tệ mất giá làm cho hàng hóa nhập về giá cả sẽ cao hơn như nguyên liêu vật liệu, điều này cũng làm cho giá thành sản xuất cũng tăng theo. Tác động này gây sức ép lên lạm phát làm cho lạm phát trong nước tăng lên. Khi đồng nội tệ lên giá làm cho hàng hóa nhập Trang 8/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái về từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó lạm phát trong nước sẽ giảm. Nhưng bên cạnh đó khi dồng nội tệ giảm giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, từ đó thu hẹp sản xuất, thất nghiệp tăng lên. Tác động xấu đối với nền kinh tế. 1.4 Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái - Bất kì một quốc gia nào cũng luôn luôn tìm cách để đạt được hai mục tiêu lớn của nền kinh tế : Đó là mục tiêu cân bằng bên ngoài (cân bằng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng bên trong (cân bằng sản lượng,công ăn việc làm và lạm phát) - Ta biết rằng, tỷ giá tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài . Khi đồng tiền của một nước tăng giá (Tăng giá trị so với đồng tiền khác ) thì hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở lên đắt hơn và hàng hoá nước ngoài trở lên rẻ hơn(giá nội địa tại hai nước giữ nguyên ) - Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá , hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở lên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở lên đắt hơn. Từ đó tỷ giá ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu của các quốc gia và trở thành yếu tố chính ảnh hưởng tới việc thực hiện 2 mục tiêu lớn của nền kinh tế . Điều này có thể nhận thấy một cách rõ ràng khi xem xét nền kinh tế Việt Nam. 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái * Quan hệ cung – cầu về ngoại tệ trên thị trường : - Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. * Cán cân thanh toán quốc tế: Trang 9/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái - Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại tệ, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại tệ, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi nước và trong từng giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví dụ như cán cân giao dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam, trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế, từ đó tác động lên cung ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. * Lãi suât tín dụng giữa các quốc gia - Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh tỷ giá đối ngoại của nội tệ. Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác thì vốn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ gái hối đoái sẽ giảm xuống. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ. Tuy nhiên, đồng nội tệ lên giá tạo cho gái cả hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và do đó tạo ra áp lực giảm giá hàng nội địa, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. * Lạm phát giữa các quốc gia - Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến tỉ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ. Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi bằng ngoại tệ so với đồng nội tệ, kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ, tức là tỷ giá hối đoái tăng. Nói cách khác, lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị của đồng nội tệ. Lạm phát cao hơn tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá tăng lên, sức mua của nội tệ giảm giá so với ngoại tệ. Theo điều kiện ngang giá sức mua, đồng nội tệ sẽ giảm giá và ngược lại, giá trị nội tệ sẽ gia tăng nếu lạm phát của quốc gia thấp hơn tỷ lệ lạm phát của nước có đồng tiền đối ứng. Tóm lại, trong một cặp hai đồng tiền, đồng tiền của quốc Trang 10/40 [...]