1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng mức phối hợp của liều lượng đạm, lân đến năng suất lạc l14 trên đất phù sa tại xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an vụ xuân 2012

105 335 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 13,74 MB

Nội dung

Trang 1

DANH GIA ANH HUONG MUC PHOI HOP CUA

LIEU LUONG DAM, LAN DEN NANG SUAT LAC L14 TREN DAT PHU SA TAI XA NGHI HOA,

HUYEN NGHI LOC, TINH NGHE AN

VU XUAN 2012

LUAN VAN TOT NGHIEP THAC SY

CHUYEN NGANH TRONG TROT M4 SO: 60.62.01

Người thực hiện: Đẳng Thanh Bình

Người hướng dân khoa học: TS Lê Văn Điệp

Trang 2

Đề hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành đến TS Lê Văn Điệp, giảng viên khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học

Vinh - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu

Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Vĩnh, Ban chủ nhiệm

Khoa cùng toàn thể giáng viên Khoa Nông Lâm Ngư - trường Đại học Vinh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hồn thành khố học này

Chân thành cảm ơn UBND Huyện Nghỉ Lộc đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tham gia khoá học

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm cao q đó!

Vinh,ngày tháng năm 2012 Tác giả

Trang 3

MUC LUC

Trang LOL CAM ON woeeecccecsscssessesssssvssnsesesscssesseescsseesesacseessesressesaessessesasasansaeaneaneess i MUC LUC viececcccccccsccsscssessessessessessssessessussessectissessassassessensessesseeseeseesanseessesseees ii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮTT - + S+E+E2Et2EE2EE2EE2ExEExEExerxez iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU 2-5222 2E EEEEEEEEEEErErrkrrrerrrrer Vv DANH MỤC CÁC ĐỎ THỊ

1 Tính cấp thiết của đề tài s- 5c St t2 1221121121121 211 xe 1

2 Mục tiêu ctta dé tai seccccccccccccccseesscsssessesecsesersecersessecsesesseceesessesarsucersesaveesees 3

3 Nội dung nghiÊn CỨU c1 1221132113913 1119 119 119 11T n1 net 3 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -5- cccscctcrrrrerrerrerey 3

CHUONG I: TONG QUAN CAC VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

LL Co s6 ly Wan ctha 46 tai occ ceccceesseesecsscsncssessessessessesseesessesaesaeeseseeeas 5

ID (ii an ndd - 5

1.1.2 Vai trò của một số yếu tố dinh dưỡng đối với cay lac

1.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc + ©5ccxcecxcrxsrkrerxerkee 1.1.4 Đặc điểm của đất phù sa 55 tt 2t T221 23 1.1.5 Các yếu tố hạn chế và định luật yếu tố hạn chế năng suất cây trồng 23 1.1.6 Tình hình nghiên cứu phân bón cho lạc trên thế giới và ở Việt Nam 26

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài . 5c 2t 2 21222 2121121111.cere 35

1.2.1 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ¿-cc+cccrxcsrrrrreerkeee 35 1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An 25-55 2E22E22E2EcEzerxerxee 37 CHUONG II: ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 5 5< 212221 111212211 11 21 1 HH1 1e 39

Trang 4

2.2.2 Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các công thức bón - - 40 2.3 Phương pháp nghiên cứu ccscccccsccses+ 40 2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .- 2-2: S2 +S2+ES2E2EE2EE2E22EzExsrez 40 2.3.2 Các cơng thức thí nghiệm - St + *+tEEESEESEEsrksrrrrrrres 41 2.3.3 Điều kiện thời tiết khí hậu cccccettrtiirrrrrrriirrrrrriie 4I 2.3.4 Nghiên cứu về cây trồng :- 2 t2 21221 2112712212121 4 2.3.5 Chénh lệch thu nhập của các cơng thức thí nghiệm - 45 2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu . -¿- 62222222 ESEEEEEEEEErkrrrkerkee 45

CHUONG III: KET QUA NGHIEN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

3.1 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến chiều cao cây 46

3.2 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến số lá trên thân chính .48 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến đặc tính ra hoa của giống lạc L14 52 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến khối lượng nốt sẵn 54

3.5 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến khả năng tích lũy chất tươi và khô của cây lạc qua các thời kỳ sinh trưởng .- -++-«+x++++s++ 59 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và

TAN 7 64

3.7 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến một số chỉ tiêu về quả và hạt 69 3.8 Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân khác nhau

3.8.1 Hiệu suất của phân lân trên các nền đạm khác nhau - :- :

3.8.2 Hiệu suất của phân đạm trên các nền lân khác nhau trên 1 kg lạc vỏ 71 3.8.3 Hiệu quả kinh tế đối với các cơng thức bón phân khác nhau 71

KÉT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55c 22tr Hee 74

ca n ố 74 II Để nghị 55c 55 2t SE 21 2712211211221 0211 112112112111 74

TÀI LIỆU THAM K HẢ O - 5< Set EEE 2211211211221 xe 75

Trang 5

DANH MUC CHU CAI VIET TAT KL :Khối lượng

NSLT :Năng suất lý thuyết NSTT :Năng suất thực thu

CT :Công thức

Trang 6

Bang 1.1 Thành phần dinh dưỡng của một số cây có dầu 5

Bang 1.2 Ty 1é một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng 6 Bảng 1.3 Lượng dinh dưỡng khoáng cây lạc hấp thu - 22 Bảng 1.4 Hiệu suất của 1 kg PO; đối với 1 kg lạc vỏ trên một số loại đất 33 Bảng 1.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 2000 — 2008 36 Bang I.6 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Nghệ An từ năm 2000 — 2009 38 Báng 2.1 Liều lượng phân bón ở các công thức . : z+x+2cs+cse2 41 Bảng 2.2 Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 .42

Bang 3.1 Anh hưởng của liều lượng đạm, lân đến chiều cao thân chính của lạc 46

Báng 3.2 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến số lá trên thân chính 49

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân bón đến sự ra hoa của giống lạc L14 52 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến khối lượng nốt san

Bảng 3.5 Khả năng tích lũy chất tươi và khô của cây qua các thời kỳ

Trang 7

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến chiều cao cây giống lạc L14 vụ Xuân 2Ï2 - c 1 1111211111011 112 11110011110 111101 118g 11H 1101 1E về” 48

Đồ thị 3.2 Ảnh hưởng cuả liều lượng đạm, lân đến số lá trên thân chính giống

ES00ELA009.4 0000010088 51

Đồ thị 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến tổng số hoa trên cây giống

Lạc L14 vụ Xuân 20Ï2 c 1 2111211113191 1191 1111911111011 11011118011 1g rry 54

D6 thi 3.4 Anh hudng cua liéu luong dam, lan dén khéi luong nét san tuoi

giống lac L14 vu Xuan 2012 vocceeccccccecsesssesssessesssesseessesssessesssessesssecssessesssecase 59

Đồ thị 3.5 Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến khối lượng nốt sần khô

giống lạc L14 vụ Xuân 2012 . ¿+ E291 2E122112711211111221211 71 EcrxeC 59

Đồ thị 3.6 Ảnh hưởng liều lượng đạm, lân đến khối lượng chất tươi giai đoạn_ bắt đầu ra hoa giống lac L14 vụ Xuân 2012 -¿-©¿2c+c+ x+zxzExrrreerxeee 62

D6 thị 3.7 Ảnh hưởng liều lượng đạm, lân đến khối lượng chất tươi giai doan ra

hoa rộ giống lac L14 vu Xudn 2012 o.cceecceccesccsssesssessesssesssessesssessesssessesssessseeses 63

Đồ thi 3.8 Anh huong liều lượng đạm, lân đến khối lượng chất tươi giai đoạn _ thu hoạch giống lạc L14 vụ Xuân 2012 c cc 1112 11 1119135 xxxcrxy 63 D6 thị 3.9 Ảnh hưởng liều lượng đạm, lân đến khối lượng chất tươi giai đoạn 64 thu hoạch giống lạc L14 vụ Xuân 2012 c cc 1112 11 1119135 xxxcrxy 64 Đồ thị 3.10 Ảnh hưởng của liều lượng đạm lân đến năng suất giống lac L14_

Trang 8

1 Tỉnh cấp thiết của đề tài

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 15.493 ha, bao gồm 5 nhóm dat: dat phù sa,

dốc tụ, đất mặn, đất phèn mặn, đất bạc màu và biến đồi do trồng lúa Các loại

cây trồng nông nghiệp chính của huyện như lúa, ngô, lạc, đậu đỗ đều được phân bố chủ yếu trên diện tích đất phù sa (với tổng diện tích là 10.597,2ha) [48] Do đó, có thể nói: đây là 2 nhóm đất có vị trí quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của huyện

