1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi cá ao

6 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2. Bệnh do nấm:

Nội dung

Kỹ thuật nuôi cá ao I. Chuẩn bị ao: 1. Chọn ao: - Diện tích khoảng từ 300-3000m 2 , tốt nhất từ 500 đến 1500 m 2 - Nước sâu: 1,2-2,0m - Đáy có lớp bùn dày 15 – 20 cm dốc về phía cống thoát nước. - Có cống cấp và tháo nước thuận tiện. - Ao gần nguồn nước sạch có đăng cống chắc chắn để giữ nước và chắn cá. - Mặt ao thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 0,4-0,5 m. 2. Chuẩn bị ao nuôi cá: - Ao trước khi thả cá phải tát cạn, bắt hết cá tạp và khử trùng, diệt địch hại. - Phát quang, dọn cỏ quanh bờ, vét bùn đáy, sửa lại bờ và đăng cống. - Tẩy vôi: Sau khi tát cạn và vét bớt bùn đáy, dùng vôi bột tẩy ao để khử chua và diệt tạp. Lượng vôi tẩy 7-10 kg vôi cho 100m 2 , nếu ao chua có thể dùng từ 10- 15kg/100 m 2 (vôi đã tôi thì lượng dùng gấp 2 lần vôi bột). Vôi bột (hoặc vôi tôi đã hoà nước) được vãi đều khắp đáy ao và xung quanh bờ, dùng cào hoặc bừa cho vôi lẫn với bùn ao. - Phơi đáy: ít nhất 3-5 ngày để diệt tạp, địch hại, mầm bệnh, phân huỷ chất độc hại, làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, oxy, cân bằng độ pH - Sau khi đã phơi đáy ao tiến hành bón lót từ 30 - 40 kg phân chuồng; 40 - 50kg phân xanh cho 100m 2 . Bón phân có tác dụng làm cho sinh vật đáy, sinh vật phù du phát triển, tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Cách bón: Phân chuồng rải đều mặt đáy ao, phân xanh bó thành từng bó 8-10 kg đặt vào góc ao. Dùng bừa hoặc cào san phẳng đáy ao để cho phân bón lẫn trong bùn. - Cấp nước vào ao nuôi, ban đầu lấy mực nước sâu khoảng 40 – 50cm. Sau khi bón lót 3- 4 ngày, tiến hành lấy đủ nước vào ao rồi thả cá. Nước lấy vào ao phải được lọc qua bằng phên chắn hoặc bằng lưới mắt nhỏ để tránh các loại cá tạp hay địch hại theo nước vào ao. II. Thả cá: 1. Cỡ cá giống: - Trắm cỏ: 10 -12cm - Mè trắng, Mè hoa: 8 - 12cm - Chép : 4 - 6cm - Rô phi: 5 - 6cm - Mrigan, rôhu, trôi trắng: 8 - 10cm. Trong trường hợp cụ thể cá giống có thể lớn hơn để rút ngắn thời gian nuôi và tận dụng thời vụ sinh trưởng. Song không nên thả cá giống cỡ nhỏ, cá sẽ chậm lớn và hao hụt nhiều. 2. Chọn cá: Cá giống phải đảm bảo tiêu chuẩn sau: Cá khoẻ mạnh, không bệnh, không dị hình. Cá nhìn bề ngoài sáng óng, vây, vẩy nguyên vẹn, cân đối. Cỡ cá đồng đều. Hoạt động: cá bơi lội hoạt bát, bơi chìm và bơi theo đàn. Mua cá giống biết rõ nguồn gốc, nên mua giống ở gần vùng mình ở. 1 3. Mật độ thả: Tuỳ theo ao lớn, nhỏ, màu ao tốt xấu, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư chăm sóc, quản lý, mục tiêu năng suất để chọn loại cá nuôi chính và mật độ thích hợp. Mật độ thả thường dao động từ 1,5 - 3 con/m 2 ao. Có thể tham khảo một số công thức nuôi ghép sau: Đối tượng nuôi chính Trắm cỏ (%) Mè trắng(%) Mè hoa (%) Trôi (%) Chép (%) Rô phi (%) Trắm cỏ là chính 40 15 5 20 10 10 Cá Trôi làm chính 10 15 3 60 7 5 Cá mè làm chính 10 45 3 30 7 5 Cá rô phi làm chính 5 15 5 20 5 50 4. Mùa vụ thả cá: Cá có thể thả quanh năm nhưng tốt nhất là từ tháng 3- 4. Cách thả cá: Cá giống phụ thuộc lớn vào môi trường nước nên phải để cho cá làm quen với môi trường nước mới. Cá sau khi lấy về phải thả các túi cá xuống ao trong khoảng 5 phút, đồng thời hoà từ từ nước ao vào cho nhiệt độ trong túi cá cân bằng với nhiệt độ của nước, sau đó nghiêng túi cho cá tự bơi ra ao là tốt nhất (toàn bộ thời gian thả cá kéo dài khoảng 15 đến 20 phút, nếu nhiệt độ trong túi với ao có sự chênh lệch lớn thì thời gian thả cá có thể dài hơn). Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát khi nước trong ao đang ở nhiệt độ thấp. III. Thức ăn của cá 1. Thức ăn tự nhiên của cá: Là các loại thức ăn có sẵn trong ao, hồ như: Rong, rêu, cỏ rác, mùn bã hữu cơ, các loại động, thực vật phù du, vi sinh vật, động thực vật sống ở đáy ao, côn trùng sống trong nước là thức ăn ưa thích cho mỗi loài cá. Thức ăn tự nhiên là loại là loại thức ăn rất cần thiết cho cá, ngoài cung cung cấp dinh dưỡng còn cung cấp thêm các vitamin, các chất vi lượng, tuy nhiên lượng thức ăn tự nhiên có trong ao, hồ có hạn nên không đủ cho nhu cầu nuôi cá tăng sản, nên thường phải dùng cả các loại thức ăn khác như phân bón, thức ăn xanh, thức ăn hỗn hợp công nhiệp hoặc tự chế theo phương pháp thủ công. 2. Thức ăn do con người cung cấp 1. Thức ăn xanh: Gồm các loại bèo tấm, bèo hoa dâu, cỏ, rong rêu, ngô, lúa non, lá sắn, lá chuối, râu lấp Thức ăn xanh chủ yếu cho cá trắm cỏ và một số loài cá khác ăn tạp như: Cá chép, rôphi, họ cá trôi, cá trê lai, cá chim trắng Khi thiếu thức ăn hỗn hợp, thức ăn xanh là nguồn bổ sung quan trọng trong quá trình tăng trọng của cá. 2. Thức ăn tinh: Là loại thức ăn trực tiếp cho cá ăn như: Bột, hạt các loại ngũ cốc, đậu tương, bột cá nhạt, một số củ quả, thức ăn hỗn hợp có thể cho cá ăn bổ sung với lượng 2-3% khối lượng cá có trong ao. 3. Phân bón: Bao gồm phân chuồng đã ủ hoai, lá dầm là loại thức mà cá và động vật thuỷ sinh có thể sử dụng ngay một phần, còn lại nhờ vi khuẩn phân huỷ thành các chất dinh dưỡng trong nước, tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển. Phân vô cơ được sử dụng khi cần bổ sung các chất dinh dưỡng trong ao. 2 IV. Chăm sóc: 1. Bón phân 1.1. Phân chuồng: Một tuần bón phân 1 lần, mỗi lần bón 20 kg phân chuồng loại 1 cho 100m 2 , bón phân vào một góc cố định, trường hợp ao có diện tích lớn, có thể bón 2-3 điểm cố định. Phân chuồng bón xuống ao một phần cá ăn ngay, phần còn lại tan ra trong nước thành các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, thực vật phù du, động vật phù du, động vật sống ở đáy ao, côn trùng phát triển Các loài động thực vật này trở thành thức ăn cho các loài cá nuôi. 1.2. Phân xanh: Phân xanh bón với lượng 40-50kg/100m 2 tháng bón 2 lần. Gồm các cây thân mềm, các loại lá xanh đều có thể bón cho ao nuôi, phân xanh được bó thành từng bó 8-10 kg để ở vị trí cố định chìm trong nước dùng cho cá rất tốt. Phân xanh sau khi bón xuống ao thối rữa trở thành giống như phân chuồng làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng trong ao. 1.3. Phân vô cơ: Phân vô cơ bón xuống ao với lượng phân đạm 