Giáo trình Xây dựng ao nuôi cá giới thiệu về chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, vẽ sơ đồ ao nuôi, cắm tiêu ngoài thực địa và giám sát thi công ao nuôi để phục vụ nuôi cá rô đồng thương phẩm
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ
MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: 01
Trang 32
LỜI GIỚI THIỆU
Cá rô đồng là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới
Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên Cá rô đồng dể nuôi, có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Miền Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc
Tuy nhiên, nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá rô đồng được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề Nuôi
cá rô đồng là cấp thiết hiện nay để đào tạo cho người làm nghề nuôi cá rô đồng
và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá rô đồng phát triển bền vững
Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá rô đồng trình độ sơ cấp nghề
do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chương trình dạy nghề Nuôi cá rô đồng trình độ sơ cấp gồm 06 mô đun:1) Mô đun 01 Xây dựng ao nuôi cá
2) Mô đun 02 Chuẩn bị ao nuôi cá
3) Mô đun 03 Chọn và thả cá giống
4) Mô đun 04 Cho ăn và quản lý ao nuôi cá
5) Mô đun 05 Phòng và trị một số bệnh cá
6) Mô đun 06 Thu hoạch và tiêu thụ cá
Giáo trình Xây dựng ao nuôi cá được biên soạn theo chương trình đã được thẩm định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3
Trang 4tháng (dạy nghề thường xuyên) Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Xây dựng ao nuôi cá Mô đun này được học đầu tiên
Giáo trình Xây dựng ao nuôi cá giới thiệu về chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, vẽ sơ đồ ao nuôi, cắm tiêu ngoài thực địa và giám sát thi công ao nuôi để phục vụ nuôi cá rô đồng thương phẩm; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ, gồm 5 bài
Nội dung giảng dạy gồm các bài:
Bài 1 Đặc điểm sinh học của cá rô đồng
Bài 2 Chọn địa điểm xây dựng ao
Bài 3 Vẽ sơ đồ ao nuôi
Bài 4 Cắm tiêu ngoài thực địa
Bài 5 Giám sát thi công ao
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là mô hình ao nuôi thực tế tại các địa phương … Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn
Tham gia biên soạn:
1 Chủ biên: Th.S Lê Văn Thắng
2 Th.S Đỗ Văn Sơn
Trang 54
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6
MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ 7
Bài 1: Đặc điểm sinh học của cá rô đồng 9
1 Đặc điểm phân loại của cá rô đồng 9
2 Đặc điểm hình thái cấu tạo của cá rô đồng 9
3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá rô đồng 11
4 Đặc điểm sinh trưởng của cá rô đồng 12
5 Đặc điểm sinh sản của cá rô đồng 13
5.1 Tuổi thành thục 13
5.2 Mùa vụ sinh sản: 13
5.3 Đặc điểm và tập tính sinh sản: 14
5.4 Sức sinh sản: 14
Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng ao 15
1 Tiêu chuẩn về đất, chất nước 15
1.1 Tiêu chuẩn chất đất 15
1.2 Tiêu chuẩn pH đất 16
1.3 Tiêu chuẩn chất nước 17
2 Kiểm tra chất đất: 18
2.1 Thu mẫu: 18
2.2 Xác định loại đất: 21
3 Xác định pH đất 25
3.1 Đo bằng máy 25
3.2 Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh 27
3.3 Đánh giá kết quả: 30
4 Kiểm tra nguồn nước: 30
4.1 Khảo sát nguồn nước: 30
4.2 Kiểm tra chất nước: 31
4.3 Đánh giá kết quả: 45
5 Xác định điều kiện giao thông: 46
6 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên 46
6.1 Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình 46
6.2 Tìm hiểu khí hậu 46
7 Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội 48
7.1 Điều kiện kinh tế 48
7.2 Điều kiện xã hội 48
Bài 3: Vẽ sơ đồ ao nuôi 53
1 Tiêu chuẩn ao nuôi: 53
1.1 Hình dạng ao: 53
1.2 Diện tích ao, độ sâu nước ao: 53
1.3 Kích thước bờ ao 54
Trang 61.4 Cống cấp và thoát nước 55
2 Chuẩn bị dụng cụ: 59
3 Vẽ mặt bằng ao 59
4 Vẽ sơ đồ bờ 60
4.1 Vẽ chiều rộng mặt bờ 60
4.2 Vẽ chiều cao bờ 61
4.3 Vẽ mái bờ 62
4.4 Vẽ chiều rộng đáy bờ 62
5 Vẽ sơ đồ cống 63
5.1 Vẽ vị trí cống 63
5.3 Vẽ mặt cắt ngang, dọc của cống 63
Bài 4: Cắm tiêu ngoài thực địa 69
1 Chuẩn bị dụng cụ, nhân lực 69
1.1 Chuẩn bị dụng cụ 69
1.2 Chuẩn bị nhân lực 70
2 Cắm tiêu ao 70
2.1 Cắm tiêu hình dạng ao 70
2.2 Cắm tiêu bờ 72
3 Cắm tiêu cống 73
Bài 5: Giám sát thi công ao 77
1 Chuẩn bị: 77
1.1 Chuẩn bị bản vẽ sơ đồ ao 77
1.2 Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra 77
2 Giám sát đắp bờ: 77
2.1 Giám sát chất lượng kỹ thuật đắp bờ 77
2.2 Kiểm tra kích thước bờ ao 80
3 Giám sát xây cống: 80
3.1 Giám sát vị trí cống 80
3.2 Kiểm tra kích thước, chất lượng xây dựng cống 80
4 Giám sát san đáy ao 80
5 Kiểm tra đánh giá chất lượng ao nuôi 81
5.1 Kiểm tra diện tích, độ sâu ao 81
5.2 Kiểm tra chất lượng bờ, cống, đáy ao 81
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 84
I Vị trí, tính chất của mô đun: 84
II Mục tiêu: 84
III Nội dung chính của mô đun: 84
V Tài liệu tham khảo 90
Trang 76
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT
Bộ test/ test kit: Bộ kiểm tra nhanh yếu tố môi trường
NH3: Khí amoniac
H2S: Khí hydrô sulfua
DO: Hàm lượng ôxy hòa tan
Hong khô: là quá trình làm khô mẫu đất mà không chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời chiếu vào
Trang 8MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ
Mã mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun:
Mô đun 01 “Xây dựng ao nuôi cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó
có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc nhận biết đặc điểm sinh học của cá rô đồng; chọn địa điểm xây dựng ao nuôi; vẽ sơ đồ ao nuôi; cắm tiêu ngoài thực địa và giám sát thi công ao
Mô đun này giúp cho người học:
- Hiểu biết đặc điểm hình thái cấu tạo, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá rô đồng;
- Trình bày được tiêu chí để chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, vẽ sơ đồ ao nuôi, cắm tiêu ngoài thực địa và giám sát thi công ao nuôi cá rô đồng
- Thực hiện được việc chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, vẽ sơ đồ ao nuôi, cắm tiêu ngoài thực địa và giám sát thi công ao nuôi cá rô đồng
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật xây dựng ao nuôi
Nội dung mô đun gồm:
- Đặc điểm sinh học của cá rô đồng
- Chọn địa điểm xây dựng ao
- Vẽ sơ đồ ao nuôi
- Cắm tiêu ngoài thực địa
- Giám sát thi công ao
Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa
- Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà
- Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực
hiện ở ao nuôi cá rô đồng của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp
Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo các thao tác
Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng
thực hiện các kỹ năng
Trang 10Bài 1: Đặc điểm sinh học của cá rô đồng
Mã bài: MĐ01- 01 Mục tiêu:
- Mô tả được đặc điểm phân loại, phân bố, hình thái cấu tạo của cá rô đồng;
- Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá rô đồng và khả năng thích ứng môi trường
Loài : Cá rô đồng (Anabas testudineus, Bloch, 1972)
2 Đặc điểm hình thái cấu tạo của cá rô đồng
Cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc Đầu lớn, mõm ngắn Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng
kẻ qua giữa mắt Răng nhỏ nhọn
Mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, lỗ phía trước mở ra bằng một ống ngắn Mắt
to, tròn nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang
Hình 1.1.1: Hình thái ngoài cá rô đồng Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt Cạnh dưới xương lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa
Trang 11Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến ngang các vây lưng cuối cùng Đoạn dưới từ ngang các gai vây lưng cuối cùng đến điểm giữa gốc vây đuôi, hai đoạn này cách nhau một hàng vảy
Gốc vây lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm
Khởi điểm vây lưng ở trên vảy đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vây đuôi
Khởi điểm vây hậu môn ngang vảy đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vây đuôi hơn gần chót mõm và chạy dài dến gốc vây đuôi
Vây đuôi tròn, không chẻ đôi Gai vây lưng, vây hậu môn, vây bụng cứng nhọn
Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và nhạt dần xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt
Cạnh sau xương nắp mang có một màng da nhỏ màu đen Có một đốm đen đậm giữa gốc vây đuôi, ngoài ra còn có một số điểm đen nằm rải rác trên thân
Hiện nay, trong thực tế nuôi người dân đang nuôi một dạng cá rô đồng
có hình thái sai khác tương đối với cá rô đồng bình thường là cá rô đầu vuông (dạng cá này được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Hậu Giang- Việt Nam)
Hình thái cấu tạo của cá rô đầu vuông tương đối giống với cá rô đồng bình thường, chỉ khác là kích thước, khối lượng và tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều so với cá rô đồng bình thường
Cá rô đầu vuông có phần trên đầu nhô về trước, hơi vuông và bằng Đặc biệt cá rô đầu vuông khác với cá rô đồng bình thường khác là cá đực
và cái không chênh lệch nhiều về kích cỡ, trọng lượng, hình thể tăng trưởng trong cùng một ao
Trang 12Hình1.1.2: Hình thái ngoài của cá rô đầu vuông
3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá rô đồng
Cá rô là loài động vật ăn tạp Chúng ăn cả các loài động vật thân mềm,
cá con và thực vật, kể cả cỏ Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ, được coi là "bẩn" trong nước
Cấu tạo ống tiêu hoá của cá gồm có dạ dày, ruột ngắn, tỷ lệ giữa chiều dài ruột so với chiều dài thân là 0,95 (dao động từ 0,45-0,91) Cá rô đồng có tính ăn thiên về động vật
Miệng có nhiều răng có thể nghiền những loại thức ăn là hạt có vỏ cứng,
cá thích ăn những loại động vật không xương sống trong nước hoặc bay trong không khí, sâu bọ mùn bã hữu cơ, động vật chết và các loại rong, cỏ, hạt
Khi phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá ở các giai đoạn cho thấy thức ăn của cá rất đa dạng và phong phú
Giai đoạn còn nhỏ cá ăn chủ yếu động vật phù du và mùn bã hữu cơ Khi cá lớn chúng vẫn tiếp tục thích ăn những loại thức ăn trên đồng thời
là những loại thức ăn có kích thước lớn gồm nhóm thực vật có hạt như ( lúa, mầm, hạt, cỏ, lá bèo, lá rong) và các nhóm động vật như (tép, giun, trứng cá và
Trang 1312
4 Đặc điểm sinh trưởng của cá rô đồng
Tốc độ sinh trưởng của cá rô đồng chậm, cá nuôi thâm canh (mật độ 20 –
40 con/m2, cỡ giống thả 300 – 400 con/kg), cung cấp đầy đủ thức ăn, môi trường thuận lợi, sau 6 – 7 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình: con cái 80 – 120 g/con, con đực 50 – 80 g/con
Là loài dị hình phái tính: cái lớn hơn con đực khi trưởng thành
Trong các ao nuôi, bắt đầu từ tháng nuôi thứ 3 cá bắt đầu phân đàn rõ rệt
