1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp

140 650 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện các n

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài

Việt Nam là quốc gia đang phát triển , do đó chiến lược hướng vào xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhấtđịnh trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật nhất là hoạt động giacông xuất khẩu Tuy nhiên, do đặc thù của gia công xuất khẩu nên phần giá trịgia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu không cao, bên cạnh đó, các doanh nghiệpViệt Nam không thể thực sự chủ động trong hoạt động kinh doanh quốc tế củamình: như thiết kế, định giá sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ hoàn toàn dođối tác đặt gia công quyết định Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu

cả về lượng và chất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệpViệt Nam trên thị trường thế giới, cần tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu vàtinh, nâng cao phần giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu Để làm được điều đó,các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần từng bước chuyển đổi, từ đơnthuần là nhận gia công hàng hoá cho đối tác nước ngoài sang chủ động nhậpnguyên liệu, sản xuất hàng hoá và tìm thị trường xuất khẩu Hoạt động nàygiúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế từkhâu tìm kiếm nguyên vật liệu, thiết kế - sản xuất sản phẩm, tìm thị trường tiêuthụ sản phẩm, do đó góp phần làm gia tăng giá trị trong hàng xuất khẩu, tạo uytín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, thúc đẩy hoạt động hộinhập quốc tế nhanh chóng, hơn nữa cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia mạnh

mẽ hơn của các hoạt động dịch vụ như giao nhận vận tải, ngân hàng, bảohiểm

Nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là hoạt động kinh tế đốingoại rất đa dạng và phong phú, cùng với những chính sách ưu đãi của Nhànước nhằm đẩy mạnh hoạt động này, do vậy cần có sự quản lý nhà nước vềHải quan đối với hoạt động này - cụ thể là thủ tục Hải quan Từ đăng ký hợp

Luận văn thạc sỹ

Trang 2

đồng và danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu,định mức sản xuất, nhập nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá,xuất khẩu sản phẩm và thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất xuấtkhẩu đều đặt dưới sự quản lý của cơ quan Hải quan Như vậy, Hải quan đóngvai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt độngnhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

Trong những năm qua, ngành Hải quan đã làm tương đối tốt công tácquản lý hoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, thủ tục Hải quan đãtạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp có hoạt động này Tuynhiên, bên cạnh những việc đã làm được thì có không ít những khó khăn và tồntại mà các doanh nghiệp đang gặp phải như: quản lý Hải quan còn sơ hở, cácquy định quản lý của Nhà nước đối với thủ tục Hải quan chưa đồng bộ và bấtcập dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các doanh nghiệphoặc một số doanh nghiệp làm ăn không nghiêm chỉnh cố tình lợi dụng khe hở

để gian lận, gây thất thu thuế cho Nhà nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàngsản xuất trong nước Do vậy, vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện thủ tục Hải quanđối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu để đẩy mạnh hơn nữahoạt động nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, giữ uy tín cho thương hiệuhàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm lành mạnh môi trường kinh

tế, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia hoạt động

kinh tế Xuất phát từ những lý do này, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU

ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI-NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP” để làm luận văn thạc sỹ

quản trị kinh doanh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện các thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản

Luận văn thạc sỹ

Trang 3

xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụsau:

(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hoá để sản xuất hàngxuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này

(2) Phân tích thực trạng thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu

để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – nhìn từ góc độdoanh nghiệp để tìm ra các ưu điểm, hạn chế hiện nay cũng như các nguyênnhân của các ưu điểm và hạn chế đó

(3) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế vàphát huy những ưu điểm trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyênliệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội – nhìn

từ góc độ doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thủ tục Hải quan đối vớinguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ởCục Hải quan TP Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu là vấn đề thủ tục Hải quan trong khâu nhập khẩunguyên liệu và thủ tục Hải quan ở khâu xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyênliệu nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phươngpháp khác nhau Đó là phương pháp duy vật biện chứng, hệ thống hoá, phươngpháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích các tình huống mà các doanhnghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã từng gặp phảitrong quá trình làm thủ tục Hải quan, phương pháp điều tra các doanh nghiệp

Luận văn thạc sỹ

Trang 4

nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu để thăm dò mức độ hài lòngcủa doanh nghiệp qua đó phát hiện những vấn đề chưa hoàn thiện trong thủtục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại CụcHải quan TP Hà Nội.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 3 chương như sau:Chương I Lý luận về nhập khẩu hàng hoá và thủ tục Hải quan đối với

nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu - Nhìn từ góc

độ doanh nghiệpChương II Thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập

khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nhìn từ góc độ doanh nghiệp

Nội-Chương III Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục Hải quan

đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở CụcHải quan TP Hà Nội-Nhìn từ góc độ doanh nghiệp

Luận văn thạc sỹ

Trang 5

CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP.

Mục tiêu của Chương I là hệ thống hoá các vấn đề lý luận về nhập khẩu và thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu (để sản xuất hàng xuất khẩu) nhìn từ góc độ doanh nghiệp Để thực hiện được mục tiêu trên,

Chương này trình bày bốn nội dung chính:

(1) Tổng quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá.

(2) Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục Hải quan đối với hoạt động này.

(3) Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

(4) Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Sau đây là nội dung chi tiết của của từng mục.

1.1 Tổng quan về xuất-nhập khẩu hàng hoá

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

Xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động bán, mua hàng hoá giữacác thương nhân ở các nước khác nhau nhằm đạt được mục tiêukinh tế tối đa và các lợi ích xã hội khác

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá có một số đặc điểm nhất định Thứnhất, các chủ thể tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có sự khác biệt về vănhoá, ngôn ngữ, tập quán, thị hiếu, tiêu dùng nên việc lựa chọn bạn hàng đểgiao dịch và ký kết hợp đồng là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu Thứ hai, tuyệt đại đa số hàng hoá được giao dịchtrong hoạt động xuất nhập khẩu có sự di chuyển qua biên giới quốc gia Thứ

ba, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu khá phức tạp và có nhiều rủi ro dođồng tiền thanh toán là ngoại tệ nên các bên mua bán có thể hưởng lợi hoặcchịu thiệt do tỷ giá hối đoái biến động Thứ tư, hoạt động xuất nhập khẩu chịu

Luận văn thạc sỹ

Trang 6

sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật như các nội luật (luật thuế xuấtnhập khẩu, luật thương mại ) hoặc công ước quốc tế về thương mại quốc tế

và hải quan

1.1.2 Phân loại hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá

Theo thông lệ chung của quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu thườngđược phân loại dựa trên cách thức giao dịch của hoạt động này Trên thị trườngthế giới, những giao dịch trong hoạt động xuất nhập khẩu đều tiến hành theonhững cách thức nhất định Trong mỗi cách thức giao dịch mua bán quy địnhthủ tục tiến hành, điều kiện giao dịch, thao tác và chứng từ cần thiết Người tagọi những cách thức đó là những phương thức giao dịch mua bán Mỗi phươngthức đó có đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng Dưới đây là các hoạtđộng xuất nhập khẩu phân theo phương thức giao dịch cơ bản thường được sửdụng rộng rãi trong trên thị trường thế giới

a Xuất nhập khẩu theo phương thức giao dịch trực tiếp:

Giống với các hoạt động mua bán thông thường trong nước, kinh doanhxuất nhập khẩu theo phương thức giao dịch trực tiếp có thể được thực hiện mọilúc, mọi nơi trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằngcách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận với nhau vềhàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch Những nội dung này được thoảthuận một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việcmua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán

Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo phương thức này vẫn khác với hoạtđộng nội thương ở chỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở cácquốc gia khác nhau; đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một bênhoặc hai bên; hàng hoá là đối tượng của giao dịch được di chuyển qua khỏibiên giới một nước

Để thực hiện giao dịch này, sau khi làm một loạt công việc nghiên cứutiếp cận thị trường (nhận biết mặt hàng, lựa chọn thị trường, tìm kênh tiêu thụ,

