1 Ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tín ngưỡng thờ mẫu khu vực phố hiến (hưng yên (Trang 57 - 73)

trò chủ đạo. Đi cúng Mẫu đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp của người dân phố Hiến.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN PHỐ HIẾN

Tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến hiện nay đang thể hiện sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ của các tín ngưỡng bao giờ cũng đem lại sự biến đổi theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong phần chương ba, chúng tôi xin nêu ra ý nghĩa của việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến và đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng này.

3. 1. Ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến Hiến

Thờ Mẫu là tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta. Tại phố Hiến, tín ngưỡng này có những giá trị văn hóa đặc sắc làm phong phú cho văn hóa Hưng Yên nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trên phương diện đó, chúng tôi thấy rằng, công tác bảo tồn là rất quan trọng giúp để làm sống lại lịch sử, khơi dậy lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu là bảo tồn nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân phố Hiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu đã đi vào trong đời sống tâm linh của người dân. Cư dân bản địa phố Hiến đến lễ thánh Mẫu như tìm về sự bình yên, cầu may mắn, tài lộc và che chở cho con người lúc họ gặp khó khăn. Đi lễ đền, phủ, chùa thờ Mẫu đã trở thành một nét văn hóa của người phố Hiến. Vào mỗi dịp Rằm, mồng Một, những ngày lễ lớn trong năm, người dân cùng nhau đến nơi thờ Mẫu để cầu mong cho gia đình, những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với họ trong cuộc sống. Tại các ngôi đền, chùa, phủ thờ Mẫu chúng ta không lạ khi bắt gặp những hình ảnh của các bà, các cô đi từng đoàn cùng nhau đến bái thánh Mẫu, coi thánh Mẫu là một vị thánh linh thiêng, là người Mẹ che chở, bảo vệ cho con người. Nét đẹp ấy đã hình thành từ lâu ở phố Hiến, truyền từ đời này sang đời khác như một sinh hoạt văn hóa đã trở thành truyền thống đối với mỗi người dân phố Hiến.

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã khơi dậy văn hóa tổ chức cộng đồng cho người dân địa phương. Các hoạt động thờ Mẫu diễn ra sôi nổi hàng năm đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu chính là Lên đồng và lễ hội. Trong đó, ta thấy ở phố Hiến những buổi lễ Lên đồng là một không gian thiêng đồng thời cũng là không gian văn hóa nhằm khơi gợi lại những nét đẹp văn hóa cộng đồng bản địa. Những người đi xem hầu đồng ở phố Hiến thường là phụ nữ, họ chiếm một số lượng đông đảo khi đến cúng Mẫu và xem Lên đồng. Tại những buổi Lên đồng, họ tập trung lại với nhau cùng dâng lên thánh Mẫu những lễ vật thể hiện lòng thành kính, cùng hòa nhập với thế giới thần linh thông qua các ông Đồng, bà Đồng. Họ quy tụ và tập hợp nhau lại thành một nhóm lễ thánh Mẫu và xem Lên đồng. Đó là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân phố Hiến. Trong quá trình Hầu đồng, những người phụ nữ đó vừa đến nhằm cầu cúng cho gia đình mình mặt khác cũng để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Những điệu múa của các ông Đồng, bà Đồng được thăng hòa cùng làn điệu chầu văn mượt mà, trầm bổng, giúp người phụ nữ giải tỏa

hết những phiền muộn trong cuộc sống, thoát khỏi cảm giác khó chịu để hòa nhập đến một thế giới không phân biệt giàu – nghèo, nam – nữ và địa vị xã hội. Xét theo khía cạnh này, tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến điều tiết mối quan hệ xã hội trong một cộng đồng hay một nhóm người nào đó. Nói khác, trong thế giới của thánh Mẫu không có sự bất công, chỉ có sự công bằng, tôn vinh đề cao và trân trọng giá trị của con người. Mọi người được thoải mái, tự do xem Lên đồng trong suốt quá trình nghi lễ được diễn ra trong trạng thái trang nghiêm, thành kính.

Trong các lễ hội thờ Mẫu tại phố Hiến, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng được thể hiện rõ ràng thông qua các hoạt động của người dân địa phương. Mọi người cùng nhau chuẩn bị lễ hội, sắm nghi lễ, cùng rước thánh Mẫu để thể hiện lòng thành kính. Lễ hội thờ Mẫu tại phố Hiến còn tổ chức nhiều trò chơi văn hóa truyền thống, thu hút nhiều người tham gia đặc biệt là giới trẻ. Trong không gian thiêng thành kính người dân cùng nhau dâng lễ lên thánh Mẫu, trong khoảng không gian tổ chức các trò chơi, người dân cùng nhau tham gia nhiệt tình. Nó đã tạo thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng cư dân phố Hiến cần phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Thứ hai, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến là bảo tồn và phát triển sự giao lưu của cư dân bản địa với cư dân các nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, phố Hiến trước đây đã trải qua nhiều biến động đặc biệt là quá trình di chuyển dân cư. Với tính chất đặc trưng là đô thị cảng sông, thuyền bè tấp nập, phố Hiến đã chứng kiến nhiều cuộc di dân từ nước khác đến sinh sống, định cư trong đó di cư với số lượng đông đảo phải kể đến người Trung Quốc. Họ là những người lính bại trận, những người vì khổ cực muốn tìm đến miền đất hứa để an cư lạc nghiệp. Người Trung Quốc di dân và định cư lâu năm ở phố Hiến đã mang theo Thiên Hậu Thánh Mẫu và truyền thuyết về mẫu Dương Quý Phi đến thờ phụng ở phố Hiến. Trải qua quá trình phát triển, những vị thánh Mẫu này xuất thân có nguồn gốc từ vị thần hàng hải đã được người dân phố

