Chuẩn bị:

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi cá rô đồng (Trang 50)

linon chắc chắn không bị thủng hoặc rách.

Cuốc xẻng 2-3 chiếc; chắc chắn. Cốc thủy tinh 100ml 2- 3 chiếc; trong

50

suốt không bị thủng. Đũa thủy tinh 1- 2 chiếc.

Thước thẳng loại 20- 30cm; chia vạch rõ ràng.

Bút dạ 2- 3 chiếc.

2 Xác định điểm thu mẫu 5- 10 điểm; trên diện tích ao 1.000- 5.000m2.

3 Lấy mẫu đất Lấy đất cho vào chậu, túi và đánh dấu điểm; lấy đất theo 2 tầng mặt và tầng sâu 1-2m.

4 Hòa tan đất vào nước Lấy nước vào bình với lượng nước 1/2 - 2/ 3 bình, đất được cho từ từ và hòa tan hoàn toàn trong nước.

5 Xác định % đất, cát Để cát sa lắng hoàn toàn; dung thước đo và tính % cát.

Đối chiếu với tiêu chuẩn để xác định loại đất.

2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Kiểm tra độ pH - Mục tiêu:

Mô tả phương pháp xác định pH đất bằng máy và kiểm tra nhanh;

Thực hiện được các bước lấy mẫu đất, kiểm tra được pH chất đất tại nơi chọn để xây dựng ao nuôi.

- Nguồn lực:

+ Xẻng: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

+ Bình thủy tinh: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Thước đo: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy quỳ: 1 bộ/ 1 nhóm 5 học viên + Máy đo pH: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, máy móc. + Xác định điểm thu mẫu đất

+ Đo trực tiếp bằng máy ngoài thực địa (đối với đo bằng máy) + Tiến hành thu mẫu đất (đối với phương pháp kiểm tra nhanh) + Chuyển mẫu đất về phòng hong khô (nếu lượng nước nhiều)

+ Lấy nước cất vào bình thủy tinh (kiểm tra lại pH nước trong bình b ằng giấy quỳ)

+ Hòa tan đất với nước (nên hòa đất vào nước ở trạng thái hòa tan bão hòa)

+ Nhúng giấy quỳ vào cốc đã hòa tan và so mầu để xác định pH đất. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm

1 Chuẩn bị dụng cụ Xô hoặc túi 10 chiếc; xô nhựa, túi linon chắc chắn không bị thủng hoặc rách.

Cuốc 2-3 chiếc; chắc chắn.

Cốc thủy tinh 100ml 2- 3 chiếc; trong suốt không bị thủng.

Đũa thủy tinh 1- 2 chiếc. Bút dạ 2- 3 chiếc.

Máy đo pH.

Hộp giấy quỳ (giấy quỳ và bảng so màu).

2 Xác định điểm thu mẫu 5- 10 điểm; trên diện tích ao 1.000- 5.000m2.

3 Đo pH đất bằng máy Cắm trực tiếp đầu máy xuống vị trí đất cần kiểm tra, đọc kết quả hiện thị pH.

4 Lấy mẫu đất Lấy đất cho vào chậu, túi và đánh dấu điểm; lấy đất theo 2 tầng mặt và tầng sâu 1-2m.

5 Hong khô đất Hong đất trong phòng, không cho đất tiếp xúc trực tiếp với ánh sang mặt trời; đất ráo hết nước.

52

1/2 - 2/ 3 bình, đất được cho từ từ và hòa tan hoàn toàn trong nước.

7 Xác định pH đất bằng giấy quỳ

Nhúng giấy quỳ vào dung dịch.

So màu, đối chiếu với bảng màu để xác định pH đất.

3. Kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra: kiểm tra pH đất - Thời gian kiểm tra: 2 giờ

- Phương pháp tổ chức kiểm tra: tổ chức người học thao tác kỹ năng chuẩn bị dụng cụ và đo pH ngoài thực địa.

- Sản phẩm đạt được: học viên thực hiện đúng thao tác đo pH; đọc kết quả và đánh giá kết quả.

C. Ghi nhớ:

Hong khô mẫu đất trong phòng, không để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để việc xác định pH được chính xác.

Lấy nước hòa tan đất để kiểm tra pH đất phải là nước tinh khiết pH nước bằng 7.

