1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO

117 818 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Dầu khí là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, các sản phẩm của dầu khí đã đem lại lợi ích cho các nghành công nghiệp, nguyên liệu, chế biến, dịch vụ .......Đây là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Dầu mỏ không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia mà nó còn giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu Ở Việt Nam, nghành công nghiệp dầu khí vẫn còn non trẻ nhưng đầy triển vọng, trong những năm gần đây thì nghành công nghiệp này đã có những bước tiến nhảy trở thành một tập đoàn lớn mạnh có vị trí quan trọng trong nước cũng như khu vực, mỗi năm nghành đã đóng góp tới hơn 50% GDP của cả nước Hiện nay hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực bể Nam Côn Sơn diễn ra rất sôi động. Nhưng chủ yếu tập trung ở phía Đông và phía Tây Nam của bể đã có những phát hiện dầu khí rất quan trọng. Trong khu vực này đến nay đã có nhiều công trình tổng hợp về tài liệu địa chất, địa vật lý và tiềm năng dầu khí của bể. Tuy nhiên do khu vực này đặc điểm địa chất khá phức tạp đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các tài liệu địa chất, địa chấn và các tài liệu có liên quan tới tiêm năng dầu khí của khu vực. Từ đó có thể tổng hợp và đánh giá một cách chính xác, và có tính thuyết phục cao

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

’’Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 07/03 bể Nam Côn Sơn Thiết kế giếng tìm kiếm

khoan B0 -1X trên cấu tạo B0’’

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU 12

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ ♠ NHÂN VĂN 12

I.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 12

I.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa mạo 12

I.1.2Đặc điểm khí hậu, thủy văn 15

I.1.2.1 Nhiệt độ 15

I.1.2.2 Độ ẩm 15

I.1.2.3 Lượng mưa 15

I.1.2.4 Gió 15

I.1.2.5 Giông bão 15

I.1.2.6 Sông ngòi 16

I.1.2.7 Biển 16

I.1.2.9 Sóng 16

I.2 Đặc điểm kinh tế - nhân văn 16

I.2.1 Giao thông 16

I.2.1.1 Đường thủy 17

I.2.1.2 Cảng 17

I.2.1.3 Đường bộ 17

I.2.1.4 Đường sắt 17

I.2.1.5 Hàng không 17

I.2.1.7 Điện năng 18

I.2.2 Kinh tế xã hội 18

I.2.2.1 Vị trí kinh tế xã hội 18

I.2.2.2 Dân cư 18

I.2.2.3 Đời sống, văn hóa xã hội 19

I.2.2.4 Đời sống kinh tế 20

I.2.2.5 Các ngành nghề chủ yếu 20

I.3 Các thuận lợi và khó khăn 20

I.3.1 Thuận lợi 20

I.3.2 Khó khăn 21

CHƯƠNG II: LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦUKHÍ 22

Trang 3

II.1 Giai đoạn trước năm 1975 22

II.2 Giai đoạn 1976 – 1980 23

II.3 Giai đoạn từ 1981 – 1987 23

II.4 Giai đoạn từ năm 1988 đến nay 24

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CỦA BỂ 25

III.1 Địa tầng 25

III.1.1 Thành tạo trước Kainozoi 25

III.1.2 Các thành tạo Kainozoi 25

III.1.2.1 Hệ Paleogen 25

III.1.2.2 Hệ Neogen 26

III.2 Cấu kiến tạo 31

III.2.1 Vị trí, giới hạn bể Nam Côn Sơn 31

III.2.2 Các đơn vị cấu trúc 32

III.2.2.1 Đới phân dị phía Tây (C) 32

III.2.2.2 Phụ đới phân dị chuyển tiếp (B) 32

III.2.2.3 Đới sụt phía Đông (A) 33

III.2.3 Phân tầng cấu trúc 37

III.2.3.1 Tầng cấu trúc móng 37

III.2.3.2 Tầng cấu trúc lớp phủ 37

III.3 Hệ thống đứt gãy 38

III.3.1 Hệ thống đứt gãy theo phương Bắc – Nam (á kinh tuyến) 38

III.3.1.1 Đứt gãy Đồng Nai 38

III.3.1.3 Đứt gãy Hồng 39

III.3.2 Hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây Nam 39

III.3.3 Hệ thống đứt gãy phương Đông Tây và á Đông Tây 39

III.3.3.1 Đứt gãy rìa Bắc phụ đới nâng Mãng Cầu 39

III.3.3.2 Các đứt gãy ở phía Nam 40

III.4 Lịch sử phát triển của địa chất 40

III.4.1 Giai đoạn trước tạo rift (Paleoxen – Eoxen) 40

III.4.2 Giai đoạn đồng tạo rift (Oligoxen) 40

III.4.3 Giai đoạn sau tạo rift (Mioxen sớm – Đệ Tứ) 41

CHƯƠNG IV: TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỂ 42

IV.1 Đá sinh 42

Trang 4

IV.1.1 Tiềm năng hữu cơ 42

IV.1.2 Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ 44

IV.1.3 Dạng kerogen 44

IV.1.4 Quá trình trưởng thành của vật chất hữu cơ 47

IV.1.5 Di chuyển của hydrocacbon từ đá mẹ 52

IV.1.6 Đặc điểm của hydrocacbon 52

IV.2 Đá chứa 53

IV.2.1 Đá chứa trong móng nứt nẻ phong hóa trước Kainozoi 53

IV.2.2 Đá chứa cát kết tuổi Oligoxen 53

IV.2.3 Đá chứa Mioxen 54

IV.2.4 Đá chứa cacbonat 55

IV.3 Đá chắn 56

IV.3.1 Đá chắn tuổi Oligoxen 56

IV.3.2 Đá chắn tuổi Mioxen 57

IV.3.3 Đá chắn Mioxen d ưới - Mioxen giữa 57

IV.3.4 Đá chắn Mioxen trên 57

IV.3.5 Đá chắn Plioxen 58

IV.4 Các bẫy chứa dầu kh í trong khu vực 58

IV.4.1 Bẫy dạng vòm 58

IV.4.2 Bẫy kiến tạo 58

IV.4.3 Bẫy dạng khối đứt gãy 58

IV.4.4 Bẫy dạng khối 59

IV.4.5 Bẫy thạch học 59

IV.5 Các dạng play hydrocacbon v à các kiểu bẫy 59

IV.5.1 Play hydrocacbon đá mỏng nứt nẻ trước Đệ Tam (play 1) 59

IV.5.2 Play hydrocacbon cát kết tuổi Oligoxen (play 2) 60

IV.5.3 Play hydrocacbon cát kết tuổi Mioxen (play 3) 60

IV.5.4 Play hydrocacbon cacbonat tuổi Mioxen (play 4) 61

PHẦN II 62

CHƯƠNG V : CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA 07/03 62

V.1 Mức độ nghiên cứu 62

V.2 Đặc điểm địa tầng lô 07/03 62

Trang 5

V.2.1 Hệ tầng Biển Đông ( Plioxen ) 62

V.2.2 Hệ tầng Nam Côn Sơn ( Mioxen dưới ) 63

V.2.3 Hệ tầng Mãng Cầu ( Mioxen giữa ) 63

V.2.4 Hệ tầng Thông ( Mioxen dưới ) 63

V.2.5 Hệ tầng Dừa ( Mioxen sớm ) 63

V.2.6 Hệ tầng Cau ( Oligoxen ) 64

V.3 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO 64

V.3.1 Vị trí kiến tạo 64

V3.2 Qúa trình phát triển địa chất 64

V.3.3 Hệ thống đứt gãy 64

V.4 Tiềm năng dầu khí của lô 07/03 65

V.4.1 Tiềm năng sinh 65

V.4.1.1 Đá sinh 65

V.4.2 Tiềm năng chứa 65

V.4.2.1 Đá chứa 65

V.4.3 Tiềm năng chắn 65

V.4.3.1 Đá chắn 65

V.4.4 Dich chuyển 66

V.4.5 Đặc điểm bẫy chứa 66

V.4.5.1 Bẫy cấu tạo 66

Bẫy chứa của khu vực này phần lớn là các bẫy cấu tạo kề áp đứt gãy CHƯƠNG VI : PHÂN TÍCH RỦI RO CHO CÁC CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ CẤU TẠO CÓ TRIỂN VỌNG ĐỂ TIẾN HÀNH KHOAN TÌM KIẾM 66

CHƯƠNG VI : PHÂN TÍCH RỦI RO CHO CÁC CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ CẤU TẠO CÓ TRIỂN VỌNG ĐỂ TIẾN HÀNH KHOAN TÌM KIẾM 67

VI.1 Khái quát chung về các cấu tạo 67

VI.1.1 Cấu tạo B0 67

VI.1.2 Cấu tạo B1 73

VI.1.3 Cấu tạo B2 74

VI.1.4 Cấu tạo B3 75

VI.1.5 Cấu tạo B4 76

VI.1.6 Cấu tạo B5 77

VI.2 Biện luận và lựa chọn các thông số 77

Trang 6

VI.2.2 Độ rỗng 78

VI.2.3 Chiều dày hiệu dụng chứa HC (netpay) 78

VI.2.4 Độ rỗng bão hòa nước 79

VI.2.5 Hệ số thể tích của Dầu và Khí 79

PHẦN III : THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM B0 - 1X 81

CHƯƠNG VII : ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CẤU TẠO B0 81

VII.1 Vị trí cấu tạo B0 81

VII.3 Tính trữ lượng cấu tạo B0 87

VII.3.1 Các Phương pháp tính trữ lượng 87

VII.3.2 Phương pháp thể tích 87

VII.3.3 Phương pháp cân bằng vật chất (CBVC) 87

VII.3.4 Phương pháp giâm áp 87

VII.4 Tính trữ lượng dầu khí cho cấu tạo B0 88

VII.4.1 Công thức tính 88

VII.4.2 Biện luận tham số 88

VII.4.3 Cách tính các thông số 89

VII.5 Đánh giá rủi ro của cấu tạo B0 90

VII.5.1 Đá sinh 90

VII.5.2 Đá chứa 91

VII.5.3 Đá chắn 91

VII.5.4 Bẫy 91

CHƯƠNG VIII : THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM B0 - 1X 93

