Tính cấp thiết của đề tài Khi thực hiện đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến Hưng Yên” – một trong những tín ngưỡng đã xuất hiện từ lâu đời tại đây chúng tôi xuất phát từ những l
Trang 1cả về kiến thức lẫn kỹ năng để tôi làm tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Việt Namhọc trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy nhiệt tình kiến thức lý thuyết vàthực tế, giúp tôi tích lũy trong suốt quá trình học tập tại khoa để áp dụng vào trong
đề tài khóa luận
Tiếp theo, tôi xin cảm ơn đến Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên,ban Quản lý di tích tại các đền, phủ, miếu, chùa tại phố Hiến đã nhiệt tình cung cấpthông tin để tôi hoàn thành đầy đủ và tốt nhất đề tài khóa luận của mình
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, an ủi vàchia sẻ với tôi trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận này
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ, đóng góp của khóa luận 10
4.1 Nhiệm vụ 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Bố cục đề tài 12
PHẦN NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở 13
VIỆT NAM VÀ PHỐ HIẾN 13
1.1.Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam 13
1.1.1 Lịch sử hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu 13
1.1.2 Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu 16
1.1.3 Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu 18
1.2 Khái quát chung về phố Hiến 21
1.2.1 Vị trí địa lý, tên gọi 21
1.2.2 Lịch sử hình thành, phát triển và suy vong 22
Tiểu kết chương 1: 26
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN PHỐ HIẾN 28
2.1.Địa bàn thờ Mẫu khu vực Phố Hiến 28
Trang 32.1.1 Không gian thờ tự 28
2.1.2 Khu vực tập trung thờ Mẫu ở phố Hiến 31
2.2.Nhận vật Mẫu thờ phụng và cách bài trí 36
2.2 Các hoạt động tiêu tiểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến 36
2.2.1 Lên đồng 36
2.2.2 Lễ hội 42
2.2.2.1 Phần Lễ 43
2.2.2.2 Phần Hội 48
2.3 Một số biến đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến 51
Tiểu kết chương 2: 57
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN PHỐ HIẾN 59
3 1 Ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến 59
3.2.Đề xuất ý kiến 63
3.2.1 Một số vấn đề đặt ra 63
3.2.2 Một số biện pháp 67
Tiểu kết chương 3: 72
III PHẦN KẾT LUẬN 74
Trang 4Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên).
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi thực hiện đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng
Yên)” – một trong những tín ngưỡng đã xuất hiện từ lâu đời tại đây chúng tôi xuất
phát từ những lý do sau để nghiên cứu:
I.1 Xuất phát từ những giá trị độc đáo, đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố
Hiến.
Trước tiên, để nói về những giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu
ở phố Hiến chúng tôi xin nói về những đóng góp của tín ngưỡng này cho văn hóa Việt Nam Thờ Mẫu đã để lại những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và
văn hóa tổ chức cộng đồng rất đặc sắc trên nhiều phương diện Trong đó, tínngưỡng này hướng tới một thế giới đề cao, tôn vinh những giá trị của người phụ
nữ Người phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển củaloài người Ngay từ thời nguyên thủy, họ là những người truyền lửa giữ nhiệt tronggia đình, hái lượm hoa quả và nuôi dạy con cái Chính vì thế, ở Việt Nam hình ảnhngười phụ nữ luôn được coi trọng Sự coi trọng đó được thể hiện qua tín ngưỡngthờ Mẫu nhằm ca ngợi các vị nữ thần có công lao với đất nước, ban phát sự maymắn, hi vọng và trừ ma quỷ Tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phát triển trong xã hộihiện đại Với những giá trị văn hóa đặc sắc để lại trong nhiều công trình tôn giáo,tín ngưỡng, các nghi thức, lễ hội… tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã để lạinhững dấu ấn, giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa ViệtNam
Tiếp theo, tại phố Hiến, tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại nhiều giá trị văn hóa độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa Nằm ở khu vực Bắc Bộ nổi tiếng với câu “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, phố Hiến trước kia không chỉ là một vùng đất
buôn bán giàu có mà còn là nơi có nền văn hóa phát triển rực rỡ Hiện nay, tuy phố
Trang 5Hiến chỉ còn là trầm tích một thời thuộc địa phận thành phố Hưng Yên, nhưngnhững giá trị nơi đây để lại đang là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu PhốHiến là địa danh tập trung nhiều di tích lịch sử, những công trình tôn giáo tínngưỡng thờ Mẫu Sự hòa trộn, giao lưu và tiếp biến văn hóa thông qua con đườngthông thương đã tạo cho tín ngưỡng thờ Mẫu mang nhiều nét văn hóa có giá trị.Trong đó phải kể đến hệ thống truyền thuyết về các thánh Mẫu tại phố Hiến.Những vị thánh Mẫu được thờ tự thể hiện nét đặc sắc trong sự giao lưu văn hóa.Tại phố Hiến xuất hiện những vị thánh Mẫu mang đậm dấu ấn người Hoa nhưThiên Hậu Thánh Mẫu, Mẫu Dương Quý Phi…cũng có những mẫu mang đậm dấu
ấn người Việt là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Nhạc, Mẫu Thoải Điều này thể hiệngiá trị văn hóa độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa của tín ngưỡng tại phố Hiến Đó
là những thánh Mẫu mang đậm tính chất của những vị thần Hàng Hải, phù trợ chocon người khỏi thiên tai và đem lại may mắn
Lễ hội thánh Mẫu hàng năm tại phố Hiến cũng tạo lên một dấu ấn đặc sắc không thể phai mờ trong văn hóa phố Hiến Lễ hội hàng năm được tổ chức thu hút
hàng nghìn lượt người tham gia Những nghi lễ truyền thống được tái hiện lạithông qua phần lễ, các trò chơi dân gian được bảo tồn thông qua phần hội đã thểhiện những giá trị văn hóa được bảo lưu thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu Chính vìđiều đó, tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến là một trong những tín ngưỡng đem lạinhững giá trị văn hóa độc đáo cần nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện
I.2 Xuất phát từ thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế ngày nay kéo theo không ít những hệlụy về văn hóa Giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cũng như tổ chứccộng đồng đang có dấu hiệu bị mai một, lãng quên Vì vậy, nghiên cứu phát huynhững giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là việc cần làm Khảo sát tín ngưỡng thờMẫu quanh khu vực phố Hiến chính là góp phần bảo vệ và giữ gìn những nét đẹpvăn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trang 6Thờ Mẫu là một hiện tượng mang tính phổ biến không chỉ ở phố Hiến màcòn ở nhiều vùng khác trên khắp đất nước Việt Nam Tính thực tiễn khi nghiên cứutín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến được thể hiện việc trong những năm gần đây,hoạt động thờ Mẫu ở là vấn đề đáng được quan tâm Sự phát triển đó chứng tỏ sứcảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống tín ngưỡng tâm linh tại cộng đồng bản địa.Tuy nhiên, ta cũng nhìn thấy tính hai mặt trong cùng một vấn đề của tín ngưỡngnày Việc tìm hiểu đó sẽ là những nguồn tài liệu quan trọng đặt cơ sở cho nhữngnghiên cứu tiếp theo tại đây
Thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến đang phát triển theo haihướng tích cực và tiêu cực Đứng trên góc độ của người nghiên cứu văn hóa, chúngtôi sẽ làm rõ thực trạng, những biến đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu từ xưa đến nay,điều đó vừa thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo, mặt khác cũng thể hiện nhữngmặt trái mà tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại cho cộng đồng cư dân bản địa
I.3 Xuất phát từ những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những đề tài đã được nhiềuhọc giả nghiên cứu từ xưa đến nay Có thể nói, mỗi nơi thờ Mẫu đều để lại nhữngdấu ấn riêng mang đậm tính bản địa Đặc biệt những địa điểm thờ Mẫu nổi tiếng ởkhu vực Bắc Bộ như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang… đều có những công trìnhnghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về những giá trị trị cũng như thực trạngcủa tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực đó
Tuy nhiên, tại phố Hiến Hưng Yên đến giờ vẫn có rất ít những công trìnhnghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực này Đa phần các công trình nghiêncứu chỉ nhắc đến hoặc khái quát đôi nét nhất về truyền thuyết, nhân vật Mẫu thờ tựtại phố Hiến Chính vì thế, trong bài khóa luận của mình, chúng tôi sẽ đưa ranhững nét khái quát nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến thông quathực trạng, biểu hiện và đặc điểm Cùng với đó, chúng tôi xin đưa ra những ý kiến
đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa độc đáo của tín ngưỡng
Trang 7này Góp phần làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu sau về tín ngưỡng thờMẫu tại khu vực phố Hiến.
