1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi kỳ đà dông

23 336 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI KỲ ĐÀ VÀ DÔNGKỳ đà là động vật hoang d đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Vốn đầu tư để chăn nuôi kỳ đà rất ít mà đem lại lợi nhuận cao. Thịt kỳ đà ngon; mật và lưỡi kỳ đà cịn l bi thuốc quý, da kỳ đà với lượng lớn cũng có thể xuất khẩu. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên tiêu diệt sâu bọ, chuột phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật của nó mà số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên hiện nay không cịn nhiều vì bị con người săn bắt, khai thác mạnh. Bởi lẽ đó cả 2 loài kỳ đà ở nước ta đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Do vậy, cần thiết phải có biện pháp thuần dưỡng và nhân nuôi loài bị st hoang d ny.Ngoài kỳ đà ra, thì con dơng (kỳ nhơng) cũng là loài dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao. Thịt dông được xếp vào loại ngon, được dân sành điệu cho là “thức ăn đặc sản”. Loại thịt ny có trong thực đơn của nhà hàng, quán ăn khắp cả nước. Trong tự nhiên loài dông ngày càng khan khiếm do con người săn bắt, trong khi đó nhu cầu của thị trường đối với loại thịt này ngày càng cao, do vậy mà nhiều người đ mạnh dạn đầu tư nuôi dông để cung cấp cho thị trường. Để việc nuôi kỳ đà và nuôi dông đạt kết quả tốt và mang lại lợi nhuận cao, địi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật từ việc chọn con giống, đến việc thiết kế chuồng trại cho đúng cách thức, cách cho ăn, chăm sóc và phịng trị bệnh… Tất cả những kỹ thuật này được hướng dẫn kỹ lưỡng trong sách.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI KỲ ĐÀ & DÔNG NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 39 40 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI KỲ ĐÀ VÀ DÔNG Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Vốn đầu tư để chăn nuôi kỳ đà rất ít mà đem lại lợi nhuận cao. Thịt kỳ đà ngon; mật và lưỡi kỳ đà còn là bài thuốc quý, da kỳ đà với lượng lớn cũng có thể xuất khẩu. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên tiêu diệt sâu bọ, chuột phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật của nó mà số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên hiện nay không còn nhiều vì bị con người săn bắt, khai thác mạnh. Bởi lẽ đó cả 2 loài kỳ đà ở nước ta đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Do vậy, cần thiết phải có biện pháp thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này. Ngoài kỳ đà ra, thì con dông (kỳ nhông) cũng là loài dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao. Thịt dông được xếp vào loại ngon, được dân sành điệu cho là “thức ăn đặc sản”. Loại thịt này có trong thực đơn của nhà hàng, quán ăn khắp cả nước. Trong tự nhiên loài dông ngày càng khan khiếm do con người săn bắt, trong khi đó nhu cầu của thị trường đối với loại thịt này ngày càng cao, do vậy mà nhiều người đã mạnh dạn đầu tư nuôi dông để cung cấp cho thị trường. Để việc nuôi kỳ đà và nuôi dông đạt kết quả tốt và mang lại lợi nhuận cao, đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật từ việc chọn con giống, đến việc thiết kế chuồng trại cho đúng cách thức, cách cho ăn, chăm sóc và phòng trị bệnh… Tất cả những kỹ thuật này được hướng dẫn kỹ lưỡng trong sách. 39 40 PHẦN I KỸ THUẬT NUÔI KỲ ĐÀ BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA KỲ ĐÀ I. HÌNH DÁNG Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng, nhưng to và dài hơn, nhiều con dài đến 2,5 - 3 m, nặng khoảng 10 kg. Đầu kỳ đà hình tam giác nhọn