SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

28 2.6K 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12, Rèn một số kỹ năng đối với học viên giỏi Ngữ văn, Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội, Kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trung tâm GDTX TP Biên Hòa Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM T SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trung tâm GDTX TP Biên Hòa Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân 2. Ngày tháng năm sinh: 20/12/1987 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 20B2, tổ 12, khu phố 2, Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613 822 538 (CQ)/(NR); ĐTDĐ: 0985 243 866 6. Fax: E-mail: nguyenxuanspvan@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 4 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 BM02-LLKHSKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là người giáo viên, ai cũng mong muốn học viên của mình đạt được thành tích học tập cao nhất, đặc biệt sẽ được vinh danh trong các kỳ thi học viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Thành tích đáng tự hào đó phần nào đánh giá được năng lực dạy học, nhiệt tâm của người giáo viên trong công việc; sự rèn luyện, nổ lực vươn lên của các em trong học tập. Quan trọng hơn, từ bước đệm này người giáo viên nhận thấy niềm vui, vai trò thiêng liêng của mình trong quá trình dạy học để từ đó trau dồi, đầu tư hơn về chuyên môn; học viên sẽ có động lực, tự tin hơn trong những kỳ thi quan trọng phía trước. Vì vậy với những người tâm huyết với nghề nghiệp, họ luôn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được kết quả cao nhất. Thực tế dạy học cho thấy, muốn đạt được kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi ở các bộ môn đã khó, học viên giỏi môn Ngữ văn lại càng khó hơn. Bởi, số lượng học viên yêu thích, đam mê và có tố chất đối với môn Ngữ văn không nhiều. Các em ngại học văn do phải đọc nhiều, viết nhiều, tốn nhiều thời gian mà điểm thì không cao so với nhiều môn học khác (ít điểm 8, 9 đặc biệt là 10). Mặt khác Ngữ văn cũng không phải là môn học thời thượng để các em có thể chọn ngành nghề sau này. Trong quá trình dạy học, giáo viên còn quá cứng nhắc, rập khuôn (yêu cầu học viên học đúng theo từng câu văn mình cho chép), hạn chế sự sáng tạo của các em. Không giống như các trường trung học phổ thông ngay từ lớp 10 đã có những “hạt nhân” được lựa chọn trong kỳ thi học viên giỏi cấp tỉnh từ đó giáo viên có thể nuôi dưỡng, phát hiện thêm ở những năm học tiếp theo. Hệ giáo dục thường xuyên chỉ tổ chức kỳ thi học viên giỏi cho học viên lớp 12, thời lượng ôn thông thường là 60 tiết, nguồn học viên thay đổi theo từng năm. Vì vậy để đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng rất cần những kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy được đúc kết. Vì những lý do quan trọng trên tôi muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi “Một số kinh nghiệm trong việc dạy bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ văn lớp 3 12” để có thể cùng nhau đạt được kết quả cao nhất trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Học viên giỏi là những học viên đang học chương trình văn hóa phổ thông thuộc hệ bổ túc văn hóa tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong cả nước, có năng lực vượt trội. Học viên giỏi môn Ngữ văn là những học viên có năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương; có tình yêu và biết rung động trước cái Chân, Thiện, Mĩ; trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, cảm xúc dạt dào; khả năng hành văn vừa đảm bảo logic vừa giàu cảm xúc. Bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ văn là cách thức tổ chức dạy học, khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy Ngữ văn để trang bị cho học viên kiến thức về văn học, rèn luyện kĩ năng cảm thụ, kỹ năng viết văn, phát triển trí tuệ, kích thích niềm say mê và hứng thú học tập cho học viên. Bồi dưỡng học viên giỏi nói chung và