Luận văn thạc sỹ

Trang 7

lựa chọn bạn hàng giao dịch), người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chàogiá, hai bên hoàn giá (mặc cả) và chấp nhận giá Cuối cùng hợp đồng được kýkết hoặc bằng cách ký vào một văn bản; hoặc bằng cách trao đổi thư từ và điệntín

b Xuất nhập khẩu theo phương thức giao dịch qua trung gian:

Trong hoạt động xuất nhập khẩu theo phương thức giao dịch qua trunggian, mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán với người mua và việc quyđịnh các điều kiện mua bán đều phải thông qua một bên thứ ba Người thứ banày gọi là người trung gian mua bán, người trung gian buôn bán phổ biến trênthị trường là đại lý và môi giới

Giao dịch trung gian hiện chiếm khoảng 52% kim ngạch buôn bán thế giới

c Xuất nhập khẩu theo phương thức buôn bán đối lưu:

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kếthợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàngtrao đổi với nhau có giá trị tương đương Theo phương thức này, mục đích củaxuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về mộthàng hóa có giá trị tương đương Vì những đặc điểm đó, người ta còn gọi đây

là hoạt động xuất nhập khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng

Xuất nhập khẩu theo phương thức buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâutrong lịch sử quan hệ hàng hoá - tiền tệ, trong đó sớm nhất là "hàng đổi hàng"

và trao đổi bù trừ Trong những năm gần đây, đi đôi với việc nảy sinh các hìnhthức mới, hai hình thức truyền thống trên đây cũng có những thay đổi đáng kể

Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng (batrer), hai bên trao đổi trực tiếp vớinhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu nhưđồng thời Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển, đồng tiền không được dùng

để thanh toán và chỉ có hai bên tham gia Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng hiện

Luận văn thạc sỹ

Trang 8

đại, người ta có sử dụng tiền để thanh toán một phần tiền hàng, hơn nữa lại cóthể thu hút tới hơn ba đến bốn bên tham gia

Trong nghiệp vụ bù trừ (compensation), hai bên trao đổi hàng hoá vớinhau trên cơ sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sổ sách,đối chiếu trị giá hàng giao với hàng nhận Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế

mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ

về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ

d Xuất nhập khẩu theo phương thức đấu giá trực tiếp.

Hoạt động xuất nhập khẩu theo hình thức này được thực hiện khi việcmua bán hàng hoá giữa các bên được tổ chức công khai tại một nơi nhất định,tại đó, sau khi xem trước hàng hoá, những người đến mua tụ do cạnh tranh giá

cả và cuối cùng hàng hoá sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất

e Xuất nhập khẩu theo phương thức đấu thầu quốc tế:

Xuất nhập khẩu theo phương thức đấu thầu quốc tế là hoạt động trong

đó người mua (người nhập khẩu hay người gọi thầu) công bố trước các điềukiện mua hàng để người bán (người xuất khẩu hay người dự thầu) báo giá cả

và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chịu mua của người báo giá rẻnhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mà người mua

đã nêu

Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc muasắm (đấu thầu mua hàng) và thi công (đấu thầu dịch vụ xây lắp) các công trìnhNhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển

Đấu thầu quốc tế có hai loại hình:

a) Đấu thầu mở rộng: Tất cả những ai muốn tham gia đều có thể dự thầubằng cách gửi báo giá của mình đến Ban tổ chức

b) Đấu thầu hạn chế: Chỉ một số hãng có đầy đủ những điều kiện nhấtđịnh mới được dự thầu

Luận văn thạc sỹ

Trang 9

f Xuất khẩu khẩu thông qua sở giao dịch hàng hoá.

Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua nhữngngười môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mụa bán các loại hàng hoá cókhối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được vớinhau Những sở giao dịch lớn trên thế giới gồm có London, New York (về kimloại màu), London, New York, Rotterdam, Amsterdam (về cà phê)

Xuất nhập khẩu thông qua sở giao dịch được thực hiện dưới ba hìnhthức Thứ nhất là các giao dịch xuất nhập khẩu giao ngay, theo đó hàng hoáđược giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng Hợp đồng giao ngayđược ký trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch giữa những người có sẵnhàng muốn giao ngay và người có nhu cầu được giao ngay Vì vậy đó là hợpđồng hiện vật Giá cả mua bán ở đây gọi là giá giao ngay (spot pricẹ hay spotquotation) Giao dịch này chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%) trong các giaodịch ở sở giao dịch Thứ hai là các giao dịch kỳ hạn (forward transaction) vớiviệc giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng vàthanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thulợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng Thứ ba

là nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging) - một biện pháp kỹ thuật thường được cácnhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những rủi ro biếnđộng giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng cách lợi dụng giao dịchkhống trong sở giao dịch

i Xuất nhập khẩu thông qua các giao dịch tại hội chợ và triển lãm.

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian

và ở một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán (nhàxuất khẩu) đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua (nhànhập khẩu) để ký kết hợp đồng mua bán

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh

tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá Triển lãm không chỉ là nơi trưng bày

Luận văn thạc sỹ

Trang 10

giới thiệu hàng hoá, mà còn là nơi thương nhân hoặc tổ chức kinh doanh tiếpxúc giao dịch ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu cụ thể

j Xuất nhập khẩu dưới hình thức gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh xuất sản xuất hoạtđộng xuất khẩu, trong đó một bên, gọi là bên đặt gia công ở nước ngoài cungcấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu quyđịnh hoặc định mức cho trước Nguời nhận gia công ở trong nước tổ chức quátrình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Toàn bộ sản phẩm làm

ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công(phí gia công)

k Xuất nhập khẩu dưới hình thức giao dịch tái xuất:

Về cơ bản, thế giới thống nhất quan niệm tái xuất là xuất khẩu trở lạinước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến ởnước tái xuất Giao dịch tái xuất bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu với mụcđích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giai đoạn này luôn thuhút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Vì vậy, người

ta còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác(triangular transaction)

h Xuất nhập khẩu dưới hình thức thương mại điện tử:

Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử tiến hànhcác hoạt động thương mại, hay đúng hơn là việc trao đổi thông tin thương mạithông qua các phương tiện kỹ thuật điện tử mà không cần phải in ra giấy bất cứcông đoạn nào của quá trình giao dịch

Trong đó thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát cácvấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất kinh doanh như: giao dịchthương mại về cung cấp hay trao đổi hàng hoá dịch vụ; thoả thuận phân phốihàng hoá dịch vụ; đại lý thương mại; đại lý hưởng hoa hồng

1.1.3 Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

Về cơ bản, một quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm ba nội dung

Luận văn thạc sỹ

Trang 11

cơ bản: (1) Nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu; (2) Chuẩn bị giaodịch và ký hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và (3) Tổ chức thực hiện hợpđồng xuất nhập khẩu

1.1.3.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu:

Việc nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu đươc thực hiệnthông qua việc nghiên cứu tiềm năng thị trường và nghiên cứu khả năng thâmnhập thị trường Đối với nghiên cứu tiềm năng thị trường, nhà xuất khẩunghiên cứu khả năng bán sản phẩm của mình vào thị trường đó, yêu cầu của thịtrường về quy cách, phẩm chất, về số lượng, về chất lượng hàng thế nào, vềbao bì đóng gói ra sao Đối với nhà nhập khẩu, đó là nghiên cứu khả năngmua sản phẩm mình cần nhập khẩu về, sự đáp ứng của thị trường về quy cách,phẩm chất, số lượng, chất lượng

Nghiên cứu khả năng thâm nhập thị trường là nghiên cứu các điều kiệnbán hàng vào thị trường (đối với nhà xuất khẩu) hoặc mua hàng từ thị trường(đối với nhà nhập khẩu) Những điều kiện này là điều kiện thương mại (giá cả,việc cung ứng hàng ), điều kiện luật pháp (khả năng chuyển nhượng, luật ápdụng, khả năng bảo hành ), điều kiện địa lý (việc chuyên chở, tiền cước, phíbốc dỡ chậm )

1.1.3.2 Chuẩn bị giao dịch và ký hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu:

Sau giai đoạn nghiên cứu tiếp cận thị trường là giai đoạn giao dịch,thương lượng với nhau về các điều kiện để đi đến ký kết hợp đồng

Các nhà xuất nhập khẩu thực hiện những bước giao dịch chủ yếu nhưhỏi giá (Inquiry), chào giá (Offer), đặt hàng (Order, hoàn giá (Counter –Offerc), chấp nhận (Acceptance), xác nhận (Confirmation) Bên cạnh đó, đểthực hiện các bước giao dịch thành công, các nhà xuất nhập khẩu thường thựchiện đàm phán với nhau trước khi đi đến quyết định ký kết hoặc không ký kếthợp đồng xuất nhập khẩu Cuối cùng, hợp đồng xuất nhập khẩu thường được

ký kết thông qua các bước giao dịch và quá trình đàm phán Hợp đồng xuấtnhập khẩu được lập dựa trên nguyên tắc phải có đồng thời hai yếu tố: lời đềnghị chắc chắn và sự chấp nhận có hiệu lực Lời đề nghị chắc chắn có thể làbản dự thảo hợp đồng có chữ ký một bên hoặc chào hàng cố định của người

Luận văn thạc sỹ

Trang 12

bán hoặc đơn đặt hàng của người mua Sự chấp nhận có hiệu lực có thể là việc

ký tiếp vào bản dự thảo hợp đồng hoặc gửi văn bản chấp nhận có hiệu lực hoặcngười mua mở L/C theo đúng yêu cầu của người bán

1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu:

Sau khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên xác định rõ tráchnhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm để tránh không xảy ra sai sót,tránh gây nên thiệt hại Tất cả sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại Mỗi bên phảiyêu cầu đối tác thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng

Đối với hoạt động xuất khẩu, quy trình thực hiện bao gồm một số bước

cơ bản (Hình 1) Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩuđến ngân hàng để kiểm tra thư tín dụng (L/C) của bên nhập khẩu mở Nếu đã

có L/C, nhà xuất khẩu làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu tại cơ quan có chứcnăng Sau khi giấy phép xuất khẩu được cấp, nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hoácần xuất khẩu, rồi uỷ thác thuê tàu (hoặc không nếu điều khoản hợp đồng quyđịnh trách nhiệm này là của nhà nhập khẩu) Tiếp đó, nhà xuất khẩu đến cơquan hải quan để làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu Sau khi hoàntất thủ tục hải quan, nhà xuất khẩu thực hiện tiếp các bước theo tứ tự là giaohàng lên tàu, mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu (hoặc không cần-tuỳ thuộcvào điều kiện hợp đồng), làm thủ tục thanh toán các khoản chi phí phát sinh.Bước cuối cùng là nhà xuất khẩu có thể phải giải quyết các khiếu nại có liênquan sau khi hàng hoá đã được xuất khẩu

Luận văn thạc sỹ

Kiểm nghiệm hàng hoá

Ký hợp

đồng XK Kiểm tra L/C (qua

ngân hàng)

Xin giấy phép XK

Chuẩn

bị hàng hoá

Giao hàng lên tàu

Làm thủ tục hải quan

Uỷ thác thuê tàu

Mua bảo hiểm

Giải

quyết

khiếu nại

Làm thủ tục thanh toán

Trang 13

Hình 1 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đối với hoạt động nhập khẩu, sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết,nhà nhập khẩu làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu từ cơ quan chức năng,tiếp theo là đến ngân hàng mở L/C khi bên xuất khẩu báo (xem Hình 2) Nhànhập khẩu tiếp đó đôn đốc bên xuất khẩu giao hàng và tuỳ theo điều khoản hợpđồng, nhà nhập khẩu có thể phải đứng ra thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hoá.Khi hàng hoá về đến cửa khẩu thì nhà nhập khẩu thực hiện khai báo thủ tục hảiquan để được nhận hàng Hàng nhập khẩu sau khi được cơ quan hải quan chophép thông quan sẽ được nhà nhập khẩu kiểm tra cụ thể (số lượng, chấtlượng…) trước khi đưa vào sử dụng (nếu nhà nhập khẩu mua nguyên liệu về

để sản xuất) hoặc giao hàng cho đơn vị đặt hàng (nếu nhà nhập khẩu uỷ thác).Sau đó, nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán các chi phí theo hợp đồng vàkhiếu nại với bên bán về hàng hoá nhập khẩu (nếu có)

Nhận hàng

Làm thủ tục hải quan

Mua bảo hiểm hàng hoá

Làm thủ tục

thanh toán

Xin giấy phép nhập khẩu

Mở L/C khi bên bán báo

Đôn đốc bên bán giao hàng

Thuê tàu

Ký hợp

đồng NK

Kiểm tra hàng hoá

Nhận hàng

Làm thủ tục hải quan

Mua bảo hiểm hàng hoá

Làm thủ tục

thanh toán

Xin giấy phép nhập khẩu

Mở L/C khi bên bán báo

Đôn đốc bên bán giao hàng

Thuê tàu

Trang 14

Hình 2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

1.2 Những vấn đề chung về nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với hoạt động này

1.2.1 Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

1.2.1.1 Vai trò của việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, khi được nghiên cứutrong trạng thái động (tức là loại bỏ các giả thuyết năng suất lao động và giớihạn nguồn lực của một quốc gia là không đổi) cho phép hình thành cơ chế đểtạo ra lợi ích mới của thương mại, đó là tự do hoá thương mại sẽ làm thay đổimức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất do việc di chuyển các yếu tố sản xuất từnước này sang nước khác Điều này hoàn toàn đúng với các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam

Các tổ chức như WTO thừa nhận rằng tự do hoá thương mại và sự loại

bỏ những trở ngại đối với thương mại đem lại lợi ích toàn diện đối với cácquốc gia Lợi ích này bao gồm việc mở rộng các ngành sản xuất và do đó tạo

ra ngày càng nhiều công ăn việc làm và sự cải thiện đáng kể về mức sống củangười dân

Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ một mặt làm tăngkim ngạch xuất khẩu hàng hóa, qua đó cải thiện cán cân thanh toán Mặt khác,hoạt động này còn nâng cao hiệu quả sản xuất quốc gia, đẩy mạnh hoạt độngsản xuất xuất khẩu trong khi không có hoặc thiếu hụt nguồn nguyên liệu haycông nghiệp phụ trợ còn non yếu

Luận văn thạc sỹ

Trang 15

1.2.1.2 Nội dung của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm

ba hoạt động chính có tính gắn kết với nhau: nhập khẩu nguyên liệu - sản xuấttrong nước - xuất khẩu sản phẩm sau khi hoàn thành Điểm nổi bật là doanhnghiệp có thể ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu trước, sau đó sẽ sản xuất,tìm khách hàng và ký hợp đồng xuất khẩu sau Doanh nghiệp cũng có thể thựchiện theo hướng ngược lại, nghĩa là tìm khách hàng và ký hợp đồng xuất khẩutrước, sau đó mới nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất hàng xuất khẩu

Ở khâu nhập khẩu nguyên liệu, doanh nghiệp tiến hành các bước thựchiện theo quy trình nhập khẩu thông thường Đầu tiên, doanh nghiệp tìm hiểu

về thị trường trong nước và thế giới về nguyên liệu phục vụ sản xuất để đánhgiá, lựa chọn các mặt hàng nguyên liệu cần phải nhập khẩu và nhà cung cấp.Các nguyên liệu cần nhập khẩu được lựa chọn xuất phát từ một số lý do chính:(1) Loại nguyên liệu đó trong nước chưa sản xuất được; (2) Loại nguyên liệu

đó trong nước đã sản xuất được nhưng chất lượng không đảm bảo yêu cầu chấtlượng sản phẩm; (3) Loại nguyên liệu đó trong nước đã sản xuất được có chấtlượng tương đương nhưng giá thành cao hơn so với nguyên liệu nhập khẩu

Sau khi đã lựa chọn được loại nguyên liệu cần nhập khẩu và nhà cungcấp, doanh nghiệp tiến hành các bước giao dịch như hỏi giá, đặt hàng, xácnhận về giá Tiếp theo, doanh nghiệp thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồngnhập khẩu, trong đó các nội dung về giá, khối lượng nguyên liệu và thời điểmnhập khẩu được quan tâm hàng đầu để đảm bảo kế hoạch sản xuất được thựchiện đúng tiến độ Bước cuối cùng của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu là tiếnhành các bước công việc theo quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thôngthường

