1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

1 kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng mô hình nuôi cá lóc hiệu qua va kt nuoi tom

12 482 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 381 KB

Nội dung

>> Tham khảo thêm bài viết: Giá cá lóc giống và các địa chỉ bán cá lóc giống uy tín Thức ăn và cách chăm sóc bể cá Nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho cá lóc là từ cá tạp khẩu phần có t

Trang 1

1.Kỹ thuật nuôi cá lóc trong

bể xi măng Mô hình nuôi cá lóc hiệu q

by -hoang van thu

28/11/2017

Áp dụng kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng có thể mang lại cho bà con

nguồn thu nhập hơn 200 triệu mỗi năm Đây là mô hình rất phù hợp cho những

hộ không có quỹ đất eo hẹp hoặc rất ít đất Đầu tư mô hình này sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên nếu bà con không hiểu rõ quy trình kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế sẽ không được như mong đợi Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ

giới thiệu chi tiết tới bà con mô hình nuôi cá lóc còn khá mới mẻ này!

Trang 2

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng

Chuẩn bị bể nuôi cá lóc

Hình dạng bể nuôi cá lóc thích hợp nhất là hình chữ nhật Kích thước tối ưu là

15 – 20 m2 , không nên xây quá nhỏ, cá không có không gian để hoạt động sẽ làm giảm năng suất

Trang 3

Đáy bể nên phủ một lớp cát vừa làm một lớp đệm tránh cá tiếp xúc với đáy vừa lọc nước Thiết kế nghiêng về hướng xả nước

Thả cá lóc giống

 Mật độ thả cá thích hợp tối thiểu là 60 con/m2 , tối đa là 100 con/m2

 Xử lý nguồn nước trước khi thả cá dùng vôi bột, muôi hột, Avaxide (1cc cho 1 m3 ) Sau khi xử lý 3 – 5 ngày mới thả cá

 Chọn giống: chọn giống từ những nơi bán có uy tín, được nhiều hộ đánh giá tốt về chất lượng Các con phải có màu sắc tương tự nhau, đi theo đàn

 Tắm cá bằng nước muối loãng từ 15 – 20 phút, sau đó thả cá vào bể nuôi Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát Ngày đầu không cho cá

ăn, để cá thích nghi với môi trường sống mới

>> Tham khảo thêm bài viết: Giá cá lóc giống và các địa chỉ bán cá lóc giống

uy tín

Thức ăn và cách chăm sóc bể cá

Nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho cá lóc là từ cá tạp (khẩu phần có thể lên đến hơn 90%)

Mỗi lần cho ăn cần theo dõi sức ăn và độ trong của nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra Cá ăn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, môi trường nước, chất lượng thức ăn hay tình trạng sức khỏe của cá

Trang 4

Bổ sung thêm khoảng 5% dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác như khô dầu các loại, cám gạo đậu nành hoặc thức ăn trộn sẵn Bổ sung thêm vitamin C, các hoạt chất có hỗ trợ men tiêu hóa vào thức ăn khi khí hậu thay đổi thất thường

Cho ăn theo nguyên tắc 2 đủ – 2 đúng: Đủ chất lượng, đủ số lượng – Đúng thời điểm, đúng địa điểm

Khi cá còn nhỏ nên trang bị dụng cụ cho ăn bằng vỉ tre Cho thức ăn vào vỉ, thả xuống mặt nước không quá sâu, khoảng 5 – 10 cm để tiện quan sát Đến khi cá lớn hơn, có thể thả thức ăn trực tiếp vào bể gần nơi thoát nước để khi xả thải những cặn bã của thức ăn có thể trôi đi theo

Phải chú ý đến vấn đề môi trường nước cho cá Trong vòng 20 – 25 ngày đầu, nên thay nước 2 – 3 ngày/lần Khi thả cá được 1 tháng thì phải thay nước hàng ngày Trong những tháng gần với thời gian thu hoạch nên thay 2 lần/ngày

Phòng bệnh

 Cho cá tẩy giun sán 2 tuần/lần

 Môi trường nước phải luôn được đảm bảo vệ sinh, nếu thay nước đúng ngày quy định sẽ khiến cá dễ bị bệnh về tiêu hóa

 Để phòng bệnh nấm cho cá lóc, định kỳ mỗi 5 ngày cho chúng ăn thuốc kháng nấm 1 lần