Từ thời gian này, tốc độ tăng trưởng của cá đực chậm hơn nhiều so với
cá cái và khi đến thời kỳ thành thục (6 – 7 tháng tuổi) hầu như cá đực không lớn nữa
Cá tăng trưởng mạnh từ 3,5 - 6,5 tháng tuổi Giai đoạn trước và từ sau 6 – 7 tháng tuổi: cá cái mang trứng nhưng vẫn tiếp tục tăng trọng tuy chậm, cá đực tăng trọng rất chậm, có con hầu như ngừng tăng trọng
Qua khảo sát ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy độ mỡ của cá cao nhất vào thời kỳ sau sinh sản từ tháng 8 đến tháng 12 đạt 3- 5,8% so với 1,2- 2,4 % ở các tháng còn lại, thời kỳ này cá rất béo, 87% số cá có lượng mỡ bao quanh gần hết các đoạn ruột
Cá rô đồng là loài cá có kích thước nhỏ, thường gặp cá có trọng lượng từ 20- 100g, ít khi gặp cá có trọng lượng 300- 400g, tốc độ tăng trưởng chậm so với nhiều loại cá khác, cá đực thường có kích thước nhỏ hơn so với cá cái cùng lứa, khi đã đạt kích cỡ 50g cá đực lớn rất chậm
Cá có kích thước lớn nhất gặp trong tự nhiên có chiều dài tới 23cm là cá
1 năm tuổi có trọng lượng đạt 60- 80g
Các giai đoạn phát triển cá rô đồng từ giai đoạn trứng thụ tinh đến 20 ngày tuổi
+ Trứng sau khi thụ tinh 10 phút, noãn hoàng tách khỏi trứng
+ 12 giờ 30 phút, hình thành đốt cơ, phôi cử động liên tục
+ 17 giờ 20 phút, cá nở, cơ thể có nhiều sắc tố, noãn hoàng to, ống tiêu hóa thẳng, có đốt cơ
+ 60 giờ sau khi nở cá ăn được phiêu sinh động vật (moina) và thức nhân tạo
+ Ngày thứ 8 trở đi cá rượt đuổi những loài nhỏ hơn để ăn thịt
+ Tính ăn động vật của cá thể hiện 8- 10 ngày tuổi Do đó ương cá rô đồng muốn có tỷ lệ sống cao phải cung cấp thức ăn đầy đủ
Đặc biệt khi cung cấp thức ăn cần lưu ý thức ăn phải ở dạng lơ lửng trong nước vì cá không có tập tính sục đáy để tìm thức ăn
Cá giống khi ương nuôi phải hạn chế sự chênh lệch độ lớn về kích thước nhằm tránh cá ăn thịt lẫn nhau
Trang 14cá đã đạt cỡ từ 8 - 10 con/kg Sau 9 - 10 tháng nuôi, cá rô đầu vuông giống có thể đạt kích cỡ 600 - 800g/con
Hiện nay, một số trại ở phía Nam đã sản xuất giống nhân tạo thành công dạng cá này để cung cấp cho người nuôi ở các vùng khác nhau Ngoài ra một số
cơ sở sản xuất giống đã tiến hành lai tạo giữa cá rô đầu vuông với cá rô thường
để tạo ra cá rô lai với tốc độ tăng trưởng tương đương với cá rô đầu vuông khi nuôi công nghiệp
Phương pháp lai được tiến hành bằng cách chọn cá đực là rô đầu vuông lai với cá cái rô thường
5 Đặc điểm sinh sản của cá rô đồng
Trang 1514
Ở đồng bằng sông cửu long cá rô đồng sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập trung nhất từ tháng 6-7 dương lịch
5.3 Đặc điểm và tập tính sinh sản:
Cá thường đẻ tập trung sau những trận mưa lớn
Khi đẻ cá thường tìm tới những nơi có dòng nước mát, chảy chậm, chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ trứng của cá rô đồng
Độ sâu mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá rô đồng khoảng 0,3- 0,4m
Không giống với những loài cá rô cùng họ Anabantidae, cá rô đồng không có tập tính làm tổ hoặc chăm sóc trứng, trứng nổi trên bề mặt nước
Cá rô đồng có khả năng chịu đựng điều kiện môi trường khắc nghiệt: thiếu oxy, pH thấp do có cơ quan hô hấp phụ trên mang, có thể sử dụng oxy từ khí trời; đây là ưu điểm trong việc nuôi và vận chuyển cá
Cá thích nghi với khí hậu nhiệt đới, lúc khô hạn cá vùi mình dưới bùn suốt mấy tháng Với sự giúp đỡ của nắp mang, các vây và cuống đuôi cá có thể
di chuyển được một quãng đường tương đối xa để tìm nới thích hợp
Câu hỏi 1: Nêu một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng?
Câu hỏi 2: So sánh sự khác nhau cơ bản giữa dạng cá rô đồng bình thường với cá rô đầu vuông?