Lạc (Arachis hypogae L.) là cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng thích nghi cao với nhiều loại đất, khơng có nhu cầu cao về dinh dưỡng đất lại có khả năng cải thiện độ phì đất nên được gieo trồng rất phổ

biến trên các xã Nghỉ Hoa, Nghi Long, Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghỉ Thịnh, Nghỉ Phong của huyện Nghi Lộc Theo số liệu thống kê thì đến nay, tổng diện

tích lạc của huyện Nghi Lộc là 4.667 ha Nhờ có giá bán cao, thị trường khá ổn định nên sản xuất lạc đang là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận khá cho

nông dân trồng lạc

Diện tích cây lạc trên địa bàn huyện Nghi Lộc được duy trì khá ổn định qua các năm, đạt 4.702 ha, năm 2009, 4.667 ha, năm 2010 và 4.419, năm

2011 [48] Tuy nhiên, bình quân năng suất lạc trên vùng đất phù sa vẫn còn thấp, chỉ đạt 22,8 ta/ha, so với tiềm năng năng suất lạc của giống (45+55 tạ/ha)

Trong những năm gần đây, để có thể nâng cao năng suất lạc, đã có rất nhiều giải pháp đã được áp dụng Nhiều giống lạc lai có năng suất cao

nhu: L14, L18, L23, L26 đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng

Trang 9

dựng Quy trình bón phân hiện đang được phổ biến cho người sản xuất là quy trình chung cho các giống lạc trên nhiều loại đất khác nhau Đặc thù về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện cụ thể về tính chất đất đai chưa được quan tâm một cách thỏa đáng trong xây dựng liều lượng bón phân cho giống lạc này Một số thay đổi nhỏ so với quy trình chung chỉ được dựa trên kinh nghiệm của người sản xuất

Trong khi đó, trong các yếu tố hạn chế năng suất và lợi nhuận trong sản xuất lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng, (chất lượng giống, điều kiện canh tác, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, quản lý dinh dưỡng ) thì quán lý dinh đưỡng không hợp lý được xem là yếu tố có ảnh hưởng rất quyết định [2]

Được biết, trong thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy trình bón phân

cho lạc của phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nghi Lộc mới được

thực hiện khá tốt ở khâu xác định thời kỳ và phương pháp bón Liều lượng

phân bón được đầu tư cho cây lạc phần lớn đang tùy thuộc vào trình độ thâm canh, khả năng đầu tư vốn của các nông hộ và nhìn chung cịn tùy tiện, chưa thực sự dựa vào điều kiện cụ thể về tính chất đất đai Chính sự mất cân đối thé hiện ở liều lượng bón các loại phân của các hộ nông dân đã và đang hạn chế đáng kể sinh trưởng của cây lạc và làm cho năng suất đạt không cao như

mong muốn

Trang 10

vùng đất phù sa huyện Nghi Lộc

- Xác định được cơng thức bón phân tổng hợp và cân đối cho lạc trên loại đất nghiên cứu dé đạt năng suất cao, có hiệu quả kinh tế khá

3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá và xem xét ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến các chỉ tiêu

sinh trưởng như: chiều cao cây, số lá/cây, tổng số hoa/cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu

- Đánh giá và xem xét ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến các chỉ tiêu

sinh lý như khối lượng nốt san tuoi và khối lượng nốt sần khô

- Đánh giá và xem xét ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức bón

4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có thể duy trì quá trình sinh

trưởng của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải

bón phân Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng cao, ốn định và chất

lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống, điều kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc , cây lạc cần phải được cung cấp đầy đủ và hợp lý

các chất dinh dưỡng Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bình; Đặng Trần

Phu; Tran Van Lai dé đạt 100 kg quả khô, cây lạc cần khoảng 3,4 kgN; 1,6

kg POs; 2,6 kg K20; 2,6 kg CaO; 1,2 kg MgO [4],[27],[24]

Trang 11

nước, suy giảm tính đa dạng sinh học Vì vậy, trong quản lý dinh

dưỡng tổng hợp cho cây trồng, việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra ở mức độ cần thiết để vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo Ổn định độ phì nhiêu đất có tầm quan trọng đặc biệt [5] Bón phân cân đối và hợp lý cho lạc không chỉ giúp cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích đất, mà cịn góp phần tăng tích lũy một cách đáng kế lượng chất hữu cơ và đạm cho đất Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các loại đất nghèo dinh đưỡng vốn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng diện tích đất canh tác của huyện Nghi Lộc như đất cát biển, đất cát, đất phù sa không được bồi

Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Làm rõ ảnh hưởng của việc bón phân khơng cân đối đến sinh trưởng và khả năng cho năng suất của giống lạc L14 trong điều kiện cụ thé về đất đai và khí hậu của huyện Nghi Lộc

- Xác định liều lượng đạm, lân bón cho giống lac L14 trong diéu kién cu

thể về đất đai và khí hậu của huyện Nghỉ Lộc

- Cung cấp cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng một quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho lạc L14 trên vùng đất phù sa của huyện Nghỉ Lộc

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Góp phần xây dựng quy trình phân bón thích hợp cho lạc nhằm nâng

cao thu nhập cho người sản xuất

Trang 12

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1 Vai trò của cây lạc

1.1.1.1 Vai trò của cây lạc trong đời sống con người

Sản phẩm chính của lạc là hạt được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp Lạc cung cấp tỷ lệ đáng kế thành phần chất béo và protein của khâu phần ăn hàng ngày cho con người

Bang I.1 Thành phần dinh dưỡng của một số cây có dầu [15] Chât béo Chât đạm Chât khoáng Đường bột

Loại hạt (%) (%) (%) (%) Lac 40,2 - 60,7 20,0 - 33,7 1,8 - 4,6 6,0 - 22,0 Dau tuong 10,0 - 28,0 35,0 - 52,0 4,4 - 6,0 28,0 Ving 46,0 - 61,0 17,6 - 27,0 3,3 - 7,0 6,7 - 19,6 Hướng dương 40,0 - 68,8 21,0 - 34,4 3,2 - 5,4 2,0 - 6,5

Trang 13

nhưng đo hàm lượng dầu cao đã giúp cho cơ thể con người hấp thu tốt hơn,

do vậy sử dụng các sản phẩm từ lạc có thể khắc phục được sự thiếu hụt

vitamin A [34]

Nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, các sản phẩm từ lạc như dầu, bơ

lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày 1.1.L2 Vai trò của cây lạc trong nên kinh tế quốc dân

Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu

quan trọng, nó đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khâu Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong số 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 4050 triệu USD Những năm gần đây nước ta đã xuất khẩu khoảng 70+80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như:

Đức, Pháp, Ý, Mỹ cho nên lạc là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [34] Tuy nhiên chất lượng lạc xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa thật sự thỏa

mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước Vì vậy cần nâng cao chất lượng nông

sản phẩm đề đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu

Sản phẩm phụ của lạc còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp: làm dầu nhờn xoa máy Khô dầu ép từ lạc có nhiều chất đinh dưỡng dùng để chế biến nước chấm, làm bánh kẹo, nấu xà phòng, làm thức ăn chăn nuôi 1.1.L3 Vai trò của cây lạc trong việc cái tạo đất nông nghiệp

Bang 1.2 Ty lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng [24]

Chỉ tiêu Thân lá lạc Phân chuông

Nước (%) 4,00 - 7,00 3,00 - 5,00

N(%) 0,80 - 1,33 0,35

P20s (%) 0,19 - 0,38 0,15

Trang 14

cần bón phân đạm nhiều như các cây trồng khác mà vẫn đảm bảo năng suất, đồng thời nó cịn cung cấp trở lại cho đất một lượng đạm đáng kể (trung bình

tt 75+200 kg N/ha/nam) [13] Bên cạnh đó, thân lá lạc làm phân xanh rất tốt,

vì trong thân lá lạc có chứa hàm lượng khá cao của một số chất dinh dung So với phân chuồng tính theo chất khơ thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc xấp xỉ phân chuồng, hàm lượng đạm cao gấp 2,5 lần Hiện nay, hầu hết các vùng trồng lạc đều sử dụng thân lá lạc làm phân bón cho lúa, màu Mỗi ha thân lá lạc đủ bón cho 2+3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt Mặt khác, với bộ tán dày, có khả năng che phú tốt nên cây lạc làm giảm mức độ xói mịn của đất, góp phần bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất, đặc biệt vào mùa mưa Vì vậy, người ta trồng lạc luân canh với cây trồng khác, xen canh giữa các

cây hàng rộng như chè, sẵn, dâu, mía [16]