Luận văn thạc sỹ

Trang 16

Ở khâu sản xuất trong nước, tuỳ từng ngành hàng sản xuất, doanhnghiệp có thể sử dụng nguyên liệu đã nhập khẩu kết hợp với nguyên liệu trongnước hoặc chỉ nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất mặt hàng cần xuất khẩu

Ở khâu xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, doanhnghiệp thực hiện các bước công việc của quy trình xuất khẩu hàng hoá Đầutiên doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm thị trường và khách hàng tiềm năng Saukhi lựa chọn được khách hàng, theo doanh nghiệp thực hiện các bước chào giáxuất khẩu, chấp nhận giá xuất khẩu Tiếp theo, doanh nghiệp thực hiện đàmphán và ký kết hợp đồng xuất khẩu, trong đó các yếu tố giá xuất khẩu, sốlượng hàng và thời hạn xuất hàng được quan tâm hàng đầu Cuối cùng, doanhnghiệp thực hiện quy trình xuất khẩu hàng hoá với các bước cơ bản như kiểmtra L/C, xin giấy phép xuất khẩu

1.2.2 Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

1.2.2.1 Yêu cầu của các doanh nghiệp về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

Thủ tục hải quan được hiểu là tất cả các hoạt động mà các bên liên quan

và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan Do đó,doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường có một số yêu cầu nhất định đối với thủtục hải quan

Thứ nhất là loại bỏ những khác biệt giữa thủ tục và thông lệ Hải quancủa các nước mà có thể gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩuhàng hóa, thực sự đóng góp hiệu quả vào sự phát triển hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Thứ hai là tạo thuận lợi, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục và thông lệ Hảiquan, tăng tốc độ khai báo hồ sơ và xử lý hàng hóa Cụ thể:

Luận văn thạc sỹ

Trang 17

o Cơ quan hải quan phải giới hạn những dữ liệu trong tờ khaihàng hóa về những thông tin được coi là cần thiết cho việc tínhtoán, thu thuế, phí ở khâu nhập khẩu

o Nếu người khai hải quan chưa khai đủ các thông tin theo yêucầu của tờ khai và có lý do chính đáng được Hải quan chấp nhận,thì được phép nộp tờ khai tạm hay tờ khai chưa hoàn chỉnh, vớiđiều kiện các tờ khai đó phải có đủ các thông tin mà Hải quan cho

là cần thiết và người khai hải quan phải tiến hành hoàn chỉnh tờkhai trong thời hạn quy định

o Hải quan chỉ yêu cầu nộp bản chính tờ khai hàng hóa và sốlượng tối thiểu các bản sao của tờ khai

o Để xác minh tờ khai hàng hóa, Hải quan chỉ yêu cầu nhữngchứng từ cần thiết cho việc kiểm tra thương vụ và để đảm bảo rằngtất cả các yêu cầu đối với việc thi hành Luật Hải quan đã được tuânthủ

o Nếu một số chứng từ đi kèm chưa được nộp được cùng với tờkhai hàng hóa vì những lý do chính đáng được Hải quan chấp nhận,Hải quan phải cho phép nộp chậm những chứng từ đó trong thờihạn quy định

o Việc kiểm tra tờ khai hàng hóa được thực hiện vào cùng thờiđiểm đó hay ngay sau khi tờ khai hàng hóa được đăng ký

o Nếu cơ quan Hải quan quyết định rằng hàng hóa đã khai báophải được kiểm tra thực tế, thì việc kiểm tra đó phải được tiến hànhcàng sớm càng tốt ngay sau khi tờ khai hàng hóa đã được đăng ký

o Cơ quan Hải quan cho phép người khai báo hải quan được sửađổi bổ sung tờ khai hàng hóa ngay cả khi việc kiểm tra tờ khai hànghóa đã bắt đầu, nếu những lý do đưa ra được cơ quan Hải quanchấp nhận

Luận văn thạc sỹ

Trang 18

o Mẫu hàng chỉ được lấy khi Hải quan thấy cần thiết cho việcxác định mã số thuế và/hay giá trị của hàng hóa khai báo hay đểđảm bảo việc thi hành các quy định khác của luật pháp quốc gia.Mẫu chỉ được lấy ở mức tối thiểu cần thiết.

o Hải quan không được áp dụng hình phạt nặng nếu xác địnhđược rằng các sai sót là do sơ ý Nếu cơ quan Hải quan thấy cầnthiết phải cảnh cáo để không lặp lại các sai sót đó, thì có thể ápdụng hình phạt nhưng không được quá nặng so với mức cần thiếtcho mục đích đó

o Hàng hóa đã khai báo phải được giải phóng ngay sau khi Hảiquan đã kiểm tra hàng hay đã quyết định không kiểm tra hàng.Thứ ba là áp dụng các kỹ thuật hiện đại như quản lý rủi ro và áp dụng tối

đa công nghệ thông tin trong quản lý nhằm hiện đại hóa thủ tục và thông lệ hảiquan để tăng cường hiệu lực và hiệu quả Đối với những doanh nghiệp đáp ứngcác tiêu chuẩn do cơ quan Hải quan quy định, như có truyền thống tuân thủ cácquy định của Hải quan và có một hệ thống quản lý sổ sách kinh doanh tốt, cơquan Hải quan nên cho phép:

o Giải phóng hàng trên cơ sở những thông tin tối thiểu cần thiếtcho phép xác định được hàng hóa và cho phép hoàn thành tờ khaihàng hóa sau;

o Làm thủ tục thông quan tại trụ sở của người khai hải quan haytại các địa điểm khác được cơ quan Hải quan cho phép; và tùy theokhả năng cho phép, được thực hiện các thủ tục ưu đãi khác như:

o Cho phép sử dụng một tờ khai hàng hóa duy nhất đối với tất cảcác lần xuất khẩu hay nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhấtđịnh nếu hàng hóa đó thường xuyên được xuất khẩu hay nhập khẩubởi cùng một người;

Luận văn thạc sỹ

Trang 19

o Người được ưu tiên sử dụng sổ sách kinh doanh của mình để

tự tính thuế hải quan và thuế khác, và, tùy theo trường hợp, để đảmbảo việc tuân thủ các quy định khác của Hải quan;

o Cho phép nộp tờ khai hàng hóa bằng cách nộp/sử dụng sổ sáchcủa người được ưu tiên trước, sau đó mới bổ sung bằng tờ khaihàng hóa

1.2.2.2 Đặc trưng của thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là một quátrình gắn kết giữa nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm sản xuất từnguyên liệu nhập khẩu (một phần hoặc toàn bộ) Do vậy, tại Việt Nam, khidoanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan cho hoạt động này, doanh nghiệp

sẽ phải thực hiện hai lần thủ tục hải quan: Một lần cho hoạt động nhập khẩunguyên liệu và một lần hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu

đã nhập khẩu về

Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩuđược hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế khi làm thủ tục hải quan Thôngthường, các doanh nghiệp này được hưởng thời hạn nộp thuế nhập khẩu dàihơn so với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông thường (ân hạn thuế 275ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào chu trình sản xuất mặt hàng), được miễn thuếgiá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt (nên không phải kê khai và nộp các loạithuế này)

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực hiện báo cáo thanh

lý nguyên liệu nhập khẩu trên cơ sở sản phẩm đã xuất khẩu và định mức sửdụng nguyên liệu để sản xuất sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan

1.2.2.3 Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

Luận văn thạc sỹ

Trang 20

Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Namtrong nhiều năm qua và về cơ bản gồm một số nội dung sau

- Thứ nhất: Đăng ký hợp đồng nhập khẩu, các danh mục nguyên vật liệunhập khẩu và thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu

- Thứ hai: Đăng ký định mức tiêu hao

- Thứ ba: Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu sản phẩm

- Thứ tư: Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu để sản xuấthàng xuất khẩu

Quy trình thủ tục tổng quát được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Luận văn thạc sỹ

Trả DN 01 QĐ và

hồ sơ xuất trình

Đăng ký định mức

- Tiếp nhận bản định mức; đóng dấu tiếp nhận

- Kiểm tra định mức khi có nghi vấn

Làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm

1- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức tỷ lệ kiểm tra 2- Kiểm hóa

3- Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan 4- Nếu thủ tục xuất sản phẩm không làm tại hải quan nơi làm thủ tục nhập nguyên liệu

Thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu nhập khẩu

1- Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản 2- Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ 3- Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản 4- Làm thủ tục không thu thuế, hoàn thuế 5- Trả hồ sơ cho doanh nghiệp

Nộp hồ sơ

Trả DN hồ sơ

Nộp hồ sơ thanh khoản

Giao DN CCK đên

CK xuất Nộp hồ sơ

Nộp 02 bản định mức

Trả DN 1 bản

Làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu

1- Đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu; danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu

2- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra

3- Kiểm hóa 4- Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu

DOANH

NGHIỆP

HẢI QUAN

Trang 21

Hình 3: Sơ đồ quy trình tổng quát về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu –Nhìn từ góc độ doanh nghiệp.

