1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thật nuôi lươn cá sặc rằng

28 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUƠI LƯƠN C SẶC RẰNMơ hình nuơi lươn, đặc biệt là nuôi lươn trong bể xi măng, tốn ít vốn đầu tư nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều bà con nông dân đ lm giu từ mơ hình ny. Ngoài ra, cá sặc rằn cũng là đối tượng thủy sản được bà con nông dân nuôi nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá sặc rằn ăn chắc ngọt, thơm, được nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Để việc nuơi lươn và c sặc rằn đạt hiệu quả kinh tế cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi lươn và c sặc rằn. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN & CÁ SẶC RẰN NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 39 40 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI LƯƠN & CÁ SẶC RẰN Mô hình nuôi lươn, đặc biệt là nuôi lươn trong bể xi măng, tốn ít vốn đầu tư nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều bà con nông dân đã làm giàu từ mô hình này. Ngoài ra, cá sặc rằn cũng là đối tượng thủy sản được bà con nông dân nuôi nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá sặc rằn ăn chắc ngọt, thơm, được nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Để việc nuôi lươn và cá sặc rằn đạt hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi lươn và cá sặc rằn. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. 39 40 PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus. Lươn có thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và mỏng. Toàn thân không có vẩy. - Màu sắc của lươn có thể thay đổi theo môi trường sống. Nhìn chung, lươn có màu sắc như sau: + Lưng có màu nâu sậm, vàng nâu, bụng có màu vàng nhạt. + Lươn có đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rất rộng, xương hàm cứng và chắc. Vây ngực và vây bụng thoái hóa hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi nối liền với nhau và tia vây không rõ ràng. II. PHÂN BỐ Lươn là loài phân bố rộng, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là khu vực nhiệt đới. Ở đồng bằng sông Cửu Long, lươn sống phổ biến trong các ao, hồ, sông rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn. Lươn có khả năng chịu đựng khô hạn bằng cách chui rúc vào trong đất ẩm. III. TÍNH ĂN - Kết quả khảo sát cho thấy lươn có hàm khoẻ, miệng lớn, ruột ngắn, không cuộn khúc. Điều đó chứng tỏ lươn là loài cá ăn động vật. - Khi còn nhỏ thức ăn của lươn là động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn là động vật đáy như tôm cá con, ấu trùng côn trùng thủy sinh. Nhìn chung, thức ăn của lươn trưởng thành là động vật và 39 40 đặc biệt thức ăn có mùi tanh vì vậy khi tôm, cá trong nước bị thương, bị bệnh, cơ thể tiết nhiều nhớt sẽ trở thành mồi của lươn. Tuy nhiên tính ăn còn thay đổi và tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, cơ sở thức ăn trong môi trường nước. - Lươn có tập tính hoạt động kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở cửa hang. Khi thiếu thức ăn, lươn có thể ăn lẫn nhau. IV. ĐẶC ĐIỂM HÔ HẤP - Ở lươn, ngoài mang còn có cơ quan hô hấp phụ là da và khoang hầu. Da lươn thuộc da trơn, có nhiều nhớt và dưới da có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất thuận lợi cho việc trao đổi khí qua da. Thành khoang hầu của lươn mỏng, có nhiều mạch máu giúp cho việc trao đổi khí xảy ra ở đây khi lươn đớp khí. - Khi để lươn trên cạn, da khô, chúng sẽ chết sau 12 - 20 giờ, nhưng nếu giữ đủ độ ẩm cho da thì lươn sẽ chết sau 27 - 70 giờ. Nếu