2.2.1.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hả

Một phần của tài liệu hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.1 2.2.1.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hả

1.1.2 1.4.1.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan.

Quy định về thủ tục hải quan do cơ quan Hải quan xây dựng và ban hành trên hai nhân tố khách quan chính: (1) Căn cứ pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, hải quan và thuế; (2) Mục tiêu quản lý Nhà nước của cơ quan hải quan.

Về căn cứ pháp lý, quy định về thủ tục hải quan thường được xây dựng dựa trên một số Luật như Luật Thương mại, Luật thuế xuất nhập khẩu... , các Hiệp định, cam kết quốc tế về thuế quan. Một khi các quy định liên quan đến thủ tục hải quan trong các văn bản pháp quy này thay đổi thì quy định về thủ tục hải quan cũng thay đổi. Ví dụ:

o Luật Thương Mại và các văn bản hướng dẫn quy định doanh nghiệp phải kê khai các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá xuất nhập khẩu. Ví dụ: khi kê khai hải quan phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

o Một số văn bản pháp quy chuyên ngành, thường do Tổng cục Thống kê ban hành quy định phân loại và cấp mã số cho từng loại hàng hoá xuất nhập khẩu. Ví dụ: khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải đối chiếu với các quy định hiện hành để áp mã số cho hàng hoá khi kê khai hồ sơ.

o Các Luật thuế như Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định về việc tính toán, kê khai, chế độ ưu đãi thuế khi làm thủ tục hải quan. Ví dụ: doanh nghiệp phải nắm được quy định về thuế suất xuất nhập khẩu, thủ tục và thời hạn kê khai nộp thuế khi thông quan.

o Các Hiệp định, thoả thuận về thuế quan và các văn bản pháp quy hướng dẫn thường quy định về thuế suất ưu đãi và lộ trình áp dụng. Ví dụ: mẫu tờ khai hải quan có thể được thay đổi khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường đối với các thành viên trong WTO. Về mục tiêu quản lý của cơ quan hải quan,

bên cạnh các thủ tục có tính chất luật định, việc quy định các bước thủ tục, trình tự và thời gian thực hiện hoàn toàn do cơ quan hải quan quyết định. Ví dụ, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam được cơ quan hải quan quy định gồm có bốn nội dung theo trình tự nhất định (Điểm 1.2.2.3 Chương I). Trong từng nội dung, cơ quan hải quan quy định các nội dung cụ thể, trình tự và thời gian thực hiện chi tiết. Những quy định này hoàn toàn có thể bị cơ quan hải quan thay đổi khi họ thay đổi mục tiêu quản lý của mình.

1.1.3 1.4.1.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy định về thủ tục hải quan.

Ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, việc xây dựng các quy định về thủ tục hải quan thường có sự tham gia ý kiến của các doanh nghiệp lớn, đầu ngành hoặc các Hiệp hội doanh nghiệp các ngành nghề xuất nhập khẩu chiến lược của quốc gia. Đối với các quốc gia (kể cả quốc gia phát triển hoặc quốc gia đang phát triển) có hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng vì nhiều lý do như thặng dư thương mại đóng góp lớn vào GDP (trường hợp của Trung Quốc, Đức) hay tạo ra nhiều công ăn việc làm (hầu hết các nước đang phát triển). Xuất phát từ thực trạng và triển vọng của từng ngành, từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc Hiệp hội ngành nghề xuất nhập khẩu có thể có các đề xuất, kiến nghị xây dựng thủ tục hải quan theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, ngành hàng. Cơ quan có thẩm quyền về ban hành thủ tục hải quan thường tiếp thu các ý kiến góp ý này để xây dựng quy định về thủ tục hải quan đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của quốc gia mình.

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan:

1.1.1 1.4.2.1. Các nhân tố khách quan

Khả năng tài chính của cơ quan hải quan là một nhân tố tác động đến việc thực hiện thủ tục hải quan.