1.2.3.1 Các tiêu chí đánh giá các quy định về thủ tục hải quan – nhìn từ góc độ doanh nghiệp.

Hai tiêu chí quan trọng để đánh giá về thủ tục hải quan nói chung và thủtục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nóiriêng là tính khoa học cải tiến và tính ổn định của các quy định về thủ tục hảiquan

Tính khoa học của các quy định về thủ tục hải quan thể hiện ở sự đơngiản, dễ hiểu, thuận tiện, cải tiến và chặt chẽ của các quy định này Để lượnghoá tính khoa học của quy định về thủ tục hải quan nhìn từ góc độ của doanh

Luận văn thạc sỹ

Trang 22

nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại các nước trên thế giớithường dùng phương pháp điều tra thông qua phiếu lấy ý kiến Nguyên tắc xâydựng các câu hỏi điều tra thường là:

o Mức độ đơn giản: ít bước công việc thực hiện khi kê khai

o Mức độ dễ hiểu: các doanh nghiệp khi đọc các quy định có thể thựchiện ngay

o Mức độ thuận tiện: các doanh nghiệp dễ dàng cập nhật các quy địnhmới sửa đổi, bổ sung

o Mức độ cải tiến: quy định thủ tục hải quan được sửa đổi phù hợpvới thực tiễn

o Mức độ chặt chẽ: khi khai báo thủ tục hải quan, doanh nghiệp pháthiện một số nội dung chưa được quy định hoặc quy định chưa chặtchẽ

Cách lượng hoá đánh giá của doanh nghiệp thường là nêu các câu hỏitrực tiếp về các nội dung và các câu trả lời dựa trên bốn hoặc năm cấp độ đánhgiá để doanh nghiệp lựa chọn Mức 1 là mức thấp nhất về độ hài lòng hay sựnhất trí của doanh nghiệp Ngược lại, mức 4 hoặc mức 5 là mức cao nhất về độhài lòng hay sự nhất trí của doanh nghiệp Ví dụ, mẫu câu hỏi được thiết kếnhư trên Bảng 1

Bảng 1: Mẫu câu hỏi thăm dò ý kiến

(Khôngnhất trí)

(Nhất trí)

Thủ tục hải quan đối với nguyên

liệu nhập khẩu để sản xuất hàng

xuất khẩu hiện tại khó thực hiện?

Luận văn thạc sỹ

Trang 23

Thủ tục hải quan đối với nguyên

liệu nhập khẩu để sản xuất hàng

xuất khẩu hiện hành còn nhiều

điểm chưa chặt chẽ?

Tính ổn định của các quy định về thủ tục hải quan thể hiện ở số lần thayđổi quy định về thủ tục hải quan cũng như tỷ lệ thay đổi quy định về thủ tụchải quan trung bình hàng năm Số lần thay đổi cũng như tỷ lệ thay đổi nói trêncàng thấp thì tính ổn định càng cao Các quy định về thủ tục hải quan càng ổnđịnh thì doanh nghiệp càng chủ động trong hoạt động của mình, qua đó giảmthiểu các rủi ro bất lợi về mặt chính sách của Nhà nước

Để lượng hoá tính ổn định của các quy định về thủ tục hải quan nhìn từgóc độ doanh nghiệp, phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu lấy ý kiếncũng thường được các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựachọn Dựa trên việc xác định số lần thay đổi thực tế cũng như tỷ lệ thay đổitrung bình thực tế hàng năm của quy định về thủ tục hải quan, các câu hỏi khảosát có thể được xây dựng tương tự như phần khảo sát đối với tính khoa học củathủ tục hải quan

1.2.3.2 Các tiêu chí đánh giá về thực hiện quy định thủ tục hải quan – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp.

Dưới góc độ doanh nghiệp, việc đánh giá thực hiện quy định thủ tục hảiquan được dựa trên việc đánh giá cơ quan đã sử dụng các nguồn lực và tổ chứcthực hiện như thế nào trong xử lý thủ tục hải quan Do vậy, việc đánh giá sẽđược thực hiện dựa vào các tiêu chí liên quan đến ba nhân tố cơ bản của cơquan hải quan trong xử lý thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đểsản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp: (1) trang thiết bị và công nghệthông tin của cơ quan hải quan; (2) cán bộ hải quan và (3) cách tổ chức thựchiện quy định thủ tục hải quan của cơ quan hải quan

Luận văn thạc sỹ

Trang 24

a Các tiêu chí đánh giá về trang thiết bị và công nghệ tin học phục vụ xử

lý thủ tục hải quan

Trang thiết bị và công nghệ tin học ứng dụng là hai tiêu chí quan trọng

để đánh giá về việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệunhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu quan tâm hơn đến tiêu chí công nghệ tin học ứng dụng

Đối với trang thiết bị thì mức độ hiện đại, trang bị đồng đều của cáctrang thiết bị tại các cơ quan hải quan càng cao sẽ giúp thời gian thực hiện cácthủ tục càng được rút ngắn, các thủ tục càng được đơn giản hoá, do vậy càngthuận lợi cho doanh nghiệp Việc lượng hoá tiêu chí này phục vụ cho việc đánhgiá dưới góc độ doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xác định các số liệunhư:

o Số lượng thiết bị: tỷ lệ bình quân máy tính hoặc trang thiết bị kháccủa một cán bộ hải quan

o Mức độ hiện đại: tỷ lệ máy tính, thiết bị mới trên tổng số thiết bịhoặc thời gian bình quân để thay thế máy tính, thiết bị cũ

o Mức độ đồng đều: tỷ lệ máy tính, thiết bị mới trên tổng số thiết bị tạitừng khâu, các bộ phận xử lý thủ tục hải quan

Đối với công nghệ ứng dụng trong xử lý thủ tục hải quan thì chất lượngtập hợp, kết nối, xử lý và bảo mật số liệu của cơ quan hải quan được nâng caogiúp cho chi phí cho việc thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp càngđược giảm thiểu Việc lượng hoá chỉ tiêu này được thực hiện bằng việc xácđịnh các số liệu:

o Phần mềm khai báo hải quan điện tử: Đánh giá phần mềm qua cáctiêu chí như dễ sử dụng hay không, khi sử dụng có hay gặp lỗikhông

Luận văn thạc sỹ

Trang 25

o Mức độ áp dụng kê khai hải quan điện tử: Đánh giá việc vận hànhphần mềm kê khai cơ quan hải quan cấp cho doanh nghiệp, mức độ

b Các tiêu chí đánh giá về cán bộ hải quan.

Năng lực và đạo đức cán bộ hải quan cũng là tiêu chí quan trọng để đánhgiá việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuấthàng xuất khẩu Năng lực cán bộ tốt thì khả năng xử lý nghiệp vụ hải quan sẽcao, do đó thời gian thực hiện thủ tục hải quan sẽ được rút ngắn Cán bộ hảiquan có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ hạn chế các tiêu cực phát sinh, tạo dựngmôi trường làm việc tốt giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp

Việc đánh giá năng lực và đạo đức cán bộ hải quan được thực hiện dựatrên phiếu thăm dò ý kiến của doanh nghiệp về các chỉ tiêu như

o So sánh tốc độ xử lý hồ sơ hải quan qua từng năm của cán bộ hảiquan

o Đánh giá sự công bằng trong xử lý thủ tục hải quan của cán bộ hảiquan đối với từng doanh nghiệp

c Các tiêu chí đánh giá về tổ chức thực hiện quy định thủ tục hải quan của cơ quan hải quan.