về phía mõm, mắt có con ngươi thẳng đứng. Kỳ đà có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón tòe rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để nó dễ leo trèo. Màu sắc của kỳ đà thay đổi theo màu sắc của môi trường. Đây là đặc điểm nổi bất của kỳ đà giúp chúng ngụy trang và săn bắt mồi. 39 40 II. MÔI TRƯỜNG SỐNG Kỳ đà hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi và thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá… ban ngày thường ngủ, nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. Kỳ đà thích ẩn mình trong các hang hốc, thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu. III. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Kỳ đà sinh trưởng, phát triển nhanh sau mỗi lần lột lột da. Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc tốt, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 - 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi, có thể dài 2,5 m, nặng 7 - 8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu cho ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt 80 - 90%. Kỳ đà nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật thì khoảng 4 tháng đạt trọng lượng 2kg, là con cái sẽ bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi con đẻ từ 10 đến 12 trứng một đêm, cá biệt có con đẻ từ 16 đến 18 trứng một đêm. Từ 300 con Kỳ đà giống có trọng lượng 8gam, sau 1 năm nuôi đến nay mỗi con có cân nặng từ 5 đến 12 kg. Kỳ đà chuẩn bị sinh sản 39 40 BÀI 2 KỸ THUẬT NUÔI KỲ ĐÀ I. CHỌN CON GIỐNG Bất kỳ nuôi con vật nào, chọn giống là công việc hết sức quan trọng. Nên chọn con giống to khỏe, có kích thước trung bình trở lên. Cần phải nhận biết kỳ đà đực và kỳ đà cái. Cách nhận biết là lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt: - Kỳ đà đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt. - Kỳ đà cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra. II. LÀM CHUỒNG NUÔI Chuồng nuôi kỳ đà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi-măng, dài 3 - 4 m, rộng 2 - 3 m, cao 2 - 3 m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 - 0,2 m, dài trên 4 m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng. Chuồng nuôi kỳ đà phải có hệ thống thoát nước hợp lý để khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho kỳ đà, nước ứ đọng lại. Nên thiết kế chuồng nuôi kỷ đà ở vị trí phù hợp trong không gian xanh và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. . 39 40 III. THỨC ĂN Thức ăn của kỳ đà không quá cầu kỳ, chúng thích ăn các loại thức ăn như nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút, sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc, … hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn trứng gia cầm, cua, tôm, cá hay thịt, lòng gia súc, gia cầm… Các loại thức ăn này trước khi cho kỳ đà ăn cần phải rửa sạch để đảm bảo sức khỏe cho kỳ đà. Tuy nhiên loại thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà mà hầu hết các giống thú khác đều chê, là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối. Cách cho ăn: Vào lúc chiều tối thả mồi côn trùng, sâu bọ hay chuột vào chuồng cho kỳ đà ăn. Mỗi con kỳ đà ăn khoảng 2 - 3 con chuột hay ếch nhái… là đủ bữa cho cả ngày. Tuy nhiên, trong chuồng nên đặt sẵn máng đựng thức ăn, nước uống cho kỳ đà ăn, uống tự do. Nước uống: Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy nước trong máng lúc nào cũng phải đầy để chúng uống tự do. Mỗi ngày nên thay nước mới cho kỳ đà. BÀI 3 KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG KỲ ĐÀ I. CHỌN GIỐNG BỐ MẸ Trong việc chọn