C Ghi nhớ:
Đặc điểm hình thái bên ngoài của cá rô đầu vuông
Cá rô đầu vuông có tốc độ tăng trưởng cao và được nuôi hiện nay
Trang 16Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng ao
Mã bài: MĐ01- 02 Mục tiêu:
- Nêu được các bước kiểm tra chất đất và chất nước; tìm hiểu điều kiện giao thông;
- Kiểm tra được chất đất, chất nước; đánh giá được điều kiện giao thông của điểm xây dựng ao nuôi
A Nội dung:
1 Tiêu chuẩn về đất, chất nước:
1.1 Tiêu chuẩn chất đất
- Khái niệm về đất:
Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỷ do sự phong hóa đá
và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Một số đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay do gió Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phẩm cây trồng
- Một số loại đất trong nuôi thủy sản:
+ Đất cát: đất cát là loại đất trong đó thành phần cát chiếm hơn 70%
trọng lượng
Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh,
dễ nóng, dễ lạnh
Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết dính, dễ bị xói mòn
và khó khăn trong việc xây dựng ao
Trong điều kiện địa lý Việt Nam đất cát chủ yếu tập trung ở những vùng ven sông, hồ, biển
Khi chọn vị trí để xây dựng ao nuôi ở vùng đất cát cần lưu ý những tính chất đặc trưng của loại đất này để khắc phục
+ Đất sét: đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét Nó có tính chất ngược lại
hoàn toàn đất cát Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt
Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội, đất sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát Đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng ao nuôi
+ Đất thịt: đất thịt mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét
Trong đất thịt có thể phân loại thành đất pha cát, đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ
Nếu là đất ưa thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì
có tính chất ngả về đất sét
Trong thực tế hiện nay, đất thịt là loại đất thường được chọn để xây dựng
Trang 17Tỷ lệ thành phần trọng lƣợng Cát
(2- 0,02mm)
Bụi (0,02-0,002mm)
Sét (<0,002mm)
pH < 7 : Môi trường axit
pH = 7 : Môi trường trung tính
Trang 18pH > 7 : Môi trường bazơ
- Ngưỡng pH đất tiêu chuẩn để chọn làm nơi xây dựng ao nuôi cá rô đồng hiện nay phổ biến pH từ 5- 8
1.3 Tiêu chuẩn chất nước
1.3.1 Tiêu chuẩn nguồn nước:
Dưới đây là các thông số tiêu chuẩn một số nguồn nước có liên quan trong nuôi thuỷ sản từ cục tiêu chuẩn nước của Bộ khoa học và môi trường Việt
Nam, đã tham khảo tiêu chuẩn nguồn nước trên thế giới (QUY CHUẨN
QCVN 08 : 2008/BTNMT -QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT )
1.3.2 Tiêu chuẩn về màu nước:
Nước nguyên chất không có màu, còn nước thiên nhiên thường có nhiều màu khác nhau do sự xuất hiện của các hợp chất vô cơ và hữu cơ hoà tan hay không hoà tan, hay sự phát triển của tảo
Trên thực tế trong các ao nuôi thuỷ sản có thể có các màu sau:
- Màu xanh nhạt (xanh nõn chuối): nước có màu xanh nhạt chứng tỏ nước có thành phần và mật độ tảo thích hợp Ao đầy đủ oxy, ít khí độc và nhiều thức ăn tự nhiên giúp tôm cá lớn nhanh
- Màu xanh đậm (xanh rêu): tảo phát triển quá mức, thiếu oxy vào sáng sớm
Tảo phát triển quá mức do trong ao có quá nhiều chất dinh dưỡng, ao nhiều chất dinh dưỡng thường xảy ra vào thời điểm cuối mùa vụ nuôi
Khi nước có màu xanh đậm Nên dừng bón phân, giảm cho ăn, thay nước