1.1.2 Vai trò của một số yếu tổ đinh dưỡng đối với cây lạc

1.12.L Vai trò của đạm

Dinh dưỡng đạm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành

hoa ở cây lạc Quá trình phân hóa mầm hoa bắt đầu từ khi lạc có 2 lá bắc nỗi

lên ở nách lá Khi lạc có 2+4 lá thật xịe ra thì hoa đầu tiên bắt đầu phân hóa Sau khi mọc 25+45 ngày hoa bắt đầu nở Như vậy, thời kỳ đầu rễ lạc còn non, bộ rễ phát triển chưa hồn thiện, sự hình thành nốt sần còn chưa nhiều nên

thời kỳ này bón đạm đóng vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự

sinh trưởng thuận lợi của các bộ phận trên mặt đất Là cơ sở cho việc hình thành và phân hóa mầm hoa được thuận lợi

Trang 15

hạn chế [24]

Tuy lạc có thể tự thoả mãn một phần nhu cầu đạm của mình nhờ hoạt dong cua vi sinh vật cé dinh dam sống cộng sinh ở rễ nhưng phải sau 3 tuần

thì lạc mới phát triển đủ rễ và sau khi nở hoa thì nốt sần mới phát triển mạnh Vì vậy, bón đạm cho lạc ở thời kỳ đầu là rất cần thiết để xúc tiến việc hình thành nốt sằần và phân hoá mầm hoa Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều đạm sẽ ức chế sự hình thành và hoạt động của vi khuẩn nốt sần làm cho cây vống lốp, số cành hữu hiệu giảm [4]

Mặc dầu có nhu cầu đạm cao nhưng trong thực tế lượng đạm bón cho lạc

bao giờ cũng thấp hơn lân và kali Bón nhiều đạm cho lạc sẽ làm cho sinh

khối phát triển mạnh [6], thời gian sinh trưởng bị kéo dài, ngăn cản sự hình thành nốt sần ở rễ và khả năng cố định đạm của vi sinh vật nốt sần do sản

phẩm quang hợp chuyển hoá nhanh thành protein, làm giảm việc cung cấp cacbon hydrat cho các vi sinh vật này [28]

1.1.2.2 Vai trò của lân

Lân là thành phần của axit nucleic, photphatit, protein, lipit, coenzim, NAD, ATP va nhiém sac thé Lan can thiét cho su phan chia té bao, m6 phan sinh, kich

thich su phat triển của rễ, sự ra hoa, sự phát triển của hạt và quả [34] Ngoài việc

xúc tiễn rễ phát triển, lân còn là thức ăn chính của vi khuẩn có tác dụng đây mạnh sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nót sẵn, làm tăng cường khả năng hút, giữ đạm khí trời, thúc day lac tăng số cành hữu hiệu, hoa nở sớm và tập trung, nâng cao tỷ lệ đậu quá và quả chắc, màu sắc đẹp, giám tỷ lệ nước trong qủa Quan trọng hơn là xúc tiến quá trình hình thành chất béo, dầu và chất đạm, làm tăng tÿ lệ đầu trong hạt, quả chóng già chín Đặc biệt khi bón lân sẽ tăng cường hiệu lực hút

Trang 16

đới Thiếu lân làm giảm sự phát triển của lá và hình thành số lá trên cây

Chiều đài cành ít chịu ánh hưởng của sự thiếu hụt lân trong cây, trong khi đó thiếu lân làm cho bộ rễ phát triển kém dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa thân lá và rễ Lượng lân bón khơng thích hợp sẽ làm giảm cường độ q trình đồng hố cacbon hydrat, trong khi đó việc tổng hợp hợp chất này thơng qua q trình quang hợp vẫn tiếp tục xây ra và gây ra hiện tượng tích lũy cacbonhydrat làm cho lá có màu xanh sẫm, trầm trọng hơn sẽ có màu huyết dụ và có ánh hưởng bắt lợi đối với quá trình quang hợp và cuối cùng sẽ làm sụt giảm năng suất cây trồng rất rõ rỆt

Sự hình thành và phát triển của nốt sần ở rễ lạc và quá trình cố định đạm chịu ảnh hưởng rất lớn của lượng lân trong đất trồng lạc cũng như lượng lân

được bón bổ sung từ các loại phân bón

+ Nét san bắt đầu hình thành khi lơng hút của rễ bị lây nhiễm bởi vi

khuẩn Rhizobium và ở giai đoạn nảy, việc thiếu hụt lân làm cho rễ kém phát

triển sẽ ngăn cản sự hình thành nốt sần và giảm cường độ quá trình cố định đạm cũng như sự thu hút nước và dinh dưỡng của cây

+ Quá trình cố định đạm đòi hỏi nguồn năng lượng lớn cho sinh trưởng của vi khuẩn nốt san va sự chuyển hoá N; thành NH; Nguồn năng lượng đó chủ yếu cũng được cung cấp từ lân ở dạng ATP

+ Lân có vai trị tích cực trong việc vận chuyển các sản phẩm của quá trình quang hợp từ lá về rễ và sự di chuyển của các hợp chất có đạm trong nốt san về các bộ phận khác của cây và làm tăng hàm lượng đạm trong thân lá

Ngồi ra, bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ cây trồng, nhờ đó mà cây có khả năng thu hút nhiều hơn các nguyên tố dinh

Trang 17

Thiếu lân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nốt sần, khả năng tích lũy chất khô và năng suất lạc Bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ, vì vậy ở cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng được bón

đầy đủ lân thường hình thành một 36 luong lon nốt sần hữu hiệu ở rễ, nốt

san thường lớn và có màu hồng [4]; [55] va vi vay lam tăng kha năng tích lũy đạm của cây [2]

Thiếu lân có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây Cây ở giai đoạn còn non bị căn cỗi, thời gian sinh trướng bị kéo dài, lá non vàng nhạt, thể hiện dấu hiệu khô héo nhanh ánh hưởng xấu tới sự phát triển của nốt sần, hoa rụng nhiều quả ít, kém chắc, năng suất và phẩm chất lạc đều giảm [2]

1.1.2.3 Vai tro cua kali

Đối với cây trồng, kali là một trong 3 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất

Vai trò quan trọng nhất của kali được thể hiện ở khả năng hoạt hoá các enzim

trong hợp chất ATP đóng vai trò cung cấp năng lượng cho rất nhiều quá trình sinh lý, sinh hoá xây ra trong cây [24] Kali còn rất cần thiết cho q trình đồng hố đạm và tổng hợp protein trong cây

Thiếu hụt kali trong cây sẽ làm cho quá trình tổng hợp protein bị ngừng

trệ, đạm trong cây sẽ được tích lũy dưới dang dam nitrat va axit amin, là môi

trường rất thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập [24]; [55] Thiếu kali trên rìa lá thường xuất hiện những đốm vàng, sau đó lan ra rìa lá và làm cho quá trình sinh trưởng của cây bị ngưng trệ [28] Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều kali cho

lạc sẽ ức chế việc hút can xi của tia và củ và kết quả là năng suất và phẩm cấp

hạt sẽ giảm [44]

Trang 18

trinh str dung dam dang NH,', cai thién kha nang su dung anh sang khi thoi

tiết âm u nên làm tăng hiệu suất quang hợp Kali còn ánh hưởng đến quá trình hình thành màng tế bào và độ chắc của nó, nên làm tăng khả năng chống lớp dé, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng Kali có tác dụng làm tăng phẩm

chất của nơng sản, tăng kích thước hạt

Khác với lân, kali không tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nốt san Tuy nhiên, ảnh hướng của kali đến chỉ tiêu này có thể thơng qua việc tích lũy và vận chuyên lân trong cây Một số tác giả [24]; [55] đã chỉ ra rằng, sự vận chuyển phốt pho và một số nguyên tố khác trong các xylem trong cây bị giảm sút khi cây không được cung cấp đầy đủ kali Bón đầy đủ kali góp phần đảm bảo cân bằng lân trong cây, tạo điều kiện dé hệ rễ phát triển mạnh và tăng nhanh số lượng nốt sần xâm nhập Kali có vai trị vận chuyển các cacbon hydrat vào rễ cây họ đậu và tạo điều kiện để nót sằần có thể hình thành nhiều hon [38]

