1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

kỹ thuật nuôi cá rô đồng

26 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CÁ RỒ ĐỒNGCá rô đồng là loài cá bản địa có thịt thơm ngon, giá cao, thị trường tiêu thụ lớn, là một trong những đối tượng nước ngọt được nuôi phổ biến ở nước ta. Ưu điểm của mô hình nuơi thm canh c rơ đồng trong ao đất là lợi nhuận cao, chủ động được nguồn giống, sử dụng thức ăn công nghiệp và phù hợp với điều kiện của nhiều hộ dân. Để việc nuôi cá rô đồng đạt hiệu quả kinh tế cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi bin soạn thnh sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi cá rô đồng đạt hiệu quả kinh tế cao.Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 31 32 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CÁ RỒ ĐỒNG Cá rô đồng là loài cá bản địa có thịt thơm ngon, giá cao, thị trường tiêu thụ lớn, là một trong những đối tượng nước ngọt được nuôi phổ biến ở nước ta. Ưu điểm của mô hình nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao đất là lợi nhuận cao, chủ động được nguồn giống, sử dụng thức ăn công nghiệp và phù hợp với điều kiện của nhiều hộ dân. Để việc nuôi cá rô đồng đạt hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi cá rô đồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. 31 32 PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ RÔ ĐỒNG I. PHÂN BỐ - Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, sống ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cá rô đồng rất phổ biến ở miền Nam và miền Bắc. - Ngoài tự nhiên cá rô sống trong sông, ao, hồ, mương vườn, ruộng, ngoài ra cá có thể sống ở các cửa sông lớn, ở miền núi thì ít gặp. - Trong điều kiện nhân tạo, cá rô sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ. Ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giử ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1. Phân loại Cá rô đồng thuộc: - Lớp cá xương Osteichthyes - Bộ cá vượt Perciformes 31 32 - Bộ phụ Anabantoidei - Họ Anabantidae - Giống Anabas - Loài Anabas testudineus (Boch, 1792) 2. Đặc điểm hình thái - Cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn. Mắt to, tròn nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. - Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt. Cạnh dưới xương lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau và có phủ vảy. Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác. - Vảy lược phủ toàn thân, đầu và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vảy phủ lên các vi nhỏ hơn vảy ở thân và đầu. Gốc vi bụng có một vảy nách hình mũi mác. - Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến ngang các vi lưng cuối cùng. Đoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối cùng đến điểm giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách nhau một hang vảy. - Gốc vi lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi điểm vi lưng ở trên vảy đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang vảy đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và chạy dài dến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng nhọn. - Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lướt dần xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có một màng da nhỏ màu đen. 31 32 3. Dinh dưỡng - Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá rô là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chí chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. - Khi trưởng thành cá rô có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thủy thực vật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghiệp. - Cá rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về động vật. Tính dữ được thể hiện khi trong