- Màu nâu đen hoặc màu đen: ao nhiều chất hữu cơ đang phân huỷ, thiếu oxy và nhiều khí độc
Nước ao nuôi chứa nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi, lượng các chất đào thải của đối tượng nuôi, hay từ nguồn nước thải sinh hoạt của con người hoặc từ các chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc Đây là biểu hiện của nguồn nước bị ô nhiễm
Khi nước có màu nâu đen hoặc màu đen Nên dừng bón phân, giảm cho
ăn, thay nước, điều chỉnh độ kiềm về giá trị thích hợp và kết hợp bón men vi sinh có thể cải thiện được tình hình
- Màu vàng cam: nước nhiều sắt, độc cho vật nuôi
Trang 1918
Ví dụ : Nước ngầm khi bơm lên, nước rất trong, nhưng chỉ sau 1-2 giờ nước chuyển sang màu vàng và có mùi tanh, thì nguồn nước ngầm đó chứa một hàm lượng sắt cao Nước nhiễm sắt làm cho tảo chết và rất khó gây màu cho nước
- Màu trắng đục (màu nước hến): nước ao chứa nhiều hạt sét, trường hợp này thường do nước mưa rửa trôi đất từ trên bờ ao
- Màu bùn phù sa do nước ao chứa nhiều hạt phù sa Phù sa sa lắng làm giảm thể tích ao, nước ít thức ăn tự nhiên và bùn phù sa mắc vào mang làm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của vật nuôi
Khi nước có màu vàng cam, trắng đục hay màu bùn phù sa Nên thay nước nếu có nguồn nước thích hợp hoặc có thể bón vôi sa lắng sau đó bón phân gây lại màu nước
2 Kiểm tra chất đất:
2.1 Thu mẫu:
- Xác định vùng đất cần thu mẫu:
+ Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thông qua bản đồ, bình
đồ vùng miền, điạ phương để tiến hành thăm dò, khảo sát
+ Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa, thổ nhưỡng…) để lựa chọn xây dựng ao nuôi
+ Xác định được vùng thu mẫu thông qua kết quả thăm dò khảo sát để tiến hành thu mẫu đất
- Thu mẫu đất:
+ Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilon, xô chậu, găng tay, nhiên liệu điện, xăng, dầu…
+ Tiến hành thu mẫu đất:
Bước 1 Xác định điểm thu mẫu đất:
Ty theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều
Thường từ 5- 10 điểm được phân bố đều trên toàn bộ diện tích vùng đất thu mẫu Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự
Trang 20Hình 1.2.1: Xác định các điểm thu mẫu đất Bước 2 Thu mẫu:
Đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để lấy được nhiều tầng đất hơn Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều thì dùng cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 0,5- 1,0m
Thông thường đối với thu mẫu đất phục vụ chọn nơi xây dựng ao nuôi thủy sản thì dùng dụng cụ thô sơ lấy mẫu như cuốc, xẻng…
Hình 1.2.2: Lấy mẫu đất ngoài thực địa Cho mẫu đất từng địa điểm vào từng dụng cụ thu mẫu khác nhau Mẫu đất được cho vào thau, chậu hoặc túi nilong
Trang 222.2 Xác định loại đất:
- Xác định loại đất bằng phương pháp cảm quan:
+ Xác định vùng đất bằng quan sát mắt thường và nhận định loại đất dựa vào màu sắc đất
Hình1.2.5: Đất cát
Hình1.2.6: Đất sét
Trang 2322
Hình1.2.7: Đất thịt + Xác định loại đất thông qua màu nước tự nhiên của vùng đất ngập nước
Hình 1.2.8: Xác định loại đất dựa vào nguồn nước tự nhiên (phèn sắt)
+ Xác định loại đất thông qua chỉ thị sinh vật sống trên vùng đất cần xác định
- Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng:
+ Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh 1.000ml trong suốt hoặc chậu thể tích 10-20 lít, nước sạch, que tre, đũa thủy tinh, thước đo, kính lúp
+ Các bước tiến hành
Trang 24Bước 1 Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 thể tích bình đựng