VIII.1: Cơ sở địa chất để thiết kế giếng khoan 93

VIII.1.1 Mục đích của giếng khoan 93

VIII.1.2 Đối tượng nghiên cứu 93

VIII.1.3 Vị trí giếng khoan 93

VIII.1.4 Mô tả cột địa tầng dự kiến 93

VIII.1.5 Dự báo về nhiệt độ và áp suất 97

VIII.1.5.1 Dự báo về nhiệt độ 97

VIII.1.5.2 Dự kiến áp suất 98

VIII.1.6 Dự báo sự cố xảy ra trong qu á trình khoan 99

VIII.1.6.1 Khả năng xập nở thành giếng khoan 99

VIII.1.6.2 Khả năng mất dung dịch 99

Trang 7

VIII.1.6.3 Khả năng kẹt cần khoan 99

VIII.1.6.4 Khả năng dầu khí phun 100

VIII.1.6.5 Lập cấu trúc giếng khoan 100

VIII.1.7 Chọn cấu trúc giếng khoan 101

VIII.1.8 Bơm trám xi măng 104

VIII.1.8.1 Mục đích của việc bơm trám xi măng 104

VIII.1.8.2 Phưng pháp bơm trám 104

VIII.1.8.3 Chất lượng bơm trám xi măng 104

VIII.1.9 Dung dịch khoan 105

VIII.1.9.1 Vai trò của dung dịch khoan 105

VIII.1.9.2 Tính chất cơ bản của dung dịch khoan 105

VIII.1.9.3 Lựa chọn mật độ dung dịch khoan 106

CHƯƠNG IX :NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT GIẾNG KHOAN 109

IX.1 Chương trình lấy mẫu 109

IX.1.1 Mẫu vụn 109

IX.1.2 Mẫu lõi 109

IX.1.3 Bảo quản mẫu 109

IX.2 Công tác thử vỉa 109

IX.2.1 Thử vỉa trong ống chống 109

IX.2.2 Thử vỉa ngoài ống chống 110

IX.3 Chương trình đo địa vật lý giếng khoan 110

CHƯƠNG X: DỰ TÍNH THỜI GIAN THI CÔNG VÀ GIÁ THÀNH GIẾNG KHOAN 111

X.1 Thời gian thi công giếng B0 – 1X 111

X 2 Dự toán chi phí giếng khoan 112

X.2.1 Cơ sở lập dự toán 112

CHƯƠNG XI : AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 113

XI.1 Công tác an toàn lao động 113

XI1.1 Quy định chung với ngưới lao động 113

XI.1.2 Quy tắc khi làm việc trên công trình 113

XI.1.3 Quy tắc phòng cháy trên các công trình biển 113

XI.1.4 Hệ thống tín hiệu trên báo động 113

XI.1.5 Phương tiện cứu sinh trên công trình biển 114

Trang 8

XI.1.6 Hệ thống kiểm tra điều khiển và phát tín hiệu trên công trình 114

XI.1.7 Bảo vệ thiết bị đo ngoại cảnh 114

XI.1.8 Sơ tán công nhân khỏi công trường khi có sự cố 114

XI.2 Bảo vệ môi trường trong lòng đất 114

XI 2.1 Tận thu tài nguyên không tái sinh 114

XI.2.2 Bảo vệ nguyên trạng các tái nguyên khác 114

XI.2.3 Khi sử dụng các tác nhân kích thích vỉa 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình I.1 Sơ ồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơn 13

Hình I.2 Sơ ồ vị trí lô 07/03 14

Hình II.3 Cột địa tầng tổng hợp bể Nam Côn Sơn 30

Hình III.4 Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơn 36

Hình IV.5 Biểu đồ môi trường lắng đọng và phân hủy VCHC trầm tích Mioxen dưới các lô Trung Tâm và phía Đông bể Nam Côn Sơn 45

Hình IV.6: Biểu đồ môi trường lắng đọng và phân hủy VCHC trầm tích Oligoxen các lô Trung Tâm và phía Đông bể Nam Côn Sơn 46

Hình IV.7: Dạng VCHC và sự tiến hóa nhiệt trên biểu đồ quan hệ HI/Tmax 48

Hình IV.8 Biểu đồ lịch sử chôn vùi trầm tích 49

Hình IV.9 Mặt cắt mức độ trưởng thành VCHC qua các GK theo hướng TB - ĐN 50

Hình IV.10 Mặt cắt mức độ trưởng thành VCHC qua các GK theo hướng Đông - Tây 51

Hình VII.11 Mặt cắt đại chấn Tây Bắc – Đông Nam qua cấu tạo B0 68

Hình VIII 12 Mặt cắt địa chấn Đông Bắc – Tây Nam 69

Hình VII.13 Bản đồ cấu tạo nóc hệ tầng Dừa B0 70

Hình IX.15 Bản đồ nóc hệ tầng Cau B0 71

Hình VI.15 Bản đồ đáy hệ tầng Cau B0 72

Hình VII.16 Bản đồ cấu tạo và mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B1 73

Hinh : VII.17 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B 2 74

Hình VII.18 Bản đồ cấu tạo và mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B3 75

Hình VII.19 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B4 76

Hình VII.20 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B5 77

Hình VII.21 Sơ ồ vị trí các cấu tạo 81

Hình VII.13 Bản đồ cấu tạo nóc hệ tầng Dừa 82

Hình IX.14 Bản đồ cấu tạo nóc của hệ tầng Cau B0 83

Hình IX.15 Bản đồ cấu tạo đáy hệ tầng Cau 84

Hình IX.22 Mặt cắt địa chất theo hướng Đông Bắc- Tây Nam B0 85

Hình IX.23 Măt cắt địa chất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam B0 86

Hình VIII.24 Cột địa tầng dự kiến cấu tạo B0 – 1X 96

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng VI.1 Đánh giá cấu tạo theo tài liệu của PVEP 80

Bảng VII.2 kết quả tính trữ lượng tầng Mioxen dưới 90

Bảng VII.3 kết quả tính trữ lượng tầng Oligoxen 90

Bảng VII.1 Đánh giá cấu tạo theo tài liệu của PVEP 92

Bảng VIII.4 dự kiến nhiệt độ theo chiều sâu 97

Bảng VIII.5 Dự đoán áp suất theo chiều sâu 99

Bảng VIII.6 Tính toán áp suất phá vỉa 102

Bảng VIII.7 Các loại ống chống 103

Bảng VIII.8 Khoảng bơm trám xi măng 105

Bảng.VIII.9 Lựa chọn tỷ trọng dung dịch 107

Bảng X.10 Dự tính thời gian thi công giếng 111

Bảng X.11 Dự toán chi phí giếng khoan 112

Trang 11

MỞ ĐẦU

Dầu khí là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, các sản phẩm của dầu khí đãđem lại lợi ích cho các nghành công nghiệp, nguyên liệu, chế biến, dịch vụ Đây làmột nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng Dầu mỏ không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh

tế của một quốc gia mà nó còn giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ở Việt Nam, nghành công nghiệp dầu khí vẫn còn non trẻ nhưng đầy triển vọng,trong những năm gần đây thì nghành công nghiệp này đã có những bước tiến nhảy trởthành một tập đoàn lớn mạnh có vị tr í quan trọng trong nước cũng như khu vực, mỗi nămnghành đã đóng góp tới hơn 50% GDP của cả nước

Hiện nay hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực bể Nam Côn Sơn diễn ra rất sôiđộng Nhưng chủ yếu tập trung ở phía Đô ng và phía Tây Nam của bể đã có những pháthiện dầu khí rất quan trọng Trong khu vực này đến nay đã có nhiều công trình tổng hợp

về tài liệu địa chất, địa vật lý và tiềm năng dầu khí của bể Tuy nhiên do khu vực này đặcđiểm địa chất khá phức tạp đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cá c tài liệu địachất, địa chấn và các tài liệu có liên quan tới tiêm năng dầu khí của khu vực Từ đó có thểtổng hợp và đánh giá một cách chính xác, và có tính thuyết phục cao

Phần phía Đông Nam của Bể gồm các lô 06, 07, 13 Hoạt động tìm kiếm thăm dòvẫn còn thưa thớt nên tiềm năng dầu khí ở khu vực này vẫn là một dấu hỏi cho các nhàđịa chất và địa vật lý Do vậy quá trình tìm kiếm thăm dò có một ý nghĩa vô cùng quantrọng cho đất nước Qua quá trình thực tập cùng với sự lỗ lực của bản thân và sự giúp đ ỡnhiệt tình của cán bộ chuyên môn trong Ban công nghệ mỏ (PVEP), tôi đã tìm hiểu vànghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực trên và tiến hành thực hiện đồ án tốt nghiệp

’’Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 07/03 bể Nam Côn Sơn Thiết kế giếng tìm kiếm khoan B0 -1X trên cấu tạo B0’’

Đồ án gồm 3 phần

Phần I : Đặc điểm chung vùng nghiên cứu

Phần II : Cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí lô 07/03

Phần III : Thiết kế giêngs khoan tìm kiến B0 -1X

Trang 12

PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – NHÂN VĂN

I.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

I.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa mạo

Bể Nam Côn Sơn có diện tích gần 100.000km2, nằm trong khoảng giữa 6000’ đến

9045’vĩ độ Bắc và 106000’ đến 109000’ kinh độ Đông Ranh giới phía Tây Bắc của bể làđới nâng Côn Sơn, phía Tây và phía Nam là đới nâng Khorat – Natura, còn phía Đông là

bể Tư Chính – Vũng Mây và phía Đông Bắc là bể Phú Khánh

Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phíaTây đến hơn 6000m và hơn nữa ở phía Đông Trên địa hình đáy biển của các tích tụ trầmtích hiện đại được thành tạo chủ yếu do tác động của dòng thủy triều cũng như dòng đốilưu mà hướng và tốc độ của chúng phụ thuộc vào hai hệ gió mùa chính: Hệ gió mùa TâyNam và hệ gió mùa Đông Bắc Trầm tích đáy biển chủ yếu là bùn và cát, ở nơi gờ cao vàđảo là đá cứng hoặc san hô

Địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm đồi, núi, đồng bằng nhỏ và các đồicát, dải cát chạy vòng theo bờ biển Đất Châu Thành là vùng phù sa cũ , ít dốc Các huyệnLong Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng, đồi núi, ven biển

Trang 13

Hình I.1 Sơ ồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơn

Trang 14

Hình I.2 Sơ ồ vị trí lô 07/03

Khu vực nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu thuộc lô 07 của bể hình I.2 đây là khuvực ít được nghiên cứu đến năm 2010 khu vực này chỉ mới khoan 1 giếng

HAINAN

LAOS

Trang 15

I.1.2Đặc điểm khí hậu, thủy văn

I.1.2.1 Nhiệt độ

Khu vự nghiên cứu nằm trong vùng cận xích đạo do đó chịu ảnh hưởng rõ rệtcủa khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9, nhiệt độ trung bình vào mùa này là

từ 29 – 300, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh nhau khá lớn

Bề mặt đáy biển dốc dần từ Tây sang Đông

I.1.2.8 Dòng chảyMùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3, nhiệt độ mùa này trung

I.1.2.3 Lượng mưa

Lượng mưa phân bố trong khu vực không đều Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kếtthúc vào tháng 11 Lượng mưa thấp nhất vào tháng 2 (0,6 – 6,1mm), cao nhất vào tháng

10 (338mm) Lượng mưa trung bình 245mm/năm, vào mùa mưa từ 320 – 328mm/tháng

và vào mùa khô từ 8,7 – 179mm/tháng

I.1.2.4 Gió

Vùng nghiên cứu đặc trưng bởi 2 chế độ gió là chế độ gió mùa đông và chế độ gió mùa

hè Chế độ gió mùa đông có hướng gió chính là Đông Bắc, chế độ gió mùa hè có hướnggió chính là Tây Nam Gió Đông Bắc có từ tháng 5 năm trước đến tháng 3 năm sau, giólạnh, tốc độ khoảng 6 – 10m/s Gió Tây Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, gió nhẹ,không liên tục, tốc độ nhỏ hơn 5m/s

I.1.2.5 Giông bão

Khu vực này rất hiếm khi xảy ra giông bão, giông tố và bão xảy ra trong vùng khôngnhiều, chỉ chiếm khoảng 0,14% số cơn bão ở Việt Nam Vì vậy có thể coi đây là một yếu

tố rất thuận lợi cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí

Trang 16

I.1.2.6 Sông ngòi

Khu vực Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Các con sông thườnglớn, ít khi được nạo vét, lưu lượng nước khá cao, tốc độ dòng chảy lớn nhất là vào mùamưa

I.1.2.9 Sóng

Từ tháng 5 đến tháng 10 sóng thấp và tương đổi ổn định, chiều cao trung bình củasong là 0,2 – 2m, cực đại là 5m Từ tháng 10 đến cuối tháng 4 năm sau, chiều cao củasóng là 1 – 2m, cực đại là 6m Như vậy sóng biển không ảnh hưởng nhiều đến công tácthăm dò và khai thác dầu khí

I.2 Đặc điểm kinh tế - nhân văn

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm về phía Đông – Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh

và Đồng bằng sông Cửu Long và thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Do vậy, cácđặc điểm kinh tế - nhân văn của tỉnh chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi khu vực Đồng bằngsông Cửu Long

I.2.1 Giao thông

Cách Thành phố Hồ Chí Minh 125km về phía Đ ông, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàunằm ở vị trí rất đặc biệt Đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng

ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tếbiển như: công nghiệp khai thác dầu khi ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thácchế biến hải sản, du lịch nghỉ ngơi tắm biển Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn cóđiều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không,đường sắt, có thể là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi t rong nước và quốc tế

Trang 17

I.2.1.1 Đường thủy

Với một hệ thống sông ngòi chằng chịt (sông Tiền và sông Hậu với 9 cửa đổ rabiển) thì rõ ràng đây là một thuận lợi rất lớn để phát triển giao thông đường thủy với28.000km chiều dài, trong đó có 13.000km có khả nă ng vận tải, chiếm 70% chiều dàiđường sông của cả nước Ưu điểm hệ thống đường thủy khu vực Đồng bằng sông CửuLong là các con kênh có bề rộng và chiều sâu lớn, dòng chảy tương đối ổn định, ít phảinạo vét, lại chịu tác động của chế độ bán nhật triều nên rất thuận lợi cho việc phát triểnvận tải nội địa

I.2.1.2 Cảng

Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước

Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu sôngĐồng Nai và sông Thị Vải Tr ong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ làcảng biến chính của vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là mộttrong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước

I.2.1.3 Đường bộ

Hệ thống sông ngòi phức tạp chính là một rào cản để phát triển giao thông đường

bộ Vì vậy nơi đây đã phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông.Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị vớinhau: Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh với chiều dài g ần 50km Trong 5 năm tới sẽ cóđường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A

I.2.1.4 Đường sắt

Giao thông đường sắt chính là một hạn chế của vùng, trong khu vực hiện nay chưa

có giao thông đường sắt Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đườngsắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435m sẽ được xây dựng nối Thành phố Hồ Chí Minh và VũngTàu, tốc độ thiết kế trên 300km/h

I.2.1.5 Hàng không.

Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầukhi Sân bay Vũng Tàu là một sân bay ở gần trung tâm thành phố Vũng Tàu, có 2 đườngbăng cất cánh và hạ cánh Đường băng 36/18 dài 1800m,có thể tiếp nhận các loại máybay nhỏ như DC3, AN – 38 Đường băng 30/12 dài 1200m dùng cho trực thăng hiện đại

Trang 18

Hiện tại, sân bay này đang được Công ty Bay dịch vụ Miền Nam (Bộ Quốc Phòng) quản

lý và khai thác cho các chuyến bay trực thăng phục vụ các hoạt động thăm dò, khai thácdầu khí

Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70km

I.2.1.7 Điện năng

Trung tâm điện lực Phú Mỹ (BRVT) và Nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước cótổng công suất điện năng trên 30% tổng công suất điện năng cả nước, công trình khí –điện – đạm Cà Mau đang được gấp rút xây dựng để tận dụng nguồn khí đốt từ bể NamCôn Sơn nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho vùng này Trong tương lai gần, cùng vớiTrung tâm điện lực Nhơn Trạch (2600MW) Vùng này vẫn là một trong các trung tâmnăng lượng quan trọng của cả nước đảm bảo điện năng bảo đảm cho sinh hoạt và phục vụsản xuất cho toàn vùng

I.2.2 Kinh tế xã hội

I.2.2.1 Vị trí kinh tế xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng kinh tếnày có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm 60% thungân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% cảnước) Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí Trên thềm lụcđịa Đông Nam Bộ, tỷ lệ các mũi khoan tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã pháthiện các mỏ dầu có giá trị kinh tế lớn như Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, ĐạiHùng, Rạng Đông Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trongGDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Kinh tế trên địa bàn đã vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu thập kỷ 1990, sớm tạođược thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá, phát triển đúng hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp Năng lực sản xuất, kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa –Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng công nghiệp nặng, du lịch, cảngbiển của cả nước

I.2.2.2 Dân cư

Trang 19

Khi mới thành lập Tỉnh năm 1991, dân số của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 611.000người, đến năm 1995 dân số lên đến 714.000 người, tăng 14,71% so với năm 1991 Vớidiện tích tự nhiên là 1.975,14km, dân số năm 2000 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là821.300 người, mật độ dân số: 416 người/km Theo số liệu thống kê năm 2002, dân số BàRịa – Vũng Tàu là 862.081 người, tăng 41% so với thời kỳ đầu thành lập (năm 1991) Tỷ

lệ tăng dân số bình quân năm 2002 so với năm 2001 là 2,4%

Người dân sống trên 8 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã BàRịa, các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo

Các dân tộc sống chủ yếu trên địa bàn tỉnh bao gồm: Kinh chiếm đa số khoảng97,25%, Hoa chiếm khoảng 0,06%, còn lại là các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể

I.2.2.3 Đời sống, văn hóa xã hội

Giáo dục

Hiện nay tại Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 280 trường, trong đó 180 trường phổthông Các trường Cao đẳng, Trung cấp và các Trung tâm dạy nghề ngày càng được mởnhiều hơn Một số trường Đại học tại tỉnh bao gồm: Đại học Kiến trúc, Đại học Xâydựng, Đại học Bách khoa, cơ sở của trường Đại học Mỏ - Địa chất

Y tế

Trước đây ngành y tế tại địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn và chưa đáp ứng đượcnhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong vùng Tuy nhiên trong những năm gần đây,

y tế đã có những bước chuyển mình rõ rệt Các bệnh viện cũng được nâng cấp và xây mới

ở hầu hết các huyện Hiện nay, toàn tỉnh có 5 bệnh viện, 16 trung tâm y tế, 6 phòng khámkhu vực và rất nhiều trạm y tế tại cơ sở Đội ngũ y, bác sĩ đã được đào tạo bài bản, nângcao trình độ Dù vậy, do ki nh tế còn có nhiều khó khăn nên trang thiết bị ở một số nơivẫn còn chưa được hiện đại hóa

Giải trí

Giải trí là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người dân Một phần do thunhập của người dân trong những năm gần đây ngày càng được cải thiện, hơn nữa Bà Rịa– Vũng Tàu là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch cũng như các khu vuichơi giải trí Các địa phương trong tỉnh có các công viên, bãi tắm, khu vui chơi giải trí,

ẩm thực như khu Bà Ná, khu du lịch biển Ba Động (huyện Duyên Hải ) Trong thời gian

Trang 20

qua, Chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: SaigonAtlantis (300 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)…

I.2.2.4 Đời sống kinh tế

Mặc dù vậy, mức thu nhập của người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lại rất cao.Trong năm 2005, GDP đầu người của Bà Rịa – Vũng Tàu đang đứng đầu cả nước(4.000USD kể cả dầu khí, 2.000USD không kể dầu khí, thu ngân sách năm 2006 vàokhoảng 65.030 tỷ đồng (xếp thứ hai sau Thành phố Hồ Chí Minh là 67.254 tỷ đồng) Tuynhiên mức sống của người dân nói chung thì xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh

I.2.2.5 Các ngành nghề chủ yếu

Nông nghiệp là một ngành có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểmphía Nam Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nông nghiệp mặc dù không ph ải ngành tácđộng chủ yếu đến nền kinh tế của tỉnh song nó cũng có những chuyển biến tích cực trongnhững năm qua Giá trị sản lượng tăng đều qua các năm Cây trồng có giá trị kinh tế caothay thế cho những cây có giá trị thấp Những cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao

su, bông vải ngày càng được trồng nhiều

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh hiện nay khoảng 600km2, trong đó đất rừng là340km2 Viếc tiến hành trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc vẫn đang được thựchiện thường xuyên

Ngư nghiệp là một trong những ngành phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Với156km bờ biển và 100.000 km2 diện tích mặt biển, tỉnh có lợi thế lớn để phát triển nghềnuôi trồng thủy, hải sản Trữ lượng đánh bắt hải sản hàng năm của ngư dân khá lớn,khoảng 300.000 tấn

I.3 Các thuận lợi và khó khăn

I.3.1 Thuận lợi

Vũng Tàu có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ dầukhí phụ vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam

Vũng Tàu là thành phố trẻ cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, giao t hông vận tải đápứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa, vị trí của Vũng Tàu cũng rấtthuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước trong khối Đông Nam Á nóiriêng và ra quốc tế nói chung

Trang 21

Hiện nay Vũng Tàu đã thu hút được rất nhiề u công ty nước ngoài đầu tư thăm dò khaithác dầu khí.

I.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, Thành phố Vũng Tàu còn gặp nhiều khó khăn như:

Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầuphát triển của ngành

Vào mùa biển động (mùa gió chướng), các hoạt động trên biển bị ngừng trệ, gây khókhăn cho ngư dân cũng như các hoạt động khai thác dầu khí

Hoạt động trên biển phải cung cấp điện, nước; vật tư thiết bị, nguồn lao động phảichuyên chở bằng tàu biển, máy bay

Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phí chocông tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao

Trong điều kiện biển máy, móc thiết bị mau hàn gỉ, hư hỏng

Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sử a chữa tàu, giànkhoan… nhưng đó mới chỉ là bước đầu Phần lớn các tàu và thiết bị hỏng vẫn phải gửi ranước ngoài sửa chữa gây tốn kém

Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc phải đặt lên hàng đầu vì ởđây tập trung nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dầu khí

Trang 22

CHƯƠNG II: LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦUKHÍ

Dựa vào tính chất, đặc điểm và kết quả công tác của từng thời kỳ, lịch sử thăm dò

và nghiên cứu địa chất – địa vật lý ở đây được chia làm 4 giai đoạ n:

II.1 Giai đoạn trước năm 1975

Từ năm 1975 trở về trước, công tác khảo sát khu vực và tìm kiếm dầu khí đượcnhiều công ty, nhà thầu triển khai trên toàn thềm lục địa phía Nam nói chung và toàn bểNam Côn Sơn nói riêng Các dạng công tác này do các công t y thăm dò Mỹ và Anh thựchiện như Mandrell, Mobil Kaiyo, Pecten, Esso, Union Texas, Sun Marathon, SunningDale Các nhà thầu đã thu nổ hàng nghìn trăm km tuyến địa chấn 2D với mạng lưới tuyến

4 x 4km và 8 x 8km

Với mức độ nghiên cứu đó, dựa vào tài liệu k hác nhận được các công ty kể trên đã tiếnhành minh giải tài liệu địa chấn, xây dựng được một số bản đồ đẳng thời tỷ lệ 1/100.000cho các lô riêng và tỷ lệ 1/50.000 cho một số cấu tạo triển vọng Song do mật độ khảo sátcòn thấp nên độ chính xác của các bản đồ còn chưa cao

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được cuối năm 1974 đầu 1975, Công ty Pecten

và Mobil đã tiến hành khoan 5 giếng ở các lô và trên các cấu tạo khác nhau (Mía – 1X,

DH – 1X, Hồng – 1X, Dừa – 1X và Dừa – 2X), trong đó giếng Dừa – 1X đã phát hiệndầu

Kết thúc giai đoạn này đã có ba báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu chung cho các lô,trong đó quan trọng và đáng chú ý nhất báo cáo của Công ty Mandrell

Trong báo cáo này đã đưa ra hai bản đồ đẳng thời tầng phản xạ nông và tầng phản xạmóng, các bản đồ dị thường từ và trọng lực tỷ lệ 1/500.000 cho toàn thềm lục địa ViệtNam Các bản đồ này phần nào đã thể hiện được đặc điểm hình thái của các đơn vị kiếntạo lớn bậc I, II và cho thấy sự có mặt của lớp phủ trầm tích Kainozoi dày hàng nghìnmét trên thềm lục địa Tuy vậy, ở giai đoạn này chưa có báo cáo tổng hợp nào dù là sơ bộ

về đặc điểm, cấu trúc, lịch sử phát triển địa chất cho toàn vùng nói chung cũng như các lônói riêng Các số liệu minh giải và các ranh giới tầng phản xạ chuẩn được lựa chọn theonhiều quan điểm khác nhau trên từng lô, vì vậy gây khó khăn cho công tác tổng hợp toànthể

Trang 23

II.2 Giai đoạn 1976 – 1980

Sau khi giải phóng miền Nam nước nhà thống nhất, Tổng cục Dầu khí đã quyết địnhthành lập Công ty Dầu khí Nam Việt Nam (Tháng 11 – 1975), công tác tìm kiếm thăm dòdầu khí được đẩy mạnh Các công ty AGIP và BOW VALLEY đã hợp đồng khảo sát tỉ mỉ(14.859km địa chấn 2D mạng lưới đến 2 x 2km) và khoan thêm 8 giếng khoan (04A – 1X,04B – 1X, 12A – 1X, 12B – 1X, 12C – 1X, 28A – 1X và 29A – 1X)

Trên cơ sở công tác khảo sát địa chất, địa vật lý và khoan, các công ty nêu trên đãthành lập một số sơ đồ đẳng thời theo các tầng phản xạ với các tỷ lệ khác nhau và đã cóbáo cáo tổng kết Công ty GECO đã thể hiện quan điểm của mình trong báo c áo “Minhgiải địa chấn và đánh giá tiềm năng dầu khí thềm lục địa Việt Nam” của Daniel S vàNetleton Công ty AGIP đã nêu lên một số quan điểm về cấu trúc địa chất và đánh giátiềm năng dầu khí trên các lô 04 và 12 Công ty dầu khí Việt Nam (Công ty II) đ ã tiếnhành phân tích, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu sẵn có, xây dựng được một số sơ đồ đẳngthời và bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 cho các lô và một số cấu tạo phục vụ sản xuất.Dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Ngô Thường San và các chuyên gia dầu khí đ ã hoàn thànhmột số phương án nghiên cứu địa vật lý và khoan tìm kiếm, đặc biệt đã hoàn thành báocáo tổng hợp “Cấu trúc địa và triển vọng dầu khí thềm lục địa Việt Nam”, đề cập đếnnhiều vấn đề lịch sử phát triển địa chất toàn vùng nói chung và bể Nam Côn Sơn nóiriêng, đồng thời đã nêu lên một số cơ sở địa chất để đánh giá triển vọng dầu khí toànvùng nghiên cứu

Song do những điều kiện khách quan, bức tranh chi tiết về cấu trúc đại chất trong giaiđoạn này vẫn chưa được làm sáng tỏ

II.3 Giai đoạn từ 1981 – 1987

Sự ra đời của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP) là kết quả của hiệp định vềhữu nghị hợp tác tìm kiếm – thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam giữa Liên Xô (cũ)

và Việt Nam vào năm 1981 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong công nghiệ p dầukhí Việt Nam Song cũng cần phải nói rằng vì những lý do khác nhau, công tác địa chất –địa vật lý chủ yếu được đầu tư vào bể Cửu Long, còn đối với bể Nam Côn Sơn chỉ có một

số diện tích nhất định được quan tâm, trong đó có khu vực cấu tạo Đại Hùng (VSP đã tiếnhành khoan 3 giếng)

Trang 24

Trong giai đoạn này đã có một số báo cáo tổng hợp địa chất - địa vật lý được hoànthành như báo cáo “Phần vùng kiến tạo các bồn trũng Kainozoi thềm lục địa Việt Nam”của tác giả Lê Trọng Cán và nnk, năm 1985 và báo cáo “Tổ ng hợp địa chất – địa vật lý,tính trữ lượng dự báo hidrocacbon và vạch phương hướng công tác tìm kiếm dầu khítrong giai đoạn tiếp theo ở thềm lục địa Nam Việt Nam” của Hồ Đắc Hoài, Trần Lê Đông

1986 và luận án tiến sĩ khoa học địa chất khoáng vật của Nguyễn Giao “ Cấu trúc địachất và triển vọng dầu khí của các bể trầm tích Đệ Tam vùng Biển Đông Việt Nam” năm1987

II.4 Giai đoạn từ năm 1988 đến nay

Sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, 20 nhà thầu đã ký các hợpđồng triển khai công tác tìm kiếm thăm dò ở bể Nam Côn Sơn Các nhà thầu đã tiến hànhkhảo sát 54.779km tuyến địa chất 2D và 5.399km2 địa chất 3D, đã khoan 62 giếng khoanthăm dò và khai thác Mỏ Đại Hùng đã được đưa vào khai thác từ năm 1994, mỏ khí LanTây vào năm 2002 và các mỏ khí Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây, Hải Thạch cũng chuẩn bịđưa vào khai thác Trong công tác tổng hợp, các nhà thầu cũng đã có báo cáo lô và báocáo giếng khoan, song về cơ bản đây cũng chỉ là báo cáo nhanh phục vụ sản xuất Vềphía Tổng cục Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) có một

số báo cáo nghiên cứu tổng hợp chung cả bể Đó là báo cáo “Chính xác hóa cấu trúc địachất, đánh giá tiềm năng và đề xuất phương hướng tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể NamCôn Sơn” của Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Tín, Lê Văn Dung (Viện Dầu khí),D.Willmor và nnk (Robertson) năm 1991, báo cáo “Đánh giá tiềm năng dầu khí bể NamCôn Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk năm 1993, báo cáo “Chính xác hóa cấu trúc địachất và trữ lượng dầu khí phần phía Đông bể Nam Côn Sơn” của Nguyễn Trọng Tín vànnk năm 1995, báo cáo “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng dầu khí phần phía Tây bể NamCôn Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk năm 1996, báo cáo “Mô hình hóa bể Nam CônSơn” của Nguyễn Thị Dậu và nnk năm 2000