học viên giỏi Ngữ văn nói riêng như đề cập ở trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát hiện, bồi dưỡng học viên giỏi ở các bậc học phổ thông là vấn đề đã được nhiều thầy cô giáo quan tâm thực hiện từ rất lâu. Đã có không ít đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ: - Đề tài: “Bồi dưỡng năng lực thẩm văn cho học viên giỏi văn khi học truyện ngắn Nguyễn Tuân” (Phan Hồng Hiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ). - Đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học viên giỏi môn Tiếng Việt” (Hồ Đắc Thị Khánh Hồng, Trường tiểu học Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị). - Đề tài: “Bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở” (Hồ Thanh Tâm, Trường trung học Triệu Vân, Quảng trị) 4 Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều đã khẳng định tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục nước nhà. Góp phần bồi dưỡng, đào tạo cho đất nước những lớp công dân tương lai vừa có đức, vừa có tài, đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, có thể nói ít có một chuyên đề, một sáng kiến kinh nghiệm hay một bài nghiên cứu nào bàn về vấn đề tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đối tượng học viên giỏi môn Ngữ văn tại Trung tâm GDTX - một trong những đối tượng là những người lao động cũng có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước mà trực tiếp nhất là tại các địa phương nơi những học viên này đang sinh sống. Đề tài này trên cơ sở kế thừa những kiến thức lí luận về công tác bồi dưỡng học viên giỏi nói chung và học viên giỏi môn Ngữ văn nói riêng, đồng thời đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi môn Ngữ văn tại Trung tâm GDTX TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Để giải quyết những khó khăn, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học viên giỏi Ngữ văn, trong quá trình dạy học tôi đã tiến hành những công việc sau: 2.1. Phát hiện và chọn học viên có khả năng cảm thụ văn học. Để có nguồn học viên đảm bảo “mang chuông đi đành xứ người”, khâu phát hiện và chọn lọc học viên có khả năng cảm thụ văn học vô cùng quan trọng. Việc chọn lọc không thể làm qua loa, chiếu lệ, “bốc” một vài em tham gia đội tuyển, bởi việc làm này hết sức nguy hại. Ở khâu này giáo viên bồi dưỡng phải phối hợp với giáo viên dạy ngữ văn ở các lớp chọn ra những học viên ưu tú nhất tham gia đội tuyển cấp trường. Đây là khâu đầu tiên để chọn ra “những hạt bụi vàng” vì vậy giáo viên không cần phải quá khắt khe trong việc chọn học viên, không chỉ những học viên thực sự giỏi mới được học lớp ôn luyện mà đôi khi chỉ cần các em biết cách làm một bài văn, kiến thức còn sơ sài nhưng biết cách diễn đạt cũng có thể chọn. Để chọn được đội tuyển như ý tôi thường tiến hành chọn lọc theo tiến trình sau như sau: 5 - Bước 1: Thông báo về việc thành lập đội tuyển, lợi ích khi các em tham gia học đội tuyển. Công tác này sẽ giúp các em thấy được tầm quan trọng, lợi ích của việc tham gia bồi dưỡng học viên giỏi. Tham gia học lớp bồi dưỡng học viên sẽ được trang bị đầy đủ về kiến thức lẫn kỹ năng, có điều kiện cọ sát nhiều dạng bài, nhiều kỳ thi tạo tiền đề cho những kỳ thi quan trọng sắp tới. Nếu học tập tốt các em có thể được vinh danh trong kỳ thi học viên giỏi cấp Tỉnh, đó là niềm tự hào của tất cả những học viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Khi các em nhận thấy lớp bồi dưỡng hết sức quan trọng sẽ kích thích tinh thần ham học, đam mê muốn chinh phục của các em. - Bước 2: Cho các em tự đăng ký tham dự đội tuyển – Có giới hạn. Đây không phải chọn lọc đại trà, những học viên đăng ký học là những học viên muốn học, có tinh thần học hỏi nhất, các em sẽ chăm chỉ học hơn bất cứ ai. Chỉ cần có sự đam mê, tinh thần ham học hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tạo nên kỳ tích. - Bước 3: Chọn thêm những học học viên có khả năng căn cứ vào chất lượng những bài kiểm tra trên lớp. Trong số những em đăng ký học có nhiều em được nằm trong tầm ngắm của giáo