Hinh 1.2.9: Lấy nước vào bình thủy tinh Bước 2 Cho mẫu đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng Tỷ lệ đất với nước là 1/3 (một lượng đất, 3 lượng nước)
Hình1.2.10: Cho mẫu đất từ từ vào bình Bước 3 Dùng que tre hoặc đũa thủy tinh khấy đều để đất được hòa tan trong bình Đồng thời thêm đất vào bình đến khi dung dịch đất ở trạng thái bão hòa
Trang 25Lấy thước phần cát lắng đáy cốc xem chiếm tỷ lệ % và đối chiếu với tiêu chuẩn để xác định loại đất
Trang 26Hình 1.2.13: Đo xác định % lượng cát, đất để xác định loại đất
Hình 1.2.14: Thiết bị đo pH của đất
Đầu đo là 3 vòng kim loại Đầu đo là 2 vòng kim loại
Trang 2726
Cách đo:
Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất
Đầu đo được cắm xuống đất sao cho
2 (hoặc 3) vòng kim loại của đầu đo
ngập trong đất và hướng màn hình
lên trên
Hình 1.2.15: Cắm thiết bị đo pH xuống
đất Bước 2: Đọc kết quả
Quan sát kim chỉ di chuyển trên
màn hình
Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên
màn hình (thang đo pH tương ứng
Trang 283.2 Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh
+ Chuẩn bị thiết bị: cuốc, xẻng, chậu thể tích 10-20 lít, nước lọc sạch, que tre, bạt, bộ pH kiểm tra nhanh
+ Tiến hành: gồm các bước sau
Bước 1 Tiến hành thu mẫu đất ngoài thực địa, vùng đất chọn để xây dựng ao nuôi Thu mẫu đất bằng cách đào bằng xẻng hoặc cuốc cho vào xô hay chậu mang về Thu mẫu từ 5- 10 điểm khác nhau tùy thuộc vào diện tích vùng chọn để xây dựng ao nuôi
Hình1.2.18: Đào đất lấy mẫu để xác định pH đất Bước 2 Mang đất để vào phòng hong khô nước, đất đảm bảo tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để đảm bảo tính chính xác của pH đất
Hình 1.2.19: Hong khô đất trong phòng
Trang 2928
Bước 3 Cho nước lọc sạch vào bình (nước đảm bảo là nước lọc có môi trường trung tính- pH bằng 7) Nên kiểm tra pH nước trước khi cho vào đất để đảm bảo tính chính xác của pH đất
Hình 1.2.20: Lấy nước cất Hình 1.2.21: Kiểm tra lại pH nước cất
Bước 4: Cho đất đã hong khô từ từ vào bình nước cất
Hình 1.2.22: Cho đất từ từ vào bình nước Bước 5 Dùng que khoắng đều để đất và nước được hòa tan trong bình có thể thêm đất để đất được hòa tan bão hòa
Trang 30Hình 1.2.23: Dùng que thủy tinh hòa tan đất vào nước Bước 6 Dùng giấy quỳ hoặc bộ kiểm tra nhanh để đo pH đất đã được hòa tan trong nước trung tính
Trang 31- Đánh giá việc thu mẫu đất: đảm về số lượng đất trên một điểm thu mẫu
và đảm bảo độ sâu từ tầng mặt xuống 0,5m
- Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng: đảm bảo đúng phương pháp và thực hiện đầy đủ các bước
- Đánh giá việc xác định loại đất: kết thúc quá trình phải xác định được chính xác loại đất của vùng chọn xây dựng ao nuôi
- Xác định chính xác pH đất của vùng đất cần kiểm tra và lựa chọn theo
pH đất
- Kết luận: loại đất phù hợp xây dựng ao nuôi cá rô đồng
4 Kiểm tra nguồn nước
4.1 Khảo sát nguồn nước
- Khảo sát nguồn nước thông qua thống kê theo dõi nguồn nước mưa hàng năm tại nơi chọn xây dựng ao
- Khảo sát nguồn nước thông qua bản đồ địa lý để xác định các nguồn nước trong vùng gồm:
+ Nguồn nước từ hệ thống sông, ngòi tự nhiên
+ Nguồn nước từ hệ thống hồ chứa tự nhiên, nhân tạo
+ Nguồn nước từ hệ thống mạch ngầm
Trang 32- Khảo sát nguồn nước cung cấp gần nhất ở nơi xây dựng ao nuôi gồm: + Trữ lượng nước của nguồn cung cấp gần nhất
+ Địa hình nguồn nước (thuận lợi hay khó khăn)