2 Lịch sử vấn đề.
Nhà nghiên cứu Trương Hữu Quýnh viết rằng: “Từ cuối thế kỷ XIX, nhà địa
lý lịch sử G.Dmumouiter đã mở đầu cho việc tìm phố Hiến và xác định vị trị của
nó Năm 1939, nhà sử học triều tiên Kim Vịnh Kiện lại một lần nữa nghiên cứu phố Hiến dưới dạng một chuyên khảo”[24,6] G Dumumouiter cho rằng, thươngnhân Hà Lan đặt thương điếm ở đây vào 1637, lúc đó phố Hiến ra đời Phố Hiếndưới con mắt của những người nước ngoài được ghi trong những cuốn ký ghi chépnhư Giáo sỹ đã đến Đàng ngoài vào thế kỷ 17, có mô tả về Phố Hiến được biết đến
là nơi có khoảng 2000 nóc nhà Những nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã nghiên
cứu quá trình hình thành, phát triển và suy vong của phố Hiến thông qua các kỷyếu hội thảo khoa học về khu vực này Quá trình nghiên cứu về phố Hiến đangđược tiếp tục nghiên cứu, trong đó, mảng nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở phốHiến còn rất hạn chế và ít công trình nghiên cứu
Trong cuốn Hưng Yên địa chí là tài liệu tham khảo của nhóm tác giả khoa
Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 1968 đã khái quát một cách tổngquan nhất về Hưng Yên, những điều kiện tự nhiên, vẽ bản đồ hành chính và dân cưsinh sống Trong khi mô tả về kinh tế - văn hóa – xã hội Hưng Yên, nhóm tác giảkhẳng định rằng đây là một nơi kinh tế - văn hóa rất phát triển Tuy nhiên, cuốnsách trên mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát những nét chung nhất mà chưa đisâu vào những giá trị văn hóa đặc sắc các phong tục, tập quán ở phố Hiến đặc biệt
là tín ngưỡng thờ Mẫu
Nghiên cứu về văn hóa phố Hiến, PTS Nguyễn Đình Nhã trong công trình
mang tên Cư dân và phong tục tập quán phố Hiến đã cho ta thấy những sắc màu
văn hóa của phố Hiến Trong đó tác giả đã nêu nổi bật được những giá trị văn hóacủa phố Hiến từ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc đến những giá trị văn hóa
Trang 8ngoại lai được tiếp nhận nhằm làm đa dạng, phong phú hơn văn hóa bản địa Trongcông trình này, tác giả cũng nhắc đến sự tích của Dương Quý Phi, thái giám họ Du
và sự di dân của người Hoa đến địa bàn phố Hiến Đây là những nội dung nền tảngbước đầu cho nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu sau này tại phố Hiến
Công trình mang tên Phố Hiến giữa vùng folklore Sơn Nam của PGS Vũ
Ngọc Khánh, Viện Văn học dân gian thuộc Viện khoa học Xã hội Việt Nam đã nêulên những giá trị văn hóa của phố Hiến trong mối quan hệ của folklore Sơn Nam.Công trình đã nhắc đến những truyền thuyết dân gian của Hưng Yên nói chung,của phố Hiến nói riêng, đó là những truyền thuyết độc đáo, giải thích cho sự ra đờicủa các vị thần Tác giả cũng tỏ ra tiếc nuối khi chưa có những công trình khôiphục lại diện mạo, các sinh hoạt hội hè để làm rõ nét sự hội nhập và giao lưu củavăn hóa Việt với văn hóa các nước khác Trong công trình nghiên cứu của mình,tác giả đã nhắc tới truyền thuyết đền Mẫu với Mẫu Dương Quý Phi, Thiên HậuThánh Mẫu, công trình đã nói khái quát về truyền thuyết các Mẫu và sự kết hợpgiữa tín ngưỡng thờ Mẫu với nhiều đạo khác, nhưng những nghiên cứu này chỉdừng lại ở mức độ khái quát
Ông Tăng Bá Hoành – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Hưng (cũ) trong công
trình Di tích lịch sử văn hóa ở phố Hiến đã đưa ra cái nhìn tổng thể về các di tích,
công trình tôn giáo, tín ngưỡng tại phố Hiến Tác giả đã đề cập đến một số ngôiđền tiêu biểu và nhân vật thờ tự nơi đây Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu củamình, tác giả đã nói lên mối quan hệ giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Namthông qua các vị thần được thờ tự và kiến trúc tại các ngôi đình, đền, chùa Trong
số đó có đền Thiên Hâu, Võ Miếu, Đền Mẫu là những di tích thể hiện rõ sự giaolưu văn hóa Việt – Hoa Công trình đã bắt đầu nói tới các vị thần Mẫu trong sựgiao lưu và tiếp biến văn hóa
Trong công trình nghiên cứu Phố Hiến qua kết quả nghiên cứu khảo cổ
học, nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành còn khảo sát sơ bộ những công trình kiến trúc
Trang 9tại phố Hiến, kèm theo đó là những cổ vật như chuông, khánh, các bức đại tự, qua
đó có thể thấy quá trình phát triển của văn hóa phố Hiến còn để lại Công trìnhnghiên cứu tuy chưa nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến nhưng lạinêu lên một đặc điểm quan trọng trong thờ Mẫu ở đây chính là sự giao lưu văn hóaHoa – Việt thông qua công trình kiến trúc và các ngôi mộ được khai quật
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, những nghiên cứu trên đã ít nhiều đềcập đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở mức độkhái quát Trong khóa luận của mình, tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờMẫu ở phố Hiến, những biểu hiện và thực trạng của tín ngưỡng này Đồng thờicũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và giữ gìn những nét vănhóa tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa bàn phố Hiến
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến Đây là một tín ngưỡng tốt đẹpcủa Việt Nam, tôn vinh và ca ngợi người phụ nữ Nghiên cứu tín ngưỡng này đểthấy được những giá trị văn hóa tốt đẹp
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: phố Hiến – một trong những khu vực giàu truyền thống
văn hóa, có sự giao lưu, tiếp biến với những nền văn hóa khác trên thế giới Vì phốHiến có phạm vi khá rộng lớn nên trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi chỉ tậptrung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu xung quanh khu vực hồ Bán Nguyệt thôngqua những công trình tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu để làm rõ hơn những biểu hiệncủa tín ngưỡng thờ Mẫu như: đền Mẫu, đền Thiên Hậu, đền Bà Chúa Kho, chùaChuông, chùa Hiến…
Phạm vi thời gian: nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến thông qua
các giá trị văn hóa tồn tại thời điểm hiện đại, những biến đổi xưa và nay, thực trạngcủa tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến
Trang 10Phạm vi nội dung: đề tài của chúng tôi tập trung chủ yếu trên 3 nội dung
chính:
Một là, nêu khái quát chung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và phố
Hiến trong đó làm nổi bật quá trình hình thành và phát triển của hai nội dung trên
Hai là, đưa ra những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực phố Hiến
trên các phương diện: địa bàn hoạt động, nhân vật Mẫu thờ tự và cách bài trí và cáchoạt động tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu
Ba là, nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tín
ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến, phần thực trạng chúng tôi nêu lên những
sự biến đổi và một số vấn đề đặt ra cho tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến, dựatrên thực trạng đó chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp
4 Nhiệm vụ, đóng góp của khóa luận
4.1 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính khi nghiên cứu đề tài Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố
Hiến (Hưng Yên) của chúng tôi như sau:
Thứ nhất, chúng tôi đưa một cái nhìn tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam và khái quát sơ lược về phố Hiến trên các mặt vị trí địa lý, tên gọi, quátrình hình thành, phát triển và suy vong của phố Hiến Từ đó, người đọc có cáinhìn toàn diện nhất về những vấn đề được trình bài trong đề tài khóa luận
Thứ hai, chúng tôi nêu lên thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn
phố Hiến, phản ánh quá trình phát triển của tín ngưỡng này trên địa bàn khảo sát.Thực trạng này được thể hiện rõ ràng trên địa bàn khu vực hồ Bán Nguyệt thôngqua địa bàn hoạt động, hệ thống nhân vật Mẫu thờ tự, cách bài trí và các hoạt độngthờ Mẫu diễn ra
Thứ ba, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm bảo tồn những
giá trị tốt đẹp mà tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại cho văn hóa phố Hiến nói riêng, vănhóa Việt Nam nói chung
Trang 114.2 Đóng góp
Đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến” thực hiện những đóng
góp nổi bật sau:
Thứ nhất, đề tài chúng tôi thực hiện sẽ đặt nền móng cho những công trình
nghiên cứu tiếp theo về tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến Đó là cơ sở khoa học đểnhững công trình nghiên cứu sau sẽ nghiên cứu một cách chi tiết hơn
Thứ hai, khóa luận của chúng tôi sẽ góp phần nghiên cứu về thực trạng tín
ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến để thấy được sự biến đổi, phát triển của tín ngưỡngnày trong quá trình Hội nhập kinh tế
5 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp điền dã văn hóa: đi tới khu vực phố Hiến đến các di
tích thờ Mẫu tiêu biểu trên địa bàn nhằm khảo sát khu vực, quan sát lượt khách tớitham quan Đồng thời, nêu ra thực trạng của di tích gắn liền với tín ngưỡng thờMẫu và đời sống người dân
Thứ hai, phương pháp xã hội học: thực hiện phỏng vấn sâu đối với khu vực
dân cư địa bàn phố Hiến và trưởng Ban quản lý di tích thờ Mẫu tiêu biểu nhằm tìm
ra thực trạng và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng này trong đời sống nhân dân
Thứ ba, phương pháp phân tích: trên cơ sở điền dã, phỏng vấn sâu bắt đầu
tiến hành quá trình phân tích thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra cho tínngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến
Thứ tư, phương pháp liên ngành: là phương pháp sử dụng tổng hợp các kiến
thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để làm sáng rõ một vấn đề Đó là kiếnthức của các ngành tiêu biểu như:
+ Lịch sử: nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất phốHiến, của tín ngưỡng thờ Mẫu, lịch sử di tích…để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất
Trang 12+Địa lý: nhằm đưa ra và phân biệt vùng văn hóa phố Hiến với các nơi khác,đồng thời khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên quan trọng của khu vực này.
