PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VN
Trang 1Trong lịch sử phát triển kinh tế, KTTN đã ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển KTHH Trong nền KTTT hiện đại, do đặc điểm của LLSX và QHSX, kinh tế cá thể và DN khu vực KTTN là hai hình thức biểu hiện chủ yếu của KTTN
Ở VN, KTTN được hình thành và phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự nghiệp đổi mới, quan niệm về KTTN cũng từng bước được thể hiện rõ hơn
Có ba quan điểm về KTTN ở VN:
• KTTn là hành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX
• KTn bao gồm các loại hình DN hoạt động theo Luật DN
• Đại X của Đảng đã khẳng định: KTTN bao gồm hai thành phần kinh
tế tư bản tư nhân và cá thể, tiểu chủ
Như vậy, ở nước ta hiện nay, KTTN không phải là một thành phần kinh
tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế
Ở đây, khái niệm khu vực KTTN được dùng để chỉ các thành phần kinh
tế có cùng chế độ sở hữu tư nhân về TLSX
1.2 Bản chất KTTN
Trang 2Để xác định bản chất KTTN, cần xem xét KTTN trên ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu về TLSX, cơ chế hoạt động và quan hệ trong phân phối sản phẩm.
* Về quan hệ sở hữu: sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở tồn tại của KTTN
Sở hữu tư nhân phát triển từ thấp lên cao và bao gồm hai hình thức cơ bản:
Một là, sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình sản
xuất ra sản phẩm bằng sức lao động của chính cá nhân hay hộ gia đình đó
Hai là, sở hữu cá nhân lớn gắn liền với sự xác lập nền sản xuất lớn, là đại
biểu của nền KTHH phát triển đến trình độ cao, của PTSX tư bản công nghiệp
* Về cơ chế hoạt động: KTTN hoạt độngt heo cơ chế “ 4 tự”: tự bỏ vốn,
tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ
* Về quan hệ phân phối: Trong KTTN, các hình thức tổ chức khác nhau
có quan hệ phân phối khác nhau Đối với kinh tế cá thể, do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động là hoàn toàn thuộc về chính hộ hay cá nhân đó Đối với kinh tế tư bản tư nhân, quan hệ phân phối được dựa trên nguyên tắc: chủ sở hữu TLSX chiếm phần lớn sản phẩm thặng
dư còn người lao động được hưởng một phần sản phẩm tất yếu Trong nền KTTT hiện đại, các yếu tố khoa học – công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của DN, trình độ của người lao động, thị trường…đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình sản xuất, chủ DN không còn là người sở hữu duy nhất về vốn và TLSX Hơn nữa, trong điều kiện mới, nhà nước có vai trò quan trọng trong điều tiết quan hệ phân phối Do vây, quan hệ phân phối trong các Dn trở nên phức tạp hơn Sản phẩm thặng dư ngoài phần đóng góp cho nhà nước và tích lũy cho tái sản xuat mở rộn, được phân phối lại bằng rất nhiều hình thức khác nhau và cho các yếu tố đóng góp vào quá trình tạo
Trang 3ra giá trị thặng dư như: lao động, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, vốn
1.4 Vai trò của KTTN trong nền KTTT
KTTN luôn mang trong mình động lực phát triển mạnh mẽ - động lực cá nhân Từ kinh nghiệm thế giới có thể khẳng định: không có KTTN thì về thực chất không có KTTT Vai trò của KTTN biểu hiện:
- Huy động, phân bổ và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực trong xã hội
- Quy mô đa đạng nên KTTn có khả năng tối ưu hóa tổ chức sản xuất
- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức song cho người lao động từ đó giảm các tệ nạn xã hội
Trang 4- Góp phần đáp ứng ngày càng cao, đa dạng các nhu cấu của người tiêu dùng
- Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
- Góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao trình độ người lao động
- Góp phần tạo nguồn thu thuế và tăng đóng góp ngân sách nhà nước
- Thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Là động lực cho quá trình hộ nhập kinh tế quốc tế
1.5 Điều kiện tồn tại và phát triển KTTN trong nền kinh tế chuyển đổi
Sự hình thành và phát triển KTTN là kết quả tất yếu của sự phát triển LLSX Đối với các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, mặc dù có sự điều chỉnh về mô thức phát triển kinh tế nhưng mục đích cuối cùng vẫn là xây dựng thành công CNXH Bản chất của xã hội XHCN là thực hiện chế độ công hữu về TLSX Vậy chế độ công hữu được hình thành do đâu? Có phải
do ý chí chủ quan của con người? Theo lý luận của Mác, nếu hiểu công hữu
là một sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử thì công hữu chính là kết quả tất yếu của sự liên kết tự nhiên của các sở hữu cá nhân Nói vậy tức là theo Mác, tiền đề xuất hiện công hữu chính là sở hữu tư nhân
Trong nền kinh tế chuyển đổi, trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém hơn so với các nước tư bản phát triển nên phát triển KTTN là cần thiết Điều kiện để KTTN tồn tại và phát triển:
- Xóa bỏ rào cản tâm lý
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo môi trương cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
- Quản lý kinh tế vĩ mô chặt chẽ, hoàn thiện khung pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộn vf thống nhất, tạo sân chơi chung cho tất
cả các khu cực kinh tế
Trang 51.6 Đặc điểm KTTN VN hiện nay
Hoàn cảnh ra đời của KTTN VN khác với các nước phát triển khác trên thế giới:
- KTTN là sản phẩm của công cuộc đổi mới do Đảng khở xướng và được phát triển trong điều kiện nhà nước XHXN
- KTTN ở nước tar a đời và phát triển trong điều kiện QHSX thống trị trong xã hội không phải là QHSX TBCN
- KTTN VN ra đời và phát triển trong thời kỳ đất nước đang quá độ lên XHCN từ nền kinh tế chậm phát triển
Từ những điểm khác trên mà KTTN VN có các đặc điểm khác về bản chất so với KTTN ở các nước phát triển khác:
- Là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần,
là bộ phận hữu cơ trong nền KTTT định hướng XHCN, phát triển trong khuôn khổ chính sách phát triển nền kint tế nhiều thành phần
- Ngay từ khi mới ra đời đã mang trong mình những yếu tố XHCN, phát triển theo định hướng mà ĐCSVN đề ra thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước XHCN
- Phạm vi hoạt động trải hầu khắp các ngành, lĩnh vực kinh tế nhưng chủ yếu ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ, những ngành có doanh lợi hấp dẫn, có sẵn thị trường và kinh nghiệm hoạt động Phần lớn tập trung ở các thành phố và khu kinh tế phát triển
- Quy mô các DN còn nhỏ bé, chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, suất đầu tư thấp, kỹ thuật và công nghệ còn nhiều bất cập
- Hạn chế về vốn và khả năng tích lũy
- Thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh
- Mối quan hệ trực tiếp giữa chủ DNTN với công nhân, người lao động trong từng DN không còn là quan hệ đối kháng
Trang 6- Sự phát triển của KTTN góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc, yếu tố dân tộc và hình ảnh dân tộc trong cộng đồng quôc tế
1.7 Kinh nghiệm phát triển KTTN Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nhiều nét tương đồng với VN cả về lịch sử phát triển cũng như điều kiện tự nhiên Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế từ 1978 và đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong phát triển KTTN
* Thay đổi nhận thức, quan điểm về KTTN
Phải nói đến đầu tiên đó là bước đột phá trong tư duy lý luận của TQQuan niệm truyền thống Xây dựng lý luận mới theo quan
- Chế độ công hữu XHCN phải thuần
nhất, không dung nạp và không thể
kết hợp với KTTT
- Phân phối theo lao động là duy nhất
- KTTT vừa phục vụ CNTB, vưa phục vụ CNXH
- Chế độ công hữu là chính, các hình thức sở hữu khác cùng phát triển
- Phân phối theo lao động là chính, các hình thức phân phối khác cùng tồn tại
- Cần phải vận dụng tất cả những thành tựu của văn minh nhân loại cho
sự phát triển
3 Về chế độ sở hữu XHCN
Trang 7- Tư hữu gắn liền với bóc lột và tư
bản
- Thủ tiêu tư bản, hạn chế phát triển
kinh tế phi công hữu
- Mọi hình thức sở hữu có lợi cho phát triển sức sản xuất XHCN, có lợi cho tăng cường sức mạnh tỏng hợp của nhà nước XHCN, có lợi cho nâng cao đời sống nhân dân (ba lợi)
và các hình thức tổ chức kinh doanh phản ánh QHSX XHCN đều có thể mạnh dạn vận dụng
Học hỏi kinh nghiệm phát triển KTTN từ TQ, VN cần thay đổi tư duy, mạnh dạn hơn nữa trong việc nhìn nhận vai trò cũng như vị trí của KTTN:
* Xây dựng thể chế, tạo điều kiện cho phát triển KTTN
- Thật sự đối xử công bằng và tạo điều kiện bình đẳng về cơ hội
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển KTTN
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển KTTN
- Xây dựng môi trường tâm lý xã hội cho sự phát triển
* Cải cách DNNN
- Đổi mới và sắp xếp đồng bộ
- CPH và tư nhân hóa
2 Thực trạng phát triển KTTN VN
2.1 Chính sách phát triển KTTN thời kỳ trước đổi mới
Dưới góc độ xem xét các chính sách kinh tế, có thể chia thời kỳ này
thành những giai đoạn nhỏ với những đặc trưng khác nhau
Thứ nhất: Thời kỳ khôi phục kinh tế (1955 - 1957)
Trang 8Đây là thời kỳ Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ khác
nhau, trong đó miền Bắc phát triển kinh tế theo đường lối của ĐCSVN Kinh
tế miền Bắc vốn rất lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh
với Pháp Bởi vậy tháng 9/1954, Bộ Chính trị ĐCSVN đề ra kế hoạch 3 năm
(1955 - 1957) hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh
tế mà trọng tâm là cải cách ruộng đất
Song song với cải cách ruộng đất, tháng 5/1955, Chính phủ ban hành 8
chính sách khuyến khích sản xuất mà trước hết là kinh tế nông dân, bao
gồm: 1/ bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất; 2/ bảo hộ tài sản cho nông dân và
các tầng lớp khác; 3/ khuyến khích khai hoang phục hoá bằng việc miễn
giảm thuế 3 năm cho ruộng đất phục hoá và 5 năm cho ruộng đất khai
hoang; 4/ tự do thuê mướn nhân công, trâu bò, tự do vay và cho vay; khuyến
khích phát triển hình thức tổ đổi công; 6/ khuyến khích phát triển nghề phụ
và nghề thủ công trong nông dân và nông thôn; 7/ bảo hộ, khuyến khích và
khen thưởng những hộ nông dân làm ăn giỏi; 8/ nghiêm cấm phá hại sản
xuất
Trang 9Trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, những chính sách này rõ
ràng đã hướng vào sự phát triển KTTN, coi khôi phục kinh tế nông dân -
KTTN - là khâu trọng yếu của khôi phục kinh tế Thực tế đã chứng minh
tính đúng đắn của những chính sách này
Thứ hai: Thời kỳ cải tạo XHCN nền kinh tế (1958 - 1960)
Chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời đại, Việt Nam đã sớm lựa chọn con
đường phát triển XHCN theo mô hình Liên Xô
Tháng 4/1958, Quốc hội Việt Nam thông qua Kế hoạch 3 năm (1958 -
1960) phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá Công cuộc cải tạo
XHCN đối với nền kinh tế được thực hiện với mục tiêu biến nền kinh tế
nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN với hai hình thức sở hữu chủ yếu
là quốc doanh và tập thể; kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được coi
là đối tượng phải cải tạo Nội dung chủ yếu của công cuộc cải tạo là:
1 Quốc hữu hoá các xí nghiệp của chính quyền cũ và tư sản mại bản
2 Cải tạo hoà bình đối với tư bản dân tộc bằng công tư hợp doanh
3 Tập thể hoá nông nghiệp và công thương nghiệp cá thể
Trang 10Trong toàn bộ công cuộc cải tạo thì việc đưa nông dân vào hợp tác xã
được coi là khâu chính Đến năm 1960, đã có 89,4% nông dân đồng bằng
Bắc bộ vào hợp tác xã nông nghiệp Ở khu Bốn cũ, tỷ lệ này là 87,9%, trung
du và miền núi phía bắc là 65,8%
Trong thương nghiệp, 65% trong số 185 ngàn tiểu thương vào hợp tác xã
mua bán; các hợp tác xã cũng được lập ra trong nghề cá, vận tải thô sơ
Đi đôi với cải tạo kinh tế cá thể, công việc cải tạo cũng đã tiến hành một
cách triệt để đối với tư bản công – thương nghiệp Tính đến hết năm 1960,
đã cải tạo xong 729 hộ tư bản công nghiệp thành 661 xí nghiệp công tư hợp
doanh và 68 hợp tác xã; toàn bộ vận tải tư nhân cơ giới với 1602 ô tô và 132
phương tiện vận tải thuỷ thành xí nghiệp công tư hợp doanh; đã chuyển
thành công tư hợp doanh 1489 hộ tư sản thương nghiệp (tức là 99,4% số hộ
cần cải tạo)
Song song với quá trình cải tạo các thành phần kinh tế tư bản tư nhân,
Nhà nước tăng đầu tư phát triển kinh tế quốc doanh Kết quả là, trong vài
năm, khu vực kinh tế XHCN đã có sự phát triển vượt bậc, lấn át đối với
KVTN.
Trang 11Thứ ba: Thời kỳ 1961 - 1975
Tháng 9/1960, ĐCSVN tiến hành Đại hội lần thứ III đề ra đường lối cách
mạng XHCN và kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Một
trong những quyết định quan trọng nhất lúc này là phải “hoàn thành cải tạo
XHCN, làm cho kinh tế miền Bắc trở thành nền kinh tế XHCN”
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất bị bỏ dở do Mỹ mở rộng chiến tranh ra
miền Bắc, nhưng đường lối kinh tế do Đại hội III đề ra vẫn tiếp tục được
triển khai một cách tích cực Công cuộc cải tạo XHCN được thực hiện với
nội dung chủ yếu là hạn chế kinh tế cá thể, chuyển toàn bộ xí nghiệp công tư
hợp doanh thành xí nghiệp quốc doanh, phát triển mạnh kinh tế quốc doanh
và hợp tác xã
Trong cải tạo XHCN, hợp tác hoá nông nghiệp vẫn giữ vị trí đặc biệt
quan trọng với phương thức chủ yếu là chuyển hợp tác xã bậc thấp lên bậc
cao, mở rộng quy mô hợp tác xã Đồng thời, để nâng cao tỷ trọng của kinh tế
XHCN, Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng kinh tế quốc doanh ở tất cả
các ngành, các vùng, các địa phương trên miền Bắc
Trang 12Một số chỉ tiêu chủ yếu hai năm 1957 và 1960 (%)
100 66,6 33,4
2 Thu nhập quốc dân
- Kinh tế XHCN:
- Các thành phần kinh tế khác:
100 15,7 84,3
100 62,7 37,3
3 Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp
- Kinh tế XHCN:
- Các thành phần kinh tế khác:
100 25,2 74,8
100 78,3 21,7
4 Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp
- Kinh tế XHCN:
- Các thành phần kinh tế khác:
100 0,3 99,7
100 55,2 44,8
5 Khối lượng hàng hoá luân chuyển
- Kinh tế XHCN:
- Các thành phần kinh tế khác:
100 52,5 47,5
100 86,5 13,5 Nguồn: Kinh tế Việt Nam- Chặng đường 1945- 1995 và triển vọng đến năm
2020 Nhà xuất bản Thống kê- 1996.
Trang 13Kết quả là, sau 10 năm chiến tranh (1965 - 1975), kinh tế XHCN dưới
hai hình thức quốc doanh và tập thể đã giữ địa vị thống trị tuyệt đối trong
nền kinh tế Năm 1975, kinh tế XHCN tạo ra 88,4% tổng sản phẩm xã hội,
84,1% thu nhập quốc dân, 95,5% giá trị sản lượng công nghiệp, 97,1% giá
trị sản lượng nông nghiệp, 87,5%giá trị sản lượng xây dựng cơ bản, và gần
100% khối lượng hàng hoá luân chuyển Tình hình này cũng có nghĩa là,
tính đến năm 1975, về cơ bản, miền Bắc Việt Nam đã xoá bỏ KTTN như
một khu vực kinh tế.
Thứ tư: Thời kỳ 1976 – 1985
Ngày 30/4/1975, chiến tranh kết thúc và năm 1976, Việt Nam thống nhất
về mặt Nhà nước và tổ chức Đảng Đại hội lần thứ IV ĐCSVN đã quyết định
đường lối cách mạng XHCN cho cả nước và kế hoạch kinh tế 5 năm (1976 -
1980) Tháng 3/ 1977 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra quyết định: hoàn
thành về cơ bản cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
trong hai năm 1977- 1978, trước hết là xoá bỏ tư bản thương nghiệp Thực
chất của đường lối và kế hoạch kinh tế này là mở rộng mô hình CNXH dựa
trên sở hữu công cộng ở miền Bắc ra phạm vi cả nước
Trang 14Nhưng, những cố gắng quyết liệt để mở rộng kinh tế XHCN, xoá bỏ
KTTN trên phạm vi cả nước đã không thành công Kế hoạch 5 năm (1976 -
1980) không thực hiện được hầu hết các chỉ tiêu quan trọng, kinh tế sa sút,
sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn Tháng 9/1979, Hội nghị Trung
ương ĐCSVN lần thứ VI đã phải ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp
bách, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động lần đầu tiên được nhấn
mạnh và do đó lần đầu tiên đặt ra vấn đề phải sử dụng đúng đắn các thành
phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc Tuy nhiên KTTN, kinh tế thị trường
vẫn bị coi là các lực lượng phi XHCN cần tiếp đấu tranh và cải tạo
Tháng 3/1982, Đại hội ĐCSVN lần thứ V thông qua kế hoạch 5 năm
(1981 - 1985), đặt vấn đề đổi mới tư duy, điều chỉnh đường lối và chính sách
kinh tế Với quan điểm thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần (3 thành
phần ở miền Bắc, 5 thành phần ở miền Nam), ĐCSVN đã đề ra chính sách
“kết hợp cải tạo với sử dụng, thông qua sử dụng để cải tạo các thành phần
kinh tế phi XHCN” Chính sách này đã cứu KTTN khỏi nguy cơ bị tiêu diệt,
tuy rằng nó chưa được khuyến khích phát triển.
Trang 15Song, nhân tố kích thích khuynh hướng phát triển của KTTN lúc này lại
không phải là những quyết định chính sách đối với bản thân nó mà chính là
những quyết định chính sách (nhằm cứu vãn) đối với khu vực kinh tế XHCN
Có hai quyết định quan trọng thuộc lại này:
- Quyết định 25/CP của chính phủ (ngày 21/01/1981) “Về một số chủ
trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của xí nghiệp quốc doanh” Thực chất, đây là bước
điều chỉnh công tác kế hoạch hoá của DNNN, cho phép, ngoài một số chỉ
tiêu kế hoạch buộc phải thực hiện, các DN tự tìm kiếm đầu vào và khách
hàng, sản xuất và cung ứng theo “giá cả thoả thuận”
- Chỉ thị 100/ CT của Ban Bí thư ĐCSVN (13/11/1981) về việc thực
hiện chế độ khoán trong hợp tác xã nông nghiệp Theo chính sách này, hộ
nông dân nhận ruộng khoán của hợp tác xã và được đầu tư vào một số khâu
sản xuất, hợp tác xã không nắm quyền kiểm soát chặt chẽ việc bán sản
phẩm, cho phép nông dân được tự do trao đổi phần sản lượng vượt khoán
Những quyết định trên đây cùng với cuộc tổng điều chỉnh giá cả và tiền
tệ (tháng 10/1985) đã góp phần quyết định làm phân huỷ cơ cấu bên trong
Trang 16khu vực kinh tế XHCN, làm phát triển các quan hệ thị trường tự do, và do đó
tạo ra môi trường cho sự bột phát của KTTN Đến hết năm 1985, khu vực
kinh tế XHCN “chỉ còn” chiếm 70,9% tổng sản phẩm xã hội, khu vực kinh
tế tư nhân đã chiếm được 29,1%
Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn - kiểm tra hành
chính, kiểm soát thị trường, nhưng cho đến giữa thập kỷ 80, KTTN đã phát
triển và có xu hướng trở thành một khu vực kinh tế hiện thực Và vì vậy, việc
tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô nói chung, một hệ thống chính sách
kinh tế phù hợp với sự phát triển của khu vực KTTN cũng như toàn bộ hệ
Đến năm 1985, về hình thức, kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể)
vẫn giữ vị trí tuyệt đối trong nền kinh tế Những cố gắng điều chỉnh trước đó
đã đặt kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa của KTTT Nền kinh tế rơi vào
Trang 17khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, sản xuất đình trệ, đời
sống dân cư rất khó khăn
Đại hội ĐCSVN lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đề ra Cương lĩnh chiến
lược và đường lối đổi mới nền kinh tế Một trong những quyết định quan
trọng nhất của Đại hội VI là xác định mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước và phát triển theo định
hướng XHCN Theo mục tiêu này, ĐCSVN chủ trương phát triển kinh tế
nhiều thành phần như một chiến lược lâu dài và là chính sách cơ bản để dân
chủ hoá kinh tế, giải phóng các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế
Đại hội lần thứ VII và VIII của ĐCSVN đã tiếp tục hoàn thiện các
quan điểm được đề xuất từ Đại hội lần thứ VI Mục tiêu kinh tế của Việt
Nam được xác định là: xây dựng nền KTTT (nhiều thành phần) có sự điều
tiết của nhà nước và phát triển theo định hướng XHCN
Những quyết định trên đây là sự định hướng chiến lược cho tiến trình
kinh tế Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho KTTN
phát triển như một khu vực quan trọng của nền kinh tế quốc gia
Trang 18Thực hiện chiến lược đó, kể từ 1989, Việt Nam đã áp dụng nhiều
chính sách quan trọng và đồng bộ để xoá bao cấp, chuyển sang kinh tế thị
trường Những chính sách này đã tác động mạnh và tích cực đối với sự phát
triển KVTN
2.2.2 Những chính sách kinh tế mới của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân
* Khuôn khổ pháp lý chung.
Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý
để khuyến khích KVTN Tháng 12/ 1987, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Riêng đối với KVKTTN trong nước,
có thể nêu một số văn bản pháp lý quan trọng nhất là: Luật Công ty
(21/12/1990), Luật DNTN (1991), Hiến pháp sửa đổi (4/1992, trong đó thừa
nhận và bảo hộ sở hữu tư nhân, cho phép mọi công dân được tự do kinh
doanh theo pháp luật), Luật Đất đai (1993), Luật Phá sản, Luật Khuyến
khích đầu tư trong nước (6/1994) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
sửa đổi (được Quốc hội khoá X thông qua ngày 20/5/1998, có hiệu lực thi
Trang 19hành từ 1/1/1999) Năm 1999, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật DN (có
hiệu lực từ 1/1/2000)
Các bộ luật quan trọng nói trên đã tạo ra khuôn khổ pháp lý chung,
thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thống DN nói chung, khu vực KTTN nói
riêng Theo tinh thần của các bộ luật này, mọi cá nhân và tổ chức ở Việt
Nam có đủ điều kiện, đều được phép đăng ký tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh, phục vụ cho quốc kế dân sinh; Nhà nước tạo điều kiện cho việc
sử dụng đất đai, thuê mướn mặt bằng để sản xuất kinh doanh, tuỳ theo ngành
nghề và quy mô DN
Từ chỗ bị coi là đối tượng cải tạo , cấm đoán và hạn chế phát triển, giờ
đây, KVTN đã có môi trường phát triển tương đối thuận lợi và trên thực tế
đã phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền
kinh tế Nếu như năm 1990, cả nước có khoảng 500 xí nghiệp và công ty tư
nhân, khoảng 360 ngàn hộ kinh doanh cá thể, thì đến năm 1996, những con
số này là 28.480 xí nghiệp và hơn 1 triệu hộ kinh doanh Đóng góp của
KVTN vào GDP năm 1996 ước tính lên tới 40,16% (chưa kể khu vực có vốn
nước ngoài)
Trang 20Một điểm đáng chú ý và cần nhấn mạnh là, trong điều kiện tự do kinh
doanh, công tác quản lý hoạt động của các DN phải được thực hiện hết sức
sát xao, chính xác - trong khi vẫn không gây khó khăn cho các DN Đây là
một điểm yếu trong quá trình thực hiện chính sách Có thể nêu một ví dụ
điển hình cho vấn đề này là: ở Thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 1999,
trước khi Luật DN có hiệu lực thi hành, thì bỗng dưng, các cơ quan chức
năng thấy “biến mất” gần hai trăm đơn vị trước đó đã có trong đăng ký kinh
doanh Có lẽ, không cần phải bình luận gì thêm về công tác quản lý DN và
thực hiện chính sách, khi để xảy ra hiện tượng như thế
Ở khía cạnh khác lại phải thấy rằng, trong khi đường lối và các chính
sách nói trên đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung khá thuận lợi thì nhiều
văn bản dưới luật (những qui định của Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa
phương) lại quá chồng chéo, mâu thuẫn, gây phiền hà và khó khăn rất nhiều
cho các DN Nhằm khắc phục tình hình này, ngày 3/2/2000 Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định (số 19/2000/QĐ- TTg) bãi bỏ 84 loại giấy phép
liên quan đến hoạt động kinh doanh, trái với Luật DN Hiện tại, các Bộ,
ngành, địa phương đang tiếp tục rà soát các loại quy định tuơng tự để thực
Trang 21hiện theo tinh thần Quyết định nói trên Đây là bước tiến tích cực, tạo thuận
lợi cho hoạt động của giới kinh doanh nói chung, KTTN nói riêng
* Chính sách cơ cấu
- Về sở hữu, nền kinh tế Việt Nam là hệ thống nhiều thành phần, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, đảm nhận chức năng dẫn dắt các
thành phần khinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN, KTTN phát
triển bình đẳng với mọi thành phần kinh tế khác
- Nhà nước Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế đầu tư trên
mọi vùng lãnh thổ theo quy hoạch thống nhất của Nhà nước Luật Khuyến
khích đầu tư trong nước sửa đổi (1998) đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ và ưu
đãi mạnh mẽ các hoạt động đầu tư trong nước nhằm phát huy tôí đa nội lực