+ Hệ thống kênh mương tự nhiên, nhân tạo đẫn đến nơi xây dựng ao 4.2 Kiểm tra chất nước:
4.2.1 Kiểm tra ôxy hòa tan:
- Dụng cụ đo: gồm có 2 dạng chính
+ Dạng 1: Bộ kiểm nhanh ôxy
+ Dạng 2: Máy đo ôxy
Bộ kiểm tra ôxy gồm:
Trang 33bảo quản đầu dò
Hình 1.2.27: Máy đo oxy hòa tan
- Phương pháp đo:
+ Đo bằng bộ kiểm tra nhanh ôxy:
Bước 1: Tráng đều lọ chứa
mẫu nước vài lần bằng nước
định kiểm tra
Hình 1.2.28a: Tráng lọ chứa mẫu nước
Cho lọ chứa mẫu trực tiếp xuống vị trí nước cần lấy mẫu để lấy nước, lượng nước lấy vào phải đầy đến miệng lọ
Hoặc có thể dùng xô, ca, lọ kích thước lớn cho xuống vùng nước ở vị trí lấy mẫu để lấy nước Sau đó, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xô, lấy nước mẫu vào đến đầy lọ
Trang 34Bước 2: Lau khô bên ngoài lọ
Hình 1.2.28b: Lau khô bên ngoài lọ Bước 3: Nhỏ thuốc thử số 1
vào lọ (số giọt có thể thay đổi
tùy theo loại test – dọc phần
hướng dẫn của nhà sản xuất)
sau khi lắc đều chai thuốc thử
Ví dụ: với hộp test SERA
(Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1
vào lọ nước mẫu
Hình 1.2.28c: Cho thuốc thử 1 vào lọ
Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 2
vào lọ (số giọt có thể thay đổi
tùy theo loại kểm tra) sau khi
lắc đều chai thuốc thử
Ví dụ: với loại SERA (Đức),
nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ
nước mẫu
Hình 1.2.28d: Cho thuốc thử 2 vào lọ
Trang 35Hình 1.2.28f: Lắc đều lọ Bước 8: So mầu, đọc kết quả
Mở nắp lọ ra
Đặt lọ nơi nền trắng của thang
so màu, so màu với ánh sáng
tự nhiên, không trực tiếp
chiếu vào lọ
Đọc kết quả hàm lượng oxy
của mẫu nước là trị số của ô
màu trùng hoặc gần nhất với
màu mẫu nước
Ghi kết quả kiểm tra vào sổ
Trang 36+ Đo bằng máy:
Bước 1: Nối máy với đầu đo
Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo vào nguồn nước cần xác định
Bước 3: Bật công tắc máy về ON và giữ yên máy, chờ khoảng 1 – 2 phút
để số trên màn hình LCD ổn định rồi đọc kết quả
Lư ý: Đối với máy đo ôxy thường có giá cả đắt nên khi sử dụng mấy cần bảo đảm oan toàn cho máy
4.2.2 Kiểm tra pH:
- Dụng cụ đo:
+ Giấy quỳ và bảng so màu
+ Bộ kiểm tra nhanh pH
+ Máy đo pH
- Phương pháp đo:
+ Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ):
Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước
Trang 3736
Tiến hành đo thông qua các bước sau:
Bước 1: Đo trực tiếp nguồn nước
sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách
mặt nước khoảng 0,5m
Hoặc đo mẫu nước lấy từ sông, rạch
với điểm lấy mẫu như trên
Hình 1.2.30a: Lấy mẫu nước Bước 2: Lấy một mẩu giấy quỳ dài
Trang 38Bước 4: Để ráo khoảng 5-10 giây
Mẩu giấy quỳ chuyển màu
Hình 1.2.30d: Để ráo mẩu giấy quỳ
Bước 5: Đặt mẩu giấy lên thang so
màu, so sánh màu của mẩu giấy với
các ô màu trên thang so màu
+ Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên
Trang 3938
Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô
màu trùng so với màu mẩu giấy
Hình 1.2.30f: Kết quả của pH=8 đo
bằng giấy quỳHình 1.2.30: Các bước đo pH nước bằng giấy quỳ + Đo pH bằng dung
Lọ nhựa
Trang 40Đổ nước tráng lọ ra
Hình 1.2.32b: Đổ nước tráng lọ
Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến
mức quy định
Lau khô bên ngoài lọ
Hình 1.2.32c: Cho mẫu nước vào lọ
Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ với
số giọt quy định tùy theo nhà sản
xuất
Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào
mẫu nước cần lắc đều chai thuốc
thử
Hình 1.2.32d: Cho thuốc thử vào lọ