+Văn học: gắn liền với truyền thuyết, huyền thoại, lời kể được lưu trữ trongcác đền, phủ hoặc trong di tích
+ Văn hóa: sử dụng trong các phân tích, lý giải các giá trị văn hóa, nghệthuật, quá trình giao lưu… xuyên suốt trong bài
+ Một số kiến thức chuyên nghành khác: như mỹ thuật khi nói về kiến trúc,điêu khắc hay âm nhạc
6 Bố cục đề tài.
Đề tài khóa luận của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và phố Hiến.
Chương 2: Thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở
VIỆT NAM VÀ PHỐ HIẾN.
Thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt Đến nay,tín ngưỡng này không ngừng phát triển với quy mô rộng khắp 3 miền Bắc – Trung– Nam Trong chương 1, chúng tôi xin trình bày về lịch sử hình thành và quá trìnhphát triển và những giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.Cùng với đó, chúng tôi cũng khái quát chung về phố Hiến trên các nội dung chính:tên gọi, lịch sử hình thành, phát triển và suy vong để tạo tiền đề cho tín ngưỡng thờMẫu ở phố Hiến
1.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng thờMẫu đã có từ lâu đời Khó có thể xác định được thời điểm ra đời của tín ngưỡngnày Xuất phát từ tục thờ nữ thần, từ sự tôn kính đặc biệt dành cho người phụ nữ,tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sốngtâm linh của người Việt Nói về tục thờ nữ thần, các công trình nghiên cứu đã đặt
ra và giải đáp câu hỏi tại sao nữ thần được thờ và thống kê số lượng các nữ thầntrên khắp đất nước Việt Nam Theo thống kê của Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc
trong cuốn Các nữ thần ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam có khoảng 75 vị nữ
thần Những vị thần đó đại diện cho nét văn hóa trọng tính âm, tôn vinh những giátrị của người phụ nữ từ lâu đời Chính từ những dấu hiệu manh nha đó, tín ngưỡngthờ Mẫu đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay Trong tâm linh người Việt,tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Thờ Mẫu chính
là thờ những vị nữ thần đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên, con người, được cả
Trang 14cộng đồng tôn vinh, có công với đất nước, thỏa mãn mong ước của người dân cầumong sự may mắn, hạnh phúc và che chở con người lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ lòng tôn kính của người Việt, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ Họ là những người giữ một vai trò quan trọng trong xã
hội Về kinh tế, người phụ nữ nắm giữ nhiều công đoạn quan trọng trong đời sốngsản xuất, đặc biệt là việc trồng lúa nước – một trong những ngành nghề mang đậmdấu ấn Việt, người phụ nữ được ca ngợi và tôn thờ ví với Mẹ Lúa Đồng thời, họ làngười phát hiện, lưu truyền nghề thủ công truyền thống Trong trồng trọt cũng nhưchăn nuôi, người phụ nữ luôn chiếm một vai trò quan trọng không thể thiếu Cùngvới đó, họ chính là những người truyền lửa, giữ nhiệt cho gia đình, nuôi dạy concái Trong xã hội Việt Nam, người phụ nữ giúp điều hòa những mối quan hệ xã hộibằng sự khéo léo của mình Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo,người phụ nữ bị ràng buộc bởi những tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, những bấtcông và quy chuẩn của xã hội Họ hầu như không có tiếng nói Thờ Mẫu thể hiện
sự tôn vinh coi trọng giá trị của người phụ nữ, giải phóng những bất công, tróibuộc dành cho người phụ nữ Người ta thấy trong các đình, đền, chùa thờ Mẫu hầuhết là thờ những vị nữ thần được nhân dân tôn kính, có công với đất nước, truyềnnghề và giúp nhân dân qua cơn nguy khốn Chính vì thế, thờ Mẫu là tín ngưỡngđiển hình cho sự coi trọng người phụ nữ
Thứ hai, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ quan niệm tâm linh của người Việt Bản chất mỗi con người sinh ra đều sợ cái chết, sợ những nguy hiểm có thể
xảy đến với mình Chính vì thế, con người có tâm lý sợ hãi trước những thế lựcsiêu nhiên mà theo họ quan niệm là luôn tồn tại trong cuộc sống Họ cần những vịthần có thể che chở, bảo vệ họ trước hiểm nguy, khó khăn trong cuộc sống củamình Đó là những vị thần linh có sức mạnh đủ để trở thành điểm tựa tinh thầnvững chắc cho họ Cắt nghĩa sâu về thờ Mẫu, ta có thể thấy tín ngưỡng này đã xuất
Trang 15phát từ chính trong quan niệm của người Việt Trong từ điển Hán – Việt, “Mẫu” cónghĩa là mẹ, giống cái, đặc trưng cho tính âm Tính âm đem lại sự hài hòa, trườngtồn, bảo vệ và che chở, giống như một người Mẹ đang che chở cho những đứa concủa mình trước những khó khăn, thiên tai, bệnh hoạn trong cuộc sống Vị thần cóthể đem đến cho họ sự may mắn và hạnh phúc Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu đã đemlại niềm tin cho người Việt về sự bảo vệ, phù hộ của thần linh trong cuộc đời mình.Người ta đến với Mẫu như là đến với người Mẹ có thể giúp mình giải hạn tránhnhững điều không may trong cuộc sống, tìm được sức khỏe và niềm vui, thậm chí
cả tình duyên Suy cho cùng, quan niệm ấy của người Việt đã làm cho tín ngưỡngthờ Mẫu phát triển và đi sâu vào trong tâm linh mỗi người dân Việt
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ văn hóa nông nghiệp lúa nước, tôn trọng sức mạnh tự nhiên Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, ta thấy xuất hiện những vị
thần đại diện cho thiên nhiên Tín ngưỡng này đã bước đầu chứa đựng những nhân
tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất bốn miền: miềntrời (Mẫu Thiên), miền đất (Mẫu Địa), miền sông biển (Mẫu Thoải), miền núi rừng(Mẫu Thượng Ngàn) đó là những vị Mẫu thần đại diện cho tự nhiên đại diện chonhững miền quan trọng ảnh hưởng đến con người và các hoạt động sản xuất nuôisống họ Điều này hoàn toàn trùng khớp với quan niệm sùng bái tự nhiên củangười Việt với suy nghĩ “vạn vật hữu linh” Họ quan niệm mỗi nhành cây, ngọn
cỏ, thậm chí là đá đều có linh hồn Tự nhiên, vũ trụ cũng vậy, mỗi nơi sẽ có một vịthần cai quản riêng Những vị thần ấy sẽ có sức mạnh, quyền lực trong địa phận caiquản Thờ những vị thần ấy được thờ phụng sẽ giúp cây trái tươi tốt, mùa màng bộithu, mưa thuận gió hòa Ngoài ra, mỗi người đến đền thờ Mẫu đều cầu cho gia đìnhđược yên ấm, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
Trên đây là những nguyên nhân quan trọng để hình thành lên tín ngưỡng thờMẫu ở Việt Nam Cho đến nay, tín ngưỡng này đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt làtrong xã hội hiện đại Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành, phát triển, đi sâu vào
Trang 16tâm linh người Việt như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa Sự hìnhthành tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó,nguyên nhân chính là xuất phát từ sự tôn vinh của con người dành cho người phụ
nữ Sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu là một cơ sở nền tảng vững chắc cho sựphát triển sau này của việc thờ Mẫu
1.1.2 Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành và phát triển ở khắp đất nước Việt Nam
Từ tục thờ Nữ thần ban đầu, những nữ thần đem lại sự may mắn và có công lao với
Tổ Quốc được nhân dân đặc biệt tôn kính sẽ trở thành những vị Thánh Mẫu Trảiqua những thăng trầm của lịch sử, biến cố của thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thểhiện sự phát triển thông qua địa bàn ảnh hưởng và số lượng người tham gia Trongquá trình mở rộng về địa bàn và số lượng người tham gia, phải nói đến sự du nhập,tiếp biến các giá trị văn hóa để làm chúng ta có một tín ngưỡng thờ Mẫu phongphú nhưng vẫn đậm bản sắc Việt Nam
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có sự dung hợp của nhiều tín ngưỡng, tôngiáo khác Đầu tiên là tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng Đó chính là nhữngngười có công đặt những viên gạch nền móng đầu tiên để hình thành làng hoặc cócông truyền nghề Trong đạo Mẫu, ta thấy xuất hiện một số Mẫu cũng chính làThành Hoàng của các làng Xét cho cùng, tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong đó nhữnggiá trị của đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” và ít nhiều mang dấu ấn của tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên Đó chính là những tín ngưỡng bản địa sơ khai mang đậm giá trịvăn hóa Việt Tiếp theo, trong tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện dấu ấn của Phật giáo.Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ta thấy xuất hiện trong các ngôi chùa vốn thờPhật là những gian thờ Mẫu Những gian thờ này thường nằm sau gian thờ Phật.Nhưng tóm lại, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu
đã kết hợp với nhau cùng tồn tại với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh củangười dân Ngoài ra, một nghìn năm tồn tại và phát triển dưới chế độ phong kiến
Trang 17đã ảnh hưởng khá nhiều đến văn hóa Việt Nam trong đó có Đạo giáo: trong tínngưỡng thờ Mẫu ta thấy rõ tính chất thờ Thần tiên Ở đây, các vị thánh Mẫu hầuhết là những vị thần tiên được nhân dân tôn kính Bên cạnh thờ Mẫu còn thờ NgọcHoàng – vốn là một vị thần đặc trưng của Đạo giáo Chính vì vậy, ta nhìn thấytrong tín ngưỡng thờ Mẫu yếu tố của thần linh, thần thánh Đó chính là ảnh hưởngcủa Đạo giáo Trung Quốc Thiên Chúa Giáo là tôn giáo phương Tây du nhập khámuộn vào Việt Nam trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp Nhưng ta nhìnthấy trong tín ngưỡng thờ Mẫu hình ảnh Mẫu rất gần với Đức mẹ Maria trongCông giáo Thậm chí, với đạo Hin Đu (Ấn Độ giáo), một số vị thần của đạo nàybiến thành Thánh Mẫu của Việt Nam Đây chính là sự phát triển của tín ngưỡngthờ Mẫu ở Việt Nam qua sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tôn giáo, tínngưỡng khác cùng tồn tại Qua đó, ta thấy được sự phát triển của tín ngưỡng nàytrong sự hòa nhập với những giá trị văn hóa khác.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, đến nay, tín ngưỡng thờMẫu không ngừng phát triển trên khắp đất nước Việt Nam Trên khắp ba miền Bắc– Trung – Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu có mặt ở hầu hết các nơi Ở miền Bắc, nhữngnơi thờ Mẫu như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) luôn thu hút đôngđảo người đến cúng bái Hàng năm, những lễ hội được tổ chức thu hút hàng nghìnlượt khách đến tham gia Tại những nơi này, hoạt động Lên đồng diễn ra thườngxuyên, liên tục Các buổi lễ Lên đồng ngày càng diễn ra phổ biến tại các địaphương Các nghi thức Lên đồng phát triển, thể hiện sự phong phú, đa dạng vàmang tính đặc trưng cho từng vùng, miền trên cả nước Tại miền Trung, tục thờMẫu phát triển ở khu vực đền Cờn, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Nhân vật Mẫuđược thờ phụng tại đây là Tứ Vị Thánh Nương, ngoài ra còn thờ Ngũ hành nươngnương, thờ Mẫu Thiên Ya Na ở khu vực Nam Trung Bộ Hoạt động thờ Mẫu tạikhu vực miền Trung cũng sôi nổi không kém tại khu vực miền Bắc Ở miền Nam,tín ngưỡng thờ Mẫu cũng phát triển với việc thờ những vị thánh Mẫu Bà Chúa Xứ,
Trang 18Bà Chúa Ngọc, Linh Sơn Thánh Mẫu rất tiêu biểu Đền thờ các vị Thánh Mẫu nàythu hút lượng khách đến cúng bái đông đảo Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Mẫu tại khuvực miền Nam thể hiện dấu ấn đặc sắc của sự giao lưu văn hóa với các nước khácthể hiện qua nhân vật thờ phụng Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đang phát triểnmạnh mẽ dưới nhiều hình thức, vì thế các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểunghiên cứu sâu về nó nhằm khơi gợi, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thốngcủa tín ngưỡng độc đáo này.
1.1.3 Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại những giá trị đặc sắc đối với văn hóa ViệtNam Đó là những giá trị được truyền đời và bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệkhác Trong đó, tín ngưỡng này góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa Việt Namtrong quá trình hội nhập và phát triển Giá trị đó được thể hiện trên nhiều mặt màđiển hình nhất là trên ba phương diện: giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và
văn hóa tổ chức đời sống
Thứ nhất,giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa tinh thần Tín ngưỡng thờ Mẫu làm sống lại những giá trị văn hóa truyền thống thông
qua lễ hội, các hoạt động và nghi lễ thờ Mẫu Lễ hội là một trong những hoạt độngthể hiện rõ nhất những nét đặc sắc của một tín ngưỡng, tôn giáo Các truyền thuyếtdân gian còn lưu truyền đang góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa Người ta cònthấy trong các lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu là hình ảnh của nhữngphong tục, tập quán trong các lễ hội cổ xưa Tất cả đều được gìn giữ, phát huy vàlưu truyền theo thời gian Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu còn giáo dục cho thế hệsau những bài học về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn trọng thiên nhiên vàngười phụ nữ Những vị Nữ thần được thờ tại các điện Mẫu, phủ Mẫu đều là những
vị thần giúp dân đánh giặc, truyền nghề, bảo vệ con người, có công với đất nước.Các vị thần đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên rất uy nghiêm, trang trọng Tínngưỡng thờ Mẫu đã cho ta thấy đạo lý vô cùng tốt đẹp của dân tộc, đó là đạo lý
Trang 19“Uống nước nhớ nguồn” vốn là đạo lý ngàn đời Ngoài ra, nó còn thể hiện một nềnvăn hóa tôn vinh những giá trị của người phụ nữ Những vị thần, Mẫu đều là phụ
nữ - họ là những người giữ vai trò quan trọng trong xã hội, gia đình và cả đời sốngtâm linh của người Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của ngườidân Con người luôn tìm đến thần linh mỗi khi họ vui, buồn, bế tắc trong cuộcsống… Mọi trạng thái tinh thần của con người đều khiến họ nghĩ đến Thánh Mẫu –
vị Thánh có thể bảo hộ, che chở và làm cuộc sống tốt hơn Chính vì thế, người dântìm đến Thánh Mẫu như tìm đến người Mẹ của mình để được che chở, yêu thương
Đó là khát vọng của những con người tin vào thần thánh từ nghìn đời nay và chínhtín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp con người giải tỏa được hết nỗi lòng đó Họ được hòamình vào thế giới tâm linh, thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và khát vọng hạnhphúc
Xét về giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng thờ Mẫu đã lưu giữ giá trị của một sốloại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc Những điệu hát văn và cácđiệu múa dân gian lần lượt được lưu truyền trong các buổi Lên đồng Thông quacác buổi Lên đồng đó, con người được nghe những làn điệu hát văn ngọt ngào,mượt mà, đậm chất dân gian Âm nhạc không chỉ làm cho những người trong buổi
lễ được thăng hoa mà còn giúp họ quên đi cuộc sống bận bịu, căng thẳng của cuộcsống thường ngày để cùng hòa nhập vào thế giới thần linh, giao tiếp với thần linh.Những câu hò, câu ca dân gian cũng được bảo tồn và duy trì Không chỉ có điệuhát mà những điệu múa mềm mại, uyển chuyển cũng được trình diễn tại các buổiLên đồng
Thứ hai, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa vật chất Tín ngưỡng thờ Mẫu để lại những dấu ấn không thể mờ theo năm tháng ở
những công trình tín ngưỡng tôn giáo Người ta thấy các đình, đền, chùa thờ Mẫuđược xây dựng theo lối kiến trúc, hoa văn trang trí tinh xảo, đẹp mắt Nhìn vào
Trang 20công trình đó, ta có thể thấy nét đặc sắc trong kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật tạctượng Những hiện vật còn lưu giữ ở các nơi thờ Mẫu mang giá trị lịch sử, khoahọc vô cùng to lớn Những lư đồng, bát hương và tượng Mẫu được tạc với khuônmặt phúc hậu, hiền từ Tất cả những hiện vật đó sẽ được bảo lưu theo thời gian vàtruyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác.Tiếp theo, đó là những bộ trang phục thểhiện cho văn hóa mặc độc đáo của các tộc người thiểu số cũng được lưu giữ thôngqua tín ngưỡng thờ Mẫu Những bộ trang phục ấy được sử dụng trong những buổiLên đồng Những trang phục này được mặc không chỉ mang tính trình diễn, bảotồn những bộ trang phục truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giúp mọi ngườibiết đến và hiểu thêm về văn hóa của các tộc người thiểu số thông qua màu sắc,hoa văn… trên những trang phục dân tộc.
Thứ ba, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần gìn giữ những nét sinh hoạt cộng
đồng truyền thống của người Việt Nhìn vào các lễ hội, ta thấy trong đó là hình ảnhcủa làng xã Việt Nam với tính cố kết cộng đồng Người dân làng cùng nhau thamgia lễ hội Ngoài ra, tại các đình, đền, chùa thờ Mẫu là những điểm đến cho nhữngkhách đến lễ bái đặc biệt là hình ảnh của người dân bản địa đi lễ thánh Mẫu vàonhững ngày Rằm, mùng Một, ngày lễ Tết Trong các buổi hầu bóng là hình ảnh củamọi người cùng tập trung lại với nhau, những người cùng có niềm tin vào sự chetrở của Thánh Mẫu như niềm tin của người con với người mẹ của mình.Trong thếgiới của Thánh Mẫu, tất cả mọi người đều được bình đẳng, không phân biệt giàu –nghèo, người địa vị cao hay thấp Những giá trị trong sinh hoạt cộng đồng, phongtục, tập quán tốt đẹp cũng được khẳng định thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu này
Trang 211.2 Khái quát chung về phố Hiến.