Cây lạc trong thời kỳ phát triển hút một lượng kali rất lớn Tác dụng của

kali đối với lạc thể hiện ở khả năng xúc tiến sự phân cành, tăng chiều cao cây, tăng nhiều hoa, làm hoa nở đều, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, tăng khối lượng quả hạt,

quả chắc và to, chín đều và ít thối, trắng vỏ Nó còn tác dụng tăng sức đề kháng của cây, giúp cây chống một số sâu bệnh Kali tác động đều đến toàn bộ thời gian sinh trưởng của cây và cuối cùng là đến năng suất của lạc [24]; [4]

Kali tập trung nhiều trong bộ phận non của cây Hàm lượng kali tối đa

trong phần lớn thực vật thường thấy vào thời kỳ trước ra hoa Điều này chứng to rang cây trồng hút kali rất lớn ở giai đoạn trước ra hoa Hàm lượng KạO

trong cây ở mức 2,15% làm cho cây lạc ra hoa kết quả tối đa [4]

Trang 19

thiéu hut kali sẽ làm giảm sút quá trình hình thành ATP và vì vậy có ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các quá trình xây ra trong cây Bón đầy đủ kali có tác dụng thúc đây quá trình quang hợp và hình thành các cơ quan sinh

trưởng Mặt khác, một vai trò nổi bật của kali và khác hắn đạm và lân, đó là

vai trị hoạt hố hơn 60 enzim trong cây Kali làm thay đổi trạng thái lý học của phân tử enzim, trung hoà các anion hữu cơ và các hợp chất khác trong cây, giữ cho pH luôn ở mức ổn định từ 7+8, là khoảng thích hợp cho rất nhiều phản ứng có enzim xúc tác [24]

1.1.2.4 Vai trò của can xỉ

Đối với lạc, trước hết can xi là thức ăn cần thiết Ngoài ra can xi còn làm

giảm độ chua, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nốt sằần hoạt động cố

định đạm nhiều hơn, ngăn ngừa việc tích lũy các chất độc hại và điều chỉnh

bốc hơi nước, làm tăng sức chịu hạn cho lạc

Bón can xi còn huy động được đạm cho cây dùng, quả thêm chắc và tiết

kiệm được bón đạm

Lạc rất mẫn cảm với can xi và có yêu cầu cao với can xi, nhất là thời kỳ

kết quả Can xi làm cho rễ phát triển, tia đài và cứng thuận lợi cho việc hình

thành quả

Bộ rễ, tia và quả còn non trực tiếp hút được can xI Bón can xi phối hợp với kali thì sẽ kiện tồn cấu tạo bộ máy của tia, tăng tỷ lệ đậu quả, giảm quả

ép, tăng số quả 2 hạt, hạt tròn đẹp, qủa ít eo Can xi là yếu tố quan trọng nhất để sản xuất lạc quả to Ngồi ra nó cịn có tác dụng phịng chống sâu bệnh, giảm kiến mối làm hại mầm

Trang 20

1.1.2.5 Các nguyên tô vi lượng

Từ lâu người ta đã chứng minh được rằng cây hồn tồn khơng thể phát triển bình thường nếu khơng có các nguyên tố vi lượng như bo, man gan, kẽm, đồng, molipden các nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây

Các nghiên cứu về vai trò sinh học của từng nguyên tố vi lượng riêng biệt đã chứng minh sự thiếu hụt từng nguyên tố vi lượng và đa

dạng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật, động vật

Và COn ngƯỜi

+ Vai trị của Bo

Bo có ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim Tăng khả năng thấm của màng tế bào, đo vậy tăng quá trình vận chuyển hydrat cac bon Là nguyên tố cần thiết đối với quá trình tổng hợp protein, ánh hưởng đến sự phân chia tế bào và sử dụng kali, tối ưu hóa tỷ lệ K/Ca trong cây

Bo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phấn hoa Thiếu

Bo phan hoa khơng thể hình thành được, hoa rụng không thể tạo hạt

được, hoặc hạt bị lép, chất lượng để giống kém Bo tăng cường sự tổng

hợp và vận chuyển hydrat cac bon, các chất sinh trưởng và a xít ascobic

từ lá đến cơ quan tạo quả

Khi thiếu Bo sự trao đổi cacbon hydrat và protein giám, đường và tinh bột tích lũy ở lá, đỉnh sinh trưởng bị chết Lượng Bo do mùa màng lấy đi từ đất của các loại cây trồng khác nhau trong mỗi vụ thu hoạch dao động rất lớn, khoảng 30-270 g/ha [29]

+ Vai trò của molipden (Mo)

Trang 21

vào quá trình tổng hợp vitamin và chất diệp lục Hàm lượng Mo của cây rất nhỏ, khoảng 0,1- 0.93 mg / kg chất khơ

+ Vai trị của kẽm (Zn)

Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình ơxy hóa khử N, tham gia vào thành phần của nhiều men, tham gia vào quá trình trao đổi chất protein, hydratcacbon, trao đổi P vào quá trình tổng hợp vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng- các auxin

Thiếu kẽm sẽ phá vỡ quá trình trao đổi hydratcacbon, kìm hãm sự tạo đường saccarose, tinh bột và các chất diệp lục Kẽm rất cần thiết cho cây lấy hạt, thiểu kẽm hạt khơng hình thành được [29]

Ngồi ra kẽm cịn giúp cho việc sử dụng lân và đạm trong cây tốt hơn, kẽm là thành phần thiết yếu của một số enzim, đặc biệt là cacbonhydraza xúc tiến quá trình phân ly H;ạCO; thành CO; và H;O, Kẽm còn thúc đấy quá trình thụ phần và phát triển của phôi

+ Vai trò của Đồng (Cu)

Nguyên tố đồng có vai trị đặc biệt trong đời sống thực vật, nó khơng thể thay thế bằng một hoặc tập hợp một số nguyên tố nào khác Đồng tham gia vào q trình ơxy hóa, tăng cường cường độ các chất hô hấp cũng như trao đổi các chất hydratcacbon và protein Đồng tham gia vào quá trình trao đổi N Thiếu đồng làm chậm lại quá trình tổng hợp protein [29]

Đồng xúc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây, thúc đây quá trình quang hợp, làm tăng khả năng chống các bệnh về nắm và vi khuẩn

Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của phân bón trong việc nâng cao năng suất cây trồng và cải thiện tính chất đất Tuy nhiên,

vai trị tích cực của phân bón chỉ thể hiện khi chúng được sử dụng một

Trang 22

Theo các tác giả Võ Minh Kha; Vũ Hữu Yêm; Nguyễn Văn Bộ;

Thái Phiên; Bùi Đình Dinh; Kanwar; Thong; Mutert nền tảng của quản

lý tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng là bón phân cân đối và hợp lý Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa hữu cơ và vô cơ, cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N :P : K, cân đối giữa các nguyên tổ đa lượng, trung lượng và vi lượng [23],[41].,[5].[26].,[13]

Nguyễn Văn Bộ; Bùi Đình Dinh; Võ Minh Kha; Vũ Hữu Yêm cho biết: khái niệm cân đối là một khái niệm cụ thể và ln biến động Đó là cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữa các điều

kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón (như nước, ánh sáng )

cũng như cân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh [5],[13],[23],[41] Do vậy, để có các cơng thức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống nghiên

cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết lập ồn định [5]

Bón phân hợp lý là bón phân phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng cây

trồng, tính chất đất và điều kiện mùa vụ cụ thể

Sử dụng phân bón cân đối nhằm đám bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường tác động tương hỗ và loại trừ các tác động đối kháng giữa chúng Bón phân cân đối cũng góp phan én định

năng suất và nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất [43]

Trang 23

Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến

sinh trưởng cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng nông nghiệp Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và phẩm chất của cây trồng cũng như môi trường đất và nước chỉ

thể hiện khi được sử dụng một cách cân đối và hợp lý [42],[52],[51] Kết

quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân khơng cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20 - 50 %

Xuất phát từ lý do nêu trên, để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bắt buộc phái chuyên từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa và đất, sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng [5]

Theo Bùi Huy Hiền thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón trong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mắt cân đối nghiêm trọng giữa N, P và K Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân Cũng

theo tác giả này thì việc sử dụng phân bón khơng cân đối đã hạn chế đáng

kế năng suất cây trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí Nguyên nhân là bón phân khơng cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mất cân đối dẫn đến giảm năng suất và tạo điều kiện thuận

lợi cho sự phát sinh phát triển của một số loại bệnh hai [1],[19]

Bón phân cân đối cho cây trồng thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Bón cân đối Đạm -L ân