giống bố mẹ, người nuôi phải phân biệt được kỳ đà đực và kỳ đà cái. Kỳ đà cái có gốc đuôi nhỏ, cuối đuôi nhọn; con đực gốc đuôi to, tròn, khi kiểm tra bộ phận sinh dục, ấn nhẹ gai giao cấu lồi ra. Chọn giống bố mẹ: Nên chọn kỳ đà nuôi được 1 năm, chọn những con bố mẹ to khỏe, không bị dị tật, không bị bệnh, nhốt chung chuồng bình thường, tỷ lệ 1 đực 2 cái. II. LÀM CHUỒNG CHO KỲ ĐÀ ĐẺ Do đặc tính khi kỳ đà đẻ trứng, chúng thường ăn lại trứng, nên tỷ lệ trứng bị hao hụt rất nhiều, thậm chí ăn hết số trứng vừa đẻ ra. Để khắc phục vấn đề này cần nghiên cứu và thiết kế độc quyền kiểu chuồng đẻ cho kỳ đà, tránh việc kỳ đà ăn lại trứng sau khi đẻ. Có thể thiết kế chuồng xây cao 1,5m (ở trên có lưới và mái che để cho kỳ đà không chui ra ngoài), 39 40 chiều rộng 1m, dài 2 m. Đáy chuồng đổ cát dày khoảng 20 – 30cm, sàn chuồng dùng lưới B40, hoặc lưới mắt cáo vuông 4 cm, cách mặt cát 30cm. Khi kỳ đà đẻ, trứng sẽ rơi xuống cát, trứng không bị dập vỡ và kỳ đà cũng không ăn trứng được. III. CHO KỲ ĐÀ ĐẺ VÁ ẤP TRỨNG - Khi sờ vào bụng kỳ đà cái, thấy trứng to gần bằng trứng gà ri, lúc này bắt con cái riêng sang chuồng đẻ. Sau 15 ngày là kỳ đà bắt đầu đẻ, mỗi con đẻ từ 14 – 15 trứng/lứa, một năm đẻ 2 lứa. Lưu ý: Khi kỳ đà đẻ xong, sau 2 giờ đồng hồ mới mang vào phòng ấp. Trước khi thu trứng phải đánh dấu đầu trên của trứng, khi xếp trứng đầu trên phải quay lên trên. - Chuẩn bị phòng ấp: Trong phòng ấp cũng đổ cát dày 30cm, dùng hũ bằng sành cao 30cm, đường kính miệng hũ khoảng 22cm. Xung quanh thành hũ khoan nhiều lỗ nhỏ (khoảng 1ly) để cát khỏi lọt vào. Dưới đáy hũ lót cát 3cm, sau đó xếp trứng kỳ đà vào, không xếp trứng sát thành quá. Trong miệng hũ có treo đồng hồ nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong hũ. Trên miệng hũ dùng nắp hũ đậy ngược lại, chôn cả hũ xuống nền cát, sau đó tiến hành tưới nước xung quanh hũ, để giữ độ ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 28-30 0 C độ C, độ ẩm từ 80 – 90%. - Thời gian ấp khoảng 90 ngày là trứng nở, trong thời gian ấp cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ trong hũ sành, tưới nước hoặc quạt gió để duy trì đúng nhiệt độ nở. Nếu ấp trứng vào mùa động thì cần thắp đèn điện để tăng nhiệt độ. - Sau khi kỳ đà con nở được 2 ngày, tách chúng nuôi trong chuồng riêng và bắt đầu cho ăn. Thức ăn chủ yếu là cá biển, ếch, nhái băm nhỏ cho ăn, từ khi nở nuôi thêm 5 tháng là xuất bán giống được. IV. CÁCH NUÔI KỲ ĐÀ CON 39 40 Đa số kỳ đà con vừa mới sinh ra đều biết chạy. Những con yếu thì nằm một chỗ. Ta nên cho kỳ đà con vào thùng carton và úm bằng bóng đèn điện trong ngày đầu để chúng được yên tĩnh nghỉ ngơi. Qua ngày thứ hai, bắt đầu cho chúng ăn uống. Thức ăn của kỳ đà lúc này là thịt bò xắt nhỏ hoặc cào cào, cá con,… Lưu ý là đối vời cào cào thì phải ngắt bỏ hết chân. Trong tuần lễ đầu, mỗi ngày nên cho kỳ đà ăn bốn năm bữa, cách vài ba giờ cho ăn một lần. Qua tuần sau, số bữa ăn trong ngày bớt lại dần. Kỳ đà con rất háu ăn, và nhờ thế mà chúng nhanh lớn. Chỉ cần nuôi và chăm sóc trong tháng đầu. Qua tháng thứ hai ta có thề nuôi chúng trong chuồng như cách nuôi kỳ đà lớn. Nếu số lượng kỳ đà con nhiều, ta nên lựa ra những con cùng lứa để nuôi chung nhằm tránh trường hợp tranh giành thức ăn. BÀI 4 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO KỲ ĐÀ Kỳ đà là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, kỳ đà cũng thường bị một số bệnh như sau: 1. Chấn thương cơ học Nếu kỳ đà bị chấn thương nhỏ thì bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn phải khâu. Da kỳ đà