... lao động cũng gây ra một số tác động nhất định đến tỷ giá hối đoái Trong dài hạn, năng suất lao động sẽ tác động trước tiên đến mặt bằng giá cả nội địa, qua đó đến tỷ giá hối đoái Trang 20/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 2.8 Yếu tố tâm lý kì vọng - Kỳ vọng về tỷ giá: Kì vọng của thị trườ ng vào tỷ giá tuơng lai cũng là một trong những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái Như các. .. Những nhân tố tác động đến tỷ giá năm 2009 là do yếu tố tâm lý bất ổn của người dân và các doanh nghiệp, hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ lên giá đã Trang 25/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá tăng lên Vào cuối năm, nhờ những chính sách bình ổn tỷ giá của NHTM đã làm giảm tỷ giá và ổn định tỷ giá Năm 2 010 a Giai đoạn tháng 1- giữa tháng 2/2 010 * Diễn biến tỷ giá - Giá USD... dịch chuyển sang phải= > tỷ giá tăng lên Hình 2: Đường cầu làm tăng tỷ giá - Các yếu tố làm giảm ngoại tệ => đường cầu dịch chuyển sang phải=> tỷ giá giảm Trang 13 /40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Hình 3: Đường cầu làm giảm tỷ giá - Các yếu tố làm tăng cung ngoại tệ= > đường cung dịch chuyển sang phải => tỷ giá giảm Hình 4: Đường cung làm giảm tỷ giá - Các yếu tố làm tăng cung ngoại... Trang 12 /40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái CHƯƠNG 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2008 – nay 2 .1 Quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường: - Tỷ giá phản ánh sự cân bằng trên thị trường tiền tệ - Khi cung cầu thị trường thay đổi => các đường cung dịch chuyển= >tỷ giá thay đổi Hình 1: Đường cung cầu làm thay đổi tỷ giá - Bất cứ yếu tố nào... kinh tế trong đó có tỷ giá hối đoái Mặc dù không tác động trực tiếp đến tỷ giá, nhưng mức độ tăng lên hoặc giảm xuống của năng suất lao động vẫn được Trang 19 /40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ lên sự vận động của tỷ giá hối đoái và thường xuyên được các nhà kinh tế học quan tâm Việc xem xét ảnh hưởng năng suất lao động lên tỷ giá trong khuôn khổ bài... NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18 000đồng/USD Biểu đồ 4: Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD năm 2008-2009 Nguồn: BIDV Trang 24/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái a Giai đoạn 1 (từ 01/ 01 –24 /11 /2009): Tỷ giá liên tục tăng * Diễn biến tỷ giá - Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên... giá USD phổ biến ở mức 21. 180- 21. 200 VND => Kết luận: Như vậy tỷ giá USD tháng 12 /2 013 năm sau so với tháng 12 /2 012 sau khi tăng khá cao trong thời kỳ 2008-2 010 (năm 2008 tăng 6, 31% , năm 2009 tăng 10 ,7%, năm 2 010 tăng 9,68%), đã tăng chậm lại vào năm 2 011 (tăng 2,24%), giảm vào năm 2 012 (giảm 0,96%) và tiếp tục tăng thấp trong 11 tháng năm 2 013 Trang 32/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối. .. -Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17 .450 - 17 .700 đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200đồng,còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 10 0 đồng -Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18 .18 0 - 18 .500 đồng/USD -Từ tháng 10 đến 25 /11 /2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18 .545 – 19 .300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19 .750 đồng/USD... chỉnh tỷ giá không gây biến động trên thị trường, tiếp tục khuyến khích người dân nắm giữ VND, giảm nắm giữ ngoại tệ -Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng 7/2 013 , tại các NHTM, tỷ giá VND/USD được niêm yết phổ biến ở mức từ 21. 110 - 21. 140 VND/USD (mua vào) và 21. 220- 21. 230 VND/USD (bán ra), tăng từ 5-20 VND/USD so với ngày 28/6/2 013 và Trang 31/ 40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. .. trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn Việc nghiên cứu các yếu tố này để làm cơ sở dụ đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy Trang 17 /40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Biểu đồ 1: Tình hình lạm phát chung ở VIệt Nam Nguồn: GSO, . thương 1. 3.2 Tỷ giá và công ăn, việc làm, lạm phát Trang 4/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1. 4 Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 1. 5 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái Chương. tới Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái. 1. 1 Khái niêm tỷ giá hối đoái 1. 2 Phân loại tỷ giá hối đoái 1. 2 .1 Dựa trên tiêu thức đối tượng quản lí 1. 2 .1. 1Tỷ giá chính thức 1. 2 .1. 2 Tỷ giá thị. về tỷ giá hối đoái trong thời gian tới Trang 5/40 Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về tỷ giá hối đoái 1. 1 Khái niệm tỷ giá hối đoái -Việc thực hiện các

Ngày đăng: 16/10/2014, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w