Bài 3: Vẽ sơ đồ ao nuôi Mã bài: MĐ01- 03 Mục tiêu:

- Trình bày được các tiêu chuẩn ao nuôi; các bước vẽ sơ đồ ao, bờ và cống;

- Vẽ được sơ đồ ao, bờ và cống; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung:

1. Tiêu chuẩn ao nuôi: 1.1. Hình dạng ao: 1.1. Hình dạng ao:

Xác định diện tích ao nuôi cá rô đồng nhằm mục đích tiến hành vẽ sơ đồ và xây dựng ao nuôi phù hợp.

Ao nuôi cá rô đồng có nhiều hình dạng khác nhau, vì hình dạng ao không phải là nhân tố quyết định đến việc nuôi cá rô đồng thương phẩm đạt năng suất hay không.

Hiện nay, ao nuôi cá rô đồng thường có hình dạng chữ nhật là thích hợp cho quá trình bố trí dãy ao, quản lý, đánh bắt và thi công. Ao hình chữ nhật thường chọn chiều dài lớn hơn chiều rộng từ 2 - 6 lần.

Hình 1.3.1: Sơ đồ bố trí ao nuôi 1.2. Diện tích ao, độ sâu nước ao:

- Diện tích của ao tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô hoạt động của từng cơ sở nuôi.

54

- Diện tích ao nuôi có thể thay đổi, việc xác định diện tích ao của từng hệ thống ao phải tính toán tổng hợp dựa vào:

+ Điều kiện địa lý vùng miền.

+ Yêu cầu đối tượng nuôi và kỹ thuật nuôi.

+ Tính toán chi phí xây dựng trên một diện tính ao.

- Diện tích ao nuôi cá rô đồng thương phẩm phổ biến ở các cơ sơ nuôi từ 1.000- 5.000m2/ao, trong đó:

+ Chiều rộng ao: 25- 50m. + Chiều dài ao: 40- 100m.

- Độ sâu mực nước ao tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá. Khi giai đoạn mới thả, cá còn nhỏ thì mực nước thường thấp. Khi cá phát triển lớn hơn theo tháng nuôi thì mực nước được tăng dần lên.

- Độ sâu mực nước còn tùy thuộc vào hình thức nuôi như nuôi thâm canh, bán thâm canh thì mực nước thường thấp hơn so với hình thức nuôi nuôi công nghiệp.

- Thông thường hiện nay ao nuôi cá rô đồng thường dao động từ 1,2- 2,0m nước, trong đó:

+ Khi cá giống mới thả mực nước cấp vào từ 1,2- 1,3m nước. + Sau 1,5- 2,0 tháng nuôi mực nước tăng lên khoảng 1,5m nước + Sau hai tháng nuôi mực nước luôn giữ ổn định từ 1,7- 2,0m nước. 1.3. Kích thước bờ ao

- Kích thước bờ ao được xác định là kích thước chiều rộng đáy bờ ao và kích thước chiều rộng mặt bờ ao.

- Kích thước bờ ao lớn, nhỏ còn phụ thuộc vào chất đất xây dựng bờ. Nếu là đất sét hoặc đất thịt nặng thì xây dựng bờ thường nhỏ hơn vùng có chất đất là đất thịt nhẹ hoặc đất cát.

- Kích thước bờ ao còn tỷ lệ thuận với chiều cao bờ ao. Độ cao của bờ ao càng lớn thì kích thước bờ càng rộng. Nên khi xác định, tính toán kích thước bờ ao thường đi kèm với chiều cao của bờ ao hay nói cách khác là căn cứ vào độ sâu của ao cần xây dựng.

- Bờ ao vừa là nơi chắn giữ nước, cá vừa là đường lưu thông vận chuyển qua lại. Bờ ao có loại chỉ ngăn một ao, có loại ngăn hai ao ( bờ liên ao) và bờ bao, nên các loại bờ này cũng có kích thước khác nhau.

Bảng 1.3.1: Chiều rộng của bờ ao Loại bờ ao Là đƣờng giao thông

chính(m) Không phải là đƣờng giao thông chính (m) Bờ liên ao 5-6 3-4 Bờ ao 4 3 Bờ bên, bờ bao 5-6 4 1.4. Cống cấp và thoát nước

- Cống cấp là cống dùng để lấy nước từ ngoài môi trường vào ao nuôi, cống cấp thường bố trí ở dạng cống “nổi” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh cấp nước.

Tiêu chuẩn của cống cấp là cung cấp nước cho ao một cách dễ dàng nhanh chóng vào ao nuôi.