đàn cá có cá chết, những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết hoặc trong giai đoạn cá giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá. 4. Sinh trưởng - Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 - 100g/con. - Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao. 5. Sinh sản - Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như: ruộng, ao, đìa v.v nơi có chiều sâu cột nước khoảng 30 - 40cm để sinh sản. Cá rô đồng không có tập tính giữ con. 31 32 - Khi đạt chiều dài từ 10 – 13 cm, cá rô đồng tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản khá cao, đạt 30 - 40 vạn trứng/kg cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng. Cá đẻ từ 3 - 4 lần/năm. - Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1,1-1,2mm. PHẦN 2 NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO I. CHUẨN BỊ AO NUÔI Diện tích ao tốt nhất phải từ khoảng 500 - 5.000m 2 , sâu 1,2 - 1,5m, giữ được nước quanh năm. Lớp bùn đáy ao dày 15 - 30cm. Quá trình cải tạo ao 31 32 nuôi giống như ở phần ương cá.Cần chú ý một số điểm sau: - Do thức ăn động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường dễ bị nhiễm bẩn, do đó ao nuôi phải gần nguồn nước và có cống để chủ động cấp thoát nước. - Mặt ao phải thoáng, không có bóng cây che, bờ ao không bụi rậm. - Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, nên có lưới bao quanh có chiều cao 0,8 - 1 m để phòng ngừa cá ra ngoài, đặc biệt cần lưu ý trong giai đoạn cá chuẩn bị sinh sản. - Trước khi thả cá, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp kỹ thuật như ao ương cá giống nhưng không cần phải bón phân. - Sau khi cải tạo 3 - 5 ngày tiến hành thả cá nuôi. II. KỸ THUẬT NUÔI 1. Chọn cá giống - Kích cỡ: Cá giống nuôi thành cá thịt có kích thước 3 - 5 cm, có trọng lượng trung bình 300 - 500 con/kg. - Tiêu chuẩn: Cá đồng cỡ, không xây xát, không dị hình, không bệnh tật, tương đối đồng cỡ. Cá rô đồng giống 2. Mật độ thả Cá rô đồng là loài cá có cơ quan thở khí trời nên có thể sống trong điều kiện môi trường chật hẹp; nhưng khi nuôi ở mật độ cao để cá phát triển tốt thì ao phải chủ động cấp thoát nước. Ao có thể thả nuôi với mật độ 30 - 60 con/m 2 . 3. Thả cá a) Thời vụ thả cá nuôi trong năm Trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo, cá rô có thể thả nuôi quanh năm nếu chủ động được nước và con giống, trong một ao có thể nuôi 2 vòng trong năm. 31 32 b) Cách thả cá - Thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm hay chiều mát nhằm tránh nhiệt độ cao của môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến cá do cá bị mệt trong quá trình vận chuyển. - Nếu vận chuyển bằng bao nilon có bơm oxy, trước khi thả cá ra nên thả bao nilon trên mặt nước 10 - 15 phút tạo cân bằng nhiệt độ nước bên trong bao và ngoài ao nuôi nhằm tránh cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Khi thả, mở miệng bao cho cá ra từ từ ra ao. - Nếu vận chuyển bằng phương tiện hở như thau, xô …thì trước khi thả, phải cho nước vào từ từ đến khi nước ngập đầy dụng cụ chứa, cho cá tự bơi ra đến hết. - Không được đứng trên bờ ao đổ cá xuống làm cá bơi hỗn loạn, do sự biến đổi đột ngột môi trường những cá yếu không thích nghi kịp có thể chết hoặc ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng phát triển. 