Trang 25

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CỦA BỂ

III.1 Địa tầng

III.1.1 Thành tạo trước Kainozoi

Một số giếng khoan (ĐH – 1X, 04 – A – 1X, 04 – 2 – BC – 1X, 04 – 3 – ĐB –1X, 10 – PM – 1X, HONG – 1X, 12 – Dừa – 1X, 12 – C – 1X, 20 – PH – 1X, 28 – A –1X, 29 – A – 1X…) ở bể Nam Côn Sơn gặp đá móng không đồng nhất bao gồm: granit,granodiorit, diorite và đá biến chất, tuổi của các thành tạo này có thể là Jura muộn –Creta

Nằm không chỉnh hợp trên móng không đồng nhất là lớp phủ trầm tích Plaeogen – Đệ

Tứ có chiều dày biến đổi từ hàng trăm đến hàng nghìn mét

III.1.2 Các thành tạo Kainozoi

Phần dưới gồm cát kết hạt mịn đến thô, đôi khi rấ t thô hoặc sạn hết Cát kết chứa cuội

và cuội kết màu xám, xám phớt nâu, nâu đỏ, chứa các mảnh vụ than hoặc các lớp kẹpthan Ở một số giếng khoan gặp các lớp đá phun trào: andesit, basalt, diabas nằm xen kẽ(GK 20 – PH – 1X)

Phần giữa gồm chủ yếu là các thành phẩm hạt mịn chiếm ưu thế gồm các tập sét kếtphân lớp dày đến dạng khối, màu xám sẫm, xám đen, xen kẽ ít bột kết, đôi khi phớt nâu đỏhoặc tím đỏ, khá giàu vật chất hữu cơ và vôi xen kẽ các lớp sét kết chứa than

Trang 26

Phần trên gồm cát kết hạt nhỏ đến vừ a màu xám tro, xám sáng đôi chỗ có chứaglauconit, trùng lỗ, xen kẽ là bột kết, sét kết màu xám tro, xám xanh hoặc nâu đỏ Sét kếtcủa hạ tầng Cau phân lớp dày hoặc dạng khối, rắn chắc Ở phần dưới tại những vùng bịchôn vùi sâu khoáng vật sét bị biến đổi mạnh, một phần bị kết tinh Sét hệ tầng nàythường chứa vật chất hữu cơ nên được đánh giá là tầng sinh dầu khí, đồng thời nhiều nơicũng được xem là tầng chắn tốt.

Cát kết của hệ tầng này có hạt mịn đến nhỏ (ở phần trên) hoặc hạt vừa đến thô, đôi khirất thô (ở phần dưới), độ lựa chọn kém đến trung bình, hạt bán tròn cạnh đến góc cạnh.Đôi khi trong cát kết có chứa mảnh đá vụ biến mất và magma của các thành tạo móngtrước Kainozoi

Các tập cát kết của hạ tầng Cau có khả năng chứa trung bình Tuy nhiên, chất lượng đáchứa biến đổi mạnh theo chiều sâu và theo khu vực tùy thuộc môi trường trầm tích vàmức độ biến đổi thứ sinh

Đặc điểm trầm tích nêu trên chứng tỏ hệ tầng Cau được hình thành trong giai đoạn đầutạo bể Ở thời kỳ đầu, phát triển trầm tích tướng lục địa bao gồm các thành tạo lũ tích xentrầm tích đầm hồ, vũng vịnh, nhiều khu vực xảy ra các hoạt động núi lửa tạo nên một sốlớp phun trào andesit, basalt, diabas và tuf Vào giai đoạn sau trầm lắng các thành tạo có

xu hướng mịn dần, đôi nơi cát kết có chứa glauconit và hóa thạch biển Trầm tích đượclắng đọng trong môi trường tâm giác châu, vũng vịnh đến biển ven bờ

Hệ tầng Cau phủ không chỉnh hợp trên móng trước Đệ Tam và được định tuổi làOligoxen dựa vào bào tử phấn hoa đới Florshuetza Tribolata và phụ đới Cicatricosisporite dorogensis Ly copdium neogencius.

có những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều hạt vụn hoặc đá vôi màu trắng xen kẽ trong hệtầng Tỷ lệ cát/sét trong toàn bộ mặt cắt gần tư ơng đương nhau, tuy nhiên về phía Đông

Trang 27

gần nguồn cung cấp vật liệu Cát kết hạt nhỏ đến hạt vừa, đôi khi hạt thô (ở phần dưới látcắt) có độ lựa chọn và mài tròn tốt Đá gắn kết tốt, có chứa nhiều glauconit và hóa thạchsinh vật biển, đặt biệt phong phú trùng lỗ.

Các trầm tích kể trên hầu như mới bị biến đổi thứ sinh ở mức độ thấp, phần lớn vào giaiđoạn katagenes sớm Vì vậy, đặc tính thấm và chứa nguyên sinh của đá c hưa hoặc rất ít bịảnh hưởng Một số tập cát kết của hệ tầng được coi là tầng chứa trung bình đến tốt với độrỗng thay đổi từ 17 – 23% và độ ẩm vài chục mD đến vài trăm mD

Sét kết ngoài thành phần khoáng vật chính là 2 nhóm hydromica và kaolimit, còn chứamột lượng đáng kể (5 – 10%) nhóm khoáng vật hỗn hợp của montmorilonit và hydromica

có tính trương nở mạnh, do vậy chất lượng chắn có phần tốt hơn

Trầm tích hệ tầng Dừa được thành tạo trong điều kiện địa hình cổ gần như bằng phẳnghoặc có phân cắt không đ áng kể Chính trong điều kiện nên thành phấn lát cắt khá đồngnhất trong toàn vùng Trầm tích của hệ tầng được thành tạo trong môi trường từ tam giácchâu tới biển nông và biển nông ven bờ Chiều dày của hệ tầng Dừa thay đổi từ 20 –800m, cá biệt có nơi dà y tới 1.000m

Hệ tầng Dừa nằm phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Cau

Tuổi Mioxen sớm của hệ tầng Dừa được xác định dựa vào Foram đới N6 – N8 (theoMartini, 1971) Hệ tầng có thể tương đương với phần chính của hệ tầng Barat và mộtphần của hệ tầng Arang (Agi p, 1980) thuộc trũng Đông Natuna

Trang 28

Các trầm tích lục nguyên, lục nguyên chứa vôi phát triển mạnh dần về phía rìa Bắc vàTây – Tây Nam của bể Trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu mới bị biến đổi thứ sinh

ở giai đoạn katagenes sớm nên các tập cát kết có khả năng chứa vào loại tốt

Đá cacbonat phát triển khá rộng rãi tại các vùng nông ở trung tâm bể, đặc biệt tại các

lô phía Đông của bể: các lô 04, 05, 06… Đá có màu trắng, trắng sữa, dạng khối, chứaphong phú san hô và các hóa thạch động vật khác, có lẽ đã được thành tạo trong môitrường biển mở của thềm lục địa Trong tập đá cacbonat còn gặp xen kẹp các lớp đá vôidolomit hoặc dolomite hạt nhỏ

Khả năng chứa của tập đá cacbonat đã được xác định thuộc loại tốt tới rất tốt với độrỗng trung bình thay đổi từ 10 – 35%, kiểu độ rỗng chủ yếu là độ rỗng giữa hạt (do quátrình dolomite hóa) và độ rỗng hang hốc (do hòa tan, rửa lũa các khoáng vật cacbonat).Ngoài sự khác biệt về các đới cổ sinh thì mức độ tái kết tinh và dolomite hóa của đácacbonat của hệ tầng Thông – Mãng Cầu mạnh hơn, đây cũng là đặc điểm để phân biệt

nó với hệ tầng Nam Côn Sơn nằm trên Trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu đượcthành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ đến rìa trước châu thổ chủ yếu ở phíaTây, còn ở phần trung tâm và phía Đông của bể chủ yếu là biển nông trong thềm đến giữathềm

Chiều dày trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu thay đổi từ vài chục mét đến vàitrăm mét

Hệ tầng Thông – Mãng Cầu nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Dừa

Tuổi Mioxen giữa được xác định dựa vào Foram đới N9 – N15, tảo cacbonat đới NN5

– NN9 và bào tử phấn hoa phụ đới Florschuetzia Trilobata ở phần trên Hệ tầng Arang và

một phần hệ tầng Terumbu (Agip 1980) ở trũng Đông Natuna

Phụ thống Mioxen trên

Hệ tầng Nam Côn Sơn (N13– ncs)

Hệ tầng Nam Côn Sơn phân bố rộng rãi với tướng đã thay đổi mạnh trên các khu vựckhác nhau Ở rìa phía Bắc và Tây – Tây Nam trầm tích chủ yếu là lục nguyên gồm sétkết, sét vôi màu xám lục đến xám xanh, gắn kết yếu xen kẽ các lớp cát – bột kết chứa vôi,đôi khi gặp một số thấu kính hoặc những lớp đá vôi mỏng chưa nhiều mảnh vụn lụcnguyên Cát kết có độ lựa chọn và mài tròn tốt, chứa hóa thạch động vật biển và

Trang 29

glauconit Ở vùng trung tâm bể mặt cắt gồm các trầm tích lục nguyên và cacbonat xen kẽ.Nhưng tại một số vùng nâng ở phía Đông, Đông Nam bể đá cacbonat lại chiếm ưu thếtrong mặt cắt của hệ tầng.