Ngoài việc sử dụng giống mới, tăng vụ, sử dụng phân đạm với liều

lượng ngày càng cao chính là nguyên nhân làm tăng hiệu lực phân lân Bội thu nhờ bón lân có thể đạt từ 5-6 ta/ha trên đất phù sa Sông Hồng va từ 10-15 tạ/ha trên đất phèn với liệu lượng thích hợp là 90 - 120 kg

Trang 24

Đối với các loại đất chua thì việc bón cân đối đạm - lân là yêu cầu bắt

buộc để cây trồng sinh trưởng tốt và sử dụng được đạm, tránh hiện tượng

bị ngẹt rễ do thiếu lân Đất càng chua lượng lân bón càng cao hơn [6] Tác giả Bùi Đình Dinh [13] cho biết: bón lân cân đối với đạm trên từng loại đất không những tăng hiệu quả của phân lân mà còn cải thiện hiệu quá của phân đạm, giảm được tiêu tốn chi phí cho một đơn vị sản pham khoảng 20 - 30% Khi bón kết hợp đạm và lân, năng suất lac qua tăng 16,89 - 24,46% so với chỉ bón đạm Nếu bón kết hợp giữa đạm, lân, kali thi sé lam tang kha nang hap thu cua dam tir 2,0 - 6.1%, lân từ 1,6 - 6.1%, nhờ đó mà tăng khả năng cố định của nốt sần lên từ 13,5 - 2,3%

Hiện tượng mắt đạm giảm 2,3 - 16,4%, mất lân giảm 2,8 - 4,3%,

tồn dư đạm trong đất tăng 2,7 - 7,2 % và lân tăng 2,6 - 4,0 % [59] Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân cân đối cho lạc thì dù trên loại đất nào cũng đều làm tăng năng suất đáng kẻ Trên đất cát biển, bón cân

đối đạm, lân (30 kgN, 60 - 90kg P¿Os) cho bội thu 2,5 - 3,2 tạ/ha, trên đất bazan bội thu 5,6 - 10 ta/ha

Quy luật tương tự cũng thấy ở Việt Nam Trên đất phèn nếu khơng bón lân, cây trồng chỉ hút được từ 40 - 50 kg N Song bón lân đã làm cây trồng hút được từ 120 - 130kg N/ha Tương tự, trên đất bạc màu không

bón kali cây trồng chỉ hút được từ 80 - 90 kg N Trong khi đó bón kali

làm cây trồng hút được từ 120 - 150kg N/ha [5]

Bón cân đối Đạm - Kali

Quan hệ tương hỗ của kali và đạm thể hiện ở vai trò của kali đối với q trình đồng hóa đạm trong cây Theo một số nghiên cứu cho thấy do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali có ảnh hưởng

tích cực đến việc trao đổi đạm và tổng hợp protein Thiếu kali mà nhiều

Trang 25

Các nghiên cứu khác nhận xét: cây trồng có phản ứng tích cực với lượng kali bón ở mức cao khi được cung cấp đầy đủ đạm và bón đạm sẽ đạt năng suất cây trồng cao khi cây được cung cấp đầy đủ kali Zhu cũng cho rằng: để đạt được năng suất cao và tăng hiệu quả tích lũy đạm, cây đậu đỗ rất cần phải được bón kali với liều lượng thích hợp [49],[58]

Theo Liao và Trần Thị Thu Hà thì trên các loại đất nghèo lân và

kali, việc bón đạm một cách đơn độc sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân

bón và năng suất cây trồng, đôi khi năng suất còn thấp hơn so với khơng bón phân Ngun nhân là do đất có hàm lượng lân và kali quá thấp, lân và kali lúc này trở thành yếu tố hạn chế năng suất [60]

Dạng đạm NH4' trong đất lại có ảnh hưởng có tính đối kháng với kali Luong đạm NH4” trong đất quá cao có thể làm giảm khả năng hấp

phụ cua kali trén bề mặt keo đắt

Cân đối đạm - kali là mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ, đôi khi việc

sử dụng kali còn là giải pháp để điều chỉnh dinh dưỡng đạm cho cây

trồng Kali là một yếu tố đặc biệt vì nó là nguyên tố điều khiển chất

lượng, tham gia hầu hết các quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất trong cây Do đó, nếu khơng có nguồn cung cấp kali từ phân bón thì cây trồng sẽ khơng sử dụng đựơc đạm dẫn đến năng suất thấp Vì vây,

trên đất nghèo kali cân đối đạm - kali còn có ý nghĩa rất quan trọng

Theo Nguyễn Văn Bộ thì bội thu do bón kali cho lạc trên đất phù sa cao hơn so với bón lân và đạt 3,5 tạ/ha (60 - 90 kg K;O/ha) Bón cân

Trang 26

giảm hiệu quả Việc nâng lượng đạm bón lên trên 40kg N/ha trên một số

loại đất cũng làm giảm năng suất do sinh khối phát triển [5]

Trên các đất giàu kali như phù sa Sông Hồng, phù sa Sông Thái

Bình, phù sa Sơng Cửu Long thì hiệu suất kali chỉ đạt 1,0 - 2,5 kg thóc/Ikg K:O Trong khi đó trên các đất bạc màu hoặc đất cát biển trị số

nay có thé đạt từ 5 - 7 kg thóc/Ikg K;O (đối với lúa) [6]

Cân đối hữu cơ - vô cơ

Trên hầu hết các loại đất, phân đạm có mối quan hệ rất chặt với

phân hữu cơ Bón phân chuồng làm tăng đáng kẻ hiệu suất sử dụng phân đạm Năng suất cây trồng đạt cao nhất khi tỷ lệ hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 - 40%

Vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng

và cải thiện độ phì đất đã được khăng định Bón phân hữu cơ có tác dụng

rất rõ đến sinh trưởng và năng suất cây trồng nông nghiệp ở Malaysia, Australia, Án độ, Hàn Quốc [11].[50] Bón phân hữu cơ cịn có tác dụng duy trì và cải thiện độ phì đất [26].[3].[230].[32].[40] tăng khả năng dễ tiêu của một số nguyên tố khoáng trong đất [57]; khả năng hòa tan của

các loại phân lân [Š7]; tăng hiệu quả sử dụng đạm [31], có tác động tích

cực đến sinh trưởng của tập đoàn vi sinh vật trong đất [39];[32]

Cân đối giưa phân hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực

phân hữu cơ Trên nền bón phân khoáng, hiệu lực một tấn phân chuồng

Trang 27

Trong thực tế sản xuất, hàng năm lượng dinh dưỡng trong đất bị mat đi rất đáng kể thông qua nhiều con đường và đây chính là nguyên nhân

chính làm suy giảm sức sản xuất của đất

Cây trồng để tạo năng suất đã hút một lượng lớn dinh đưỡng từ đất và mang theo sản phẩm thu hoạch Bùi Đình Dinh (1998) [13] uớc tính 8 loại cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta là lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, mía, sắn, đậu tương, lạc (năm 1993) đã lấy đi khoảng 2 triệu tấn NPK nguyên chất Dinh dưỡng trong đất cũng có thể bị tiêu hao do kết quả của quá trình bay hơi, rửa trơi và xói mòn đất Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên cho biết: trên đất dốc với công thức canh

tác là sắn thuần sau 3 năm lượng đất bị mắt đi tính trên I ha là 201,8 tấn

và cũng theo các tác giả này trên lô cà phê khơng có biện pháp bảo vệ đất, lượng dinh dưỡng mắt đi sau 6 năm trồng là 2295 kg chất hữu cơ,

121 kgN, 108 kg P2Os va 36 kg KO [30]

Để bổ sung lượng dinh dưỡng hao hụt, hàng năm một lượng lớn

phân bón hữu cơ và vô cơ đã được đưa vào đất Số liệu thống kê của

Tổng cục Thống kê (2003) cho thấy: tổng lượng NPK sử dụng cho cây trồng hiện nay là xấp xỉ 7 triệu tấn Tuy nhiên, do trình độ thâm canh khơng giống nhau mà sử dụng phân bón của người sản xuất ở rất nhiều

nơi cũng không giống nhau Theo Võ Thị Gương ở những vùng mà

người sản xuất có trình độ thâm canh thấp, khoảng 70% nơng dân bón đạm vượt và vượt xa so với nhu cầu bón (theo khuyến cáo trong quy

trình), vai trò của lân và kali trong khi đó lại hầu như chưa được chú ý

Trang 28

150 kg N/ha và > 200 kgN/ha cho cải bắp sẽ làm cho hàm lượng NO3 trong sản phẩm tích luỹ vượt mức cho phép [29]