không được tiếp xúc trực tiếp với không khí lươn sẽ chết sau 4 - 6 giờ mặc dù oxy trong nước đầy đủ. V. ÐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG - Sinh trưởng của lươn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung tốc độ sinh trưởng của lươn chậm so với một số giống loài thuỷ sản khác. Ở môi trường tự nhiên, sau một năm lươn có thể đạt trọng lượng 200 - 300 g/con. - Nhiệt độ thích hợp nhất cho lươn sinh trưởng từ 25 – 28 0 C. Khi nhiệt độ thấp hơn 18 0 C lươn bỏ ăn và dưới 10 0 C lươn sẽ chui xuống bùn trú đông. VI. ÐẶC ĐIỂM SINH SẢN - Lươn thành thục khá sớm (khoảng 1 tuổi), điều đặc biệt là lươn có sự chuyển giới tính. Lươn có kích cỡ nhỏ (dưới 25 cm) hoàn toàn là lươn cái, cỡ 25 - 54 cm có cả con đực, con cái và con lưỡng tính, cỡ lớn hơn (trên 54 cm) thì hoàn toàn là lươn đực. Tuy nhiên đặc điểm này lươn ở đồng bằng sông Cửu Long không rõ ràng. - Một số nghiên cứu cho thấy, lươn ở đồng bằng sông Cửu Long có kích cỡ từ 18 - 38 cm là lươn đực và trên 38 cm có cả lươn cái, lươn đực và lưỡng tính. Tùy vào kích cỡ của lươn, sức sinh sản có thể từ 100 – 1.500 trứng/con. Đường kính trứng có thể đến 4mm. - Khi sinh sản, lươn làm tổ bằng cách đào hang ở cạnh bờ và nhả bọt lên miệng hang để bao bọc trứng. Bọt do lươn nhả ra vừa có tác dụng bảo vệ trứng vừa có tác dụng giữ trứng tập trung trong tổ. Vào mùa sinh sản, sau những trận mưa và lúc trời 39 40 gần sáng là thời điểm lươn đẻ tập trung. Trước khi đẻ, lươn đực phun bọt vào trong tổ, sau đó lươn cái đẻ trứng và con đực cắp trứng vào tổ. 39 40 PHẦN 2 HÌNH THỨC NUÔI VÀ CHỌN GIỐNG I. HÌNH THỨC NUÔI Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chọn hình thức nuôi lươn cho thích hợp. Nhưng dù nuôi theo hình thức nào thì vấn đề cần quan tâm là tạo được điều kiện tốt nhất cho lươn làm tổ và sinh sống. 1. Nuôi lươn trong hồ lót cao su - Diện tích ao nuôi lươn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nơi. Bờ ao đầm nén kỹ và đủ độ rộng (1,5 - 2,0 m) vừa có tác dụng giữ nước vừa có tác dụng chống lại việc lươn đào hang qua bờ. Không nên nuôi lươn trong các ao có diện tích quá lớn. - Ở đồng bằng sông Cửu Long, các ao nuôi lươn có diện tích từ 100 - 200m 2 . Xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng nylon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ để tránh lươn vượt bờ đi mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi và cũng cần tạo được nơi cho lươn đào hang trú ẩn gần giống như trong tự nhiên. - Đáy ao có thể phủ một lớp bùn non có trộn phân chuồng mục dày khoảng 20 - 30 cm. Bùn 39 40 không lẫn sỏi đá vì sẽ làm xây xát lươn. Trên lớp bùn, trải một lớp rơm, cỏ mục hay thân cây chuối đã mục. Mực nước trong ao nuôi sâu từ 0,3 - 0,5 m. - Ðể tạo điều kiện cho lươn sinh sản trong ao, xung quanh bờ ao (hoặc làm cù lao/gò đất giữa ao nuôi) bằng đất sét để lươn làm tổ. Trong ao nên thả thêm lục bình, bèo, rau muống và trên bờ trồng cây để tạo bóng mát cho lươn. 2. Nuôi lươn trong bể xi măng - Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn. - Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với diện tích từ 6 - 20 m 2 . Bể có dạng hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 1m để dễ dàng chăm sóc. Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch. - Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể 30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và xung quanh có đắp đất sét và đất thịt thành bờ, rộng khoảng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn nhằm phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài. - Trong bể nuôi thả bèo, lục bình làm bóng mát, chiếm khoảng 1/2 diện tích. Bờ đất cũng trồng các loại như cỏ, rau, khoai, môn để che mát cho lươn. Mức nước 0,4 - 0,5m. II. CHỌN LƯƠN GIỐNG - Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lươn giống nhân tạo chưa cung cấp đủ cho người nuôi, cho nên người nuôi lươn vẫn phải dựa vào nguồn giống tự nhiên là chính. Tuy nhiên muốn nuôi lươn đạt hiệu quả thì lươn giống phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau: + Lươn có kích cỡ tương đối đồng đều. Thường chọn lươn giống có kích cỡ 40 - 50 con/kg. + Khỏe mạnh, không thương tích hay bị bệnh. - Chú ý không mua lươn giống trôi nổi trên thị trường nếu chưa biết rõ thời gian thu gom lươn, phương thức khai thác lươn giống. Nếu thời gian thu gom lươn giống quá dài thì lươn bị mất sức, xây sát dẫn đến khi nuôi tỷ lệ hao hụt sẽ cao. 39 40 - Nếu nuôi lươn để sinh sản thì mật độ thả khoảng 6 - 8 con/m 2 và sau khi nuôi vỗ khoảng 1 - 2 tháng chúng sẽ tự đẻ. Sau khi đẻ khoảng một tuần thì trứng nở ở điều kiện nhiệt độ từ 28 – 30 0 C. Nếu nuôi lươn thịt, thả với mật độ trung bình 50 con/m 2 . III. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ Thức ăn chủ yếu dùng cho lươn ăn bao gồm: xác động vật chết như gà, vịt băm nhỏ, cá, tôm, động vật sống như giun đất, bọ, ốc, dòi. Khi trưởng thành có thể tập cho lươn ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 20 - 25%. PHẦN 3 KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT Lươn là loài sống chui rúc ở dưới bùn. Tùy điều kiện như địa hình, cách quản lý chăm sóc, chọn giống, thức ăn, phòng trị bệnh tật mà có các hình thức nuôi khác nhau. 39 40 I. NUÔI LƯƠN TRONG BỂ - Bể nuôi lươn phải phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của lươn, đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua được, không nên xây bể quá rộng. Chiều dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2 - 5 m. - Nên chọn bể ở nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra. - Bể được xây chìm dưới mặt đất từ 20 - 40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn, khoảng 20 - 40 cm, lớp nước 10 - 20 cm. - Trong bể, bố trí một nơi cố định làm chỗ cho lươn ăn, để tiện việc vệ sinh. Bể nuôi lươn có thể làm mái che thoáng, hoặc giàn cây leo phía trên, hoặc thả bèo tây chiếm 1/2 diện tích mặt nước. - Đáy bể bằng đất sét trộn với cát vôi. Cách đáy ao khoảng 40 cm có lỗ cống thoát nước hình tròn, miệng cống có thiết bị chắn cho lươn không trốn đi. Bể xây cao 1 - 1,5 m. Đáy cho một lớp đất giàu mùn, dày 20 - 30 cm, thả thêm rong làm tổ cho lươn. - Thành bể cao hơn mặt nước 30 cm. Mép tường trên có gờ để chống lươn tuồn ra ngoài. II. NUÔI LƯƠN TRONG AO - Chọn nơi đất cứng, đào ao sâu 20 - 40 cm, bờ cao 40 - 60 cm, rộng 1 m, bờ và đáy ao phải nện chặt. - Nếu có điều kiện thì lót khắp đáy ao một lớp giấy dầu, phủ một lớp ni lông đáy ao và bờ tường rồi phủ một lớp bùn hay bùn trộn cỏ, dày khoảng 20 - 30 cm. Trong ao có thể thả một ít bèo tây hay bèo cái làm nơi trú ẩn cho lươn. - Xung quanh ao trồng một ít cây có giàn để che mát. Ở ao lớn có thể thả thêm bó rơm, cỏ mục trong ao, lươn thích rúc vào đó tìm mồi ăn. - Mức nước ở ao ngập 10 - 15 cm để lươn nằm trong hang luôn ngóc đầu lên thở và đớp mồi, mức nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến sức lớn. III. THẢ LƯƠN GIỐNG - Lươn giống phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Lươn có kích cỡ tương đối đồng đều. Thường chọn lươn giống có kích cỡ 40 - 50 con/kg. + Khỏe mạnh, không thương tích hay bị bệnh. - Chú