 Không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho cá

Thu hoạch

Thời gian từ lúc nuôi đến khi thu hoạch của cá lóc tùy vào chế độ ăn Nếu chúng

ăn thức ăn tạp thì khoảng 12 – 16 tuần là có thể thu hoạch Tuy nhiên, nếu

Trang 5

chúng ăn thức ăn dạng viên (thức ăn công nghiệp) thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn khoảng 16 – 20 tuần

Trọng lượng cá lóc khi xuất bán đạt từ 400 – 800 gr/con

Nếu nuôi số lượng khoảng 1500 con thì sản lượng trung bình có thể đạt được là

700 – 800 kg/vụ

2.Giá cá lóc nuôi & Cá lóc giống hiện nay Địa chỉ bán cá lóc giống

uy tí

by -hoang van thu

25/08/2017

Share on Facebook

Tweet on Twitter

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình chăn nuôi cá lóc trong bể hay trong

ao đất, nhiều hộ nông dân đã mạnh tay đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi loài

thủy sản này, dẫn đến cung vượt cầu khiến giá cá lóc nuôi cũng trở nên biến

động mạnh

Trang 6

Giá cá lóc nuôi

Tình hình giá cá lóc nuôi vào thời điểm đầu năm 2017 sụt giảm xuống còn rất thấp Giá cá lóc thịt nuôi tại ao chỉ còn 22.000 – 25.000 đồng/kg Trong khi chi phí giá thành cho 1 kg cá lóc thịt là 30.000 – 35.000 đồng

Như vậy có thể thấy thời gian cách đây vài tháng, người nuôi cá lóc theo hướng thương phẩm bị lỗ khá nặng Vì giá giảm nên nhiều hộ đã “treo ao” và chuyển sang sản xuất, chăn nuôi khác

Trang 7

Cũng chính vì nguồn cung không còn ồ ạt một cách không kiểm soát nữa nên giá cá lóc trên thị trường cũng có xu hướng tăng trở lại

Tính đến nay, giá cá lóc nuôi đã tăng lên được 50.000 – 55.000 đồng/kg (giá thu thập tại tỉnh Tiền Giang) Như vậy, sau khi trừ đi chi phí giá thành, bà con nông dân vẫn còn lời trung bình 20.000 đông/kg Nếu bà con nuôi với quy mô 1.000 con thì mỗi vụ bà con có thể thu được trung bình 20 triệu đồng/vụ

Riêng giá cá lóc giống thì có xu hướng tăng nhẹ, không giảm Giá cá lóc giống

(cỡ 8 – 10 mm) giao động từ 350 – 450 đồng/con Nếu tính theo trọng lượng thì mỗi kilogam cá lóc giống sẽ có giá là từ 250.000 – 280.000 đồng

Địa chỉ bán cá lóc giống

Địa điểm bán cá lóc giống cũng là một trong những yếu tốt rất quan trọng việc đầu tư kinh doanh của bà con, do đó nên lựa chọn những cơ sở cung cấp giống tốt, đảm bảo chất lượng, được nhiều người mua tin tưởng Sau đây sẽ là một số điểm cung cấp cá lóc giống để bà con tham khảo chất lượng cũng như giá cả có phù hợp hay không

1 Cơ sở bán cá lóc giống của Bác Niên – ở Hà Tiến, Hà Trung, Thanh Hóa Chuyên cung cấp các loại cá lóc giống tại khu vực miền Bắc Với nhiều

năm kinh nghiệm trong chăn nuôi cá lóc, trại cá lóc giống bác Niên là điểm đến khá quen thuộc của nhiều hộ chăn nuôi cá lóc Đến đây bà con sẽ được trang bị

cụ thể về cách nuôi loại sản phẩm thủy sản này

2 Cơ sở bán cá lóc giống Thiên Nhâm Chuyên cung cấp các loại cá lóc

giống phổ biến trên phạm vi cả nước (tuy nhiên tập trung vào khu vực miền Bắc

Trang 8

là chủ yếu) Giá cả tại điểm cung cấp này được đánh giá là rất cạnh tranh, dịch

vụ tốt, chất lượng ổn

3 Trại giống Thanh Đồng – Hồng Ngự, Đồng Tháp Chuyên cung cấp các

loại cá lóc giống, có thể vận chuyển toàn quốc

4 Trại cá giống Tư Hải – Củ Chi, TP HCM Chuyên cung cấp các loại cá lóc

giống, cá trê, lăng, diêu hồng … Đây là một trong những địa điểm được bà con tin tưởng khi mua con giống tại khu vực TP HCM

Hy vọng với một số thông tin trên đây có thể giúp cho bà con nắm bặt được tình hình giá và nơi bán đáng tin cậy mà bà con có đến tận nơi để tham khảo