4. Thức ăn Tùy theo điều kiện cụ thể mà người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế. Tùy vào kích thước cá mà định lượng khẩu phần thức ăn mỗi ngày cũng như kích thước thức ăn cho phù hợp. Khẩu phần ăn cho cá như sau: Khẩu phần ăn, số lần ăn của cá rô đồng trong ao Tuổi cá Hàm lượng Protein (%) Khẩu phần ăn (%) Số lần cho ăn.ngày Tháng 1-2 35 5-7 3-4 Tháng 3-4 32 3-5 2-3 Tháng 5-6 28 2-3 2-3 * Thức ăn tự chế: - Có thể trộn cám, bột cá với tỷ lệ 1:3 để cho ăn, khẩu phần ăn 5 – 7 % trên trọng lượng thân cá, hoặc có thể cho cá ăn phụ phẩm chế biến thủy sản. - Lưu ý rằng lượng thức ăn của cá rô đồng phải đảm bảo tỉ lệ đạm động vật từ 25% – 35%. Nếu thức ăn thiếu đạm, vitamin và khoáng chất cá sẽ chậm lớn và dễ bị bệnh. - Cách cho ăn: Thức ăn được kết dính bằng bột gòn hay nấu chín, vò viên và đặt trong sàn ăn. Sàn ăn được đặt cố định trong ao, nên đặt nhiều sàn ăn trong ao nhằm tránh sự cạnh tranh làm thức ăn rơi rớt do lượng cá tập trung nhiều vào một chỗ, khoảng cách giữa hai sàn ăn từ 5 - 7 m. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều mát, mỗi lần 1/2 khẩu phần/ngày. 31 32 Chế biến 100 kg thức ăn cho cá rô đồng thương phẩm Nguyên liệu Thành phần (kg) Tấm 15 Cám 15 Cá tươi 65 Bột đậu nành 5 Vitamin C 5% 5. Chăm sóc và quản lý - Thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh bờ ao nếu có hư rách phải sửa vá ngay. Đặc biệt chú ý vào giai đoạn cá mang trứng có thể dùng nắp mang leo lên bờ thoát ra ngoài. - Trên mặt nước ao thả 1/10 diện tích rau muống hay bèo lục bình để hấp thu dinh dưỡng dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong ao. - Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn, thức ăn của cá để điều chỉnh cho hợp lý, giống như ương cá giống. - Nước trong ao rất dễ bị nhiễm bẩn do thức ăn tạo nên, do đó tốt nhất nên thay nước hàng ngày theo thủy triều. Nếu ao xa nguồn nước thì định kỳ 10 - 15 ngày thay 1/2 lượng nước trong ao. - Hàng ngày kiểm tra tình hình hoạt động của cá để phát hiện sớm nếu có dịch bệnh xảy ra. 6. Thu hoạch Thu hoạch cá rô đồng - Sau 4 - 5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 50 - 100 g/con, lúc này tiến hành thu hoạch. Có thể thu hoạch cá bằng hai cách: + Thu hết một lần: tát cạn ao, bắt hết cá. Ao được cải tạo lại chuẩn bị cho việc nuôi đợt tiếp. 31 32 + Thu tỉa: có thể dùng lưới kéo hay tát cạn bắt những con cá lớn có giá trị thương phẩm cao để bán, những con cá còn nhỏ để lại nuôi tiếp. Hình thức này hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do con giống lớn, thời gian nuôi lần sau ngắn, nhưng do lượng cá còn lại ít nên chuyển sang nuôi ở một ao khác có diện tích nhỏ hơn để tận dụng ao cũ thả nuôi giống mới với số lượng lớn. - Năng suất: cá nuôi trong ao năng suất có thể đạt 15 đến 40 tấn/ha. PHẦN 3 KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG I. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG TRONG AO ĐẤT 1. Chuẩn bị ao ương Chuẩn bị ao ương 31 32 [...]... xuất giống cá rô đồng nhân tạo được xem là điều kiện quan trọng cho việc phát triển nghề nuôi cá rô đồng thương phẩm PHẦN 4 KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ ĐỒNG I NUÔI VỖ THÀNH THỤC CÁ BỐ MẸ 1 Chọn cá bố mẹ - Trọng lượng cá rô đồng bố mẹ dao động từ 50 100 g/con, có cơ thể hoàn chỉnh, không bị dị tật, dị hình Cá có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ nguồn cá nuôi trong ao - Phân biệt cá đực và cá cái: Vào... 3 PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ RÔ ĐỒNG 5 PHẦN 2: NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO 11 PHẦN 3: KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG 19 PHẦN 4: KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ ĐỒNG 27 PHẦN 5: BỆNH Ở CÁ RÔ ĐỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ 39 + Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút + Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m 3 tắm cho cá trong thời gian 10 - 30 phút... giống cá rô đồng ở trên ruộng, mương Nhưng do đánh bắt cá bị xây xát, mất nhớt 31 + Cá đực thường nhỏ hơn cá cái và có thân dài 32 - Mật độ thả trung bình 1kg/m2 + Cá cái có bụng to, mềm đều và có tỷ lệ chiều dài thân trên chiều cao lớn hơn