ý không mua lươn giống trôi nổi trên thị trường nếu chưa biết rõ thời gian thu gom lươn, phương thức khai thác lươn giống. Nếu thời gian 39 40 thu gom lươn giống quá dài thì lươn bị mất sức, xây sát dẫn đến khi nuôi tỷ lệ hao hụt sẽ cao. IV. MẬT ĐỘ THẢ Lươn giống cỡ 10 - 15 cm, thả mật độ 50 - 60 con/m 2 (1 - 1,5 kg/m 2 ), thả cùng cỡ. Trước khi thả, dùng vôi tẩy ao từ 7 - 10 ngày, cho 0,2 kg/m 2 ao để diệt các mầm bệnh. V. THỨC ĂN Dùng thức ăn sẵn có, rẻ tiền như sâu bọ, giun, nòng nọc, nhộng tằm, tôm tép, cá vụn, phế phẩm các lò mổ, thịt trai, hến Không cho lươn ăn thức ăn đã ươn thối. VI. CHĂM SÓC AO NUÔI Mùa lớn của lươn từ tháng 4 - 10, lớn nhanh từ tháng 5 - 9. Quá trình chăm sóc cần chú ý: - Cho ăn định giờ và định lượng: Lượng thức ăn cho mỗi ngày bằng 5 - 7% trọng lượng lươn trong ao. Hàng ngày cho ăn lúc 6 - 7 giờ tối, sáng hôm sau vứt bỏ thức ăn thừa nhằm đề phòng thối nước ao. Thời kỳ đầu cần luyện cho lươn con quen ăn được nhiều loại thức ăn, tránh cho ăn mãi một loại thức ăn, lươn sẽ không ăn loại khác. - Luôn giữ nước ao trong sạch: Khi ao bị thối bẩn, cần thay nước ngay. Nên trồng các loại cây chịu nước để làm sạch nước, tạo môi trường sinh thái thích hợp. Khi mưa to, tháo bớt nước tránh nước tràn làm lươn đi mất. Mùa hè làm giàn che trên mặt ao. - Bón phân: Đến mùa sinh sản cần thả các bó cây khô vào ao để lươn cái sau khi đẻ thì lươn con bám vào đó. Đẻ xong, vớt lươn con sang nuôi ao khác, lươn con ăn chủ yếu động vật phù du nhờ bón phân. - Nuôi lươn qua đông: Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khi nhiệt độ nước xuống thấp 10 - 12 0 C lươn ngừng ăn và chui xuống bùn. Tháo cạn nước ao chỉ còn nước sâm sấp mặt bùn, phủ dày rơm rạ lên trên, lươn rúc trong bùn được che ấm. - Phòng lươn bò trốn: Lươn rất hay bò đi nơi khác, nhất là lúc trời mưa liên tục, lỗ cống bị thủng hay đáy ao bị nứt nẻ. Phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa. Phòng gia súc, gia cầm ăn hại. Buổi tối lươn hay ngoi lên cạn có thể bị mèo, chuột bắt ăn. 39 40 [...]... khỏi ao, cần được luyện trước 1 tuần bằng cách hàng ngày lội xuống ao xua đuổi cá, mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần PHẦN 2: HÌNH THỨC NUÔI VÀ CHỌN GIỐNG .9 PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT .14 PHẦN 4: KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN TRONG BỂ ĐẤT CÓ LÓT CAO SU Ở MÙA NƯỚC NỔI 21 PHẦN 5: KỸ THUẬT CHO LƯƠNG SINH SẢN .27 PHẦN 6: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Ở LƯƠN .31 PHẦN 7: KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẶC RẰN 34 39 40 ... mặt ao BÀI 3 KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ SẶC RẰN Đàn cá dùng cho sinh sản có thể được nuôi trong các ao, đìa từ trước hoặc cũng có thể sử dụng cá đã thành thục (có trứng tốt) ở tự nhiên (trong ruộng, rừng tràm) Tuy vậy, cá được nuôi thì chủ động và hiệu quả hơn cá thu từ tự nhiên - Trước khi thả cá nuôi, ao cần được tát cạn, bón vôi để diệt hết các loại cá tạp Bón 10 kg vôi bột/100 m2 2 Thời gian nuôi Tiến hành... vôi bột/100 m2 2 Thời gian nuôi Tiến hành thu gom cá và nuôi từ tháng 1 (tính theo dương lịch), không nên nuôi trễ hơn I KỸ THUẬT NUÔI VỖ 3 Mật độ thả nuôi 1 Ao dùng nuôi cá Tùy theo kích thước cá thả nuôi Thông thường chọn những con có trọng lượng từ 12 – 15 con/kg là thích hợp Mật độ thả 0,5 kg/m 2 Khi tiến hành thả cá cần lưu ý tỷ lệ giữa cá đực và cá cái là 1:1 - Diện tích ao: tùy thuộc vào qui mô... có lớp bùn quá dày 39 - Cá sặc rằn là loài cá ăn tạp, nên thức ăn sử dụng để nuôi cá có thể gồm nhiều