Việc tổ chức thực hiện quy định thủ tục hải quan của cơ quan hải quan làmột yếu tố quan trọng tác động đến doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải

Luận văn thạc sỹ

Trang 26

quan Cơ quan hải quan dù được trang bị thiết bị và công nghệ hiện đại cùngvới đội ngũ cán bộ hải quan có chất lượng và đạo đức tốt nhưng lại không tổchức cho hai nguồn lực “trang thiết bị và công nghệ” và “cán bộ hải quan”cùng phối hợp, vận hành một cách hiệu quả thì sẽ gây thiệt hại cho doanhnghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan.

Việc đánh giá tổ chức thực hiện quy định thủ tục hải quan của cơ quanhải quan dựa trên các chỉ tiêu như:

o Sự phối hợp giữa các bộ phận trong quy trình xử lý thủ tục hải quancủa cơ quan hải quan

o Sự hỗ trợ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp nhập khẩunguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trong quá trình thực hiện thủtục hải quan

1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp

1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan.

1.3.1.1 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mạiđang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và tạo ra sự liên kết, phụ thuộclẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực Các định chế và tổ chứckinh tế - thương mại khu vực và quốc tế như WTO, AFTA, NAFTA đã đượchình thành để phục vụ cho kinh tế - quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung

và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh

tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ ViệtNam do vậy không thể đứng ngoài xu thế này

Luận văn thạc sỹ

Trang 27

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh

từ Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước đãhội nhập kinh tế quốc tế trước Việt Nam, đồng thời sản xuất nhiều sản phẩmmang tính cạnh tranh với Việt Nam, nhất là những ngành xuất khẩu chủ lựchiện nay như nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép Thực tế này tạo sức épbuộc Việt Nam phải hội nhập sâu hơn và nhanh hơn để tránh nguy cơ bị tụthậu và chịu những thua thiệt của người đi sau

Tham gia vào WTO hay các khu vực mậu dịch tự do như AFTA một mặt

mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu ra thị trường quốc tế Làmột nền kinh tế mới nổi, cộng với thị trường tiêu thụ trong nước còn nhỏ, ViệtNam cần phải đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt khác,Việt Nam cũng dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp từ bên ngoài để nhập khẩucác nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất trong nước và sản xuất xuất khẩu

Là kết quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt động nhậpkhẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng phát triển cả về mặtquy mô (số lượng và giá trị giao dịch), phương thức giao dịch (vận tải, giaonhận hàng hoá, thanh toán tiền hàng ) và tốc độ vận chuyển hàng hóa quốc tế.Những yếu tố này gây áp lực trực tiếp đến thủ tục hải quan bởi khối lượngcông việc ngày một tăng lên, các giao dịch mới hoặc có tính chất phức tạp hơnphát sinh ngày càng nhiều Trong bối cảnh đó, thủ tục hải quan vẫn cần phảiđảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác hơn so với trước, nghĩa là phải có sựthay đổi để nâng cao hiệu quả công việc, không gây ách tắc hàng hoá, ảnhhưởng đến tiến độ sản xuất và giao hàng của DN, giảm thiểu chi phí

Sự phát triển của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuấtkhẩu dẫn tới sự tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp trong ngành Tìnhtrạng gian lận thương mại là khó tránh khỏi, do vậy cải cách thủ tục hải quan làyêu cầu khách quan nhằm thúc đẩy hoạt động này, đảm bảo sự công bằng giữacác doanh nghiệp Thủ tục hải quan phải được sửa đổi, bổ sung nhằm phân loại

Luận văn thạc sỹ

Trang 28

và có biện pháp xử lý phù hợp đối các doanh nghiệp chấp hành tốt các quyđịnh của pháp luật và các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật tronghoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu Ví dụ, các doanhnghiệp có lịch sử chấp hành tốt pháp luật hải quan nên được giảm thiểu các thủtục hồ sơ so với các doanh nghiệp thường xuyên có sai phạm

FDI tăng nhanh và đóng vai trò quan trọng đối với xuất nhập khẩu nóichung và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nóiriêng Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hai hoạtđộng chính: sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa Việt Nam và sản xuất phục vụxuất khẩu Đối với hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu, khối doanh nghiệpnày tập trung vào hoạt động gia công xuất khẩu để tận dụng chi phí nhân cônggiá rẻ và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu do ViệtNam đang thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ

1.3.1.2 Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu.

Sự tham gia của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vàcác tổ chức thương mại khu vực như AFTA đòi hỏi phải có sự thay đổi củanhiều quy định pháp luật liên quan, trong đó có quy định về thủ tục hải quan,

so với trước khi gia nhập nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ đúng các quyđịnh chung của tổ chức Các quy định về miễn giảm thuế xuất nhập khẩu theo

lộ trình, yêu cầu về minh bạch hoá thông tin, kê khai hải quan cũng như đảmbảo sự công bằng giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan thường là những yếu

tố Việt Nam cần phải sửa đổi thủ tục hải quan của mình

Ví dụ: Gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam đã đồng ý thực hiệnhai cam kết chính sau khi gia nhập là cam kết đa phương và cam kết mở cửathị trường,, trong đó, cam kết đa phương là nhân tố có ảnh hưởng đến quy định

về thủ tục hải quan đối với nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Cụ thể, VN thực hiện:

Luận văn thạc sỹ

Trang 29

o Các cam kết về định giá tính thuế xuất nhập khẩu;

o Một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, quyền kinhdoanh (xuất nhập khẩu hàng hoá) (WTO cho phép hưởng 1 thờigian chuyển đổi trước khi thực hiện)

o Cam kết vể thuế xuất nhập khẩu:

+ Mức cam kết chung: Ví dụ, Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trầncho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng)

+ Mức cam kết cụ thể: Ví dụ, Việt Nam nhất trí cắt giảm khoảng hơn1/3 số dòng thuế, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%

Các chuẩn mực chung của quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhậpkhẩu cũng thường xuyên được sửa đổi, cập nhật Để đảm bảo phù hợp với thực

tế và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thủ tục hải quan cầnphải được sửa đổi để đảm bảo phù hợp với những thay đổi của các chuẩn mựcchung

1.3.1.3 Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mới của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan hải quan.

Doanh nghiệp là đối tượng tiên phong trong việc áp dụng công nghệthông tin, kỹ năng mới theo tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của mình Do vậy, nên có sự phát triển ứng dụng côngnghệ thông tin, kỹ năng mới trong thủ tục hải quan để đảm bảo sự tương thích,rút ngắn thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan Ví dụthương mại điện tử hiện nay đã và đang được áp dụng trên toàn cầu, nhiềudoanh nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu triển khai Cơ quan hải quan cầnphải nắm bắt xu thế này để giúp doanh nghiệp có thể thực hiện khai báo điện

tử do nhiều chứng từ khai báo sau này sẽ có dạng thư tín điện tử

1.3.1.4 Yêu cầu cải cách từ phía cơ quan Hải quan:

Luận văn thạc sỹ

Trang 30

Ngoại trừ các nước phát triển, các nước đang phát triển thường có một sốtồn tại nhất định về thủ tục hải quan Thứ nhất, hệ thống luật pháp, quy định vềthủ tục hải quan chưa chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch Thứ hai, trang thiết bị vàứng dụng công nghệ thông tin không được nâng cấp thường xuyên để đáp ứng

sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu Thứ ba, chất lượng và đạo đức cán

bộ hải quan không cao, thường phát sinh các tiêu cực trong công việc Thứ tư,cách thức tổ chức xử lý thủ tục hải quan vẫn còn xử lý thủ công ở nhiều côngđoạn quan trọng khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí, thời gian khi khai báothủ tục hải quan Do vậy, khắc phục các tồn tại trên luôn là một trong nhữngmục tiêu hàng đầu của cơ quan Hải quan nhằm tự hoàn thiện mình và thíchứng với sự phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp trong quá trình hộinhập quốc tế

1.3.2 Những lý do chủ quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan

Cải cách thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

là một yếu tố tích cực có tác dụng tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

và phát triển thương mại của mỗi quốc gia

Đối với doanh nghiệp, thủ tục hải quan thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệpnhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu rút ngắn thời gian kê khaithủ tục hải quan, nhanh chóng được hưởng các ưu đãi về thuế (ân hạn nộpthuế, hoàn thuế )., hạn chế các rủi ro về xuất nhập khẩu hàng hoá như chậmnhận hàng, giao hàng Thủ tục hải quan đơn giản, được xử lý nhanh chóng sẽgiúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tìm kiếm và thuyết phục các bạn hàng mớihoặc đối tác liên doanh

Luận văn thạc sỹ

Trang 31

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu – Nhìn từ góc độ doanh nghiệp

1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan.