Hệ tầng Nam Côn Sơn có bề dày 200 – 600m và nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầngThông – Mãng Cầu Theo đặc điểm trầm tích và cổ sinh thì hệ tầng Nam Côn Sơn đượchình thành trong môi trường biển nông thuộc đới trong của thềm ở khu vực phía Tây vàthuộc đới giữa – ngoài thềm ở khu vực phía Đông

Tuổi Mioxen muộn của hệ tầng Nam Côn Sơn được xác định dựa vào Foram đới N16

– N18, tảo cacbonat đới NN10 – NN11 và bào tử phấn hoa đới Florschuetzia meridionals, hệ tầng tương đương với phần trên của hệ tầng Terumbu (Agip 1980) ở

Tuổi Plioxen được xác định dựa vào Foram đới N19 – N21, tảo cacbonat đới NN12 –

NN18 và bào tử phấn hoa đới Dacrydium, hệ tầng tương đương với tầng Muda của Agip

(1980)

Trầm tích Đệ Tứ bao gồm cát gắn kết yếu, xen kẽ với sét và bùn chứa nhiều di tíchsinh vật biển Tuổi Đệ Tứ được xác định dựa vào Foram đới N22 – N23, tảo cacbonat

NN19 – NN21 và bào tử phấn hoa đới Phyllocladus.

Sự hình thành trầm tích của hệ tầng Biển Đông liên quan tới giai đoạn biển tiếnPlioxen, trong môi trường biển nông ven bờ, biển nông đến biển sâu

Hệ tầng Biển Đông có bề dày trầm tích thay đổi rất lớn từ vài trăm mét đến vài nghìnmét, nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Nam Côn Sơn

Trang 30

Hình II.3 Cột địa tầng tổng hợp bể Nam Côn Sơn

Trang 31

III.2 Cấu kiến tạo

III.2.1 Vị trí, giới hạn bể Nam Côn Sơn

Bể Nam Côn Sơn phát triển chồng lên các cấu trúc của nền Indochina bị hoạt hóa

do kiến tạo mạnh mẽ trong Phanerozoi và hoạt động hóa magma trong Mesozoi muộn.Cộng ứng với quá trình tách giãn đáy biển rìa vào thời Oligoxen với trục tách giãn pháttriển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Quá trình tách, giãn đáy Biển Đông đã đẩy rời xahai khối vi lục địa Hoàng Sa, Trường Sa và kiến sinh khá hủy (Taphrogeny) trên vùngthềm lục địa phía Nam, từ đó phát triển các bể trầm tích Kainozoi tương ứng Bể NamCôn Sơn với hai trũng sâu: trũng Bắc và trũng Trung Tâm có hướng trục sụt lún cùnghướng trục giãn đáy Biển Đông và nằm phù hợp trực tiếp trên phương kéo dài của trụcgiãn đáy Biển Đông là bằng chứng của sự ảnh hưởng này

Bể Nam Côn Sơn là bể không được khép kín, nó chỉ được giới hạn về phía TâyBắc bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây và phía Nam là đới nâng Khorat – Natuna Còn ranhrới phía Đông Bắc là bể Phú Khánh và phía Đông là bể Tư Chính – Vũng Mây vẫn chưađược xác định

Ở phía Đông bể Nam Côn Sơn tồn tại hệ đứt gãy sâu được Ngô Thường San (năm1980) gọi là đứt gãy kinh tuyến 1900 Đứt gãy này được phát triển trên các tài liệu địachấn ở thềm lục địa miền Trung và vùng biển Phan Rang Tại khu vực nghiên cứu, đứtgãy này đóng vai trò ngăn cách giữa thềm và sườn l ục địa hiện đại Phần đứt gãy kéo dàixuống phía Nam còn chưa đủ tài liệu khẳng định, song có lẽ nó còn tiếp tục phát triển rồinhập vào các hệ đứt gãy chờm nghịch Bắc Palawan

Đới nâng Côn Sơn có dạng một phức nếp lồi phát triển kéo dài theo phương ĐôngBắc – Tây Nam Ở phía Tây Nam được gắn liền với đới nâng Khorat – Natuna, nhô cao

và lộ ra ở đảo Côn Sơn, sau đó chìm dần ở phạm vi các lô 02, 03 và rồi lại nâng cao ở CùLao Dung (đới nâng Phú Quý) Đới nâng Côn Sơn chủ yếu cấu tạo bởi các đá xâm nhập

và phun trào trung tính, axit thuộc đá núi lửa rìa Đông lục địa châu Á tuổi Mesozoi muộn

Đới nâng Khorat – Natuna kéo dài từ Thái Lan qua Tây Nam Việt Nam Borneotheo hướng Tây Bắc – Đông Nam, và là một bộ phận của lục địa Sunda cổ Đới nângđược cấu thành bởi tập hợp các thành tạo lục nguyên tuổi Cacbon – Pecmi, Jura – Creta

và các đá biến chất Paleozoi, Mesozoi cũng như các đá magma axit – trung tính tuổiKainozoi, nằm trong đai núi lửa miền Đông Á

Trang 32

III.2.2 Các đơn vị cấu trúc

Trên cơ sở các thông số về chiều dày, thành phần và sự phân bố các thành tạo trầmtích cũng như hệ thống đứt, cấu trúc của bể Nam Côn Sơn được phân chia thành một sốđơn vị sau:

III.2.2.1 Đới phân dị phía Tây (C)

Đới phân dị phía Tây bể trên các lô 27, 28, 29 và nửa phần phía Tây của các lô 19,

20, 21, 22 Ranh giới phía Đông của đới được lấy theo hệ đứt gãy Đồng Nai Đặc trưng cấutrúc của đới là sự sụt nghiêng khu vực về phía Đông theo kiểu xếp chồng do kết quả hoạtđộng đứt gãy – khối phát triển theo hướng Bắc – Nam, tạo thành các trũng hẹp sâu ở cánhTây của các đứt gãy, đặc biệt là đứt gãy lớn đi kèm các dải nâng Dựa vào đặc điểm cấu tạocủa móng, đới phân dị phía Tây được phân thành hai đơn vị (phụ đới) có đặc trưng cấu trúctương đối khác nhau, ranh rới phân chia là đứt gãy sông Hậu

Phụ đới rìa Tây (C1)

Phụ đới này phát triển ở cánh Tây đứt gãy Hậu Giang, tiếp giáp trực tiếp với đớinâng Khorat – Natuna phương á kinh tuyến Địa hình móng trước Kainozoi khá bình ổn,tạo đơn nghiêng, đổ dần về phía Đông Trong các trũng h ẹp sâu kề đứt gãy Hậu Giang cókhả năng tồn tại đầy đủ lát cắt trầm tích Kainozoi với chiều dày khoảng 3.500 – 4.000m

Phụ đới phân dị phía Tây (C2)

Phụ đới phân dị phía Tây, nằm giữa hai đứt gãy Hậu Giang và Đồng Nai Hoạtđộng đứt gãy ở đây thể hiện mạn h hơn ở phụ đới rìa Tây Ngoài các đứt gãy theo phươngkinh tuyến chiếm ưu thế còn phát triển các hệ đứt gãy theo phương Đông Bắc – TâyNam, Đông – Tây Địa hình móng phân dị phức tạp Quá trình sụt lún, nâng lên dạngkhối và phân dị manh mẽ Phụ đới này g ồm các trũng hẹp sâu và các dải nâng xen kẽ,trũng sâu nhất đạt 6000m Ở nửa phía Đông của phụ đới có mặt đầy đủ các trầm tích củaphức hệ cấu trúc lớp phủ, ngoại trừ trên dải nâng các cấu tạo 28z , 29a ở cánh Đông đứtgãy Hậu Giang vắng mặt trầm tích Oligoxen và Mioxen dưới

III.2.2.2 Phụ đới phân dị chuyển tiếp (B)

Đới này có ranh giới phía Tây là đứt gãy Đông Nai, phía Đông và Đông Bắc là hệđứt gãy Hồng – Tây Mãng Cầu được lấy theo đường thẳng sâu móng 1.000m của đớinâng Côn Sơn Ranh giới phía Nam là khối móng nhô cao (phần cuối của đới nâng

Trang 33

Natuna) với độ sâu 1.000 – 1.500 m Đới mang đặc tính cấu trúc chuyển tiếp từ đới phân

dị phía Tây kéo sang phía Đông và từ đới nâng Côn Sơn kéo xuống phía Nam Đới bịchia cắt bởi hệ đứt gãy có phương Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam và Đông – Tây Địahình móng phân dị thể hiện tính sụt lún dạng bậc, sâu dần từ đới nâng Côn Sơn về phíaĐông Nam và từ phía Nam (cận Natuna) lên phía Bắc, nơi sâu nhất thuộc vùng tiếp nốivới các lô 11 – 2 với 12 – W (khoảng 7.000m) Đới phân dị chuyển tiếp được chía thànhhai đơn vị cấu trúc (phụ đới sau):

Phụ đới phân dị phía Bắc (B1)

Đây là phần phát triển dọc rìa Đông Nam của đới nâng Côn Sơn, với hệ đứt gãy

ưu thế có phương Đông Bắc – Tây Nam và á kinh tuyến Nhìn chung, các đ ứt gãy có biên

độ tăng dần theo vị trí từ Tây sang Đông (từ vài trăm mét đến 1000 – 2000 m ) Địa hìnhmóng có dạng bậc thang, chìm sâu nhanh về phía Đông Nam, sâu nhất 6000 m Phủ trênmóng chủ yếu là các trầm tích Miocene đến Đệ Tứ Các trầm tích Oligoxe n có bề dàymỏng và vắng mặt về phía Tây, Tây Bắc của phụ đới, nói chung bị vát mỏng nhanh theohướng từ Đông sang Tây và Đông Nam lên Tây Bắc Trên phụ đới này đã phát hiện cáccấu trúc vòm kề đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam và thường bị đứt gãy phân cắ tthành các khối

Phần Nam của phụ đới có mặt một số cấu tạo hướng á vĩ tuyến Địa hình móng thểhiện đặc tính sụt lún từ từ theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam

Phụ đới cận Natuna (B2)

