Các hoạt động tiêu tiểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tín ngưỡng thờ mẫu khu vực phố hiến (hưng yên (Trang 35 - 42)

Qua quá trình khảo sát, tại phố Hiến, chúng tôi thấy rằng các hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu diễn ra rất sôi nổi. Trong đó, tiểu biểu nhất là hoạt động Lên đồng và Lễ hội. Hai hoạt động này thường xuyên diễn ra, thu hút sự tham gia của nhiều người đến tham dự.

2.2.1. Lên đồng

Lên đồng theo GS Ngô Đức Thịnh trong Đạo Mẫu Việt Nam viết rằng: “nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số Mẫu khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tam Phủ, Tứ Phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh của các vị Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho những tín đồ đạo Mẫu”.[85,38]

“Đồng” là từ gốc Hán chỉ người con trai dưới 15 tuổi với tư chất trong trắng, ngây thơ, tự nhiên để thần linh nhập vào. Sau đó, người ta dần lấy các cô gái thay

thế các thiếu niên. Đến ngày nay, người ta vẫn thường gọi những người Lên đồng là các ông Đồng, bà Đồng. Họ là những chiếc cầu nối giữa thần linh và con người, giữa thế giới thần tiên và cuộc sống trần tục. Những ông Đồng, bà Đồng chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nghi thức Lên Đồng, họ là người giúp thần linh truyền đạt những lời phán dạy của thần linh thông qua thân xác trần tục của mình. Như vậy, có thể hiểu, hiện tượng Lên đồng chính là một sự nhập cuộc của thần linh vào thân xác con người. Nó là một trong những nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu, đánh dấu những giá trị văn hóa độc đáo được giữ gìn, bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Tại phố Hiến, những buổi Hầu đồng diễn ra sôi nổi tại những đình, đền, chùa thờ Mẫu. Hoạt động Lên đồng đã góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến. Điều này phản ánh thực trạng các hoạt động Lên đồng trên địa bàn này.

Trước tiên, chúng tôi nói về khoảng thời gian và tần suất số buổi Lên đồng.

Cần phải khẳng định rằng, Lên đồng là một hoạt động được tổ chức vào nhiều dịp trong năm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người đi theo tín ngưỡng thờ Mẫu và nhu cầu được Lên đồng của các ông Đồng, bà Đồng. Họ là những người có “căn”, nhận lộc thánh để Lên đồng hay Lên đồng để giúp mọi người chữa “bệnh”. Tùy theo từng ông Đồng, bà Đồng khi thời gian họ cảm thấy gần thần linh nhất sẽ quyết định hoạt Lên đồng vào ban ngày hoặc ban đêm.

Ở những đình, đền, chùa ở khu vực ven hồ Bán Nguyệt, hoạt động Hầu đồng được diễn ra thường xuyên, tiêu biểu nhất là đền Mẫu. Dựa vào sổ ghi chép của ông Nguyễn Trọng Ngà, thuộc Ban Quản Lý di tích đền Mẫu trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2012 và đầu năm 2013, các hoạt động Lên đồng được diễn ra thường xuyên tại nhà đền. Nhà đền không phải đứng ra tổ chức mà chính các ông Đồng, bà Đồng đăng ký là những người tổ chức, nhà đền chỉ có chức năng hỗ trợ cho buổi Lên đồng đó diễn ra thành công. Trung bình 1 tháng có khoảng 5 - 8 ông

Đồng, bà Đồng tổ chức đăng ký đồng nghĩa với việc ở đây sẽ tổ chức từ 5 - 8buổi Lên đồng trong 1 tháng. Lúc cao điểm vào tháng 8/2012 tổ chức tới 11 buổi Lên đồng, nhưng cũng có tháng chỉ diễn ra 1 buổi Lên đồng như vào tháng 11/2012. Điều này cho thấy, các hoạt động Lên đồng mặc dù diễn ra với tần suất nhiều tại đền Mẫu nhưng không được thường xuyên nguyên nhân chính vì tháng đó có ít ông Đồng, bà Đồng đăng ký.