1.2.1 Vị trí địa lý, tên gọi.
Phố Hiến được mệnh danh là “Tiểu Tràng An”, nằm trên gờ tả ngạn sôngHồng, được bao bọc chung quanh một vùng đất rộng lớn, cách Thăng Long về phíaNam 50 km
Đây là khu vực thuộc trấn Sơn Nam cũ Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến
chương loại chí có viết: “ Trấn Sơn Nam khu phía Tây theo ven núi, phía đông
gần biển lớn Kinh Bắc, Hải Dương ở phía Bắc, Thanh Hoa về phía Nam Địa thế trấn này khá rộng, xa, người nhiều, cảnh tốt, là bậc thứ 4 thừa tuyên” dẫn theo [25,30].Đây là một nơi tương đối thuân lợi để hình thành một tụ điểm thương nghiệp
Phố Hiến là một nơi có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
-xã hội, giao lưu hàng hóa Thời bấy giờ, các nước muốn đi buôn bán tại Kẻ Chợphải đi qua khu vực này, neo đậu tàu thuyền ở đây Chính nhờ vị thế vô cùng quantrọng, là đầu mối giao thông buôn bán của Việt Nam lúc bấy giờ với các nước kháctrên thế giới nên khu vực phố Hiến đã trở thành một trung tâm mậu dịch đối ngoại,
có quan hệ buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á và các nướcphương Tây như Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc…
Nằm trên gò đất cao, phố Hiến hội tụ những yếu tố để trở thành một điểmgiao cắt thông thương với nước ngoài qua buôn bán và giao lưu văn hóa Dòngchảy của sông Hồng thời bấy giờ xuôi về phố Hiến thuận tiện cho những chuyếnneo đậu của thuyền buôn quốc tế Chính điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý này đãkhiến phố Hiến trở thành một điểm lựa chọn hàng đầu của các thương nhân nướcngoài trong hành trình đến Việt Nam Nhiều hoạt động kinh tế diễn ra tấp nập vàsôi nổi dưới thời thịnh đạt của phố Hiến
Về tên gọi của phố Hiến Năm 1994, trong hội thảo nghiên cứu phố Hiến,
hầu hết các nhà nghiên cứu đã thống nhất ý kiến cho rằng phố Hiến là tên gọi xuấtphát từ những nguyên nhân bắt đầu từ tên gọi một cơ quan hành chính của trấn Sơn
Trang 22Nam Tên phố Hiến, xuất phát từ chữ “Hiến” với tên gọi là “Hiến doanh” hay
“Hiến Nam”, vốn là cơ quan hành chính của trấn Sơn Nam Điều này đã được xác
nhận qua nhiều thư tịch cổ ở Việt Nam Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí đã
cho ta cho biết trị sở trấn Sơn Nam đời Lê có thời đặt tại xã Nhân Dục, huyện Kim
Động, gọi là “Cung cũ Hiến Nam” Như vậy, ta có thể thấy rằng, tên gọi phố Hiến
ra đời dựa trên cơ sở đó Từ lúc phố Hiến ra đời cho đến nay, phố Hiến đã được sátnhập vào địa phân thành phố Hưng Yên cùng phát triển với những biến cố, thăngtrầm biến động của lịch sử
1.2.2 Lịch sử hình thành, phát triển và suy vong
Sự ra đời của phố Hiến luôn là một đề tài hấp dẫn đối với những nhà nghiêncứu lịch sử - văn hóa G Dumotier cho rằng thương nhân Hà Lan đặt thương điếm
ở đây vào 1637, đây là khoảng thời gian phố Hiến ra đời Ý kiến đó được
A.Shreiner, tác giả Lược sử Annam cho rằng phố Hiến ra đời không sớm hơn
1663, là năm chúa Trịnh dồn dân Hoa Kiều về ở theo những khu vực riêng, songcũng không muộn hơn năm 1688
Ngày nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về sự ra đời của phố Hiến Theobia của chùa Thiên Ứng dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 7, phố Hiến ra đời và phồnthịnh trước năm 1625 chứ không phải những năm 1637 hay 1663 Trong bản đồcủa người Bồ Đào Nha in 1580 của Van Iangren in 1595, của Mercator in năm
1613 và của Jean Janson in năm 1638 lại cho ta dự đoán rằng phố Hiến nổi danh từnửa sau thế kỷ XVI
Để nói về sự phát triển của phố Hiến ta có thể nói tóm gọn như sau:
Xét về mặt kinh tế, Phố Hiến ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tất
yếu của lịch sử Đó là một điểm dừng chân cho những nhà buôn bán trao đổi hànghóa Thông qua quá trình đó, không chỉ kinh tế phát triển mà những giá trị văn hóacũng có sự giao lưu và tiếp biến Như trên đã khẳng định, phố Hiến bắt đầu nổidanh từ khoảng thế kỷ XVI Ban đầu, phố Hiến chỉ là một ngôi chợ, nơi trao đổi
Trang 23những sản phẩm thường ngày trong nông nghiệp và một số hàng hóa của TrungQuốc Về sau, phố Hiến đã phát triển đông vui hơn trước Cho đến thế kỷ XVII,phố Hiến đã chính thức trở thành một “danh thị”, một “Tiểu Tràng An” Từ thế kỷXVI –XVII đã bắt đầu xuất hiện những sự giao lưu, buôn bán giữa các nước ởvùng Biển Đông Theo tài liệu của Lwao Seiichi vào ba thập kỷ đầu thế kỷ XVIInhiều Chu ấn thuyền (Shuinsen) Nhật Bản đã cập bến phố Hiến Hàng hóa đượcđược vận chuyển ở đây phần lớn là tơ lụa Việt Nam, bạc và đồng của Nhật Bản.Các thương nhân Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Hà Lan… lần lượt đặt chânlên phố Hiến và buôn bán, trao đổi hàng hóa tại đây Mặt khác, do chiến tranh loạnlạc, tình hình kinh tế khó khăn nên một bộ phận người Hoa đã di cư đến phố Hiến
để “an cư, lạc nghiệp” ở nơi đây Lúc này, ta ghi nhận công lao của người Hoatrong việc đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế của phố Hiến lúc bấy giờ.Các phường buôn bán của phố Hiến trở nên sầm uất với những hoạt động buônbán, trao đổi hàng hóa ngày càng nhộn nhịp Trong đó, khu vực người Việt đã hìnhthành nên 20 phường buôn bán dựa trên những điều đã được ghi chép tại bia tâychùa Hiến (1709) và bia chùa Chuông (1711) Có đến 10 phường làm nghề thủcông như: Thuộc Da, Hàng Nón, Hàng Bè, Hàng Đinh, Hàng Nồi, Hàng Chén,Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Hàng Sơn Dưới thời thịnh đạt, phố Hiến phát triển mộtcách nhanh chóng và sầm uất Thuyền bè của các nước khác đến phố Hiến buônbán nhộn nhịp, đông vui Một số doanh nhân nước ngoài đã mở cửa hàng, đặt trụ
sở tại phố Hiến để thuận lợi cho quá trình giao dịch, buôn bán Như vậy, khoảngthời gian thịnh đạt của phố Hiến là vào khoảng nửa sau thế kỉ XVI cho đến giữathế kỉ XVIII Phố Hiến ngày càng được mở rộng phạm vi nhằm đáp ứng nhu cầugiao lưu, buôn bán với nước ngoài Khu phố Hiến không chỉ “đóng khung” ở phíaNam thị xã Hưng Yên nữa mà đã mở rộng ra về phía Đông và phía Đông Bắc Bấygiờ là lị sở của huyện Kim Động cũng dời về Đằng Châu, tạo điều kiện cho phố
Trang 24Hiến phát triển hơn nữa Như vậy, có thể thấy, điểm mạnh của phố Hiến là trungtâm tiếp nhân hàng hóa từ bốn phương tới để xuất khẩu
Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, kinh tế phố Hiến đã giảm sút,các thương điếm nước ngoài lần lượt đóng cửa và thuyền buôn cũng ít dần Cuốithế kỷ XVIII, phố Hiến đã tàn lụi Sang thế kỷ XIX, năm 1831, Minh Mạng chiađặt lại tỉnh lỵ, Hưng Yên được đặt tại phố Hiến Nói về sự tàn lụi của phố Hiến córất nhiều nguyên nhân, cũng đã có nhiều câu hỏi đặt ra rằng tại sao phố Hiến pháttriển như vậy lại có lúc suy tàn? Suy cho cùng, có thể thấy được Phố Hiến ra đờiđáp ứng nhu cầu tất yếu của lịch sử Đó là một đô thị cảng sông, là nơi giao lưu,buôn bán hàng hóa của nhiều nước trên thế giới khi đến Việt Nam Một khi nhucầu đó không còn nữa cũng đồng nghĩa với việc phố Hiến sẽ không tồn tại Nhất làvào khoảng thời gian này, khi Trịnh – Nguyễn phân tranh kết thúc, nhu cầu mua vũkhí và nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc chiến không còn nên việc làm ăn, đặt quan
hệ buôn bán của những thương nhân nước ngoài ít đi hơn trước rất nhiều Dần dần,
họ thấy thị trường phố Hiến không còn tiềm năng nữa nên đã đóng cửa các cửahiệu, trung tâm buôn bán giao dịch Tiếp theo, phải xét đến yếu tố tự nhiên của khuvực phố Hiến, khi dòng sông Hồng đột ngột đổi dòng, phù sa quá nhiều, không cònthuân lợi cho việc đi lại giữa các tàu thuyền neo đậu Nhưng ghi chép của một sốthương nhân khi đi qua khu vực phố Hiến vào khoảng thời gian này đều phản ánhrằng tàu của họ đã gần như bị đắm, không đi được vì sông quá nhiều phù sa Họcảm thấy nơi đây không còn phù hợp cho việc di chuyển, neo đậu thuyền nữa nêncũng đã dần dần không quay trở lại phố Hiến Mặt khác, theo một số ghi chép thìlúc này, tại phố Hiến đã xảy ra một vụ cháy lớn gây thiệt hại lớn cho khu vực này,việc làm ăn buôn bán khó khăn nên một bộ phận dân cư đã tìm nơi khác sinh sống