Đặc trưng của phụ đới cận Natuna là cấu trúc dạng khối, chiều sâu của mặt móngkhoảng 5.000 – 5.500 m Tại đây phát triển hai hệ thống đứt gãy á kinh tuyến và á vĩtuyến Trong phụ đới này đã phát hiện nhiều cấu trúc vòm

III.2.2.3 Đới sụt phía Đông (A)

Gồm diện tích rộng lớn ở trung tâm và phần Đông bể Nam Côn Sơn, với đặc tínhkiến tạo sụt lún, đứt gãy hoạt động nhiều pha chiếm ưu thế Địa hình móng phân dị mạnhvới chiều sâu thay đổi từ 2.500m trên phụ đới nâng Mãng Cầu đến hơn 1.200m ở trungtâm của trũng sâu Mặt khác ở trung tâm các trũng sâu, đặc trưng cấu trúc của móng chưađược xác định Đới sụt phía Đông được phân thành 5 đơn vị cấu trúc (phụ đới) sau:

Trang 34

Phụ đới Trũng Bắc (A1)

Phụ đới trũng Bắc, nằm giữa phụ đới nâng Mãng Cầu ở phía Nam và phụ đới phân

dị Bắc ở phía Tây Nó phát triển như một trũng giữa núi tới cuối Mioxen giữa – đầuMioxen muộn Ranh giới phía Đông của phụ đới chưa được xác định rõ Phụ đới nàyđược đặc trưng bởi phương cấu trúc và đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam có độ dài từ vàitrăm đến hơn 1.000m Các đứt gãy đã chia cắt móng mạnh mẽ và tạo địa hình không cânxứng, dốc đứng ở cánh Nam và Tây Nam, thoải dần cánh Bắc – Tây Bắc Bề dày trầmtích Kainozoi thay đổi từ 4.000 – 10.000m và có mặt đầy đủ các trầm tích Eoxen –Oligoxen đến Đệ Tứ Trên phần rìa Tây Bắc của phụ đới trũng này phát hiện được cáccấu trúc vòm nâng kề đứt gãy, còn ở phía Đông ngoài các vòm kề áp đứt gãy còn pháthiện được một số nâng dạng vòm Các cấu trúc vòm nâng đều có độ sâu chô vùi lớn

Phụ đới nâng Mãng Cầu (A2)

Phụ đới nâng Mãng Cầu gồm các lô 04 – 2, 04 – 3, một phần các lô 05 – 1a, 10 và

11 – 1 Phụ đới nâng Mãng Cầu phát triển kéo dài hướng Đông Bắc – Tây Nam dọc hệthống đứt gãy cùng phương ở phía Bắc Trong quá trình tiến hóa phụ đới bị chia cắt thànhnhiều khối bởi đứt gãy chủ yếu có phương Đông Bắc – Tây Nam và á kinh tuyến Địahình móng bị phân dị mạnh, biến đổi từ 2.500m ở phía Tây đến 7.000 m ở phần rìa Đôngphụ đới Thành tạo móng chủ yếu là các thành tạo Granit, Granodiorit tuổi Mesozoimuộn Nhiều cấu tạo vòm, bán vòm và thành tạo cacbonat phát tri ển kế thừa trên các khốimóng ở đây

Trong quá trình phát triển địa chất từ Eoxen đến Mioxen, phụ đới nâng Mãng Cầuđóng vai trò như một dải nâng giữa trũng, ngăn cách giữa hai trũng lớn nhất ở bểNamCôn Sơn là phụ đới trũng Bắc và phụ đới trũng Trung tâ m Nhưng từ Plioxen đến Đệ

Tứ, nó tham gia vào quá trình lún chìm khu vực chung của bể - giai đoạn phát triển thềmlục địa hiện đại

Phụ đới trũng Trung Tâm (A3)

Phụ đới này nằm giữa hai phụ đới: phụ đới nâng Dừa (ở phía Nam) và phụ đớinâng Mãng Cầu (ở phía Bắc), chiếm diện tích rộng lớn gồm các lô 05 – 1, 05 – 2, 05 – 3

và một phần các lô 11, 12 – E, 06 Ranh giới phía Đông còn chưa đủ tài liệu để xác định

cụ thể

Trang 35

Phụ đới trũng Trung Tâm được phát triển chủ yếu theo hướng Đông – Đông Bắc,

mở rộng về phía Đông, thu hẹp dần về Tây Theo hướng từ Tây sang Đông, trũng có xuhướng chuyển trục lún chìm từ á vĩ tuyến sang á kinh tuyến Phụ đới trũng Trung Tâm có

bề dày trầm tích Kainozoi dày từ 5.000 – 14.000m và có đầy đủ các trầm tích từ Eoxen –Oligoxen đến Đệ Tứ Trên phụ đới này đã phát hiện được nhiều cấu trúc vòm, vòm kềđứt gãy song độ sâu chôn vùi của các cấu trúc này khá lớn Ngoài ra, tồn tại nhiều cấutrúc dạng khối đứt gãy, dạng vòm cuộn và dạng hình hoa

Phụ đới nâng Dừa (A4)

Phụ đới nâng Dừa giữ vai trò ngăn cách giữa phụ đới trũng Trung Tâm và phụ đớitrũng Nam, phát triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Trên phụ đới này phát hiệnnhiều cấu trúc vòm nâng liên quan đến thành tạo cacbonat

Phụ đới trũng Nam (A5)

Nằm ở phía Nam – Đông Nam bể Nam Côn Sơn thuộc diện tích các lô 06, 07 , 12– E và 13, phía Tây tiếp giáp với phụ đới cận Natuna Ranh giới phía Đông chưa xác định

củ thể, song có lẽ được thông với trũng phía Tây bể Sarawak Chiều sâu của móng thayđổi từ 4.000 đến 6.000m

Trang 36

Hình III.4 Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơ n

Trang 37

III.2.3 Phân tầng cấu trúc

Các thành tạo địa chất bể Nam Côn Sơn được phân ra làm hai tầng cấu trúc chính:Tầng cấu trúc móng và Tầng cấu trúc lớp phủ

III.2.3.1 Tầng cấu trúc móng

Gồm toàn bộ các thành tạo trước Kainozoi và tạo nên móng kết tính nằm dưới lớpphủ trầm tích Kainozoi của bể Nam Côn Sơn Bể Nam Côn Sơn phát triển trên một bềmặt móng không đồng nhất bị biến dị mạnh và các đứt gãy phân cách mạnh mẽ tạo nêncác khối nâng, sụt ở các mức độ khác nhau Thành phần vật chất ở móng bao gồm cácthành tạo trầm tích magma tuổi trước Đệ Tam bị biến chất, biến vị mạnh mẽ Trong thànhphần móng thấy có sự tham gia đáng kể của các thành tạo magma, xâm nhập tuổiMesozoi muộn rìa Đông lục địa châu Á

Phụ tầng cấu trúc giữa

Gồm toàn bộ trầm tích tuổi Mioxen của các điệp Dừa (N11), Mãng Cầu – Thông(N12) và Nam Côn Sơn (N13) Phần dưới của phụ tầng gồm chủ yếu các trầm tích đượcthành tạo trong điều kiện ven biển Phần giữa gồm các trầm tích mảnh vụn – vôi đượcthành tạo trong điều kiện ven biển Các hoạt động uốn nếp, đứt gãy giảm dần từ dưới lên và

Trang 38

gần như chấm dứt hẳn trong trầm tích Mioxen thượng Các đặc điểm trầm tích của phụtầng này phản ánh điều kiện kiến tạo sụt võng kế thừa giai đoạn Paleogen Phụ tầng cấutrúc giữa phân bố rộng rãi với quy mô lớn mở rộng dần từ dưới lên trên và chỉ vắng mặt ởrìa bể và phần trên đới phân dị bắc với bề dày biến đổi từ vài trăm mét trên các đới nâng vàvùng ven rìa đến 3.000m ở các trũng sâu Ranh giới trên của tầng cấu trúc này là bề mặt bấtchỉnh hợp khu vực giữa Mioxen và Plioxen.

Phụ tầng cấu trúc trên

Gồm toàn bộ thành tạo trầm tích điệp Biển Đông (N2 – Q) Phụ tầng cấu trúc nàycấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên và cacbonat tướng biển – biển khơi với bềdày tăng dần về phía Đông Thế nằm của các lớp trầm tích thoải nghiêng dần về Đông vàhầu như không bị ảnh hưởng của các hoạt động đứt gãy, uốn nếp đặc trưng cho kiểu pháttriển thềm lục địa Ở phần Đông bể Nam Côn Sơn phát triển các dạng nêm lấn đặc trưngcho kiểu phát triển của mép thềm lục địa và sườn lục địa

III.3 Hệ thống đứt gãy

III.3.1 Hệ thống đứt gãy theo phương Bắc – Nam (á kinh tuyến)

Hệ thống đứt gãy này tập trung trên đới phân dị Tây, phụ đới nâng cận Natuna.Các đứt gãy thuộc hệ thống này có chiều dài lớn, biên độ thay đổi từ 200 – 1.000m, một

số đứt gãy có biên độ đạt tới 2.000 – 4.000 m Dọc các đứt gãy phát triển các trũng sâuhẹp ở các cấu tạo bán lồi kề đứt gãy Hệ thống đứt gãy theo phương Bắc – Nam gồm cácđứt gãy sau:

III.3.1.1 Đứt gãy Đồng Nai

Phát triển dọc theo lô từ 19, 20, 21, 22 Đứt gãy có mặt trượt đổ về phía Tây, biên

độ dịch chuyển thay đổi lớn từ 200 – 4.000m Trên phạm vi lô 21 và lô 22, dọc theo đứtgãy phát triển các trũng hẹp sâu đến 6.000m và các cấu tạo bán lồi đứt gãy cùng phư ơng.Đứt gãy là ranh giới phân chia phía Đôn g giữa đới phân dị Tây và các đới khác của bể

.III.3.1.2 Đứt gãy Hậu Giang

Phát triển dọc các lô 27, 28, 29 có mặt trượt đổ về phía Tây, biên độ dịch chuyểnbiến đổi lớn từ vài trăm mét đến 2.000 – 2.500m Đứt gãy này là ranh giới phía Đông củaphụ đới rìa phía Tây