có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành. 2. Bệnh viêm cơ dưới da - Biểu hiện: Dưới lớp da kỳ đà nổi những mụn nước nhỏ bằng hạt ngô, hạt đậu, kỳ đà biếng ăn sau đó bỏ ăn rồi chết. - Điều trị: Dùng thuốc tím rửa chỗ sưng tấy và chích kháng sinh tổng hợp. 3. Bệnh táo bón Khi kỳ đà bị táo bón, nên dùng thuốc tẩy dạng dầu bơm vào lỗ huyệt, có khi phải dùng ngón tay móc phân cục ra. Sau đó cho ăn thức ăn có tính nhuận tràng để kỳ đà dễ tiêu. 39 40 4. Bệnh tiêu chảy - Nguyên nhân: Bệnh tiêu chảy ở kỳ đà thường do khẩu phần thức ăn cho chúng không đảm bảo vệ sinh và không đảm bảo dinh dưỡng. - Điều trị: Có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng. - Phòng bệnh: Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc và phải cung cấp chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng. 5. Bệnh ký sinh trùng đường ruột - Biểu hiện: Kỳ đà còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. - Điều trị: Cần thiết phải xổ sán lãi cho kỳ đà. 6. Bệnh ký sinh trùng ngoài da - Nguyên nhân: Do ve bám trên da hút máu và truyền bệnh cho kỳ đà. - Điều trị: Dùng thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ. 7. Phòng bệnh chung Để phòng bệnh cho kỳ đà, cần phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng; chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá. PHẦN II KỸ THUẬT NUÔI DÔNG 39 40 BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA DÔNG I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Dông là loài bò sát, tiếng địa phương gọi là kỳ nhông, có nơi còn gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: dông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Dông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta. Vóc dáng: Dông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam. II. MÔI TRƯỜNG SỐNG Dông là một loại bò sát, sống thích nghi ở vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc duyên hải miền Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu,… nơi có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống. 39 40 [...]... ba ngón tay 39 40 MỤC LỤC LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI KỲ ĐÀ VÀ DÔNG .5 PHẦN I: KỸ THUẬT NUÔI KỲ ĐÀ 7 BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA KỲ ĐÀ 8 BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI KỲ ĐÀ .11 BÀI 3: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG KỲ ĐÀ .14 BÀI 4: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO KỲ ĐÀ1 8 PHẦN II: KỸ THUẬT NUÔI DÔNG .20 BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA DÔNG 21 BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI DÔNG 34 PHỤ LỤC: CÁC MÓN ĂN TỪ THỊT DÔNG 42 39 40 ... quanh khu nuôi Như vậy dông sẽ không đào hang để ra ngoài được Bờ tường cũng phải thiết kế cao, cỡ 1,2 m trở lên để tránh dông leo trèo ra, do đó bờ tường cũng xây cao 1,2 m trở lên Ngoài ra cũng có thể bố trí nuôi dông trên bãi cát hoang, tại các khu đất trồng cây bụi, kết hợp nuôi dông trong các vườn cây Tất nhiên khu nuôi phải được xây tường bao quanh Dông rất thích có bóng mát nên trong khu nuôi nên... này cũng là chỗ để dông con chạy trốn khi bị dông lớn đuổi Nếu có điều kiện nuôi dông trong khu có trồng khoai lang hoặc trồng rau muống thì càng tốt, chúng vừa làm thức ăn vừa tạo bóng mát cho dông Trong khu nuôi nên bố trí nhiều chỗ cho dông ăn Dông có tính tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau Dông lớn thường tranh giành thức ăn với dông bé Việc bố trí nhiều chỗ đổ thức ăn thì dông con cũng có thể... lớn nhanh từ tháng 6 đến tháng 8 Tới khi trưởng thành, tốc độ lớn của