và như vậy phố Hiến cũng đã đi dần vào quên lãng
Xét về mặt văn hóa - xã hội: phố Hiến là khu vực từng đông đúc dân cư và
có sự giao lưu văn hóa với nhiều nước Nói cách khác, nơi đây là một vùng dân cư
Trang 25đa sắc thái Dân phố Hiến chủ yếu là cư dân làm nông nghiệp nên trên bờ, bến dân
cư tập trung đông đúc Cư dân chủ yếu là cư dân làng vạn chài Dấu vết còn để lạicho đến ngày nay là tên các địa danh như làng Vạn, bến Vạn, Vạn Lai Triều Đếnthời Lý – Trần nơi đây là vọng gác tiền tiêu của kinh đô Thăng Long Binh línhđồn trú lâu dài dần tạo nên một tầng lớp dân cư mới có nguồn gốc xuất thân từlính Đến thế kỷ XVII dân cư tập trung sinh sống nhiều ở đây Vì thế, phố Hiến dân
cư trở nên đông đúc Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có viết: “Ở đây phong vật
phồn thịnh nhà ngói lớp như bát úp” [285-286,6] Cùng đó căn cứ vào bia khắc vào nămVĩnh Thịnh thứ 7 (1711) ta có thể thấy số quan lại, binh lính, quý tộc, nhà buôn ởkhắp nơi trong nước quy tụ về đây như: Diễm Châu, Kỳ Hoa, Đông Quan (NghệAn), Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Cương Đức, Thanh Oai (Hà Nội), Thanh Lâm,Đường Hào (Hải Dương), Thiên Thi, Tiên Lữ…
Với đặc điểm kinh tế là một đô thị cảng sông, là nơi neo đậu của tàu thuyềnchở hàng của nhiều nước trên thế giới, văn hóa – xã hội ở khu vực phố Hiến cũng
có sự khác biệt Đặc biệt là tình hình dân cư khu vực này Không có con số chính
xác cụ thể về số lượng cư dân ở phố Hiến Thành Thế Vĩ trong tác phẩm Ngoại
thương Việt Nam hồi thế kỉ 17,18 nửa đầu thế kỷ 19 có trích dẫn:
“ Đó là một đô thị có ước chừng hai ngàn nóc nhà làm rất xấu có những người nghèo khổ ở đấy Đó là những người lính đồn Đó là một nơi không trang trí thành quách và trang bị vũ khí rất kém Ở đấy còn có cả một số lớn lái Trung Quốc bị đuổi khỏi kinh thành và một số người Xiêm” [192,54]
Còn William Dampier trong cuốn Những chuyến đi và những điều khám
phá cũng đã nói rằng:
“ Đó là thành phố khá lớn, có chừng 2000 nóc nhà và những cư dân ở đó phần lớn là dân nghèo và lính đóng đồn phòng vệ ở đây, tuy ở đó không có tường thành đồn lũy và súng lớn” dẫn theo [103,25]
Trang 26Qua những nhận định, đánh giá trên của người nước ngoài cũng như ngườiViệt Nam và những tài liệu bia ký đã được ghi lại tại các ngôi chùa, có thể thấy,lúc bấy giờ, xã hội phố Hiến khá phức tạp với nhiều thành phần dân cư Đặc biệt làthành phần người Hoa di cư tới phố Hiến sinh sống Họ sống chủ yếu bằng nghềchữa bệnh, bán thuốc Những người Hoa này sống tập trung thành một khu Họ lànhững người mang lại dấu ấn văn hóa khá rõ tại khu vực phố Hiến thông qua cáccông trình tôn giáo – tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu mà tôi sắp đề cậpdưới đây Tuy nhiên, xã hội ở phố Hiến lúc bấy giờ có thể nói là khá ổn định Vềvăn hóa, quá trình buôn bán – trao đổi hàng hóa đã kéo theo những giá trị văn hóangoại lai đến với phố Hiến Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, những giá trịvăn hóa này đã được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc và “Việt hóa” để tạo nên mộtnền văn hóa phố Hiến đậm đà bản sắc Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vựcphố Hiến, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự xuất hiện của người Hoa và dấu ấncủa họ trên những công trình tôn giáo, tín ngưỡng vì họ là một trong những nhân tốquan trọng góp phần làm phong phú, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốtđẹp của tín ngưỡng này Trải qua quá trình phát triển dài lâu, những giá trị văn hóalâu đời của phố Hiến luôn luôn được gìn giữ và phát huy.
Tiểu kết chương 1:
Thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta được kế tục
và phát triển qua nhiều thế hệ Nguyên nhân chính hình thành tín ngưỡng này lòngthành kính và tôn vinh giá trị của người phụ nữ Việt Nam Họ là những người giữvai trò quan trọng trong cuộc sống của người Việt
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển đếnngày nay, thu hút đông đảo người tham gia Trong quá trình phát triển đó, cũnggiống như nhiều tín ngưỡng khác ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có sự dunghòa, tiếp biến những giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tự làm thay đổimình để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Trong đó, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển
Trang 27đã thể hiện sự ảnh hưởng của những tôn giáo, tín ngưỡng khác như đạo Phật, Nhogiáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo…trong cách bài trí, thờ thần, nghi thức Suy chocùng, đó là sự giao lưu, hội nhập và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịchsử.
Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo đều có giá trị văn hóa riêng của nó Tín ngưỡngthờ Mẫu cũng vậy, cũng có những giá trị độc đáo xét trên ba phương diện chính:văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức cộng động Ở văn hóa vậtchất, tín ngưỡng thờ Mẫu để lại những công trình kiến trúc đặc sắc, những cổ vậtlưu giữ, những bộ trang phục của các tộc người Việt Trên phương diện văn hóatinh thần tín ngưỡng thờ Mẫu mang lại những điệu múa dân gian, hòa mình trong
âm nhạc, nghệ thuật ca trù… Ngoài ra, qua tín ngưỡng thờ Mẫu ta, còn nhìn thấynét sinh hoạt văn hóa tổ chức cộng đồng của người dân thông qua lễ hội, các buổihầu bóng Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu cần được bảo vệ và lưu giữ qua thời gian
Phố Hiến – địa danh có nền kinh tế phát triển chỉ đứng sau Kinh kỳ, là mộtnơi có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình phát triển với nhiều biếnđộng thăng trầm Với vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, phố Hiến trở thành mộttrong những đô thị cảng sông nổi tiếng nhất thời bấy giờ Rất nhiều thương nhân đãchọn nơi đây làm điểm dừng chân để trao đổi hàng hóa Kinh tế phát triển, xã hộicũng phát triển theo Đã xuất hiện sự giao lưu văn hóa của cư dân phố Hiến với cácnước khác trên thế giới thông qua con đường buôn bán, trong đó nổi bật nhất là sựgiao lưu văn hóa Hoa – Việt Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tín ngưỡng thờMẫu tại phố Hiến sau này Phố Hiến suy vong có rất nhiều nguyên nhân, trong đó,nguyên nhân cơ bản nhất là quá trình đổi dòng của sông Hồng khiến việc thôngthương, đi lại không còn được như trước nữa Dần dần, phố Hiến đã trở thành một
đô thị cảng sông bị lãng quên, nhưng nó đã để lại những dấu ấn văn hóa đặc sắckhông thể phai mờ theo thời gian
Trang 28Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN
PHỐ HIẾN.
Để nghiên cứu sâu sắc một cách toàn diện và tổng thể tín ngưỡng thờ Mẫu ởkhu vực phố Hiến, chúng tôi xin đề cập đến thực trạng của tín ngưỡng này Qua đó,chúng tôi khảo sát: địa bàn thờ Mẫu, nhân vật thờ phụng và cách bài trí, cuối cùng
là các hoạt động tiêu biểu để thấy được những sự biến đổi
2.1 Địa bàn thờ Mẫu khu vực Phố Hiến
2.1.1 Không gian thờ tự
Thông thường, Mẫu được thờ ở đền hoặc phủ Người dân thường gọi nơi đó
là nơi thiêng để thờ Mẫu Tại các phủ, đền thờ Mẫu có những nét kiến trúc tiêubiểu cho tín ngưỡng này với những nét hoa văn trang trí và cách bài trí rất đặctrưng
Tại phố Hiến, các nơi thờ Mẫu không những tập trung ở đền, phủ mà còn tậptrung ở các chùa Theo thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực này phát triểnlàm sống lại những bản sắc văn hóa đặc trưng Trong quá trình điền dã, chúng tôinhận thấy thờ Mẫu xuất hiện nhiều đền, phủ, chùa xây dựng thêm ban thờ Mẫu đểphục vụ những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng bản địa
Theo nghiên cứu của chúng tôi, ở các nơi thờ Mẫu này, không gian để tổchức các hoạt động cũng như sinh hoạt tâm linh thường được mở rộng hơn Điều
đó cho thấy, tín ngưỡng này đã ngày càng phát triển và thu hút nhiều người thamgia
Thứ nhất, chúng tôi đề cập đến không gian của các đền, phủ thờ Mẫu.