Hoạt động Lên đồng thường diễn ra sôi nổi vào những tháng đầu năm, khi nhiều người đi lễ và xin tài lộc, giải hạn. Vào khoảng thời gian này, không chỉ lượng khách đến các đình, đền, chùa đông đảo mà lượng khách đến các địa điểm thờ Mẫu để cầu cúng cũng rất sầm uất. Trong những tháng đầu năm 2013 tại đền Mẫu, các buổi Lên đồng cũng được tổ chức thường xuyên, ước tính trong tháng 2/2013 đã diễn ra 9 buổi Lên đồng tại đền Mẫu. Theo ông Nguyễn Khánh Toàn – người hay tới đền Mẫu cho biết: “buổi Lên đồng đông nhất tại đền có khoảng 100 người đến tham dự, chật kín cả đền”. Như vậy, có thể nói, đền Mẫu cạnh hồ Bán Nguyệt là một trong những ngôi đền diễn ra hoạt động Lên đồng nhộn nhịp nhất. Các ông Đồng, bà Đồng đến hầu là người bản địa nhưng cũng có người ở Hà Nội, Hải Phòng về làm lễ. Đối tượng khách đến cũng phong phú, đa dạng, không chỉ dừng ở khách bản địa mà còn có cả khách ở nơi xa như Hà Nội, Hải Phòng. Đặc biệt là khách Hà Nội đến đền Mẫu rất đông. Điều này cho thấy, sự linh thiêng tại đền Mẫu không chỉ thu hút các ông Đồng, bà Đồng từ xa đến trình đồng mở phủ và mà còn thu hút sự quan tâm của các du khách thập phương. Không chỉ có đền Mẫu, khu vực đền Bà Chúa Kho cũng là nơi hoạt động Lên đồng diễn ra sôi nổi. Trung bình khoảng 2 lần diễn ra Lên đồng trên một tháng. Tại đền Bà Chúa Kho, theo cung cấp của ông Nguyễn Văn Thanh sống tại phường Điện Biên, thành phố Hưng Yên thuộc Ban quản lý di tích cho biết: “số lượng người đến tham dự buổi Lên đồng đông nhất lên đến 150 người.” Đó là những dịp Lên đồng đầu năm. Tại các ngôi đền khác như ở đền Thiên Hậu thì theo Ban quản lý Di tích cho biết số lần

diễn ra Lên đồng thường tập trung đông nhất vào các tháng đầu năm và cuối năm. Đây là khoảng thời gian kết thúc năm cũ và khởi đầu năm mới, nhiều gia đình đến cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu và xin lộc Mẫu hoặc thông qua các ông Đồng, bà Đồng tiến hành các hoạt động dâng sao giải hạn, cắt duyên âm, tôn nhang… nhằm mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tiếp theo, chúng tôi nói về không gian Lên đồng. Đây là khoảng không gian diễn ra các hoạt động Lên đồng, nơi ông Đồng, bà Đồng được Thánh nhập trước sự chứng kiến của mọi người. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng phát triển ở phố Hiến, chính vì vậy, các buổi Lên đồng diễn ra đều thu hút sự tham gia của rất nhiều người. Trước khi buổi lễ được bắt đầu, các ông Đồng, bà Đồng ở Hưng Yên thường để một đồng tiền trong chiếc đĩa và cầu xin Thánh cho buổi lễ Lên đồng được diễn ra, sau đó reo tiền xuống đĩa có mặt hoặc sấp, hoặc ngửa. Tùy vào từng lần reo tiền đó mà tổ chức Lên đồng ở trong đền, chùa, phủ hoặc trước sân nơi đền, chùa, phủ. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hiểu, 66 tuổi, ở phố Liên Dục, phường Hiến Lam, thành phố Hưng Yên – người đã từng Lên đồng trong 20 năm tại khu vực gần hồ Bán Nguyệt phố Hiến cho biết, trong các buổi bà Lên đồng thường khoảng không gian diễn ra là ở khu vực sân trước của đền, chùa, phủ. Đây là một điểm không gian thỏa mãn phần nào người đến xem Lên đồng. Trước sân là khoảng không gian rộng hơn để mọi người có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động trong một buổi lễ Lên đồng. Hơn nữa, không gian ở các buổi Lên đồng là khoảng không gian thiêng – nơi con người và thần linh giao tiếp, giúp con người và thần linh đến gần với nhau hơn. Ở khu vực phố Hiến, không gian ấy đang có xu hướng mở rộng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn xem đầy đủ nhất quá trình của buổi Lên đồng.

Thứ ba, chúng tôi xin mô tả quá trình của một buổi lễ Lên đồng ở phố Hiến.