Trang 39

III.3.1.3 Đứt gãy Hồng

Phát triển dọc các lô 12, 13, 14 Đứt gãy có mặt trượt đổ về phía Đông, biên độ dịchchuyển thay đổi từ vài trăm mét đến 2.000m ở vùng cấu tạo Hồng Dọc đứt gãy này pháttriển các cấu tạo bán lồi

Nói chung, các đứt gãy thuộc phương Bắc – Nam đều xuất phát từ móng hoạt độngmạnh Sau trầm tích ở Paleogen giảm dần mức độ hoạt động và đa số đồng trầm tích.Trong Mioxen chỉ có một số ít đứt gãy phát triển trên Mioxen thượng

III.3.2 Hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắ c – Tây Nam

Hệ thống đứt gãy này phân bố tập trung trên đới phân dị Bắc, phụ đới trũng Bắcđặc trưng cho các đới cấu trúc này Các đứt gãy thuộc hệ thống này có chiều dài nhỏ hơn

so với hệ thống đứt gãy Bắc – Nam ( á kinh tuyến), biên độ biến đổi lớn dọc theo phươngkéo dài của đứt gãy từ vài trăm mét đến 1.000m Trên đới phân dị Bắc từ 1.000 – 3.000m.Trong phụ đới trũng Bắc và phần giáp ranh với đới phân dị Bắc, các đứt gãy này chủ yếu

có mặt trượt đổ về Đông Nam, tạo nên sụt bậc nhanh từ đới nâng Côn Sơ n qua phân đớiphân dị Bắc Dọc theo các đứt gãy này phát triển nhiều cấu tạo bán lồi kề đứt gãy kéo dàicùng phương

Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam có lịch sử phát triển từ trướcOligoxen đến hết Mioxen

III.3.3 Hệ thống đứt gãy phương Đông Tây và á Đông Tây

Hệ thống đứt gãy này phát triển không phổ biến, chiều dài không lớn, phân bốkhông tập trung Song hệ thống đứt gãy này tồn tại từ trước Oligoxen và kết thúc hoạtđộng trong Mioxen sớm – giữa Hệ thống đứt gãy này gồm các đứt gãy sau:

III.3.3.1 Đứt gãy rìa Bắc phụ đới nâng Mãng Cầu

Là ranh giới giữa phụ đới này và phụ đới trũng Bắc, biên độ dịch chuyển biến đổi

từ 2.000 – 4.000m Đứt gãy ngăn cách phụ đới nâng Dừa và cận Natuna có biên độ biếnđổi từ 500 – 1.000m Dọc theo cánh bắc (cánh nâng) của đứt gãy này, phụ đới nâng Dừađzược thành tạo phát triển và kéo dài cùng phương với đứt gãy

Trang 40

III.3.3.2 Các đứt gãy ở phía Nam

Các đứt gãy này cũng đóng vai trò quan trọng cùng với các đứt gãy phương Bắc –Nam tạo nên một vùng nâng giữa trũng dạng khối đứt gãy với các loạt cấu tạo ở lô 05 –

A, 05 – D Hệ thống đứt gãy Đông – Tây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dầukhí ở các lô 05, 10, 11 và 12

III.4 Lịch sử phát triển của địa chất

Lịch sử phát triển địa chất bể Nam Côn Sơn g ắn liền với quá trình tách giãn BiểnĐông và có thể được chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn trước tách giãn (Paleocen –Eoxen), giai đoạn đồng tách giãn (Oligoxen), giai đoạn sau tách giãn (Mioxen sớm – ĐệTứ)

III.4.1 Giai đoạn trước tạo rift (Paleox en – Eoxen)

Trong giai đoạn này chế độ kiến tạo toàn khu vực nhìn chung bình ổn, xảy ra quátrình bào mòn và san bằng địa hình cổ, tuy nhiên một đôi nơi vẫn còn có thể tồn tạinhững trũng giữa núi Ở phần trung tâm của bể có khả năng tồn tại các thành tạo molas,vụn núi lửa có tuổi Eoxen như đã bắt gặp trên lục địa

III.4.2 Giai đoạn đồng tạo rift (Oligoxen)

Do đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp nên còn tồn tại những quan điểm khácnhau về giai đoạn đồng tạo rift của bể Nam Côn Sơn

Đây là giai đoạn chính thành tạo bể gắn liền với giãn đáy Biển Đông Sự mở rộngcủa Biển Đông về phía Đông cùng với hoạt động tích cực của hệ thống đứt gãy Đông Bắc– Tây Nam đã làm xuất hiện địa hào trung tâm của bể kéo dài theo hướng Đông Bắc –Tây Nam và dọc theo các đứt gãy này đã có phun trào hoạt động Các thành tạo trầm tíchOligoxen gồm các trầm tích vụn, chủ yếu thành tạo trong các môi trường đầm hồ và đớinước lợ ven bờ (brackish littoral zone) với các tập sét kết, bột kết dày xen kẽ cát kết hạtmịn và môi trường đồ ng bằng châu thổ thấp (lower delta plain) gồm các kết hạt mịn, bộtkết, sét kết với các lớp than mỏng Pha kiến tạo nâng vào cuối Oligoxen đã chấm dứt giaiđoạn này và làm thay đổi bình đồ cấu trúc bể, hình thành bất chỉnh hợp khu vực cuốiOligoxen – đầu Mioxen

Ngày đăng: 14/10/2014, 08:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình I.1 Sơ ồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơ n - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh I.1 Sơ ồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơ n (Trang 13)
Hình I.2 Sơ ồ vị trí lô 07/03 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh I.2 Sơ ồ vị trí lô 07/03 (Trang 14)
Hình II.3 Cột địa tầng tổng hợp bể Nam Côn Sơ n - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh II.3 Cột địa tầng tổng hợp bể Nam Côn Sơ n (Trang 30)
Hình III.4 Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơ n - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh III.4 Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơ n (Trang 36)
Hình IV.5 Biểu đồ môi trường lắng đọng v à phân hủy VCHC trầm tích Mioxen - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IV.5 Biểu đồ môi trường lắng đọng v à phân hủy VCHC trầm tích Mioxen (Trang 45)
Hình IV.6: Biểu đồ môi trường lắng đọ ng và phân hủy VCHC trầm tích Oligoxen - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IV.6: Biểu đồ môi trường lắng đọ ng và phân hủy VCHC trầm tích Oligoxen (Trang 46)
Hình IV.7: Dạng VCHC và sự tiến hóa nhiệt trên biểu đồ quan hệ HI/T max - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IV.7: Dạng VCHC và sự tiến hóa nhiệt trên biểu đồ quan hệ HI/T max (Trang 48)
Hình IV.8 Bi ểu đồ lịch sử chôn v ùi trầm tích - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IV.8 Bi ểu đồ lịch sử chôn v ùi trầm tích (Trang 49)
Hình IV.9 Mặt cắt mức độ trưởng thành VCHC qua các GK theo hướng TB - - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IV.9 Mặt cắt mức độ trưởng thành VCHC qua các GK theo hướng TB - (Trang 50)
Hình IV.10 Mặt cắt mức độ trưởng th ành VCHC qua các GK theo hướng Đông - - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IV.10 Mặt cắt mức độ trưởng th ành VCHC qua các GK theo hướng Đông - (Trang 51)
Hình VII.11 Mặt cắt đại chấn Tây Bắc – Đông Nam qua cấu tạo B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.11 Mặt cắt đại chấn Tây Bắc – Đông Nam qua cấu tạo B0 (Trang 68)
Hình VIII. 12 Mặt cắt địa chấn Đông Bắc – Tây Nam - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VIII. 12 Mặt cắt địa chấn Đông Bắc – Tây Nam (Trang 69)
Hình VII.13  Bản đồ cấu tạo nóc hệ tầng Dừa B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.13 Bản đồ cấu tạo nóc hệ tầng Dừa B0 (Trang 70)
Hình IX.15 B ản đồ nóc hệ tầng Cau B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IX.15 B ản đồ nóc hệ tầng Cau B0 (Trang 71)
Hình VI.15 Bản đồ đáy hệ tầng Cau B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VI.15 Bản đồ đáy hệ tầng Cau B0 (Trang 72)
Hình VII.16 Bản đồ cấu tạo v à mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B1 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.16 Bản đồ cấu tạo v à mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B1 (Trang 73)
Hình VII.17 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B 2 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.17 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B 2 (Trang 74)
Hình VII.18 Bản đồ cấu tạo và mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B3 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.18 Bản đồ cấu tạo và mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B3 (Trang 75)
Hình VII.19 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B4 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.19 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B4 (Trang 76)
Hình VII.20 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B5 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.20 Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo B5 (Trang 77)
Hình VII.21 Sơ ồ vị trí các cấu tạo - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VII.21 Sơ ồ vị trí các cấu tạo (Trang 81)
Hình IX.14 Bản đồ cấu tạo nóc của hệ tầng Cau B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IX.14 Bản đồ cấu tạo nóc của hệ tầng Cau B0 (Trang 83)
Hình IX.15 Bản đồ cấu tạo đáy hệ tầng Cau - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IX.15 Bản đồ cấu tạo đáy hệ tầng Cau (Trang 84)
Hình IX.22 Mặt cắt địa chất theo hướng Đông Bắc - Tây Nam B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IX.22 Mặt cắt địa chất theo hướng Đông Bắc - Tây Nam B0 (Trang 85)
Hình IX.23 Măt cắt địa chất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam B0 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh IX.23 Măt cắt địa chất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam B0 (Trang 86)
Bảng VII.1 Đánh giá cấu tạo theo tài li ệu của  PVEP - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
ng VII.1 Đánh giá cấu tạo theo tài li ệu của PVEP (Trang 92)
Hình VIII.24 Cột địa tầng dự kiến cấu tạo B0 – 1X - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
nh VIII.24 Cột địa tầng dự kiến cấu tạo B0 – 1X (Trang 96)
Bảng VIII.6 Tính toán áp suất phá vỉa - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
ng VIII.6 Tính toán áp suất phá vỉa (Trang 102)
Bảng VIII.8  Khoảng bơm trám xi măng - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO
ng VIII.8 Khoảng bơm trám xi măng (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w