Theo Bùi Đình Dinh, Trần Thúc Sơn phân bón ở nước ta do được sử dụng chưa hợp lý mà hiệu quả sử dụng phân bón cịn thấp, chỉ đạt khoảng 16,5 kg thóc/kg N trên đất phù sa sông Hồng và 9,5 kg thóc/kg N trên đất bạc màu Bón đạm khơng kèm với bón phân lân thì hiệu quả đầu

tư giảm vì lượng đạm tiêu tốn để tạo ra một tấn thóc tăng lên 13 - 70 %

tuỳ theo từng loại đất, thậm chí trên một số loại đất chỉ bón đạm còn làm giảm năng suất như đất bac mau [12],[31]

Tổng kết các mơ hình bón phân cân đối, Bùi Đình Dinh cho biết: bón NPK cân đối làm tăng năng suất lúa trên đất bạc màu lên đến 100 - 200 % và trên đất phù sa sông Hồng là 15 - 30 % so với chỉ bón đạm Bón cân đối NPK cho chè trên đất phiến thạch làm tăng năng suất chè lên 300% , tăng hàm lượng chất hoà tan trong chè Năng suất bắp cải và

cà chua khi được bón cân đối NPK tăng 10 - 20%, hàm lượng NO; giảm

40 - 50 % so với khi chỉ được bón đạm [13]

Như vậy, sử dụng phân bón cân đối và hợp lý khơng chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà cịn góp phần nâng cao chất lượng nơng sản

Có thể nói phân bón và sử dụng phân bón một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong phát triển một nền nông nghiệp sạch, là xu hướng phát triển hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới Trong cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, vai trị phân khống sẽ ngày càng gia tăng trong mối quan hệ tương đối với phân hữu cơ và như vậy, vai trò của phân hữu cơ như một nguồn cung cấp cho cây trồng ngày càng giảm

Việc sử dụng phân hữu cơ trước hết để ổn định độ phì nhiêu và tạo nền

Trang 29

dinh dưỡng cây trồng phải được đặt trong mối quan hệ với quản lý đất tổng hợp (ISM - Integrated Soil management), quản lý nước tổng hợp (IWM - Integrated Water management và quán lý dịch hại cây trồng tổng hợp (IPM - Integrated Pest management), tạo nên một khái niệm mới:

quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated crop management) [5]

1.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc

Lạc là cây họ đậu, có nhu cầu dinh dưỡng không cao và có khả năng sử

dụng được đạm từ khơng khí nhờ vi khuẩn nốt san Nhu cau dinh dưỡng của

cây lạc thay đổi, phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây và tính chất đất Để thu được 1 tấn lạc vỏ (kèm với thân lá) cây lẫy di 64 kg N, 16 kg

P;Os, 26,4 kg K:O, 26,4 kg CaO, va 11,9 kg MgO [5]

Bang I.3 Lượng dinh đưỡng khoáng cây lạc hấp thu [4]

Dia diém Năng suât quả Lượng dinh dưỡng hâp thu (kg)

TN khô (kg/ha) N P30; KzO CaO MgO SO;

Senegal 1835 82,6 6,8 25,1 15,2 13,2 - 2250 152,0 30,0 85,5 - - - Trung 2400 150,0 29,0 98,0 - - - Quôc 4000 2620 50,0 151,0 - - - Ấn Độ 1000 63,0 11,0 46,0 27,0 14,0 Nigeria 100 8,6 1,4 5,3 2,6 20,0 1,7

Ở Trung Quốc để đạt năng suất lạc quả 3 tan/ha, cay lac cần được bón 2,5

tấn phân hữu cơ cùng với 20 kg PzOs, sau đó bón thúc 30 kg N/ha Dé dat 4,5

tan/ha người ta bón lót 3,75 tắn phân hữu cơ, 30 kg PzOs và 75 kg KạO [30] Theo Duan Shufen để thu được 100 kg lạc quả cần bón 5 kg N, 2 kg

PO; và 2,5 kg K;O/ha Mức đạm bón cho lạc trên đất có độ phì trung bình và

Trang 30

Burkhart, Collins đã mô tả những triệu chứng thiếu dinh dưỡng thấy được bằng mắt Nhưng phương pháp kết hợp cả triệu chứng biểu hiện trên lá

do thiếu dinh dưỡng và nồng độ các chất ở mức tới hạn là cách tốt hơn để

nhận biết sự thiếu đinh dưỡng ở lạc

Khi nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của cây lạc, các nhà khoa học

thuộc Viện Nghiên cứu cây có dầu ở Nam Senegan cho thấy, để có năng suất 1.000 kg/ha thì cây lạc đã lấy đi từ đất một lượng nguyên tố khoáng như sau: 45+52 kg N; 2,2:3,8 kg P; 11,8+13,7 kg K; 5,9+8,3 kg Ca; 3,8+7,2 kg Mg Như vậy cây lạc tích lãy đạm với lượng lớn nhất sau đó đến kali [4]

1.1.4 Đặc điểm của đất phù sa

Đất phù sa có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng số

trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dé tiêu trung bình,

độ no bazơ thấp - trung bình (40 - 55%) Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá,

có thể bố trí nhiều cơng thức luân canh cây trồng khác nhau và có thể cho

năng suất khá

1.1.5 Các yếu tổ hạn chế và định luật yếu tổ hạn chế năng suất cây trồng Theo Nguyễn Vy có rất nhiều yếu tố hạn chế sự phát triển của cây trồng và hình thành năng suất

Khi cây trồng không phát triển hoặc phát triển khơng bình thường, khi cây

trồng đó không cho năng suất hoặc năng suất thấp hơn bình thường hoặc khơng

đạt chí tiêu về chất lượng protein, dầu, đường, vi lượng, thuận lợi cho bảo quản

và chế biến, người ta nói cây trồng đã bị ánh hướng của các yếu tố hạn chế Có những đất có độ phì nhiêu rất cao, xét về độ phì nhiêu tự nhiên nhưng lại thiếu một chất dinh đưỡng nào đó làm cho các chất dinh dưỡng khác không thê phát

huy được Như vậy sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng này hoặc một chất dinh

Trang 31

Những yếu tố hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam là: thiếu giống có năng

suất cao, đất trồng lạc thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ và mùn thấp, pH thấp (hoặc cao), vi sinh vật ít, sâu bệnh hại lạc phịng trừ chưa có hiệu

quả Trong rất nhiều các yếu tố hạn chế đó, yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kế [24]

Trên cùng một địa điểm, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều yếu tố hạn

chế nhưng không thể khắc phục được triệt để nếu chưa tìm ra yếu tố hạn chế đứng hàng đầu Vì vậy, việc nghiên cứu dé phát hiện yếu tố hạn chế có ý nghĩa to lớn cá về lý luận lẫn thực tiễn trong việc bón phân hợp lý và cân đối dé dat được năng suất cao, phẩm chất tốt đồng thời tạo được độ phì nhiêu cho dat

Năm 1840, Liebig phát hiện ra yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng Và đã đưa ra Định luật yếu tố hạn chế năng suất cây trồng như sau:

“Năng suất cây trồng tỷ lệ với nguyên tố phân bón có tý lệ thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng”

Ở Việt Nam, hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng chất dinh

dưỡng thấp và có những yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàm lượng nhôm và độ mặn cũng như khá năng giữ chất dinh dưỡng kém Trong số các thiếu hụt về chất dinh dưỡng trong đất trồng trọt ở Việt Nam lớn nhất và quan trọng nhất là thiếu hụt về đạm, lân và kali Đây cũng là chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ lớn nhất

Trong các loại đất chua, sự thiếu can xi và ma giê cũng trở nên quan trọng Việc hoàn trả không đầy đủ về lượng các chất dinh dưỡng ở dạng vô cơ và hữu cơ đã làm cho đất bị cạn kiệt màu khá rõ, đây cũng là nguyên nhân xuất hiện yếu tố đinh dưỡng hạn chế

Trang 32

bị nhiễm mặn do nồng độ muối tan chủ yếu la Na’, Cl’ cao, trong diéu kién

yếm khí sẽ dẫn đến tích lũy nhiều sản phẩm khử như H;S, Fe" thường thấy ở

các vùng thung lũng núi cao, vùng đất phèn Trong trường hợp này ta gọi là

yếu tố hạn chế thừa

Nói chung yếu tổ hạn chế xuất hiện từ những nguyên nhân chủ yếu sau: + Hệ quả của các quá trình thổ nhưỡng tự nhiên

+ Bón q ít hoặc khơng bón một yếu tố dinh dưỡng

+ Các giống năng suất cao đã hút đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng từ đất nhưng không hồn trả đúng mức