cá đực 2 Kỹ thuật nuôi vỗ - Tỷ lệ đực: cái là 1 : 1 b) Nuôi vỗ trong lồng lưới plastic a) Nuôi vỗ trong ao - Ao nuôi vỗ cần đảm bảo một số tiêu chuẩn kỹ thuật sau:... đích sử dụng: Nuôi để bán hay nuôi để ăn - Tùy từng vùng sinh thái khác nhau mà chọn loại cá nuôi cho phù hợp Ví dụ vùng khó thay nước hay mô hình VAC có thể nuôi cá trê, tra ; vùng phèn có thể nuôi cá rô đồng, sặt rằn, trê 31 2.5) Nuôi ghép: Trong cùng một ao có thể nuôi ghép các loài cá với nhau để tận dụng không gian mặt nước và tất cả các loại thức ăn có trong ao vì mỗi một loài cá sống ở một... ăn riêng Khi nuôi ghép cần lưu ý: 32 - Số loài cá thả ghép dưới 4 loài - Đối tượng nuôi chính trên 50% tổng các loại cá, còn lại là các đối tượng ghép thêm - Các loại cá thả ghép phải tương đối đều cỡ nhau và thả cùng thời gian - Các loài cá ghép phải không cùng tính ăn và không gian sống - Thời gian nuôi và giá cá thương phẩm các loài cá gần bằng nhau để dễ bán 2.6) Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn... hơn cá cái Màu sắc thường đậm và kích thước nhỏ hơn cá cái 1 Chọn cá kích thích sinh sản Sau khi nuôi vỗ khoảng 45 - 60 ngày có thể kiểm tra cá để đánh giá mức độ thành thục của cá Khi chọn cá cho đẻ có thể dựa theo các tiêu chuẩn sau: a) Chọn cá cái - Khi chọn cá đực có thể dùng hai ngón tay ấn nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra là được - Do cá rô đực thành thục trong ao dễ hơn cá. .. 2 Kỹ thuật ương cá a) Mật độ Ương cá với mật độ khoảng 1.500 - 2.000 cá bột/m2 b) Cách thả cá bột xuống ao Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 - 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ mở miệng bao, người thả cá đi lùi về phía sau cho cá ra từ từ đến khi hết cá trong bao c) Thức ăn * Thức ăn chế biến - Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10 + Cho cá. .. (Motilium) cho 2 – 3 kg cá cái - Các nồng độ đề cập trên sử dụng cho cá cái, cá đực sử dụng liều bằng 1/3 liều cho cá cái cá và tiêm sâu chừng 0,5-1cm (tùy theo cá lớn hay nhỏ mà điều chỉnh độ sâu kim tiêm cho phù hợp) - Tiêm xong cho cá vào bể đẻ hoặc thau có chứa nước sạch Tuỳ theo diện tích nơi cho đẻ mà thả số lượng cá khác nhau Nếu cho đẻ trong bể xi măng thì cứ 1m2 thả 10 - 15 cặp cá rô, nếu cho đẻ trong... Tuy nhiên, nếu tuân thủ tốt một số yêu cầu kỹ thuật sau đây sẽ hạn chế rất nhiều bệnh ở cá PHẦN 5 BỆNH Ở CÁ RÔ ĐỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ I KỸ THUẬT PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN MÙA Hiện nay, với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi thủy sản thì bệnh ở cá xảy ra trong quá trình nuôi, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa là điều khó 31 1 Những nguyên nhân cá mắc bệnh - Chất lượng nước bị thay đổi:... những cây thuốc nam sẵn có tại chỗ để phòng bệnh cho cá như: lá giác, lá xoan, cỏ mực 32 II CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ RÔ ĐỒNG - Điều trị: Hầu hết người nuôi cá rô đồng hiện nay đều sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá Điều này làm cho nguồn nước nuôi bị ô nhiễm và dễ phát sinh dịch bệnh gây hại cho cá + Để trị bệnh này, có thể dùng nước muối 2-3% tắm cá trong 10 phút hoặc dùng vôi để khử trùng nước ao . ngon, giá cao, thị trường tiêu thụ lớn, là một trong những đối tượng nước ngọt được nuôi phổ biến ở nước ta. Ưu điểm của mô hình nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao đất là lợi nhuận cao, chủ. thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH. bụi rậm. - Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, nên có lưới bao quanh có chiều cao 0,8 - 1 m để phòng ngừa cá ra ngoài, đặc biệt cần lưu ý trong giai đoạn cá chuẩn bị sinh sản. -

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w