- Cống thoát là cống dùng để thoát nước từ ao ra môi trường bên ngoài. Cống thoát thường bố trí cao trình cống ở phía đáy thấp, dạng cống “chìm” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh thoát nước.

- Cống thoát là cống dùng để điều tiết nước trong ao. Cống thoát chủ yếu sử dụng để thoát nước ra ngoài môi trường.

Tiêu chuẩn của cống thoát là tháo nước từ ao ra ngoài môi trường dễ dàng, nhanh chóng và thao tác vận hành đơn giản.

- Cống có 2 dạng chính: cống đơn giản và cống kiên cố. Trong 2 dạng cống trên có thể phân loại cụ thể sau: + Cống đơn giản.

+ Cống ván phai. + Cống bậc thang. + Cống ba lỗ.

- Hiện nay, thông thường cống đơn giản và cống ván phai thường sử dụng làm cống cấp vì khẩu độ thường lớn, cấp nước nhanh, dễ thao tác.

- Cống dạng bậc thang, cống 3 lỗ thường dùng làm cống thoát vì khả năng tiện dụng của dạng cống này. Đặc biệt khi thoát nước, cống dễ thoát nước từng phần trong ao tùy vào mực nước cần tiêu.

- Cống đơn giản là loại cống được đặt xuyên qua bờ ao ở độ cao ngang với mực nước yêu cầu thấp nhất trong ao.

56

Đường kính ống cống tùy thuộc vào lượng nước và thời gian cấp nước, thường từ 30- 60cm.

Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30-50cm để tránh xói mòn lở bờ.

Miệng cống phía ngoài ao luôn gắn bằng một khung lưới để ngăn rác làm tắc cống. Kích thước mắt lưới 2a = 6- 10mm.

Nắp cống đóng mở được để điều chỉnh mực nước trong ao. Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ.

Nhược điểm: dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa thường xuyên.

Hình 1.3.3: Loại cống cấp nước đơn giản

Hình 1.3.2b: Ống cống bê tông Hình 1.3.2a: Ống cống nhựa

- Cống dạng ván phai: cống gồm ba bộ phận.

+ Nền cống: Có tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững, bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, được đầm nện kỹ, có thể đóng thêm bạch đàn từ 16 - 25 cây/m2. Sau khi đóng móng và đầm nện kỹ chúng ta lót một lớp bê tông đá 4 x 6 dày từ 10 - 20 cm cho nền được vững chắc. Bệ cống có thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tông mác 150 - 200 kg/cm2

.

+ Ống cống: Nên dùng loại ống bê tông đúc sẵn có thể có lưới thép hoặc không. Cường độ chịu nén của cống phải đạt 150 - 200 kg/cm2. Ống cống thường không đủ chiều dài, vì vậy khi đặt ống cống thường chú ý đến các khớp nối cho chắc. Thường ngay tại khớp nối người ta xây một lớp gạch để giữ chặt và bít các khớp nối. Đường kính ống cống tùy thuộc khối lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nước. Thông thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2 - 3 giờ. Do đó ao 1000 m2

thì cần ống ống có đường kính khoảng 40 cm.

Việc tính toán đường kính ống tương đối phức tạp. Ta có thể tham khảo bảng sau:

Stb: diện tích trung bình= (diện tích mặt nước + dện tích đáy ao)/2

h: chênh lệch cột nước bình quân: là độ cao chênh lệch mực nước trong ao và mực nước bện ngoài (kênh hoặc sông).

Bảng 1.3.2: Bảng tra đƣờng kính ống cống (cm) Diện tích trung bình (m2) Chênh lệch cột nƣớc (m) Mực nƣớc trong ao (m) 1,0 1,5 2,0 2,5

Thời gian cấp (tiêu) nƣớc (giờ)

2,5 5 10 2,5 5 10 2,5 5 10 2,5 5 10 500 0,2 35 25 15 40 30 20 45 35 25 50 40 30 0,4 30 20 15 35 25 20 40 30 20 45 35 25 0,6 25 20 10 30 25 15 35 30 20 40 35 25 0,8 25 20 10 30 25 15 35 25 15 40 30 20 1000 0,2 50 35 25 60 40 30 70 50 35 75 55 40 0,4 40 30 20 50 35 25 60 40 30 65 45 30 0,6 35 30 20 45 30 20 50 35 25 60 40 30 0,8 35 25 15 40 30 20 50 35 25 55 40 30 1500 0,2 55 40 30 70 50 35 80 55 40 90 70 40 0,4 45 40 25 60 45 30 65 50 35 70 60 40 0,6 40 35 20 55 40 25 60 50 30 65 55 35