loại tùy theo khả năng tìm kiếm và cung cấp của gia đình 40 - Thức ăn tự chế: các loại thức ăn dùng để nuôi cá là : tấm cám, bột bắp, khoai lang, khoai mì, bánh dừa, bột cá Tùy theo điều kiện từng gia đình mà sử dụng cho phù hợp Nhưng trong các thành phần trên cần có bột cá và cám Những thứ khác thì... Sinh sản cá sặc rằn Thuốc kích dục HCG - Liều lượng thuốc dùng: 1 lọ HCG tiêm cho 3,5 kg cá cái + 3,5 kg cá đực; 1 lọ LRH + 2 viên Motilium chích được cho 2 kg cá cái + 2 kg cá đực 39 40 - Độ sâu: độ sâu ao dùng ương nuôi cá sặc rằn có thể biến động, nhưng để tiện cho chăm sóc quản lý và hoạt động của cá con, ao có độ sâu 0,8 – 1 m là thích hợp nhất - Chất đáy: không sử dụng ao đất phèn để ương cá, đáy... DỤC CỦA CÁ SẶC RẰN - Cá sặc rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng tuổi Khi thành thục, có thể phân biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệu sinh dục phụ Khi thành thục, ở cá đực phần tia mềm vây lưng kéo dài tới hoặc vượt khỏi gốc vi đuôi, còn cá cái vi này rất ngắn và không bao giờ chạm tới gốc vi đuôi Ngoài chỉ tiêu căn bản này, cũng có thể phân biệt cá đực với các sọc ngang... ấp trứng lươn sẽ nở Sau khi nở lươn vẫn còn mang khối noãn hoàng rất to, sau 1 tuần khối noãn hoàng mới tiêu biến, lúc này ta bắt đầu cho lươn ăn Thức ăn ban đầu thường sử dụng là trùn chỉ Sau khi ương 1-1,5 tháng ta có thể tập cho lươn ăn dần các loại thức ăn như tép, cá cho đến khi lươn đã quen với các loại thức ăn kể trên, thì có thể chuyển sang nuôi lươn thương phẩm Chăm sóc lươn con: Lươn nở được... lượng cá con Cần phải san thưa sang ao khác để giảm mật độ Thông thường từ 1 ao ban đầu cần thêm 1 ao nữa để đưa cá bột qua nuôi Có như vậy thì cá mới tiếp tục lớn và khoẻ mạnh Ao thứ hai dùng để san cá qua, cũng cần được chuẩn bị và xử lý như ao lần đầu tiên để thả cá bột MỤC LỤC LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI LƯƠN & TRÙN QUẾ .3 V LUYỆN CÁ TRƯỚC KHI XUẤT AO PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN 3 Trước khi đưa cá. .. SẢN CÁ 1 Lựa chọn cá cho sinh sản 5 Quản lý chăm sóc - Tiêu chuẩn cá cái: - Công việc chủ yếu là tránh thất thoát cá do tràn bờ, do rắn ăn cá, do mất trộm, do cá tự ra khỏi ao… + Vây lưng không kéo dài vượt khỏi gốc vây đuôi - Thực hiện thay nước cho ao để tránh bị dơ bẩn + Không thấy rõ các sọc màu đen chạy xiên từ lưng xuống bụng 6 Kiểm tra cá - Tiêu chuẩn cá đực: - Sau khi thả cá nuôi được 2 tháng... theo cỡ miệng làm thức ăn cho lươn Đây là một cách làm nhằm tận dụng thời gian nông nhàn để giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi Nếu có điều kiện, nên nuôi trùn quế để làm thức ăn bổ sung thêm cho lươn Lượng thức ăn thường chiếm 5-8% trọng lượng lươn trong bể nuôi Ngày cho lươn ăn 1 lần Thời gian cho lươn ăn thích hợp là vào 6-7 giờ chiều, vì ban ngày lươn thường chui rúc vào trong . NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN & CÁ SẶC RẰN NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 39 40 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI LƯƠN & CÁ SẶC RẰN Mô hình nuôi lươn, đặc biệt là nuôi lươn. hiệu quả kinh tế cao. Nhiều bà con nông dân đã làm giàu từ mô hình này. Ngoài ra, cá sặc rằn cũng là đối tượng thủy sản được bà con nông dân nuôi nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá sặc. thiết bị chắn cho lươn không trốn đi. Bể xây cao 1 - 1,5 m. Đáy cho một lớp đất giàu mùn, dày 20 - 30 cm, thả thêm rong làm tổ cho lươn. - Thành bể cao hơn mặt nước 30 cm. Mép tường trên có gờ

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w