+ Bón cố định một loại phân

+ Những q trình hóa học, sinh học tích lũy độc tố mới xây ra trong đất Đối với các đất giàu mùn, giàu đạm thì yếu tố hạn chế được khắc phục

theo quy luật cân đối lân - đạm, với các đất mà tỷ lệ đạm trung bình hoặc thấp

thì vai trị yếu tố hạn chế được khắc phục theo quy luật tối thiểu, nghĩa là lân

ít thì bón lân ắt phải có bội thu cao

Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, sau khi yếu tố

hạn chế năng suất chính là đạm đã được giải quyết thì lân nỗi lên là yếu tố hạn chế năng suất trong suốt gần 3 thập kỷ và hiện tại vẫn đang còn là yếu tố hạn chế trên rất nhiều loại đất Riêng kali, tuy mới được coi là yếu tố hạn chế

năng suất trên một số loại đất, một vài loại cây trồng, song do lượng hút kali

ngày càng lớn với tốc độ ngày càng cao, thậm chí cao hơn đạm thì kali cũng sớm trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây trồng ở Việt Nam

Trang 33

đối với cây trồng nhưng cũng có khả năng các nguyên tố đó là yếu tố dinh dưỡng hạn chế đến năng suất cây trồng

Tuy nhiên, định luật hạn chế năng suất cây trồng có thể mở rộng đối với

các yếu tố ngoai cảnh như nhiệt độ, nước, ánh sáng Mặc dù đủ các yếu tố về

phân bón nhưng thiếu nước thì việc cung cấp nước sẽ quyết định mức năng suất của cây trồng Nhiệm vụ của các nhà khoa học nghiên cứu ngành trồng trọt là phải tìm ra được các yếu tô hạn chế, yếu tô hạn chế này được giải quyết thì phát sinh yếu tố hạn chế mới Muốn đầy đủ và giúp cho việc bón phân có

hiệu quả thì định luật này được mở rộng như sau: “Năng suất cây trồng phụ

thuộc vào chất đinh dưỡng nào có hàm lượng dễ tiêu thụ nhất so với yêu cầu của cây trồng” [13]

1.1.6 Tình hình nghiên cứu phân bón cho lạc trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.6.1 Tình hình nghiên cứu phân bón cho lạc trên thế giới

Các kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho lạc cho thấy, để đạt hiệu quả sử dụng phân bón cao nhất cần dựa vào kết quá phân tích đất Lạc là

cây trồng khá mẫn cảm với độ chua, vì vậy, bón vơi cho lạc, đặc biệt trên các loại đất chua thường cho hiệu quả rõ rệt

J.G De Geus cho biết, nếu pH thấp thì phải bón vơi khi làm đất Các

nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, không cần dùng phân đạm khi đã bón vơi cho đất để có pH thích hợp, vì đã có vi khuẩn tạo nốt sằn Tuy vậy, cây lạc thường được trồng trên đất nhẹ, có thành phần cơ giới thô, phần lớn các lọai đất này

thường là nghèo dinh đưỡng, hàm lượng mùn thấp, vì vậy việc bố sung nguồn

dinh dưỡng trực tiếp cho lạc là cần thiết

Trang 34

cường hoạt động có định đạm của vi khuẩn chủng Rhizobium Bón vơi cho

đất cịn có tác dụng giải phóng lân từ các hợp chất lân khó hịa tan vốn rất nhiều trên đất chua như AIPO¿ và FePO¿ [53] [54] Bón vôi kết hợp với lân có tác dụng rất rõ rệt trong việc nâng cao năng suất lạc

Trong các nguyên tố dinh dưỡng, lân là ngun tố có vai trị rất lớn đối

với sinh trưởng của cây lạc Hiệu lực của lân phụ thuộc vào loại đất trồng lạc,

lượng bón đạm - lân, phương pháp bón và dạng phân lân được sử dụng

Ở Tây Phi người ta xác định liều lượng phân lân thích hợp để bón cho cây lạc là 30 kg PzOz/ha, nhưng ít nhất là 3/4 số phân này ở dạng hòa tan [4]

Tại nhiều vùng trồng lạc ở Trung Quốc, loại phân lân thường sử dụng bón cho cây lạc là super photphat và phân lân nung chảy Loại phân lân này phù hợp cho đất có độ phì trung bình, đất chua [59]

Cùng với nguyên tố lân, kali là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng có ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng của cây lạc

Theo Borkert và Jonie While cây họ đậu có phản ứng với phân kali khi lượng kali trao đối trong đất ở mức dưới 40 mg K/kg đất Cũng theo tác gia này thì bón kali ở mức trên 80 kg KạO/ha sẽ cho năng suất cây trồng cao nhất và đồng thời cũng góp phần trả lại lượng kali trong đất đã mắt đi sau 5 năm thí nghiệm Abd - El - Hardi lại cho rằng, bón kali ở mức 70 kg K;O/ha cho năng suất cao nhất tại Egypt

Ở Hà Nam (Trung Quốc) bón kali có tác dụng làm tăng hàm lượng chất

béo và axit amin trong hat lac Phan trim axit amin cần thiết tăng từ 8,7% ở

cơng thức khơng bón kali lên đến 9,4% ở các cơng thức có bón kali

Trang 35

(30N và 60 K;O) Năng suất lạc tăng từ 16+21% trén mot số loại đất của Án Độ ở cơng thức bón đạm và kali với liều lượng 25 N và 30 KạO Bón 60 kg K¿O/ha kết hợp với 30 kg N cho năng suất lạc cao nhất

Để đạt được năng suất 2.875 kg/ha, ở Mỹ năm 1975 người ta bón 20+25 kg N, 50+60 kg P;Os, 50+80 kg KạO Trong khi đó ở Ấn Độ liều lượng bón

10+13 kg N, 20+26 kg P2Os, 0+60 kg K:O [4]

Kết quả nghiên cứu của Chokhey Singh và Pathak cho biết: nếu bón phối hợp 11 kgN + 10 kg P;zO; + 19 kg KạO cho I1 ha thì năng suất lạc tăng 15,4% so với đối chứng và cao hơn một cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P, K hoặc khi bón hai trong ba yếu tô trên ở đất thịt nhẹ hay trung bình

Kết quả nghiên cứu của Pandey và Mc Intosh (1998) cho thấy để đạt

năng suất | tan/ha thì lạc thường hút trung binh 2,3+2,5 kg N/ha, 4,7+19,3 kg P;Oz/ha

Ở Xurinam, đối với đất hình thành trên các mạch đá cát pha trong các đồng bằng duyên hải có trồng lạc, người ta đề nghị bón mỗi ha 5001.000 kg vôi kết hợp với 200 kg phân phức hợp 5 - 10 - 10 thém 50 kg MgSO, [44]

Ở Australia, các loại đất có tỷ lệ lân dễ tiêu thấp và trên loại đất canh tác

lâu ngày thường thiếu yếu tố kali, người ta thường bón các loại phân như lân, phân khoáng, NPK cho lạc và kết quá thật bất ngờ là năng suất lạc tăng lên

một cách đáng kể

Nhìn chung trên thế giới cây lạc chiếm diện tích tương đối lớn và là một

trong những cây lấy dầu quan trọng của hầu hết các nước trồng lạc Như vậy

bón phân đầy đủ và cân đối hợp lý giữa các nguyên tố đạm, lân, kali thì năng suất sẽ cao hơn so với chỉ bón một, hai trong ba yếu tố nói trên Chỉ cần bón cân đối có thể tăng sản lượng lạc lên rất nhiều

Tóm lại: các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ và

Trang 36

những cơ sở thực tiễn giúp chúng ta nhìn nhận được vai trò quan trọng của

việc bón phân cho lạc, đặc biệt là trên chân đất nghèo dinh dưỡng

1.1.6.2 Tình hình nghiên cứu phân bón cho lạc ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, những cơng trình nghiên cứu phân bón cho lạc ở nước ta đã đem lại những kết quả khả quan góp phần tăng năng suất cây trồng, và nâng cao chất lượng nông sản phẩm Những cơng trình nghiên cứu có sự đóng góp đáng kế của Lê Văn Căn, Nguyễn Trọng Chi, Nguyễn Hữu Cầu và nhiều tác giả khác Các tác giả cho rằng, vai trò chủ yếu của lân là cung cấp lân, can xi, lưu huỳnh cho cây lạc