58 0,8 40 30 20 50 40 25 55 45 30 65 50 35 2000 0,2 70 50 35 85 60 40 95 70 50 110 75 55 0,4 55 40 30 70 50 35 80 60 40 90 60 45 0,6 55 35 25 65 45 30 75 50 35 80 60 40 0,8 50 35 25 60 40 30 70 50 35 80 55 40 2500 0,2 80 60 40 100 70 50 110 80 55 120 90 65 0,4 70 50 35 80 65 40 95 75 50 100 85 55 0,6 60 50 30 75 55 35 85 65 40 95 75 50 0,8 60 45 30 70 55 35 80 60 40 90 70 45 3000 0,2 110 75 55 130 95 65 150 110 75 170 120 85 0,4 90 65 45 110 80 55 130 90 65 140 100 70 0,6 80 60 40 100 70 50 120 85 60 130 90 65 0,8 75 55 35 95 65 45 110 75 55 120 85 60

+ Thân cống: Thân cống có tiết diện hình chữ U, bề lõm quay vào trong ao để đón nước. Tường cống dày 12 cm. Bề rộng 50 -100 cm. Phía trong có 2 - 3 khe phai để lắp ván phai, khe phai rộng 5 - 10 mm, sâu 5 - 10 mm. Thân cống thường được xây bằng gạch hay bê tông hay bê tông cốt thép, có cường độ chịu lực 100 - 150 kg/cm2. Tấm ván phai dày 3 - 4 cm; cao 10-50 cm; dài tùy theo miệng cống 50 - 100 cm. Kích thước chiều dài thân cống phụ thuộc vào vị trí đặt.

- Cống dạng bậc thang:

Nền cống và ống cống cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống người ta thiết kế theo hình bậc thang để lên xuống thao tác dễ dàng và có thể khống chế mực nước trong ao theo độ sâu thích hợp. Số lượng bậc cống có thể thay đổi từ 3 - 5 bậc tùy theo yêu cầu của ao cá. Thân cống có thể làm bằng gạch xây hay đúc bê tông, cường độ chịu lực không nhỏ hơn 100 kg/cm2. Nắp cống thiết kế theo hình nón cụt để giữ được nước. Nắp cống được đúc bằng bê tông trên nắp có khuyên sắt để dễ mở.

Hình 1.3.4: Cống dạng bậc thang - Cống dạng 3 lỗ:

Nền cống và ống cống ba lỗ cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống người ta xây kín thành một hình trụ vuông tiết diện 50 x 50 cm, tường dày 10 cm, xây bằng gạch hay đúc bê tông. Bề mặt cống hướng về phía ao được thiết kế làm ba lỗ tròn với đường kính 20 - 25cm. Trên mặt cũng có một lỗ cống. Thông thường người tiết kế cống ba lỗ để quản lý mực nước ao theo ba mức nước.

2. Chuẩn bị dụng cụ: - Yêu cầu:

+ Số lượng: dụng cụ đảm bảo đầy đủ về số lượng để thực hiện lên sơ đồ. Số lượng này nhiều ít tùy thuộc vào thực tế thực hiện, diện tích cần lên sơ đồ và tiến hành cắm tiêu ngoài thực địa.

+ Chất lượng: dụng cụ được kiểm tra, lựa chọn cẩn thận.

+ Chủng loại: dụng cụ để lên sơ đồ trên giấy là giấy A0, A3, A4 , bút, thước kẻ, compa, máy tính tay…

- Dụng cụ dùng để cắm tiêu thực địa là thước ngắm, thước dây, dây buộc, dây căng làm vạch, cọc tre để cắm tiêu.

3. Vẽ mặt bằng ao

- Mặt bằng ao là thực hiện vẽ hình dạng, kích thước ao ngoài thực tế phản ảnh lên giấy theo tỷ lệ nhất định.

60

- Các bước vẽ mặt bằng ao

+ Bước 1: Dải tờ giấy A0 lên mặt bằng phẳng (bàn hoặc nền đất).

+ Bước 2: Vẽ chiều dài ao bằng 2 đường kẻ song song trên khổ giấy A0,

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi cá rô đồng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)