Khả năng tài chính tốt cho phép cơ quan hải quan tăng cường các hoạt động đào tạo nhân lực, mua sắm trang thiết bị, công nghệ ứng dụng, dẫn đến việc thực hiện thủ tục hải quan sẽ đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại

Nhân lực của cơ quan hải quan cũng có tác động đến việc thực thi thủ tục hải quan. Nếu cơ quan hải quan có đủ lực lượng cán bộ, chất lượng cán bộ tốt thì

việc giải quyết thủ tục hải quan sẽ nhanh hơn và ngược lại.

1.1.2 1.1.3 1.1.4 1.1.5

1.1.6 1.4.2.2. Các nhân tố chủ quan:

Bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách về hoạt động xuất nhập khẩu là một nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến việc thực thi thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp có tổ chức bộ phận chuyên trách về hoạt động xuất nhập khẩu hoặc thuê đại lý hải quan thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Bộ phận chuyên trách hoặc đại lý hải quan luôn cập nhật và nắm vững các quy định, thay đổi về thủ tục hải quan. Các cán bộ của bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ hải quan có nhiều

kinh nghiệm công việc, kiến thức kinh doanh về hoạt động xuất nhập khẩu giúp xử lý các thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là một nhân tố chủ quan khác ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lành mạnh thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách tại cơ quan Hải quan đầy đủ, kịp thời trong khi

một số doanh nghiệp khác chậm nộp. Thủ tục hải quan do vậy sẽ được xử lý nhanh chóng, doanh nghiệp không những tiết kiệm được thời gian mà còn có thể nhận được các cơ chế ưu tiên do chấp hành tốt thủ tục hải quan so với các doanh nghiệp hay vi phạm. Ví dụ, các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt nghĩa vụ thuế chỉ phải qua bước kiểm tra sơ loại hồ sơ trước khi nhận hàng hoá. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp do tình hình tài chính khó khăn nên chậm nộp thuế, thậm chí một số doanh nghiệp còn không đủ khả năng nộp thuế nợ đọng trong nhiều năm. Các doanh nghiệp này luôn là đối tượng bị kiểm tra rất kỹ khi làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, tiềm lực tài chính tốt là nhân tố quan trọng giúp cơ quan hải quan có điều kiện tổ chức bộ phận chuyên trách về xuất nhập khẩu, tuyển dụng thêm nhân viên làm thủ tục hải quan hoặc thuê các đại lý hải quan.

Tóm lại, Chương 1 đã trình bày những vấn đề chung nhất về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Chương I cũng đã giới thiệu các tiêu chí đánh giá thủ tục hải quan của doanh nghiệp, sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục hải quan cũng như các nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ NÀY Ở CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP.

Trên cơ sở các nội dung của Chương I, Chương II được xây dựng nhằm phân tích thực trạng việc thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục hải quan TP Hà Nội, dưới góc nhìn của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó, các nội dung chính trong Chương II được trình bày theo trình tự sau:(1) Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hình hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp, (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan TP Hà Nội – nhìn từ góc độ doanh nghiệp, (3) Thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan của các doanh nghiệp đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP Hà Nội, và (4) Đánh giá thực trạng tiến hành thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp.

2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội và tình hìnhhoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội.

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hà Nội

Cục Hải quan TP Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan

TP Hà Nội. (địa bàn hoạt động của Cục Hải quan TP Hà Nội: TP Hà Nội, các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hoà Bình), với nhiệm vụ cụ thể:

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh;

- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; - Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thống kê Nhà nước về Hải quan;

- Thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác nghiệp vụ Hải quan;

- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002 mọi quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội được tiếp tục đẩy mạnh. Luật đầu tư sửa đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội (KCN Bắc Thăng Long, KCN Gia Thụy - Sài Đồng, KCN Hà Đông, các khu KCN Bắc Ninh, Việt Trì, Vĩnh Phúc…) tiếp tục mở rộng và phát triển riêng KCN Bắc Thăng Long có quy mô phát triển lớn, Tổng cục Hải quan đã cho thành lập riêng một Chi cục Hải quan chuyên trách .