Cây lạc là loại cây họ đậu, có nhu cầu dinh dưỡng không cao và lại có khả năng sử dụng được đạm từ khơng khí nhờ các vi khuan nét san Két qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần cho thấy, một trong những yếu tố hạn chế

của một số loại đất trồng lạc ở các vùng chuyên canh là vấn đề độ ẩm và các

chất đinh dưỡng Vì đất trồng lạc thường có thành phần cơ giới nhẹ nên chất dinh đưỡng thường bị rửa trôi Để đưa ra một liều lượng các nguyên tố dinh

dưỡng thích hợp với lạc trên từng loại đất, việc nghiên cứu liều lượng bón phù hợp là cần thiết và phải được xác định cụ thẻ

Bón phân không cân đối, thiếu hụt một trong các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho lạc không chỉ không làm tăng năng suất mà cịn khơng đem lại lợi nhuận cho người sử dụng [18]

Tuy lạc hút nhiều đạm hơn so với các nguyên tố khác, song trên hầu hết các

lọai đất thì lan, kali, can xi lai la những nguyên tố chính hạn chế năng suất của lạc

Trang 37

Bón vơi cho lạc khơng chỉ có ý nghĩa làm tăng độ pH cúa đất mà cịn cải

tạo mơi trường thích hợp cho vi sinh vật cố định đạm hoạt động, vệ sinh đồng

ruộng và là chất đinh dưỡng cần thiết cho qua lac [8]

Bón vơi trên đất bac mau lam ting nang suat lac tir 9+10%, bon Mg lam tăng năng suất 11% Bón vơi cho lạc, ngoài việc cung cấp can xi như các nguyên tố dinh dưỡng cịn có tác dụng khử chua cho đất, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nốt sần phát triển và quan trọng vơi góp phần hình thành

lạc quả [39]

Kết quả nghiên cứu trên đất bạc màu ở Ba Vì, đất bạc màu ở Hà Bắc và đất phù sa biển ở Diễn Châu (Nghệ An) cho thấy, trên đất bạc màu ở Ba Vì nếu bón vơi ở mức 300+500 kg CaO cho một ha, năng suất tăng từ 2+4 tạ/ha trên nền 8 tấn phân chuồng 90 kg P;O; và 40 kg KạO Ở Hà Bắc với lượng vơi bón 300+500 kg CaO/ha năng suất tang 3,8+4,1 ta/ha [10]

Cùng với vôi, lân là nguyên tố dinh dưỡng có vai trị quan trọng không chỉ đối với sinh trưởng của lạc mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động

của vi sinh vật có định đạm ở nốt sằn cây lạc và q trình đồng hóa đạm trong

cây Liều lượng, tý lệ và phương pháp bón lân vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hình thành năng suất của cây lạc

Một số tác giả khi nghiên cứu liều lượng phân bón cho lạc tại một số tỉnh miền Trung đã kết luận rằng, khi bón super photphat va phan lan nung chảy, liều

lượng từ 30, 40, 60, 80, 90, 100, 120 kg P;Os cho các giống Sen lai, Sen Nghệ An,

lạc giấy Thừa Thiên Huế, lạc Kỳ Sơn đã làm tăng lượng nốt sần, tỷ lệ hoa hữu

hiệu, tông số quá và số quả chắc trên cây, Poo quả va Pico hat Bon lan da lam tang năng suất của quá khô từ 12,9%+34,7% Ngồi ra bón lân cho lạc không những làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất mà còn cái thiện tính chat dat [14]; [7]

Trang 38

24+145% va 11+71% so với khơng bón Năng suất lạc cao nhất ở mức

90100 kg PzOz/ha

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và phương pháp bón lân

(super photphat) cho lạc cho thấy, tưới thúc lân ở thời điểm 7 ngày sau khi gleo tỏ ra có hiệu quả hơn với phương pháp bón lót Tưới thúc lân, ở mức 60, 90 và 120 kg P;Os/ha cho năng suất lạc tương ứng là 3,49; 3,80 va 3,81 tấn quả/ha Năng suất lạc khơng khác biệt có ý nghĩa ở mức bón 90 và 120

kg PzOs/ha [36]

Về hiệu suất phân bón: I kg PzO; (dạng super photphat) ở mức 60

P¿Oz/ha cho từ 4,5+5,0 kg lạc vỏ so với 3,6+4,0 kg lạc vỏ ở mức bón 90

P;Oz/ha Những kết quả tương tự cũng thu được khi tiến hành thí nghiệm với lạc trên đất bạc màu Bắc Giang [21]

Trên đất phù sa biển không chua (pH = 5,8+6,0) hiệu lực phân lân (phân lân nung chảy và phân lân chậm tan) cao, chỉ thấp hơn superphotphat trên nền 8 tan phân chuồng + 30 kg N + 30 kg KạO Bón super lân năng suất lạc tăng

so với đối chứng 115%, phân lân nung chảy: 112% [20]

Nguyễn Thị Dần kết luận: trên đất phù sa biển có hàm lượng hữu cơ

0,6+1,0% dam tong số 0,03+0,09%, hàm lượng kali tổng SỐ thấp (0,75%),

hàm lượng lân, kali dễ tiêu: 3+5 và 6+7 mg/100 g đất, có độ chua trung bình,

khả năng hấp thu kém dễ bị rửa trơi thì hiêu suất l kg PO; (dạng

superphotphat) ở mức bón 60 PạOs cho trung bình 4,5+5,0 kg lạc vỏ Hiệu lực

1 kg P;zO; đầu tư là 3,0+4,5 kg lạc vỏ, cá biệt dat 7+8 kg lac vo Đề đạt hiệu

quả kinh tế cao thì nên đầu tư ở mức 60 PzO; và để đạt năng suất cao nên đầu

tu 6 mirc 90 P2Os

Trang 39

suất lạc nhân (tăng 24%) Bón lân nung chảy tăng 140% Phân chuồng kết hợp super photphat tăng 145% Hiệu suất đạt 6,3 kg quả lac/ kg PzO; với liều

lượng 90 kg P;Os /ha

Theo Thái Phiên và Nguyễn Văn Bộ, bón phân lân cho lạc trên đất phù

sa ở Bình Lục (Nam Hà) với lượng bón là 60 kg P;zOs, năng suất đạt 18,4

ta/ha hơn đối chứng 10,2%, hiệu lực đạt 2,8 kg lạc vỏ/1kg PO; và trước thu hoạch pH = 5,0; sau thu hoạch pH = 6,0

Một số kết quá nghiên cứu của Viện Nơng hóa Thổ nhưỡng trên nhiều vùng đất trồng lạc khác nhau ở phía Bắc cho thấy, với liều lượng bón 60 kg PO; trên nền: 810 tắn phân chuồng + 30 kg KạO + 30 kg N, đạt giá trị kinh tế cao nhất, trung bình hiệu suất 1 kg lân đạt 4+6 kg lạc vỏ Nếu bón 90 kg PO; thì tăng năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế không cao, hiệu suất l kg

POs 1a 3,6 - 5 kg lac vo [9]

Bên cạnh các nghiên cứu về lân cho lạc, đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh

hưởng của kali đến sinh trưởng và phát triển của lạc được tiến hành Kết quả

nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc Xuân trên đất bạc màu cho

Trang 40

Bảng I4 Hiệu suất của I kg P;Os đối với I kg lạc vỏ trên một số loại đất [10] Mức bón Nền + 60 kg P30; Nén + 90 kg P;O; Địa điểm

1 Dat cat biển Nghệ An

Diễn Thịnh — Diễn Châu 4,0 3,3

Diễn Kỳ - Diễn Châu 7,1 7,5

Dién Thanh — Dién Chau 8,1 9,2

Nghi Trung — Nghi Lộc 5,5 4,5

2 Đất bạc màu Bắc Giang

Lương Phong - Hiệp Hòa 7,1 8,0

Viét Yén 6,5 5,5

Liều lượng và tý lệ phân bón phù hợp cho cây lạc cũng được rất nhiều tác giả trong nước tiễn hành nghiên cứu

Nguyễn Thị Thuý và ctv (1995) cho biết: trên đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, trên nền 10 tạ vôi, bón 5-~10 tan phân chuồng làm tăng 17+33% năng

suất lạc Hiệu suất | tấn phân chuồng là 6,3 kg lạc vỏ khô

Theo Lương Đức Loan và ctv (1997) bón phân chuồng kết hợp với vôi làm tăng năng suất lạc rất rõ Năng suất lạc trên đất đỏ bazan Tây Nguyên đạt cao nhất ở cơng thức bón 100 kg vôi và 10 tấn phân chuồng/ha Trên đất bazan Phủ Quỳ bón phân chuồng làm tăng năng suất lạc nhân lên 131% so với

khơng bón Năng suất lạc nhân ở cơng thức bón lân phối hợp với phân chuồng

tăng 146% so với bón lân đơn độc [30]

Ngày đăng: 16/10/2014, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w