0,2kg, lân 0,4kg trên 100m 2 ao/ tuần, hoà tan ra nước té đều trên mặt nước ao váo buổi sáng lúc có ánh nắng mặt trời. Đạm, lân, bón xuống ao bổ xung thêm dinh dưỡng cho sinh vật phù du và thức ăn tự nhiên phát triển tạo nguồn thức ăn cho cá (Chú ý bón phân vô cơ và hữu cơ xen kẽ). Lượng phân bón cần điều chỉnh theo màu nước ao. 2. Cho ăn: 2.1. Thức ăn xanh: Đối với cá Trắm cỏ, hàng ngày cho cá ăn thức ăn xanh, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 25 - 30% trọng lượng cá trắm cỏ trong ao, những ngày rét cá ăn ít hơn. 2.2. Thức ăn tinh: Lượng thức ăn tinh cho ăn hàng ngày bằng 5-2% khối lượng cá có trong ao, cá càng lớn thì tỷ lệ thức ăn theo trọng lượng cơ thể giảm dần. Cũng có thể cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp, thức ăn hỗn hợp viên theo bảng sau: Bảng1: Chế độ cho ăn và khẩu phần ăn theo kích cỡ cá sử dụng thức ăn công nghiệp. Cỡ cá (g/con) Loại thức ăn Lượng cho ăn (% trọng lượng) Ghi chú 5-20 20-100 100-300 > 300 Dạng viên mảnh 30% đạm Dạng viên nén 26% đạm Dạng viên nén 22% đạm Dạng viên nén 18% đạm 5 3,5 - 3 3 2 Bón thêm 0,2 kg đạm + 0,4kg lân /100m 2 ao/ tuần. Bón thêm 0,2kg đạm + 0,4kg lân/100m 2 ao / tuần. Thay nước 1 lần/ tháng. Thay nước 2 lần/ tháng V. quản lý ao. 3 Hàng ngày quan sát cá trong ao 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Những ngày mới thả cá giống, ngày mưa to, thời tiết thay đổi, mùa dịch bệnh phải theo dõi ao thường xuyên. - Theo dõi các hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón và điều chỉnh mực nước. - Thay nước, thêm nước cho ao 1 tháng 1 lần, mỗi lần thay khoảng 1/3 đến 1/4 số nước có trong ao. - Điều chỉnh lượng phân bón theo mùa, theo thời tiết, theo độ sâu của nước trong ao và theo màu nước và sự hoạt động của cá. - Theo dõi lượng oxy hoà tan trong ao nếu thấy cá nổi đầu nhiều giờ trong ngày bơi dạt vào bờ phải cấp thêm nước và ngừng bón phân. - Đặc biệt chú ý hiện tượng cá nổi đầu, khi thấy cá nổi đầu trên mặt ao, có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu oxy, môi trường nước xấu phải thay nước kịp thời hoặc cá bị bệnh phải chuẩn đoán, xử lý nước ao và các biện pháp phòng trị cụ thể và kịp thời. - Dùng vôi định kỳ tháng 2 lần để hạn chế dịch bệnh với lượng 1-2 kg/100m 3 . - Cho cá ăn thuốc Tiên Đắc phòng bệnh trước mùa xuất hiện bệnh, đối với cá trắm cỏ thường bị bệnh từ tháng 4-6 và tháng 9-11 trong năm. - Chống lũ lụt, diệt địch hại hoặc các sự cố khác xảy ra. VI. Một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt. 1. Bệnh ký sinh trùng: Trong tự nhiên, thành phần loài của ký sinh trùng nhiều nhưng số lượng cá thể mỗi loài ít do đó chúng ít gây bệnh cho cá. Trong nuôi trồng thuỷ sản, thành phần loài ký sinh trùng ít nhưng số lượng cá thể của mỗi loài nhiều, hơn nữa mật độ của cá cao hơn so với tự nhiên nên ký sinh trùng có nhiều cơ hội để ký sinh vào cá, do đó rất hay gây bệnh cho cá. 1.1 Bệnh trùng bánh xe: Trùng vận động quay tròn giống như bánh xe do đó người ta gọi là trùng bánh xe. Trùng ký sinh chủ yếu ở da, vây, mang, khoang mũi cá. - Dấu hiệu bệnh: Cá bơi lội không định hướng, nổi từng đàn lên mặt nước, da màu xám. Đàn cá bị nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý kịp cá xẽ chết. Bệnh nặng, thân cá có nhiều nốt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó chết. - Đối tượng bị bện : Tất cả các loài cá nuôi, gây tác hại lớn ở giai đoạn cá hương và cá giống. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa thu. - Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp. - Trị bệnh: Tắm nước muối 2-3% trong 5-15 phút. Dùng CuSO 4 nồng độ 0,5-0,7g/m 3 phun xuống ao hoặc tắm nồng độ 3-5g/m 3 trong 5-15 phút. Dùng Formalin để tắm, nồng độ 200- 250 ml/m 3 trong 30-60 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25ml/m 3 . 2.1 Bệnh trùng quả dưa : 4 Trùng có hình dạng giống quả dưa, đường kính 0,5-1mm, có một hạch lớn hình móng ngựa và một hạnh nhỏ. Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 25-26 o C. - Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh thường nổi đầu, bơi lờ đờ, gẫy mạnh hoặc cọ mình vào cây cỏ thuỷ sinh. Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục, có thể thấy rõ bằng mắt thường cho nên bệnh này còn gọi là bệnh đốm trắng trên cá. - Đối tượng bị nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nuôi nước ngọt đều có thể bị bệnh này, đối với các loài cá da trơn thì mẫn cảm hơn. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Mùa xuân và mùa thu. - Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp. - Trị bệnh: Dùng Formalin nồng độ 200-250ml/m 3 tắm trong 15-30 phút; phun nồng độ 20-25ml/m 3 , mỗi tuần 2 lần. 3.1 Bệnh trùng mỏ neo: Cơ thể trùng gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu kéo daì thành sừng giống như mỏ neo đâm thủng bám chắc vào tổ chức bên ngoài của cá. - Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi lội không bình thường, chậm chạp, khả năng bắt mồi giảm dần, gầy yếu, dị hình uốn cong, trên thân cá có các vết đỏ nhỏ. Khi ký sinh phần đầu của mỏ neo cắm sâu vào tổ chức ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước. Cá bố mẹ bị nhiễm trùng mỏ neo với số lượng nhiều, tuyến sinh dục sẽ không phát triển được. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện mạnh khi nhiệt độ nước khoảng 18-30 o C. - Đối tượng bị bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt, cá mè, cá trôi rất mẫn cảm với bệnh này. - Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số lượng 0,2-0,3kg/m 3 - Trị bệnh: Thay nước kết hợp với bón vôi bột hoà tan (2kg/100m 3 ) Dùng thuốc tím KMnO 4 nồng độ 10-12g/m 3 tắm từ 1-2 giờ. 4.1 Bệnh rận cá: Rận cá có cơ thể dẹp, rộng hình bầu dục, đầu hình lá. Rận cá thường ký sinh ở vây, mang và da cá làm viêm loét tạo điều kiện tác nhân khác xâm nhập. - Dấu hiệu bệnh: Cá vận động mạnh, bơi quẫy mạnh, cường độ bắt mồi giảm. Rận cá có thể nhìn thấy bằng mắt thường. - Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Đối với cá nuôi trong lồng (treo túi vôi xung quanh thành lồng với liều lượng 2- 4kg/10m 3 lồng ). - Trị bệnh: Dùng thuốc tím KMnO 4 tắm cho cá 10g/m 3 trong 30 phút Formalin nồng độ 20-25 ml/m 3 phun xuống ao. 2. Bệnh do nấm: 1.2 Bệnh do nấm thuỷ my: - Dấu hiệu bệnh lý: Trên da xuất hiện các vùng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. Sau vài ngày phát triển thành những búi trắng như bông. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có sợi nấm. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông. 5 - Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. - Trị bệnh: Formalin nồng độ 200-250ml/m 3 tắm trong 30 phút. 2.2 Hội chứng lở loét : Tác nhân gây bệnh là nấm. - Triệu chứng bệnh lý : Thân cá có các vết lở loét, các vết này có thể ăn sâu vào trong thân cá và làm cho cá chết hàng loạt. Hầu hết các loài cá nước ngọt đều có thể bị bệnh này. - Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng trị tổng hợp. - Trị bệnh:Dùng vôi với liều lượng 4-6kg/100m 3 nước ao để tăng PH, kìm hãm sự phát triển của nấm. 3. Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn - Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn. - Dấu hiệu bệnh: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân xuất hiện các đốm màu đỏ hoặc vẩy bị tuột, các tia vây cụt dần, hậu môm sưng đỏ. Không có vết xuất huyết dưới da khi bóc lớp da ngoài của cá, ruột hoại tử. - Mùa vụ xuất hiện bệnh: Thường xuất hiện bệnh trên cá trắm cỏ vào tháng 4-6; 9-11 âm lịch. - Phòng trị bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Dùng Vitamin C cho cá ăn với liều lượng 30mg/1kg cá (30g/100 kg cá/ngày). Cho ăn liên tục trong mùa thường xuất hiện bệnh. Dùng thuốc Tiên Đắc với liều lượng: + Phòng bệnh: Một gói (50g) dùng cho 200kg cá trộn vào thức ăn mỗi ngày 1 lần, dùng trong 3 ngày liên tục. + Trị bệnh: Một gói (50g) dùng cho 50 kg cá trộn vào thức ăn mỗi ngày 1 lần dùng trong 5 đến 7 ngày liên tục. Cách dùng: Thức ăn tinh: nấu chín để nguội sau đó chộn thuốc vào thức ăn. Thức ăn xanh: rửa sạch để ráo nước, trộn thuốc vào ủ 30 phút đem cho cá ăn. 4. Bệnh xuất huyết do vi rút: Bệnh do vi rút gây nên. - Dấu hiệu bệnh lý: Cá kém ăn bơi lờ đờ trên mặt nước, vây bị tuột, tia vây bị xơ, cụt dần, đen mình. ở cá có các vết xuất huyết dưới da khi bóc lớp da ngoài, cơ quan nội tạng bị xuất huyết, ruột không hoại tử. Bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ dưới 1 năm tuổi. - Phòng trị bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Dùng Vitamin C cho cá ăn với liều lượng 30mg/1kg cá (30g/100 kg cá/ngày). Cho cá ăn liên tục trong mùa xuất hiện bệnh./. 6 . tiện. - Ao gần nguồn nước sạch có đăng cống chắc chắn để giữ nước và chắn cá. - Mặt ao thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 0,4-0,5 m. 2. Chuẩn bị ao nuôi cá: - Ao. lấy đủ nước vào ao rồi thả cá. Nước lấy vào ao phải được lọc qua bằng phên chắn hoặc bằng lưới mắt nhỏ để tránh các loại cá tạp hay địch hại theo nước vào ao. II. Thả cá: 1. Cỡ cá giống: - Trắm. tượng bị bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt, cá mè, cá trôi rất mẫn cảm với bệnh này. - Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số

Ngày đăng: 14/10/2014, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w