Buổi lễ thường chia làm ba phần chính: phần chuẩn bị trước khi lễ Lên đồng bắt đầu, trong khi lễ Lên đồng và sau khi lễ Lên đồng kết thúc.

Đầu tiên là phần chuẩn bị trước khi lễ Lên đồng bắt đầu. Để buổi lễ Lên đồng được diễn ra thuận lợi như ý muốn, các ông Đồng, bà Đồng thường chọn một ngày đẹp để Lên đồng, sau đó đăng ký ngày Lên đồng với nhà đền. Nhà đền có nhiệm vụ sắp xếp và ghi chép lại vào sổ đăng ký để đến ngày đó cùng các ông Đồng, bà Đồng sắp xếp địa điểm đã đăng ký từ trước. Trong phần chuẩn bị đó, các ông Đồng, bà Đồng phải chuẩn bị những lễ vật để dâng cúng lên Thánh Mẫu thông thường là rượu, bia, thuốc lá, trầu, cau, trong đó, những người tham dự nghi lễ Lên đồng được các ông Đồng, bà Đồng thiết đãi một bữa cơm tại nhà đền, phủ (nơi diễn ra Lên đồng). Trước khi nghi lễ được diễn ra, có những hầu dâng phải kiểm tra lại các bộ trang phục cho ông Đồng, bà Đồng. Mỗi một bộ trang phục đại diện cho một vị thánh nhập vào. Không được dùng bộ trang phục của vị thánh này cho vị thánh khác mặc. Mỗi vị thánh một trang phục. Các trang phục phải được kiểm tra một cách kỹ càng trước khi buổi lễ bắt đầu, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể dẫn đến không thành công cho buổi Lên đồng. Sau khi quá trình chuẩn bị hoàn tất chỉ đợi đến giờ ông Đồng, bà Đồng đến là hoàn tất quá trình này.

Tiếp theo, chúng tôi nói đến các hoạt động diễn ra trong quá trình Lên đồng. Có thể nói, quá trình này là lúc thể hiện những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau khi làm lễ và xin phép mọi người nhập đồng, các ông Đồng, bà Đồng thực hiện nghi thức Thánh giáng, một trong những nghi thức quan trọng bậc nhất trong Lên đồng. Bà Đồng, ông Đồng trùm khăn phủ diện, hai tay chắp dâng ba nén hương, đầu và thân lắc lư cho tới khi nào Thánh giáng thì buông nén hương, rùng mình, tay báo hiệu thánh thuộc hàng nào cho mọi người biết. Như vậy, người nắm giữ vai trò chủ đạo là các ông Đồng, bà Đồng. Họ là chiếc cầu nối linh thiêng giữa thần linh và con người. Nhờ họ mà khoảng cách đó được rút ngắn, con người cảm nhận được thần linh đang bảo vệ, che chở và phù hộ họ thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Trong trạng thái ngây ngất, có thể dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ông Đồng, bà Đồng nhảy múa với nét mặt vui tươi,

rạng ngời trước sự phấn khích của người xem. Những làn điệu múa thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, có khi còn cả sự cứng cỏi khi những vị thánh là Tướng quân nhập vào.

Ảnh: Lên đồng tại đền Mẫu

Trong suốt quá trình Lên đồng, mỗi

lần vị thánh nhập vào, các ông Đồng, bà

Đồng luôn trong trạng thái ngây ngất. Bên

cạnh đó, Hầu dâng giúp các ông Đồng,

bà Đồng thắp hương, dâng các loại vũ khí,

dâng thuốc lá,… và đặc biệt là giúp các

ông Đồng, bà Đồng thay trang phục mỗi

khi Thánh thăng, Thánh nhập. Vì các

trang phục mà các ông Đồng, bà Đồng mặc trên người có rất nhiều phụ kiện đi kèm, nhiều trang phục thể hiện sự kỳ công, các khăn quấn đầu phải cài rất nhiều trâm cài trang trí… nên các Hầu dâng giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ông Đồng, bà Đồng Lên đồng. Tiếp theo là đội ngũ cung văn. Âm nhạc trong Lên

đồng là một điều quan trọng trong việc làm cho buổi lễ diễn ra sôi nổi, góp phần tạo nên tính nhạc trong các điệu múa của ông Đồng bà Đồng, tạo hứng khởi cho người xem. Họ xướng nhạc và hát cho việc trình diễn của Thanh đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ chủ đạo của cung văn là đàn nguyệt, ngoài ra còn có trống bang, cành đồng, phách, thanh la…. Họ vừa hát, vừa chơi nhạc, hát hay, đàn giỏi. Trong quá trình Lên đồng, các ông Đồng, bà Đồng đều ban phát tiền lộc cho hầu dâng, cung văn, những người đến xem, đó được coi như lộc thánh. Những người đến xem không phân biệt tuổi tác, giàu sang hay nghèo hèn đều được Thánh phát tiền lộc. Tóm lại, theo trình tự thời gian, có thể phân một buổi Lên đồng thành các bước: Thánh giáng và Thánh thăng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc, nghe văn chầu và Thánh thăng. Đồng thời, trong buổi Lên đồng cũng thực hiện các nghi lễ như lễ tôn nhang, lễ cắt duyên âm, lễ giải hạn… cho những người căn cao, số nặng, giúp họ giải tỏa những nỗi phiền muộn trong cuộc sống.

Cuối cùng là phần kết thúc nghi lễ Lên đồng, sau khi nghi lễ Lên đồng kết thúc, khi thần linh thoát ra khỏi thân xác các ông Đồng, bà Đồng, họ trở về trạng thái bình thường. Công việc thu dọn đồ đạc, các trang phục sau buổi lễ Lên đồng được tiến hành và kết thúc buổi lễ Lên đồng.

2.2.2. Lễ hội

Lễ hội là một trong những hoạt động đặc sắc mang đánh dấu ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến. Hàng năm, tại các đền, miếu, phủ thờ Mẫu đều diễn ra lễ hội để tưởng nhớ công lao của các Thánh Mẫu đã giúp nhân dân. Đây cũng là dịp để mọi người tập trung lại, hòa vào không gian văn hóa bảo lưu những nét đẹp của sinh hoạt cộng đồng.

Thực trạng lễ hội thờ Mẫu ở phố Hiến được thể hiện rõ ràng tại khu vực gần hồ Bán Nguyệt, lễ hội các đền, phủ, miếu thờ Mẫu diễn ra vào dịp đầu xuân. Khu vực tập trung các công trình tín ngưỡng thờ Mẫu này diễn ra lễ hội thu hút đông đảo người dân đến xem. Cũng giống như nhiều nơi khác của đồng bằng Bắc Bộ, lễ

hội diễn ra theo hai phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi lễ, nghi thức, là phần quan trọng trong lễ hội. Phần hội là những trò chơi dân gian, hội họp… được tổ chức sau phần lễ, đây là phần sôi nổi với nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút nhiều người tham gia. Tại khu vực gần hồ Bán Nguyệt, lễ hội được tổ chức đều đặn và thường xuyên. Đền Đông Đô Quảng Hội hàng năm tổ chức lễ hội vào 23/3 âm lịch (ngày sinh), 9/9 âm lịch (ngày hóa) của Thánh Mẫu. Trong lễ hội, dân làng chuẩn bị các lễ vật và thực hiện lễ rước Thánh Mẫu. Lễ hội tại Đông Đô Quảng Hội đã đem lại sức sống cho tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến bởi sự đông vui, nhộn nhịp của từng đoàn người đi trảy hội. Tại đền Bà Chúa Kho – ngôi đền thu hút đông đảo các thương nhân đến xin tài lộc thì hàng năm, tại ngôi đền này, các ngày lễ lớn được tổ chức vào các dịp 25/8 âm lịch. Ngoài ra còn các lễ tiết hội hè diễn ra vào các ngày 1/3, 8/4, 20/8, 17/11, 8/12, thu hút đông đảo khách thập phương tham dự. Các lễ hội thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến được tổ chức hàng năm đã thể hiện tinh thần cộng đồng, bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc.

Ở phố Hiến, lễ hội ở khu vực quanh hồ Bán Nguyệt có đại diện tiêu biểu là đền Mẫu, đền Thiên Hậu mang những giá trị văn hóa đặc sắc. Chúng tôi xin đưa ra những hoạt động chính trong lễ hội ở ngôi đền này để thấy được thực trạng lễ hội thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tín ngưỡng thờ mẫu khu vực phố hiến (hưng yên (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w