viên nhưng cũng còn một số học viên kỹ năng khá tốt nhưng chưa tự tin đăng ký, giáo viên nên chọn thêm các em vào danh sách để các em tự tin hơn. - Bước 4: Tổ chức cho học viên đã chọn làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng trước khi tiến hành kế hoạch ôn luyện. Sau khi thành lập được đội tuyển giáo viên tiến hành khảo sát lại chất lượng qua bài kiểm tra đầu tiên. Đề kiểm tra không khó, không đánh đố học viên tuy nhiên phải thể hiện được cảm xúc, sự sáng tạo và chứng kiến của bản thân. Ví dụ. Câu 1: Anh chị quan niệm như thế nào về “Hạnh phúc” (4 điểm) Câu 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau: (6 điểm) “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” 6 ( Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Qua bài khảo sát giáo viên sẽ nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài viết của từng em, từ đó khắc phục dần trong quá trình học bồi dưỡng. Theo 4 bước trên, giáo viên sẽ chọn được “đội quân tinh nhuệ nhất”. Tuy nhiên, quá trình này không dừng lại tại đây, trong quá trình dạy học trên lớp, nếu phát hiện thêm tài năng mới, giáo viên nên bổ sung thêm vào đội tuyển để thay thế một số “cát lẫn vàng” trong quá trình sàng lọc. 2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng. Bồi dưỡng học viên giỏi là quá trình “đãi cát tìm vàng”, yêu cầu sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Công tác này là một hành trình đòi hỏi sự bền bỉ, say sưa của cả thầy và trò trong suốt một chặng đường dài. Chính vì tầm quan trọng như vậy, giáo viên không thể thực hiện tùy tiện, ngẫu hứng mà cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng theo từng tiết, từng tuần, từng giai đoạn. Căn cứ vào kế hoạch thời gian bồi dưỡng của trung tâm. Đối với môn Ngữ văn kế hoạch bồi dưỡng được áp dụng ở trung tâm là 60 tiết học . Vì vậy, tôi tiến hành lập kế hoạch như sau: Giai đoạn Tuần Tiết Nội dung Chủ điểm Ghi chú 1 1 1 2 Kỹ năng làm bài nghị luận xã hộị Kỹ năng làm bài và nhận diện đề 3 4 Luyện đề nghị luận xã hội Tư tưởng đạo lý 2 5 6 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Tư tưởng đạo lý 7 8 Kỹ năng làm bài nghị luận văn học Kỹ năng làm bài (Tây Tiến – Quang Dũng) 3 9 10 Luyện đề nghị luận văn học Kỹ năng làm bài Việt Bắc 11 12 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Đất Nước 4 13 14 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Sóng 15 Luyện đề nghị luận Tổng hợp, so sánh, đối 7 16 văn học + Sửa bài chiếu đoạn thơ, bài thơ Hình tượng người lính 5 17 18 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Tổng hợp, so sánh, đối chiếu đoạn thơ, bài thơ Tình yêu quê hương, đất nước 19 20 Kiểm tra trên lớp Nghị luận xã hội Nghị luận văn học Sàng lọc lần 1 2 6 21 22 Luyện đề nghị luận xã hội Tư tưởng đạo lý 23 24 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Hiện tượng đời sống 7 25 26 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Tuyên ngôn độc lập 27 28 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Người lái đò sông Đà 8 29 30 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 31 32 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Vợ chồng A Phủ 9 33 34 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Vợ nhặt 35 36 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Rừng xà nu 10 37 38 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Chiếc thuyền ngoài xa 39 40 Kiểm tra trên lớp Nghị luận xã hội Nghị luận văn học Sàng lọc lần 2 11 41 42 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Hiện tượng đời sống 43 44 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Hiện tượng đời sống 12 45 46 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài tổng hợp, so sánh, đối chiếu 8 3 hai hay nhiều tác phẩm văn xuôi 47 48 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài tổng hợp, so sánh, đối chiếu hai hay nhiều tác phẩm văn xuôi 13 49 50 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Phân tích tình huống truyện 51 52 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Phân