dông chậm lại Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản BÀI 2 KỸ THUẬT NUÔI DÔNG I KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG, HỐ NUÔI 1 Yêu cầu Chọn vùng đất làm chuồng cao ráo, không ngập nước Đáy chuồng phải được lát bằng gạch, nền xi măng không cho nhông đào hang chui đi, nhưng phải bảo đảm nước rút nhanh khi mưa Tường xây... miệng ăn - Ăn lẩu dông lá me cũng phải biết cách: cho bún vào tô, gắp thịt dông cho vào, múc nước lẩu chan đều, kèm ít cọng rau sống, ăn nóng rất ngon - Làm thịt dông, dùng sóng dao dần cho xương mềm Nếu dông lớn thì chặt ra từng miếng theo ý thích - Ướp thịt dông với gia vị khoảng 1 giờ cho thịt thấm đều - Nướng dông trên lửa than cho chín đều 4 MÓN DÔNG XÀO LĂN Nguyên liệu: - 1 kg dông; nửa chén mỡ... cỏ dại được xem là món "khoái khẩu" nhất của dông: , dông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất ), trứng của loài bọ cánh cứng Ngoài ra, còn cho dông ăn cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu… cho ăn đầy đủ các loại thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho dông Rõ ràng nguồn thức ăn để nuôi dông dễ kiếm hơn rất nhiều so với các loài vật nuôi khác Tuy nhiên để nuôi đạt năng suất cao ta cần tăng cường các... nhanh ra để bắt Thịt dông được xem là món đặc sản, bởi thịt ngon, ngọt, chế biến món gì cũng ngon Có người cho rằng ăn thịt dông trị được một số bệnh như đau nhức thấp khớp, phong, ghẻ ngứa, mụn nhọt Nên ngoài việc mua dông về để chế biến món ăn, họ còn mua dông về để chế biến thành món thuốc trị bệnh 1 GỎI DÔNG Cách làm: - Làm sạch ruột dông, lột da, đưa vào lò nướng, khi thịt dông vàng mới lấy ra... khẩu của dông Ta không nên trồng quá dày Tán cây chỉ nên che 1/2 – 1/3 diên tích khu nuôi Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng Chuồng nuôi dông 39 40 Cũng có khu vực rất khó trồng cây do đất quá khô hạn, cây trồng không lên được hoặc lên rất chậm Trong tường hợp này ta nên căng một số bạt để che nắng, làm giàn để phủ lá hoặc lót cot lên trên Cũng có thể xếp các cành cây khô thành đống để dông đào hang... với cám gạo cho dông ăn Ở những vùng có sẵn bí đỏ người ta băm bí đỏ ra cho chúng ăn Nếu có lạc lép, hoặc đậu thứ phẩm, ta ngâm nước cho trương nở và giả nhỏ ra Dông ăn loại này rất mau lớn Tất cả nguồn thức ăn động vật đều hấp dẫn đối với dông Cần băm nhỏ thức ăn ra để tiện cho dông ăn Dông cũng thích ăn giun đất (trùn đất) Chúng ta nên tổ chức nuôi trùn quế để cung cấp thức ăn cho dông Ngoài ra cơm... hang để tiết kiệm năng lượng - Sự sinh trưởng: Dông sinh trưởng nhanh, mau lớn và rất ít bị dịch bệnh Hiện nay một số người nuôi dông có phát hiện dông thường bị bệnh sổ mủi vào mùa lạnh nhưng tự khỏi Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt từ 90 - 95% - Hiện tượng lột xác: Lột xác là một hoạt động sinh lý bình thường và cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể dông Thậm chí lột xác còn là một chỉ tiêu quan . đực có thân dẹp, da 2 bên sườn có thể bạnh ra khi cần thiết. Da có vẩy nhỏ, phần da phía trên cơ thể có màu phân ngựa, mặt bụng có màu trắng đục. Hai bên sườn có 2 dãy chấm màu da cam. Con cái. bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn phải khâu. Da kỳ đà có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành. 2. Bệnh viêm cơ dưới da - Biểu hiện: Dưới lớp da kỳ đà nổi những mụn nước nhỏ bằng hạt ngô,. phát triển nhanh sau mỗi lần lột lột da. Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc tốt, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 - 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w