3.Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân

trắng nước ngọt Thức ăn cho

tôm thẻ chân trắng

By

hoang van thu

-26/0112017

Trang 9

Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có nguồn dinh dưỡng cao và là món ăn

phổ biến trong mâm cơm của người Việt Tùy vào điều kiện tự nhiên và kinh tế

mà bà con có thể áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng khác nhau

như nuôi trong ao, hồ thông thường, nuôi thương phẩm công nghiệp, nuôi thâm canh hay nuôi bán thâm canh,… Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào bà con cũng

cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt được năng

suất và hiệu quả kinh tế cao nhất

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Trang 10

Cách làm ao nuôi

Ao nuôi tôm thẻ chân trắng có thể là hình vuông, chữ nhật hay tròn Có nguồn nước sạch, độ pH phải đạt từ 6 trở lên Diện tích phù hợp trung bình 5.000 m2

Trang bị hệ thống quạt tạo dòng chảy để tăng lượng oxy cho tôm, tạo dòng chảy và thu gom chất thải

Cũng giống như nuôi các loài thủy sản khác, trước khi thả tôm nuôi, bà con cần cải tạo ao nuôi: tháo sạch nước trong ao nuôi, phơi ao từ 7 – 10 ngày , cho nước vào để tiêu độc khử trùng ao bằng vôi sống ngâm ao trong 4 – 5 ngày Tiến hành rửa ao: xả hết nước có vôi sống, bơm vào xả ra thêm 2 lần nữa Sau

đó, cho nước vào ao với độ sâu 1,8 – 2,2 m Bà con bắt buộc phải thực hiện bước này nếu không muốn con tôm của mình mắc bệnh sau này

Cách chọn và thả giống tôm thẻ

Chọn giống

Bà con nên chọn những nơi cung cấp giống có uy tín, có nguồn gốc tôm bố mẹ

rõ ràng và nếu có thể bà con nên đem tôm giống đi xét nghiệm để loại những bệnh phổ biến trên tôm

Chọn con giống có kích thước đồng đều, lanh lẹ, thân dài (khoảng 1 cm)

Thả giống

Trước khi thả giống, bà con nên ngâm các bọc tôm giống trong nước ao nuôi khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ và giúp tôm thích nghi dần với môi trường mới

Trang 11

Thời điểm thả tôm tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát (tránh ánh nắng mặt trời)

Mật độ thả giống từ 80 – 100 con/m2

Chăm sóc và theo dõi ao tôm

Chăm sóc

Cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp ngay sau khi thả giống 1 ngày Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, số lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi

Khẩu phần ăn phù hợp bà con có thể áp dụng:

– Điều chỉnh lượng thức ăn trong ngày, hạn chế tối đa lượng thức ăn

dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước trong ao, dễ phát sinh dịch bệnh cho tôm

– Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, hệ số thức ăn tối đa đối với tôm thẻ chân trắng là 1,3

* Lưu ý:

Trang 12

2 tuần sau khi thả giống cho đến khi thu hoạch, cần sử dụng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản trong danh mục thuốc được phép lưu hành theo quy định

để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, gan và cung cấp các vitamin,

khoáng viên với 1 lượng cần thiết giúp tôm nuôi tăng cường sức đề kháng

Sau khi phối trộn, loại thức ăn bổ sung nay được bao bọc bởi 1 trong các loại như dầu mực, dầu cá hoặc các sản phẩm thương mại có tính năng kết dính khác Liều dùng từ 15 – 20 gr/kg thức ăn

Theo dõi ao tôm

Quản lý môi trường ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì con tôm rất nhạy cảm với môi trường sống

Cần hạn chế những biến động bất lợi của môi trường để tạo điều kiện cho tôm nuôi có sức đề kháng tốt, chống chọi được với mầm bệnh để sinh trưởng và phát triển tốt

Trong quá trình nuôi tôm, việc phòng bệnh cho tôm là vô cùng quan trọng, còn trị bệnh là giải pháp cuối cùng của tình thế Cách phòng ngừa như sau:

 Khi trộn thức ăn nên dùng bao tay

 Dụng cụ chăn nuôi của từng ao nên để riêng rẻ để tránh sự lây nhiễm

từ ao này sang ao khác

 Thường xuyên kiểm tra độ kiềm và nông độ canxi, magie trong ao Nếu

có sự thay đổi cần xử lý ngay trước khi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôm

Ngày đăng: 02/01/2018, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w