Những ngôi đình, đền, phủ ở phố Hiến thường có không gian vừa đủ để sinh hoạtvăn hóa cộng đồng diễn ra Tuy nhiên, chúng ta không có nhiều những ngôi đình,đền hoành tráng, được xây to, rộng Nhưng trái lại, với quan niệm của người Việtthích cái nhỏ, xinh, những ngôi đình, đền ở phố Hiến lại mang trong mình nhữnggiá trị văn hóa và trở thành một “không gian thiêng” để phục vụ nhu cầu tâm linhcủa con người Nói đến không gian tại các đền, phủ là nói đến phạm vi được sử
Trang 29dụng nhằm xây dựng lên đình đền và diễn ra những sinh hoạt văn hóa của cư dânđịa phương cũng như khách thập phương Tại một số đền, phủ tiêu biểu cho tínngưỡng thờ Mẫu như đền Mẫu, đền Thiên Hậu thì khoảng không gian cho sinhhoạt tín ngưỡng văn hóa này khá rộng Theo khảo tả di tích, trước đây đền Mẫunằm trên một diện tích rộng khoảng 2875 m2 Đền Thiên Hậu xây dựng trước rộngkhoảng 1250 m2 Như vậy, có thể nói, không gian tại các đình, đền, phủ thờ Mẫukhá rộng để diễn ra các hoạt động cho tín ngưỡng thờ Mẫu Trải qua một quá trìnhdài phát triển của lịch sử không gian tại các đền, phủ thờ Mẫu của phố Hiến cũng
có ít nhiều biến đổi nhưng về cơ bản, nó hầu hết vẫn giữ được những gì vốn có lúcđầu Tóm lại, không gian tại đây thuận lợi để diễn ra những sinh hoạt văn hóa, bảotồn và phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu theo thời gian
Thứ hai, chúng tôi đề cập đến không gian thờ Mẫu tại các chùa trên địa bàn phố Hiến Tại nơi đây, ta cũng thấy những nét khác biệt nhất định so với không
gian thờ tự ở các đền, phủ, đình thờ Mẫu Chùa là công trình tôn giáo, tín ngưỡngcủa Phật giáo, thờ các vị Phật cứu độ chúng sinh Nhìn vào các ngôi chùa ở địa bànnày, ta thấy bắt gặp nét kiến trúc “Tiền Phật, hậu Mẫu”(phía trước thờ Phật, phíasau thờ Mẫu) quen thuộc Đây là sự dung hòa giữa đạo Phật vốn có nguồn gốc dunhập từ bên ngoài với tín ngưỡng lâu đời là thờ Mẫu Như vậy, chùa cũng đã tạo rakhoảng “không gian thiêng” cho các sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu Khoảngkhông gian này không chỉ là những gian thờ Mẫu trong chùa mà còn là khoảngkhông gian của toàn bộ ngôi chùa để du khách thập phương có thể đến cúng bái.Tại chùa Chuông – một trong những ngôi chùa đẹp của phố Hiến cũng xây dựngnhững gian thờ Mẫu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân Hiệnnay, chùa Chuông đang mở rộng thêm khuôn viên để đáp ứng nhiều hơn nữa nhucầu của khách thập phương Chính vì thế, không gian chùa ngày càng mở rộng tạođiều kiện thuận lợi cho những sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu được diễn ra thuậnlợi Không chỉ ở chùa Chuông mà Chùa Hiến cũng có một gian thờ Mẫu được tu
Trang 30sửa khá rộng, trở thành một khu riêng cho các hoạt động sinh hoạt của tín ngưỡngđộc đáo này Điều đó khẳng định rằng, các chùa ở khu vực phố Hiến đang có sự
mở rộng về không gian để giúp cho quá trình sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu diễn ratốt hơn
Ảnh: chùa Chuông mở rộng không gian Ảnh: gian thờ Mẫu ở chùa Hiến
Không gian thờ tự là một nhân tố quan trọng biểu hiện cho tín ngưỡng thờMẫu Mỗi địa điểm, khu vực những không gian đó lại có những đặc điểm riêng Ởphố Hiến, khoảng không gian ấy được thể hiện trong những công trình tín ngưỡng,tôn giáo đặc sắc tại các đình, đền, chùa, phủ Nó thể hiện quan niệm của người Việt
và cho thấy sự phát triển ngày càng rộng của tín ngưỡng này
2.1.2 Khu vực tập trung thờ Mẫu ở phố Hiến
Đầu tiên, phải nói rằng, quần thể di tích phố Hiến là một nơi đậm đặc cáccông trình tôn giáo, tín ngưỡng Ở đây, một thời đã từng tấp nập người qua lại,giao lưu văn hóa với nhiều nước trong khu vực nên trong các công trình đó cũngmang dấu ấn của nền văn hóa các nước khác Ước tính cho tới hiện nay, trên địa
Trang 31bàn thành phố Hưng Yên có khoảng “60 di tích kiến trúc, hơn 100 bi ký và hàngnghìn cổ vật khác nhau đại diện cho sự phát triển của phố Hiến một thời
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng phát triển ở phố Hiến.Một số di tích tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến được chúng tôi nêutrong bảng sau:
Phường Điện Biên , TP
Hưng Yên
Trang 32Tòa Thánh Mẫu Hưng Yên
Chùa Phố thuộc phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên
Trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, các đền, chùa,miếu, phủ đều tập trung ở khu vực cạnh hồ Bán Nguyệt Đây là khu vực có nhiềuhoạt động, nghi lễ thờ Mẫu tiêu biểu trên địa bàn phố Hiến Những công trình tôngiáo, tín ngưỡng thờ Mẫu ở gần khu vực Hồ Bán Nguyệt như: đền Mẫu, đền Trần,đền Thiên Hậu, đền Bà Chúa Kho, Đông Đô Quảng Hội, chùa Chuông, đền QuanLớn… Trong đó, đại diện tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu phải kể đến đền Mẫu,đền Thiên Hậu….Đây là những ngôi đền nổi tiếng, hàng năm tổ chức nhiều hoạtđộng thu hút khách đến tham quan
Sở dĩ khu vực cạnh hồ Bán Nguyệt tập trung nhiều các di tích văn hóa đình,đền, chùa, miếu thờ Mẫu có thể lý giải bằng những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chúng tôi xét về góc độ lịch sử, khu hồ Bán Nguyệt trong lịch sử
thuộc cảng phố Hiến xưa, là nơi có kinh tế hàng hóa phát triển, thuyền bè qua lại
Đô thị phố Hiến lúc bấy giờ rất sầm uất Chính vì thế, hồ Bán Nguyệt đã từng làmột nơi dân cư đông đúc Sự di cư của người Hoa, sự định cư lâu dài của một sốlái buôn lập cơ sở kinh doanh ở phố Hiến đã làm cho nơi đây trở thành một khuvực đa dạng sắc màu văn hóa Nói đến điều đó, chúng tôi muốn khẳng định rằng
Trang 33hồ Bán Nguyệt trong lịch sử đã từng là nơi có vị trí kinh tế - văn hóa quan trọng
dưới thời phố Hiến Theo GS Lê Bá Thảo trong công trình nghiên cứu Những
khía cạnh địa lý của vấn đề phố Hiến có viết “Hàng loạt các đầm hồ dài – trong
đó có hồ Bán Nguyệt đánh dấu ranh giới của lòng sông cổ” [31,25] Hồ Bán Nguyệt
là dấu tích để lại của một thương cảng buôn bán Khoảng thời gian từ nửa sau thế
kỷ XVI cho đến giữa thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển phồn vinh của phố Hiến
Hồ Bán Nguyệt là một trong những khu vực không chỉ có nền kinh tế phát triểnphồn vinh lúc bấy giờ mà con đi vào trong thi ca Nhà thờ Lê Cù đã ghi lại điều đó
trong bài thơ Bán Nguyệt Hồ với câu:
“ Chữ Hiên nội hãy ghi lời bác kháchCảnh Hiến nam giành đệ nhất phong quang”
Phố phường phố Hiến xưa sầm uất tập trung theo một trục chính từ chùaChuông đến chùa Nễ Châu mà trung tâm là hồ Bán Nguyệt Rõ ràng, những di tích
là chùa Chuông, chùa Nễ Châu, mộ Thái Giám họ Du, hồ Bán Nguyệt và các thiếtchế tôn giáo khác được coi là “mốc văn hóa” cho ta thấy những dấu ấn văn hóamột thời của phố Hiến xưa Đặc biệt là những công trình tôn giáo tín ngưỡng tậptrung ở đây với mức độ dày đặc bởi thành phần dân cư và sự đa dạng văn hóa Nóđược xây dựng tại đây mang đậm dấu ấn giao lưu, tiếp biến văn hóa Thờ Mẫu làmột trong những tín ngưỡng đã có từ xa xưa tại phố Hiến và phát triển xung quanh
hồ Bán Nguyệt – nơi tập trung nhiều dân cư Qua đó, có thể thấy, những miếu, đền,chùa thờ Mẫu được xây dựng dưới thời phố Hiến cũng có địa điểm ở gần khu vực
hồ Bán Nguyệt
Thứ hai, chúng tôi xét về góc độ văn hóa: việc tập trung các địa điểm thờ
Mẫu ở khu vực hồ Bán Nguyệt cũng thể hiện những quan niệm về văn hóa Nó cóliên quan đến các vị thần Theo thống kê của Nguyễn Duy Hinh trong công trình
Thần điện phố Hiến đã nghiên cứu trong danh sách 42 di tích lịch sử văn hóa của
thành phố Hưng Yên có 16 đền, 1 miếu, 15 chùa, 6 đình, 1 văn miếu, 1 võ miếu, 1