Để phục vụ cho công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, cơ quan Cục Hải quan Hà Nội được sắp xếp lại thành 8 phòng và 1 đội kiểm soát trực thuộc (Bảng 2).

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội còn có 12 Chi cục Hải quan trực thuộc (Bảng 2).

Bảng 2. Tổ chức bộ máy Cục Hải quan TP Hà Nội năm 2009.

STT Các bộ phận chức năng STT Các Chi cục Hải quan trực thuộc

1 Văn phòng 1 Chi cục Hải quan CKSB quốc

tế Nội Bài

2 Thanh tra 2 Chi cục Hải quan Bưu điện TP

Hà Nội 3 Phòng Tổ chức cán bộ - Đào

tạo 3

Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công

4 Phòng Nghiệp vụ 4 Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

5 Phòng Kiểm tra sau thông

quan 5 Chi cục Hải quan Gia Thuỵ

6 Phòng Trị giá tính thuế 6 Chi cục Hải quan ga ĐSQT

Yên Viên 7 Phòng Tham mưu chống

buôn lậu và Xử lý 7

Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long

8 Trung tâm Dữ liệu và Công

nghệ thông tin 8 Chi cục Hải quan Gia Lâm

9 Đội Kiểm soát Hải quan 9 Chi cục Hải quan Phú Thọ

10 Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc 11 Chi cục Hải quan Bắc Ninh 12 Chi cục Hải quan Hà Tây

Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội.

Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006 và đến năm 2010 với mục tiêu đến năm 2010 thực hiện mô hình quản lý Hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực, Cục Hải quan TP Hà Nội trước mắt tập trung:

- Tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công tác nghiệp vụ Hải quan cùng với việc nghiên cứu cải tiến các quy trình thủ tục Hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường thuận lợi những vẫn đảm bảoyêu cầu quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn quản lý.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. - Xúc tiến nhanh việc xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quản lý Hải quan hiện đại.

- Chấn chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn phù hợp đồng thời chú trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cũng như công chức thừa hành theo phương châm thuận lợi - tận tuỵ - chính xác.

2.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyênliệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội.

1.1.1 2.1.2.1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội.

Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội phát triển mạnh trong nhiều năm qua cả về kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kim

ngạch nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp tham gia và sự đa dạng về ngành nghề.

Các số liệu trên các Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 5 cho thấy trong giai đoạn 2005 – 2008 hoạt động nhập khẩu nguyên liệu (để sản xuất hàng xuất khẩu) có một số đặc điểm tiêu biểu:

Thứ nhất, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bình quân hàng năm tăng

20,6% với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước (xem Bảng 3). Chi tiết hơn trên Bảng 4 về kim ngạch nhập khẩu theo ngành hàng:

Bảng 3: Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2008 trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 2006 2007 2008 Bình quân 2005 - 2008 2006/200

1 xuất hàng xuất khẩu (NSXX)Kim ngạch nhập khẩu sản TriệuUSD 325,9 385,3 463,6 571,5 391,6 2

Kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất xuất khẩu (XSXX)

(triệu USD)

Triệu

USD 456,1 607,8 725,3 1.021,0 596,4

3 Tổng kim ngạch nhập khẩu(triệu USD) TriệuUSD 3.492,3 4.581,2 6.069,3 8.005,6 4714,3 4 Tổng kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) Triệu USD 2.173, 1 2.907,5 4.138,5 6.002,1 3073,0 5 Tỷ trọng NSXX /Tổng kim ngạch nhập khẩu (%) % 9,3 8,4 7, 7,1 8,5

6 Tỷ trọng XSXX /Tổng kimngạch xuất khẩu (%) % 21,0 20,9 17,5 17,0 19,8

7 Số liệu tờ khai nhập khẩu Tờ 55.878 89.674 132.058 194.896,0 92537

8 Số liệu tờ khai xuất khẩu Tờ 50.453 86.879 125.893 181.823,0 87742

Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội

Một phần của tài liệu hoàn thiện thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w