Hiến tiếp nhận. Điều này vừa thể hiện sự giao lưu, hội nhập văn hóa vừa thể hiện sự chung sống hòa thuận của người dân bản địa và người Trung Quốc. Họ cùng đến thờ cúng Thánh Mẫu vừa chung tay xây dựng những công trình tôn giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển trên địa bàn phố Hiến.

Thứ ba, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến góp phần tạo nên nhiều giá trị cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Trước hết, tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến thể hiện là một trong những nơi thờ Mẫu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Cùng có những đặc điểm chung như các nơi khác ở miền Bắc, nhưng ở phố Hiến, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng mang đậm dấu ấn bản địa. Điều này được thể hiện ở sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các Mẫu người Hoa. Đặc biệt nó đã thể hiện nét đặc sắc trong vị trí địa lý tại phố Hiến, đó là một đô thị cảng sông. Tính chất cảng sông biểu hiện thông qua nhân vật Mẫu thờ cúng đều xuất phát từ những vị thần hàng hải và địa bàn tập trung khu vực thờ Mẫu ở hồ Bán Nguyệt – nơi trước đã từng là cảng sông tấp nập thuyền bè qua lại. Điều đó đã tạo lên dấu ấn đặc sắc cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến. Góp phần tạo lên sắc màu cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Những công trình tôn giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến còn đem lại những giá trị văn hóa đặc sắc góp phần làm phong phú hơn những công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Những công trình ấy mang đậm dấu ấn của người Việt nhưng cũng thể hiện sự giao lưu với nét kiến trúc của các nước khác trên thế giới.

Thứ tư, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến sẽ góp phần phát triển du lịch địa phương. Du lịch là một trong những ngành quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Hưng Yên là một vùng đất đồng bằng, không có địa hình núi, biển để phát triển du lịch tự nhiên nhưng trái lại, Hưng Yên có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Trong đó, phố Hiến là một địa danh rất tiềm năng để phát triển du lịch. Nằm ở thành phố - nơi có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi như khách sạn, nhà hàng, bưu điện… phố Hiến nằm ở

trung tâm thành phố thuận lợi về mặt giao thông, đi lại. Với hệ thống đền, miếu, phủ thờ Mẫu có nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, hội họa, điêu khắc…, tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến thực sự là một di sản quý giá đem vào khai thác du lịch. Những nhân tố thuận lợi đó, tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến là một trong những di sản quan trọng để phát triển du lịch Hưng Yên. Vì vậy, việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến sẽ góp phần phát triển du lịch địa phương, đem lại thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và sự phát triển của du lịch Hưng Yên nói chung.

Tóm lại, những ý nghĩa văn hóa trên của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến cần phải được bảo tồn. Trước sự phát triển của kinh tế thị trường, trước sự thay đổi của những giá trị xã hội thì việc cần thiết phải làm chính là lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, cổ xưa trước sự xâm lăng của những điều không tốt làm thay đổi giá trị cũ theo hướng tiêu cực. Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến cần phải được bảo tồn và giữ gìn cho những thế hệ sau này biết về văn hóa truyền thống của dân tộc.

3.2. Đề xuất ý kiến.

Trên cơ sở điền dã và khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, tín ngương thờ Mẫu ở phố Hiến đang phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng đặt ra không ít những vấn đề. Trên cơ sở nêu ra những vấn đề còn tồn tại của tín ngưỡng này, chúng tôi xin để xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

3.2.1. Một số vấn đề đặt ra

Thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng tốt đẹp ở phố Hiến đang cần được lưu giữ và phát huy. Việc phát triển tín ngưỡng này cũng đặt ra không ít những vấn đề cần phải suy nghĩ và giải quyết. Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu là một quá trình mang tính hai mặt. Tích cực có thể nhìn thấy thông qua những giá trị văn hóa mà tín ngưỡng này mang lại còn tiêu cực thì cũng không hề ít.

Thứ nhất, vấn đề lấn chiếm đất vỉa hè, lòng đường kinh doanh tại các di tích thờ Mẫu. Các di tích thờ Mẫu thường tập trung đông đảo khách đến tham quan, cúng lễ. Đặc biệt tại cụm di tích thờ Mẫu cạnh hồ Bán Nguyệt, nơi tập trung đậm

đặc các di tích và thu hút khách tham quan, những người kinh doanh, buôn bán đã lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Hiện tượng này trở thành khá phổ biến tại các điểm di tích ở phố Hiến. Điều này đã làm cho tính thẩm mĩ tại các khu di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các quán mọc san sát ở vỉa hè đặc biệt là vào dịp Tết, khi người dân đến cũng lễ nhiều. Không chỉ chiếm lẫn vỉa hè, tại khu vực đền Mẫu các quán kinh doanh còn mở lan đến khu vực cổng Tam quan của ngôi đền này. Điều này đã làm mất đi vẻ đẹp vốn được coi là cổ kính của ngôi đền này. Tại các chùa như chùa Chuông cũng xuất hiện các hàng quán, thậm chí hàng quán này còn mọc dưới khu vực vòng xuyến lòng đường (cạnh chùa) và ngay trước cổng chùa, mời chèo kéo khách gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh và mỹ quan của khu chùa này.

Ảnh: Hàng quán xung quanh đền Mẫu (phố Hiến)

Thứ hai, vấn đề tôn tạo lại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến. Di tích thờ Mẫu là công trình tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của người xưa để lại. Thông qua những công trình đó, người xưa muốn để lại nhắn gửi tâm tình cũng

như quan niệm về đạo lý làm người, triết lý sống. Quá trình tôn tạo di tích tại các đền, đình, chùa thờ Mẫu ở phố Hiến đã đặt ra không ít những vấn đề. Đặc biệt là vấn đề trùng tu, tôn tạo lại di tích luôn là một bài toán khó đối với những nhà quản lý văn hóa. Đặc biệt là sự việc gần đây nhất tại đền Mẫu, năm 2012 Ban quản lý di tích đã tự ý xây thêm 9 ki ốt bán hàng mà chưa được sự cho phép của các cấp ngành liên quanh. Vấn đề xây mới này của ban quản lý di tích đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khuôn viên của đền Mẫu. Nó đặt ra câu hỏi về trùng tu di tích, làm sao để phù hợp, không làm mất vẻ mỹ quan mà vẫn khơi gợi được giá trị văn hóa của điểm di tích. Tại một số điểm thờ Mẫu đã thể hiện sự xuống cấp, nên vấn đề trùng tu lại di tích đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho những nhà quản lý.

Thứ ba, vấn đề ứng xử văn hóa nơi thờ Mẫu. Có thể nói, ứng xử văn hóa nơi đền thờ Mẫu là một trong những vấn đề đang đặt ra hiện nay. Điều này không chỉ xuất hiện ở những nơi thờ Mẫu mà còn xuất hiện ở công trình tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu trên khắp cả nước. Văn hóa ứng xử ở đây chính là cách nhân dân đến cúng lễ thông qua thái độ đến thờ cúng là chủ yếu, thông qua trang phục và cách nói năng đi lại. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến một cách nhanh chóng trong thời gian hiện nay. Sự phát triển của kinh tế làm cho người ta nghĩ nhiều hơn đến yếu tố tâm linh, nghĩ nhiều hơn đến thánh thần – những thế lực phù trợ cho cuộc sống của con người. Người dân đến các đình, đền chùa thờ cúng ngày càng nhiều, không chỉ vào các dịp Rằm, mùng Một, lễ hội mà còn cả những ngày thường cũng thấy xuất hiện người đến thờ cúng. Điều đáng quan tâm ở đây là những người dân đến đây và ứng xử văn hóa nơi linh thiêng ra sao? Theo quan sát vào dịp đông khách đặc biệt là sau Tết là mùa của lễ hội, tại những nơi xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu, lượng khách đến với các đình, đền, chùa tăng đột biến. Sự gia tăng đột biến này đã khiến cho tại các di tích tôn giáo tín ngưỡng xảy ra tình trạng mọi người chen chúc nhau để cùng hành bái lễ. Hiện tượng này thường thấy nhất tại đền Mẫu – Hưng Yên. Vào dịp cao điểm khách, khu đền này phải chứa đến hàng trăm người. Điều

đáng nói ở đây là mọi người đến hành bái đông đúc muốn xin quẻ đầu năm đã chen lấn nhau tại ngay chốn linh thiêng để được rút thẻ. Hình ảnh đó gây ra một sự phản cảm cho bất kỳ du khách nào đến tham quan ngôi đền này. Không dừng lại ở đó, tại khu vực linh thiêng, mọi người nói chuyện với nhau to, làm ảnh hưởng đến nghi thức hành bái của người khác. Vào dịp đông khách, không chỉ có đền Mẫu mà còn nhiều nơi khác cũng xảy ra tình trạng trên tranh chấp xin lộc Mẫu. Vấn đề ứng xử tại nơi linh thiêng đã được báo chí, dư luận lên tiếng đặc biệt là trong những năm gần đây, nghi thức hành lễ và thái độ mọi người đến hành lễ luôn đặt ra những vấn đề về văn hóa ứng xử nơi linh thiêng. Việc xin lộc Mẫu không phải là xấu, tuy nhiên xin như thế nào cho đúng văn hóa và không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh lại là một vấn đề đang đặt ra hiện nay.

Ảnh: Khách đông đúc tại đền Mẫu

Thứ tư xuất hiện tình trạng ăn xin gây phiền hà cho khách du lịch tại các

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tín ngưỡng thờ mẫu khu vực phố hiến (hưng yên (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w