1.4.1.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan.

Quy định về thủ tục hải quan do cơ quan Hải quan xây dựng và ban hànhtrên hai nhân tố khách quan chính: (1) Căn cứ pháp lý liên quan đến hoạt độngxuất nhập khẩu, hải quan và thuế; (2) Mục tiêu quản lý Nhà nước của cơ quanhải quan

Về căn cứ pháp lý, quy định về thủ tục hải quan thường được xây dựngdựa trên một số Luật như Luật Thương mại, Luật thuế xuất nhập khẩu , cácHiệp định, cam kết quốc tế về thuế quan Một khi các quy định liên quan đếnthủ tục hải quan trong các văn bản pháp quy này thay đổi thì quy định về thủtục hải quan cũng thay đổi Ví dụ:

o Luật Thương Mại và các văn bản hướng dẫn quy định doanh nghiệpphải kê khai các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoáxuất nhập khẩu Ví dụ: khi kê khai hải quan phải xuất trình giấychứng nhận xuất xứ hàng hoá

o Một số văn bản pháp quy chuyên ngành, thường do Tổng cụcThống kê ban hành quy định phân loại và cấp mã số cho từng loạihàng hoá xuất nhập khẩu Ví dụ: khi nhập khẩu hoặc xuất khẩuhàng hoá, nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải đối chiếu với các quyđịnh hiện hành để áp mã số cho hàng hoá khi kê khai hồ sơ

o Các Luật thuế như Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế Giá trị giatăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định về việc tính toán, kêkhai, chế độ ưu đãi thuế khi làm thủ tục hải quan Ví dụ: doanh

Luận văn thạc sỹ

Trang 32

nghiệp phải nắm được quy định về thuế suất xuất nhập khẩu, thủtục và thời hạn kê khai nộp thuế khi thông quan.

o Các Hiệp định, thoả thuận về thuế quan và các văn bản pháp quyhướng dẫn thường quy định về thuế suất ưu đãi và lộ trình áp dụng

Ví dụ: mẫu tờ khai hải quan có thể được thay đổi khi Việt Namhoàn toàn mở cửa thị trường đối với các thành viên trong WTO

Về mục tiêu quản lý của cơ quan hải quan, bên cạnh các thủ tục có tínhchất luật định, việc quy định các bước thủ tục, trình tự và thời gian thực hiệnhoàn toàn do cơ quan hải quan quyết định Ví dụ, thủ tục hải quan đối vớinguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam được cơ quanhải quan quy định gồm có bốn nội dung theo trình tự nhất định (Điểm 1.2.2.3Chương I) Trong từng nội dung, cơ quan hải quan quy định các nội dung cụthể, trình tự và thời gian thực hiện chi tiết Những quy định này hoàn toàn cóthể bị cơ quan hải quan thay đổi khi họ thay đổi mục tiêu quản lý của mình

Luận văn thạc sỹ

Trang 33

1.4.1.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan.

Ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, việc xây dựng các quyđịnh về thủ tục hải quan thường có sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệplớn, đầu ngành hoặc các Hiệp hội doanh nghiệp các ngành nghề xuất nhậpkhẩu chiến lược của quốc gia Đối với các quốc gia (kể cả quốc gia phát triểnhoặc quốc gia đang phát triển) có hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh thìdoanh nghiệp xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng vì nhiều lý do nhưthặng dư thương mại đóng góp lớn vào GDP (trường hợp của Trung Quốc,Đức) hay tạo ra nhiều công ăn việc làm (hầu hết các nước đang phát triển).Xuất phát từ thực trạng và triển vọng của từng ngành, từng doanh nghiệp màcác doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc Hiệp hội ngành nghề xuất nhập khẩu cóthể có các đề xuất, kiến nghị xây dựng thủ tục hải quan theo hướng tạo điềukiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của doanhnghiệp, ngành hàng Cơ quan có thẩm quyền về ban hành thủ tục hải quanthường tiếp thu các ý kiến góp ý này để xây dựng quy định về thủ tục hải quanđảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp xuất nhập khẩu của quốc gia mình

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan:

1.4.2.1 Các nhân tố khách quan

Khả năng tài chính của cơ quan hải quan là một nhân tố tác động đến việcthực hiện thủ tục hải quan Khả năng tài chính tốt cho phép cơ quan hải quantăng cường các hoạt động đào tạo nhân lực, mua sắm trang thiết bị, công nghệứng dụng, dẫn đến việc thực hiện thủ tục hải quan sẽ đạt hiệu quả cao hơn vàngược lại

Luận văn thạc sỹ

Trang 34

Nhân lực của cơ quan hải quan cũng có tác động đến việc thực thi thủ tụchải quan Nếu cơ quan hải quan có đủ lực lượng cán bộ, chất lượng cán bộ tốtthì việc giải quyết thủ tục hải quan sẽ nhanh hơn và ngược lại.

1.4.2.2 Các nhân tố chủ quan:

Bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách về hoạt động xuất nhậpkhẩu là một nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan.Các doanh nghiệp có tổ chức bộ phận chuyên trách về hoạt động xuất nhậpkhẩu hoặc thuê đại lý hải quan thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng,chính xác hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác Bộ phận chuyên tráchhoặc đại lý hải quan luôn cập nhật và nắm vững các quy định, thay đổi về thủtục hải quan Các cán bộ của bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ hải quan cónhiều kinh nghiệm công việc, kiến thức kinh doanh về hoạt động xuất nhậpkhẩu giúp xử lý các thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuấthàng xuất khẩu là một nhân tố chủ quan khác ảnh hưởng đến việc thực hiệnthủ tục hải quan Các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lành mạnh thực hiệncác nghĩa vụ nộp ngân sách tại cơ quan Hải quan đầy đủ, kịp thời trong khimột số doanh nghiệp khác chậm nộp Thủ tục hải quan do vậy sẽ được xử lýnhanh chóng, doanh nghiệp không những tiết kiệm được thời gian mà còn cóthể nhận được các cơ chế ưu tiên do chấp hành tốt thủ tục hải quan so với cácdoanh nghiệp hay vi phạm Ví dụ, các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốtnghĩa vụ thuế chỉ phải qua bước kiểm tra sơ loại hồ sơ trước khi nhận hànghoá Ngược lại, nhiều doanh nghiệp do tình hình tài chính khó khăn nên chậmnộp thuế, thậm chí một số doanh nghiệp còn không đủ khả năng nộp thuế nợđọng trong nhiều năm Các doanh nghiệp này luôn là đối tượng bị kiểm tra rất

kỹ khi làm thủ tục hải quan Ngoài ra, tiềm lực tài chính tốt là nhân tố quantrọng giúp cơ quan hải quan có điều kiện tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất

Luận văn thạc sỹ

Trang 35

nhập khẩu, tuyển dụng thêm nhân viên làm thủ tục hải quan hoặc thuê các đại

lý hải quan

Tóm lại, Chương 1 đã trình bày những vấn đề chung nhất về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Chương I cũng đã giới thiệu các tiêu chí đánh giá thủ tục hải quan của doanh nghiệp, sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục hải quan cũng như các nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Luận văn thạc sỹ

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ NÀY Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP

Trên cơ sở các nội dung của Chương I, Chương II được xây dựng nhằm phân tích thực trạng việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục hải quan TP

Hà Nội, dưới góc nhìn của doanh nghiệp Để thực hiện được mục tiêu đó, các nội dung chính trong Chương II được trình bày theo trình tự sau:(1) Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp, (2) Các nhân

tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội – nhìn từ góc độ doanh nghiệp, (3) Thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan của các doanh nghiệp đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội, và (4) Đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp.