Trang 34hội quán, 1 nghĩa địa cổ Kết quả thu thập được là “Trong số thống kê kể trên, đền chiếm 17/42 tức là chiếm 1/3 trong tổng số di tích văn hóa – lịch sử, tương đương với số chùa là 15, gần gấp 3 lần số đình Bảy trong số đó đã biết tên là những Nữ thần.” [233,25] Từ lâu, nữ thần và cao quý hơn là Mẫu thần là những vị thần đã đượcnhân dân tôn vinh Họ là những người cai quản, che chở và ra tay giúp đỡ nhân dântrong lúc khó khăn, hoạn nạn Trong các vị thần đó xuất hiện những nữ thần caiquản biển cả, sông nước Nói cách khác, họ chính là những vị thần “hàng hải”chuyên giúp đỡ những người đi biển, sông nước khi họ gặp nạn ở biển khơi, chechở con người khỏi những con sóng dữ dội của thiên nhiên Cư dân phố Hiến lại lànhững cư dân sống ven sông, phải mưu sinh trên sông nước và buôn bán nênnhững công trình thờ Mẫu, nữ thần được dựng lên cạnh sông mà chính xác hơn làkhu vực hồ Bán Nguyệt là một điều dễ hiểu Hơn nữa, khu vực hồ Bán Nguyệthiện giờ có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Mẫu Dương Quý Phi, Mẫu Liễu Hạnh…thông qua các đền chính là đền Mẫu, đền Thiên Hậu, đền Bà Chúa Kho….Các vịthần này đều là nữ thần, những vị thần cai quản sông nước gắn với những truyềnthuyết về công lao của các bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và Mẫu Dương Quý Phi lànhững vị thần người Hoa Người Hoa đã du nhập về phố Hiến từ rất sớm vì thế các
vị thần thờ tự mang đậm dấu ấn của người Hoa được lan truyền tại nơi đây Mỗinơi người Hoa đặt chân đến đều mang theo những vị thần mà họ tôn vinh, trong đó
có hai vị thần kể trên Hệ quả là đền, miếu thờ Mẫu của người Hoa được dựng lênthờ nhiều ở khu vực hồ Bán Nguyệt Xuất phát từ lòng tôn vinh Nữ vinh nữ thần,Mẫu thần và ước muốn cầu mong làm ăn phát đạt, đi tàu thuyền trên sông, biển gặpnhiều may mắn, cả cư dân bản địa phố Hiến và cư dân từ những nơi khác đến đãlập những đền, miếu thờ Mẫu xung quanh khu vực này
Thứ ba, xét về vị trí địa lý: Các đình, đền, chùa thờ Mẫu có mật độ tập trung
quanh hồ Bán Nguyệt vì vị trí địa lý ở đây rất thuận lợi Thương nhân buôn bán ởkhu vực phố Hiến, những người đi làm ăn xa cũng xuất phát từ hồ Bán Nguyệt,
Trang 35người dân sống ven sông… đều cần có những nơi thiêng để thờ cúng Mẫu thuậntiện nhất Việc xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo cạnh hồ Bán Nguyệt
là nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của con người Những đình, đền, chùa lần lượtđược xây dựng và hoàn thành mang đậm dấu ấn của văn hóa Việt và văn hóa cácnước khác
Vì ba nguyên nhân chủ yếu trên mà có thể thấy, ở phố Hiến, địa bàn tậptrung các công trình tôn giáo, tín ngưỡng đã tạo thành một điểm nổi bật là tập trungven hồ Bán Nguyệt vốn là một di tích về một thương cảng sầm uất xa xưa Từ đó,
có thể kết luận rằng, tại phố Hiến – tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển từ lâu Các vịMẫu được những thương gia đặc biệt tôn trọng, ca ngợi và tôn vinh vì những vịthần ấy đa phần là thần Hàng hải, có thể phù trợ họ trong những chuyến đi buônbán được may mắn, thuận lợi, nhiều tiền của Ngoài địa bàn hồ Bán Nguyệt tậptrung các di tích thờ Mẫu, ở các nơi khác trên địa bàn thành phố cũng rải rác nhữngđình, đền, chùa thờ Mẫu, như chùa Quốc thuộc thôn An Chiểu, xã Liên Phương.Đây là ngôi chùa có khuôn viên rộng, gian thờ Mẫu đẹp Hàng năm, hòa cùng cáchoạt động thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến, tại chùa Quốc, các hoạt động thờ Mẫucũng diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia Như vậy, mặc dù chùaQuốc cách khu vực phố Hiến khá xa nhưng qua những hoạt động thờ Mẫu, dấu ấncủa tín ngưỡng này cũng thể hiện khá rõ Cùng với khu vực phố Hiến, tín ngưỡngthờ Mẫu đã phát triển với quy mô rộng trên địa bàn thành phố Hưng Yên Nói cáchkhác, nó đã ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng cư dân bản địa, góp phần tạonên những giá trị văn hóa của thành phố Hưng Yên Đó là một minh chứng sốngđộng cho tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ ở trung tâm mà cònlan rộng ra những địa bàn khác thuộc và không trực thuộc phố Hiến xưa
2.2 Nhận vật Mẫu thờ phụng và cách bài trí
Tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển ở địa bàn phố Hiến xuất phát từ sự tôn trọngcủa con người dành cho người phụ nữ; họ được tôn vinh thành những vị Nữ thần
Trang 36bảo vệ con người trước những thế lực xấu Tại phố Hiến, các nhân vật Mẫu đượcthờ phụng khá phong phú Họ được đặt trong sự giao lưu, tiếp biến với văn hóangười Hoa Các vị Mẫu thần đền xuất phát từ những Nữ thần được nhân dân tônvinh; họ là những người có công với đất nước và phù trợ con người thoát khỏithiên tai, địch họa Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu về các vị thánh Mẫu vàcách bài trí trong một điện thờ Mẫu
2.2 Các hoạt động tiêu tiểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến
Qua quá trình khảo sát, tại phố Hiến, chúng tôi thấy rằng các hoạt động tínngưỡng thờ Mẫu diễn ra rất sôi nổi Trong đó, tiểu biểu nhất là hoạt động Lên đồng
và Lễ hội Hai hoạt động này thường xuyên diễn ra, thu hút sự tham gia của nhiềungười đến tham dự
2.2.1 Lên đồng
Lên đồng theo GS Ngô Đức Thịnh trong Đạo Mẫu Việt Nam viết rằng:
“nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số Mẫu khác Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tam Phủ, Tứ Phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh của các vị Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho những tín đồ đạo Mẫu” [85,38]
“Đồng” là từ gốc Hán chỉ người con trai dưới 15 tuổi với tư chất trong trắng,ngây thơ, tự nhiên để thần linh nhập vào Sau đó, người ta dần lấy các cô gái thaythế các thiếu niên Đến ngày nay, người ta vẫn thường gọi những người Lên đồng
là các ông Đồng, bà Đồng Họ là những chiếc cầu nối giữa thần linh và con người,giữa thế giới thần tiên và cuộc sống trần tục Những ông Đồng, bà Đồng chiếm giữmột vai trò vô cùng quan trọng trong nghi thức Lên Đồng, họ là người giúp thầnlinh truyền đạt những lời phán dạy của thần linh thông qua thân xác trần tục củamình Như vậy, có thể hiểu, hiện tượng Lên đồng chính là một sự nhập cuộc củathần linh vào thân xác con người Nó là một trong những nghi lễ quan trọng của tín
Trang 37ngưỡng thờ Mẫu, đánh dấu những giá trị văn hóa độc đáo được giữ gìn, bảo tồnqua nhiều thế hệ
Tại phố Hiến, những buổi Hầu đồng diễn ra sôi nổi tại những đình, đền,chùa thờ Mẫu Hoạt động Lên đồng đã góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trịvăn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến Điều này phản ánh thựctrạng các hoạt động Lên đồng trên địa bàn này
Trước tiên, chúng tôi nói về khoảng thời gian và tần suất số buổi Lên đồng.
Cần phải khẳng định rằng, Lên đồng là một hoạt động được tổ chức vào nhiều dịptrong năm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người đi theo tín ngưỡng thờ Mẫu vànhu cầu được Lên đồng của các ông Đồng, bà Đồng Họ là những người có “căn”,nhận lộc thánh để Lên đồng hay Lên đồng để giúp mọi người chữa “bệnh” Tùytheo từng ông Đồng, bà Đồng khi thời gian họ cảm thấy gần thần linh nhất sẽ quyếtđịnh hoạt Lên đồng vào ban ngày hoặc ban đêm
Ở những đình, đền, chùa ở khu vực ven hồ Bán Nguyệt, hoạt động Hầu đồngđược diễn ra thường xuyên, tiêu biểu nhất là đền Mẫu Dựa vào sổ ghi chép củaông Nguyễn Trọng Ngà, thuộc Ban Quản Lý di tích đền Mẫu trong những năm gầnđây, đặc biệt là năm 2012 và đầu năm 2013, các hoạt động Lên đồng được diễn rathường xuyên tại nhà đền Nhà đền không phải đứng ra tổ chức mà chính các ôngĐồng, bà Đồng đăng ký là những người tổ chức, nhà đền chỉ có chức năng hỗ trợcho buổi Lên đồng đó diễn ra thành công Trung bình 1 tháng có khoảng 5 - 8 ôngĐồng, bà Đồng tổ chức đăng ký đồng nghĩa với việc ở đây sẽ tổ chức từ 5 - 8buổiLên đồng trong 1 tháng Lúc cao điểm vào tháng 8/2012 tổ chức tới 11 buổi Lênđồng, nhưng cũng có tháng chỉ diễn ra 1 buổi Lên đồng như vào tháng 11/2012.Điều này cho thấy, các hoạt động Lên đồng mặc dù diễn ra với tần suất nhiều tạiđền Mẫu nhưng không được thường xuyên nguyên nhân chính vì tháng đó có ítông Đồng, bà Đồng đăng ký