của nền kinh tế, đặc biệt dành nhiều ưu đãi cho các dự án đầu tư vào những
địa bàn khó khăn
- KVTN không bị giới hạn lĩnh vực kinh doanh Luật DN mới ban
hành gần đây nhất cho phép mọi loại hình kinh tế, trong đó có KTTN, được
đầu tư kinh doanh trong mọi ngành nghề, trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng
Trang 22- Trong tiến trình CNH - HĐH, và phát triển theo định hướng
XHCN,Việt Nam dành những ưu tiên đặc biệt cho đầu tư phát triển kinh tế
ở các vùng sâu, vùng xa, ở khu vực nông nghiệp và nông thôn Hệ thống các
chính sách ưu tiên theo hướng này đã đưa đến những thay đổi hết sức quan
trọng ở khu vực nông nghiệp và nông thôn Biểu hiện tập trung nhất của
những thay đổi này là sự phát triển của kinh tế nông hộ và sự xuất hiện của
loại hình kinh tế trang trại Tuy nhiên, trong thực tế, KTTN hoạt động yếu
trong công nghiệp, chưa được tham gia hệ thống ngân hàng và chưa dược
tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại với mức độ như DN nhà nước, và do
đó, chưa có cơ hội tham gia chuyển giao công nghệ, thực hiện mục tiêu
CNH và HĐH
* Chính sách thuế
- Từ năm 1990, những cải cách thuế đã thực hiện đối xử bình đẳng
giữa KVTN với KVNN Nói một cách cụ thể, trong các luật thuế hiện nay
không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào đối với KVKTTN
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, hiện nay trong chính sách thuế, các
DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DNNN được hưởng nhiều lợi ích hơn so
Trang 23với KTTN Vấn đề không phải là ở chỗ các luật thuế tạo ra những kỳ thị đối
với khu vực KTTN, mà là ở chỗ, những quy định dưới luật đã đưa lại những
lợi ích cho các loại hình DN khác, mà KTTN không được hưởng Chẳng
hạn, những quy định về việc miễn giảm thuế lợi tức, quy định về hoàn thuế
giá trị gia tăng, hay gần đây, quyết định giảm thuế xuất nhập khẩu… đều là
những chính sách không nhằm vào khuyến khích khu vực KTTN
- Một khó khăn khác trong việc thực hiện chính sách thuế là quy chế
lỏng lẻo, lạc hậu về kế toán và kiểm toán trong KVTN Điều này tạo nhiều
sơ hở, gây thất thoát thuế từ khu vực này, nhất là trong điều kiện áp dụng
Luật Thuế giá trị gia tăng (1/1/1999)
* Chính sách tín dụng
Chính sách về tín dụng và hỗ trợ vốn là vấn đề hết sức nhạy cảm đối
với giới kinh doanh Theo chính sách hiện hành, KVTN có quyền bình đẳng
với các khu vực khác trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Theo Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước, các DNTN cũng được nhận mọi sự ưu đãi
cần thiết như các DN trong nước khác, được xét ưu đãi vay vốn sản xuất
hàng xuất khẩu, và kể cả việc ưu đãi vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
Trang 24Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều năm qua, hầu hết các DNTN gặp
khó khăn khi vay vốn ngân hàng do bị ràng buộc bởi các điều kiện thế chấp
tài sản, không được thế chấp bằng quyền sử dụng đất, càng không được
hưởng quy chế bảo lãnh như các DNNN Các DNTN không đủ khả năng gọi
vốn liên doanh Chỉ có một bộ phận dân cư (nhất là nông thôn) được sự ưu
đãi tín dụng qua các chương trình xoá đói giảm nghèo và cho vay phát triển
kinh tế Có thể nói rằng, trên thực tế vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử rất lớn
giữa DNTN và DNNN Bằng chứng là, trong khi các DNTN và các loại hình
dân doanh gặp khó khăn rất lớn về vốn, thì trong các năm 1997- 1999, các
DNNN đã nhận được những khoản hỗ trợ khổng lồ: 6.482 tỷ đồng do cấp bổ
sung vốn, 1.465 tỷ bù lỗ; ngoài ra, từ năm 1996- 1999, được miễn giảm thuế
2.228 tỷ đồng, xoá nợ 1.088,5 tỷ đồng, khoanh nợ 3.392 tỷ đồng, giảm nợ
540 tỷ, và cho vay vốn tín dụng ưu đãi 8.685 tỷ đồng; ở nhiều DNNN, số
nộp của DN vào ngân sách ít hơn số tiền do nhà nước hỗ trợ Theo hướng
này, dù có thế nào đi nữa, KVKTTN cũng không thể có được vị thế bình
đẳng, không thể cạnh tranh một cách lành mạnh với các DNNN