2.1 Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội.

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội

Cục Hải quan TP Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, cóchức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan

TP Hà Nội (địa bàn hoạt động của Cục Hải quan TP Hà Nội: TP Hà Nội, cáctỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình), với nhiệm vụ cụ thể:

Luận văn thạc sỹ

Trang 37

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phươngtiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh;

- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;

- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu;

- Thống kê Nhà nước về Hải quan;

- Thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác nghiệp vụ Hải quan;

- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối vớihoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sáchthuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002 mọi quan hệthương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP HàNội được tiếp tục đẩy mạnh Luật đầu tư sửa đổi đã tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các khu côngnghiệp Các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP HàNội (KCN Bắc Thăng Long, KCN Gia Thụy - Sài Đồng, KCN Hà Đông, cáckhu KCN Bắc Ninh, Việt Trì, Vĩnh Phúc…) tiếp tục mở rộng và phát triểnriêng KCN Bắc Thăng Long có quy mô phát triển lớn, Tổng cục Hải quan đãcho thành lập riêng một Chi cục Hải quan chuyên trách

Để phục vụ cho công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, cơ quanCục Hải quan Hà Nội được sắp xếp lại thành 8 phòng và 1 đội kiểm soát trựcthuộc (Bảng 2) Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội còn có 12 Chi cục Hảiquan trực thuộc (Bảng 2)

Luận văn thạc sỹ

Trang 38

Bảng 2 Tổ chức bộ máy Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009.

STT Các bộ phận chức năng STT Các Chi cục Hải quan trực

4 Phòng Nghiệp vụ 4 Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

5 Phòng Kiểm tra sau thông

6 Phòng Trị giá tính thuế 6 Chi cục Hải quan ga ĐSQT

8 Trung tâm Dữ liệu và Công

nghệ thông tin 8 Chi cục Hải quan Gia Lâm

9 Đội Kiểm soát Hải quan 9 Chi cục Hải quan Phú Thọ

10 Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc

11 Chi cục Hải quan Bắc Ninh

12 Chi cục Hải quan Hà Tây

Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội.

Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quangiai đoạn 2004-2006 và đến năm 2010 với mục tiêu đến năm 2010 thực hiện

mô hình quản lý Hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ Hải quan các nước tiên tiếntrong khu vực, Cục Hải quan TP Hà Nội trước mắt tập trung:

- Tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, từng bước ứng dụng công nghệthông tin trong các khâu công tác nghiệp vụ Hải quan cùng với việc nghiêncứu cải tiến các quy trình thủ tục Hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng

Luận văn thạc sỹ

Trang 39

hoá, tạo môi trường thuận lợi những vẫn đảm bảoyêu cầu quản lý chặt chẽ đốivới hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn quản lý.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

- Xúc tiến nhanh việc xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị tạo điềukiện thuận lợi cho việc áp dụng quản lý Hải quan hiện đại

- Chấn chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn phù hợpđồng thời chú trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh đàotạo, bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cũngnhư công chức thừa hành theo phương châm thuận lợi - tận tuỵ - chính xác

2.1.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP

Các số liệu trên các Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 5 cho thấy trong giai đoạn

2005 – 2008 hoạt động nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất hàng xuất khẩu) cómột số đặc điểm tiêu biểu:

Thứ nhất, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bìnhquân hàng năm tăng 20,6% với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước (xemBảng 3) Chi tiết hơn trên Bảng 4 về kim ngạch nhập khẩu theo ngành hàng:

Luận văn thạc sỹ

Trang 40

Bảng 3: Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2008 trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

Đề cương luận văn

Ngày đăng: 14/10/2014, 21:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu (Trang 13)
Hình 2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu (Trang 14)
Bảng 2. Tổ chức bộ máy Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 2. Tổ chức bộ máy Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009 (Trang 40)
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 4 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo ngành hàng (Trang 46)
Bảng 5: Cơ cấu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mặt hàng - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 5 Cơ cấu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo mặt hàng (Trang 48)
Bảng 6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu theo ngành hàng. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 6 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu theo ngành hàng (Trang 50)
Hình 4. Kết quả khảo sát về tổ chức bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 4. Kết quả khảo sát về tổ chức bộ phận chuyên trách xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp (Trang 61)
Hình 5. Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 5. Kết quả khảo sát tình hình nộp thuế tại khâu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (Trang 62)
Hình 6. Đánh giá về sự đơn giản của quy định thủ tục hải quan hiện hành. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 6. Đánh giá về sự đơn giản của quy định thủ tục hải quan hiện hành (Trang 69)
Hình 8. Đánh giá về mức độ thuận tiện của quy định thủ tục hải quan hiện hành. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 8. Đánh giá về mức độ thuận tiện của quy định thủ tục hải quan hiện hành (Trang 70)
Hình 9. Đánh giá về mức độ cải tiến của quy định thủ tục hải quan hiện hành. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 9. Đánh giá về mức độ cải tiến của quy định thủ tục hải quan hiện hành (Trang 71)
Hình 10. Đánh giá về mức độ chặt chẽ của quy định thủ tục hải quan hiện hành. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 10. Đánh giá về mức độ chặt chẽ của quy định thủ tục hải quan hiện hành (Trang 72)
Hình 11. Đánh giá của doanh nghiệp về trang thiết bị trong xử lý thủ tục hải quan của Cục Hải quan TP Hà Nội. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 11. Đánh giá của doanh nghiệp về trang thiết bị trong xử lý thủ tục hải quan của Cục Hải quan TP Hà Nội (Trang 74)
Hình 13. Đánh giá về tốc độ xử lý thủ tục hải quan của cán bộ hải quan hiện nay so với trước đây. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 13. Đánh giá về tốc độ xử lý thủ tục hải quan của cán bộ hải quan hiện nay so với trước đây (Trang 75)
Hình 14. Đánh giá chất lượng cán bộ hải quan hiện nay. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 14. Đánh giá chất lượng cán bộ hải quan hiện nay (Trang 76)
Hình 15. Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong khai báo điện tử của Cục Hải quan TP Hà Nội. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 15. Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong khai báo điện tử của Cục Hải quan TP Hà Nội (Trang 77)
Hình 16. Tồn tại trong việc thực hiện quy trình đăng ký hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 16. Tồn tại trong việc thực hiện quy trình đăng ký hợp đồng nhập khẩu, danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất (Trang 80)
Bảng 8: Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 8 Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra (Trang 83)
Bảng 10: Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 10 Tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ được xử lý tại các mức độ kiểm tra (Trang 85)
Hình 17. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 17. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm (Trang 86)
Hình 18. Các tồn tại phổ biến trong việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 18. Các tồn tại phổ biến trong việc thực hiện quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và quy trình làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm (Trang 87)
Hình 19. Đánh giá về cách phân loại mức kiểm tra bước 2 (luồng vàng) và bước 3 (luồng đỏ) của Cục Hải quan TP Hà Nội. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 19. Đánh giá về cách phân loại mức kiểm tra bước 2 (luồng vàng) và bước 3 (luồng đỏ) của Cục Hải quan TP Hà Nội (Trang 89)
Hình 20. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 20. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan (Trang 91)
Hình 21. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 21. Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình thanh khoản hồ sơ hải quan (Trang 92)
Bảng 13. Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020 - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 13. Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020 (Trang 112)
Hình 22. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 - -2020. - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 22. Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2010 - -2020 (Trang 116)
Hình 23. Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2008 - 2020 - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Hình 23. Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 117)
Bảng 15. Dự  toán chi phí đầu tư hệ thống máy tính cho Cục Hải quan TP Hà Nội và các Chi cục trực thuộc - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 15. Dự toán chi phí đầu tư hệ thống máy tính cho Cục Hải quan TP Hà Nội và các Chi cục trực thuộc (Trang 125)
Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009 - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009 (Trang 127)
Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009............................127 - hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Bảng 16. Dự toán chi phí tuyên truyền khai báo điện tử năm 2009............................127 (Trang 148)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w