6.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình
Tìm hiểu thông tin vị trí địa lý, địa hình để có kế hoạch xây dựng ao nuôi cá cho phù hợp.
- Phương pháp xác định vị trí địa lý, địa hình: Bước 1: Công tác chuẩn bị nhân lực, bản đồ địa lý.
Bước 2: Tiến hành khả sát vùng cần chọn để xây dựng ao. Bước 3: Kết luận về địa lý, địa hình vùng nuôi.
6.2. Tìm hiểu khí hậu
- Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi cá rô đồng là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng trong nuôi cá rô đồng.
Hiểu rõ điều kiện thời tiết vùng nuôi cua nhằm mục đích sau: + Tránh được mùa vụ thời tiết xấu.
+ Chọn được mùa vụ thời tiết phù hợp cho sự phát triển của cá.
+ Có những biện pháp phòng tránh trong quá trình nuôi. - Tìm hiểu chế độ nhiệt:
Đối với cá rô đồng nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự sinh trưởng của cá, nếu nhiệt độ thấp dưới ngưỡng chịu đựng của cá sẽ chết.
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 210C đến 270C và tăng dần từ bắc vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 250
Nội 230C, Huế 250C, thành phố Hồ Chí Minh 260C). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng Mười Hai và tháng Giêng.
Mỗi vùng sinh thái có những đặc trưng riêng. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm chế độ nhiệt của vùng nuôi là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc trong việc chọn nơi xây dựng ao nuôi để nuôi cá rô đồng sau này.
- Phương pháp xác định chế độ nhiệt của vùng nuôi: Bước 1: Công tác chuẩn bị:
+ Nhân lực
+ Địa chỉ thu thập tài liệu: phòng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo.
Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về chế độ nhiệt của vùng nuôi + Bảng thống kê nhiệt độ hàng tháng, năm.
+ Biểu đồ biến đổi nhiệt độ hàng tháng, năm. Bước 3: Kết luận nhiệt độ vùng nuôi.
Thông qua tìm hiểu chế độ nhiệt để đưa ra kết luận nhiệt độ trung bình của vùng nuôi từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuôi.
Trong thực tế, nhiệt độ để cua sinh trưởng và phát triển dao động từ 22 – 280C.
- Chế độ mưa
Mưa bão có thể làm cá rô đồng thất thoát ra khỏi vùng nuôi, phá vỡ hệ thống công trình nuôi.
Việt Nam có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phương pháp xác định chế độ mưa của vùng nuôi cụ thể: Bước 1: Công tác chuẩn bị:
+ Nhân lực
+ Địa chỉ thu thập tài liệu: phòng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo.
48
+ Bảng thống kê lượng mưa hàng tháng, năm. + Biểu đồ biến đổi lượng mưa hàng tháng, năm Bước 3: Kết luận lượng mưa vùng nuôi.
Thông qua tìm hiểu thông tin về lượng mưa để đưa ra kết luận lượng mưa trung bình của vùng nuôi từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuôi.
Không nên chọn thời điểm thả giống vào mùa mưa. Ở miền Bắc mùa mưa tập trung vào tháng 5 – 8, miền Trung từ tháng 8 – 11 và ở miền Nam từ 7 – 11.