tích giá trị hiện thực, nhân đạo 14 53 54 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Thành công về nghệ thuật 55 56 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Nhận xét, đánh giá về tác phẩm 15 57 58 Tổng ôn tập Kỹ năng làm bài 59 60 Tổng ôn tập Giải đáp thắc mắc, dặn dò Bồi dưỡng học viên giỏi khác với dạy cơ bản trên lớp hay dạy ôn thi tốt nghiệp, trong quá trình dạy sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh yêu cầu thầy và trò cùng nhau giải quyết để làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy, giáo viên phải linh hoạt trong từng tiết dạy, từng giai đoạn, điều chỉnh kế hoạch để “bồi” vào những “lỗ hổng” mà các em còn thiếu. 2.3. Rèn một số kỹ năng đối với học viên giỏi Ngữ văn 2.3.1. Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội là kỹ năng cơ bản nhất của mỗi học viên, đối với học viên giỏi, tất cả những kỹ năng khác muốn phát huy thì cần phải có kỹ năng đầu tiên này. Một số giáo viên khi bắt tay vào bồi 9 dưỡng thường nghĩ rằng, đây là những học viên đã giỏi nên bỏ qua bước cơ bản cho các em tiếp xúc với những kỹ năng nâng cao hơn vì vậy thường gây ra thực tế “khủng hoảng” cho cả giáo viên lẫn học viên. Đã có nhiều công trình đề tài nghiên cứu về kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội cho học viên vì vậy trong khuôn khổ đề tài này tôi không đi đề cập sâu vào từng bước thực hiện mà chỉ đề cập một số vấn đề cơ bản đã hướng dẫn học viên ôn luyện hiệu quả. a. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Để cảm thụ được một câu thơ hay đoạn thơ học viên phải phát hiện cho được những tín hiệu nghệ thuật làm nổi bật nội dung. Ví dụ: Cảm nhận về đoạn thơ sau: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Trích “Tây Tiến”- Quang Dũng) Để hiểu được nội dung, cảm nhận được cái hay của đoạn thơ, các em phải phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật từ đó làm nổi bật nội dung như: - Từ láy tượng hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. - Phép nhân hóa: Súng ngửi trời. - Phép đối: ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống. - Câu thơ toàn vần bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Từ những tín hiệu nghệ thuật trên, giáo viên hướng dẫn học viên phân tích để thấy được sự hiểm trở, hùng vĩ và khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc, từ đó nổi bật lên ý chí vượt qua gian khổ của người lính Tây Tiến. b. Nghị luận một tác phẩm văn xuôi: thông thường sẽ phân tích một nhân vật văn học, tình huống truyện, thành công về nghệ thuật, tư tưởng nhân đạo… hoặc cũng có thể là một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm. Đối với mỗi dạng đề, giáo viên cần hướng dẫn lại cho học viên nắm được cách làm bài để tránh tình trạng kể lại tác phẩm, viết lan man không xác định đúng trọng tâm. 10 [...]... NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Xuân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn ... áp dụng sáng kiến này vào trong quá trình dạy học kết quả thu được rất khả quan: - Đối với học viên: có tình yêu văn học, biết cách làm một bài nghị luận, kỹ năng làm bài tốt - Đối với giáo viên: đúc kết được một số kinh nghiệm quý báu, phương pháp dạy học phù hợp đối với đối tượng là học viên giỏi môn Ngữ văn ở hệ giáo dục thường xuyên Từ đó đạt được kết quả cao nhất - Đối với phương pháp dạy học: đóng... nghiệm phương pháp dạy học để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho môn Ngữ văn - Kết quả thực nghiệm: Sau 2 năm học ( 2011-2 012; 2 012- 2013) thực hiện đề tài, áp dụng cho đối tượng là học viên giỏi môn Ngữ văn của Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hòa, kết quả thu được khả quan hơn rất nhiều so với trước khi áp dụng và thực hiện đề tài Cụ thể như sau: + Kết quả thi học viên giỏi môn Ngữ. .. hứng thú trong các giờ văn, từ đó mà yêu thích môn văn Muốn vậy, người thầy phải nêu cao vai trò “tự học, sáng tạo” để tích luỹ kiến thức cần thiết để vừa có kiến thức giảng dạy vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội Trên đây là một chút kinh nghiệm tôi đúc kết được trong quá trình dạy học viên giỏi môn Ngữ văn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Biên Hòa, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của... và chọn học viên có khả năng cảm thụ văn học 5 2.2 Lập kế hoạch bồi dưỡng 7 2.3 Rèn một số kỹ năng đối với học viên giỏi Ngữ văn 9 2.3.1 Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội .9 2.3.2 Kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo 13 2.3.3.Kỹ năng nhận diện đề thi 17 2.3.4.Kỹ năng phân bố thời gian hợp lý 19 2.4.Hướng dẫn học viên làm... hội 12 2.3.2 Kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo Ngoài những kỹ năng cơ bản thì kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo là không thể thiếu đối với học viên giỏi Ngữ văn Để học viên có được kỹ năng này bản thân học viên phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc, tinh thần ham học hỏi và đặc biệt là những tình cảm chân thật xuất phát từ tình yêu với những tác phẩm văn học. .. cứu văn học qua đó áp dụng vào quá trình làm bài từ đó tạo nên sự độc đáo, chiều sâu của bài viết Từ bốn điểm hay nói trên, học viên rút ra được những bài học kinh nghiệm để có thể viết được một đoạn văn, bài văn hay vừa đảm bảo kiến thức, vừa có cảm xúc và chiều sâu 14 Để viết được một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo giáo viên cần gợi và tập cho học viên biết liên tưởng Nếu có óc liên tưởng học viên. .. 04 Giải Khuyến khích 22 + Kết quả thi học viên giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh năm học 2 012- 2013 (Sau khi tổ chức dạy bồi dưỡng và áp dụng đề tài) Tổng cộng: 11 giải (11/28 giải toàn Tỉnh) gồm 01 Giải Nhất 02 Giải Nhì 04 Giải ba 23 04 Giải Khuyến khích IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi đã khó, đối với môn Ngữ văn lại càng khó hơn Để có được “trái... hơn, tôi xin chân thành cảm ơn! 24 V TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường - Nguyễn Thị Dư Khánh - Năm xuất bản 1995 2 Chuyên đề dạy – Học Ngữ văn 12 - Lê Thị Ba - NXB Giáo dục 3 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1 - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục – Năm xuất bản 2011 4 Sách Giáo viên Ngữ văn lớp 12, tập 2 - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục – Năm xuất bản 2011 25 MỤC... em trong quá trình bồi dưỡng Từ khâu sửa bài, giáo viên nên chỉ ra lỗi cơ bản ở mỗi bài viết để các em dễ dàng rút kinh nghiệm cho những bài viết sau Quá trình này được thực hiện mỗi ngày sẽ giúp các em nhanh chóng tiến bộ, giáo viên cũng sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn Những phần kinh nghiệm trình bày ở trên, là những thao tác được tôi áp dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học viên giỏi Ngữ văn . khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trung tâm GDTX TP Biên Hòa Mã. khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1 văn - Số năm có kinh nghiệm: 4 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 BM02-LLKHSKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. LÝ DO CHỌN

Ngày đăng: 15/10/2014, 10:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

    • 1. Cơ sở lý luận

    • 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

      • 2.1. Phát hiện và chọn học viên có khả năng cảm thụ văn học.

      • 2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng.

      • 2.3. Rèn một số kỹ năng đối với học viên giỏi Ngữ văn

        • 2.3.1. Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội

        • 2.3.2. Kỹ năng viết một đoạn văn, một bài văn hay, độc đáo

        • 2.3.3. Kỹ năng nhận diện đề thi

        • 2.3.4. Kỹ năng phân bố thời gian hợp lý

        • 2.4. Hướng dẫn học viên làm bài, sửa bài, rút ra bài học kinh nghiệm

        • III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

        • IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

        • V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan