1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng Dầu khí cấu tạo X lô 21 bể Nam Côn Sơn. Tính trữ lượng và thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo triển vọng X

113 640 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 49,67 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 3 1.1.1. Tổng quan bể Nam Côn Sơn và vị trí khu vực nghiên cứu 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn. 4 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và nhân văn 6 1.2.1. Hoạt động sản xuất và giao thông vận tải 6 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 8 1.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn đối với ngành Dầu khí 9 CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11 2.1.Giai đoạn trước năm 1975 11 2.2. Giai đoạn 1976 1988 12 2.3. Giai đoạn 1988 1997 12 2.4. Giai đoạn 1997 nay 13 CHƯƠNG 3. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đặc điểm địa tầng 14 3.1.1. Thành tạo trước Kainozoi. 14 3.1.2. Trầm tích Kainozoi 14 3.2. Lịch sử phát triển địa chất 20 3.2.1. Giai đoạn trước tách giãn (Prerift) (Paleoxen – Eoxen) 20 3.2.2. Giai đoạn đồng tách giãn (Synrift) (Oligoxen – Mioxen sớm) 20 3.2.3. Giai đoạn sau tách giãn (Postrift) (Mioxen giữa – Đệ Tứ) 21 3.3. Cấu trúc kiến tạo khu vực 21 3.3.1. Phân vùng kiến tạo trong khu vực 23 3.3.2. Hệ thống đứt gãy 28 3.4. Hệ thống dầu khí. 30 3.4.1. Đá sinh 31 3.4.2. Đá chứa 37 3.4.3. Đá chắn 43 3.4.4. Bẫy và di chuyển Hydrocacbon 43 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ VÀ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG 46 4.1. Cơ sở tài liệu 46 4.1.1. Tài liệu địa chấn 46 4.1.2. Tài liệu giếng khoan 46 4.1.3. Liên kết các tài liệu địa chấn và tài liệu giếng khoan 46 4.1.4. Đặc tính địa chấn của các tập phản xạ. 49 4.1.5. Bản đồ cấu trúc 51 4.1.6. Bản đồ đẳng dày (Isopacth) 58 4.2. Đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí khu vực nghiên cứu 62 4.3. Cấu tạo triển vọng trong khu vực nghiên cứu 63 CHƯƠNG 5. TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ 67 5.1. Các phương pháp tính trữ lượng. 67 5.2. Phân cấp trữ lượng. 67 5.2.1. Phân cấp trữ lượng theo Liên Xô cũ. 68 5.2.2. Phân cấp trữ lượng theo phương Tây 69 5.3. Tính trữ lượng tầng Mioxen hạ cấu tạo X 71 5.3.1. Công thức tính trữ lượng bằng phương pháp thể tích 71 5.3.2. Tính toán trữ lượng 72 5.3.3. Đánh giá rủi ro của cấu tạo X 73 CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM CHO CẤU TẠO X, LÔ Y, BỂ NAM CÔN SƠN 76 6.1. Mục đích và nhiệm vụ của giếng khoan tìm kiếm 76 6.2. Đối tượng, chiều sâu dự kiến và dự báo địa tầng 76 6.3. Dự báo nhiệt độ và áp suất vỉa 79 6.3.1. Dự báo nhiệt độ vỉa 79 6.3.2. Dự báo áp suất 80 6.4. Dự báo các phức tạp và sự cố có thể xảy ra trong thi công khoan 81 6.5. Tính toán và thiết kế giếng khoan 84 6.5.1. Khái niệm về cấu trúc giếng khoan 84 6.5.2. Cơ sở lựa chọn cấu trúc giếng khoan 85 6.5.3. Lập cấu trúc giếng khoan 85 6.5.4. Lựa chọn phương pháp khoan 89 6.5.5. Bơm trám xi măng 91 6.5.6. Dung dịch khoan 93 6.6. Nghiên cứu địa chất và địa vật lý giếng khoan 95 6.6.1. Chương trình lấy mẫu 95 6.6.2. Nghiên cứu địa vật lý giếng khoan 96 6.7. An toàn lao động và bảo vệ môi trường 99 6.7.1. Công tác an toàn lao động 99 6.7.2. Bảo vệ môi trường lòng đất 100 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103  

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3

1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 3

1.1.1 Tổng quan bể Nam Côn Sơn và vị trí khu vực nghiên cứu 3

1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn 4

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn 6

1.2.1 Hoạt động sản xuất và giao thông vận tải 6

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 8

1.3 Đánh giá các thuận lợi và khó khăn đối với ngành Dầu khí 9

CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11

2.1.Giai đoạn trước năm 1975 11

2.2 Giai đoạn 1976 - 1988 12

2.3 Giai đoạn 1988 - 1997 12

2.4 Giai đoạn 1997 - nay 13

CHƯƠNG 3 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14

3.1 Đặc điểm địa tầng 14

3.1.1 Thành tạo trước Kainozoi 14

3.1.2 Trầm tích Kainozoi 14

3.2 Lịch sử phát triển địa chất 20

3.2.1 Giai đoạn trước tách giãn (Pre-rift) (Paleoxen – Eoxen) 20

3.2.2 Giai đoạn đồng tách giãn (Syn-rift) (Oligoxen – Mioxen sớm) 20

3.2.3 Giai đoạn sau tách giãn (Post-rift) (Mioxen giữa – Đệ Tứ) 21

3.3 Cấu trúc kiến tạo khu vực 21

3.3.1 Phân vùng kiến tạo trong khu vực 23

3.3.2 Hệ thống đứt gãy 28

3.4 Hệ thống dầu khí 30

3.4.1 Đá sinh 31

3.4.2 Đá chứa 37

Trang 4

3.4.3 Đá chắn 43

3.4.4 Bẫy và di chuyển Hydrocacbon 43

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ VÀ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG 46

4.1 Cơ sở tài liệu 46

4.1.1 Tài liệu địa chấn 46

4.1.2 Tài liệu giếng khoan 46

4.1.3 Liên kết các tài liệu địa chấn và tài liệu giếng khoan 46

4.1.4 Đặc tính địa chấn của các tập phản xạ 49

4.1.5 Bản đồ cấu trúc 51

4.1.6 Bản đồ đẳng dày (Isopacth) 58

4.2 Đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí khu vực nghiên cứu 62

4.3 Cấu tạo triển vọng trong khu vực nghiên cứu 63

CHƯƠNG 5 TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ 67

5.1 Các phương pháp tính trữ lượng 67

5.2 Phân cấp trữ lượng 67

5.2.1 Phân cấp trữ lượng theo Liên Xô cũ 68

5.2.2 Phân cấp trữ lượng theo phương Tây 69

5.3 Tính trữ lượng tầng Mioxen hạ cấu tạo X 71

5.3.1 Công thức tính trữ lượng bằng phương pháp thể tích 71

5.3.2 Tính toán trữ lượng 72

5.3.3 Đánh giá rủi ro của cấu tạo X 73

CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM CHO CẤU TẠO X, LÔ Y, BỂ NAM CÔN SƠN 76

6.1 Mục đích và nhiệm vụ của giếng khoan tìm kiếm 76

6.2 Đối tượng, chiều sâu dự kiến và dự báo địa tầng 76

6.3 Dự báo nhiệt độ và áp suất vỉa 79

6.3.1 Dự báo nhiệt độ vỉa 79

6.3.2 Dự báo áp suất 80

6.4 Dự báo các phức tạp và sự cố có thể xảy ra trong thi công khoan 81

6.5 Tính toán và thiết kế giếng khoan 84

6.5.1 Khái niệm về cấu trúc giếng khoan 84

6.5.2 Cơ sở lựa chọn cấu trúc giếng khoan 85

Trang 5

6.5.3 Lập cấu trúc giếng khoan 85

6.5.4 Lựa chọn phương pháp khoan 89

6.5.5 Bơm trám xi măng 91

6.5.6 Dung dịch khoan 93

6.6 Nghiên cứu địa chất và địa vật lý giếng khoan 95

6.6.1 Chương trình lấy mẫu 95

6.6.2 Nghiên cứu địa vật lý giếng khoan 96

6.7 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 99

6.7.1 Công tác an toàn lao động 99

6.7.2 Bảo vệ môi trường lòng đất 100

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các khảo sát địa chấn trước năm 1975 11

Bảng 2.2 Các GK trước năm 1975 ở lô 12 phía Đông khu vực nghiên cứu 11

Bảng 2.3 Các khảo sát địa chấn từ năm 1976 đến năm 1988 12

Bảng 2.4 Các khảo sát địa chấn sau năm 1988 12

Bảng 4.1 Ranh giới nóc các tập xác định trong các giếng khoan khu vực Tây Nam bể Nam Côn Sơn 47

Bảng 5.1 Các thông số tính toán trữ lượng cho tập Mioxen hạ cấu tạo X 73

Bảng 5.2 Kết quả tính toán trữ lượng dầu tại chỗ cho tập trầm tích Mioxen hạ cấu tạo X theo giá trị trung bình 73

Bảng 5.3 Đánh giá hệ số thành công của cấu tạo X 75

Bảng 6.1 Các thông số về nhiệt độ và áp suất vỉa 82

Bảng 6.2 Các thông số về choòng và đường kính ống chống 87

Bảng 6.3 Trọng lượng riêng của hệ dung dịch khoan 95

Bảng 6.4 Tổng hợp các thông số về choòng, ống chống và dung dịch khoan 95

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí giới hạn bể Nam Côn Sơn 3

Hình 1.2 Vị trí khu vực nghiên cứu 4

Hình 3.1 Cột địa tầng tổng hợp Tây Nam bể Nam Côn Sơn 15

Hình 3.2 Liên kết các giếng khoan 28-A-1X, 21-S-1X và 20-PH-1X 16

Hình 3.3 Mặt cắt phục hồi lịch sử tiến hóa bể Nam Côn Sơn (Theo VPI) 22

Hình 3.4 Mô hình quá trình hình thành bể trong giai đoạn Oligocen – Miocen và kiểu bể 23

Hình 3.5 Sơ đồ phân vùng cấu trúc khu vực Tây Nam bể Nam Côn Sơn 24

Hình 3.6 Phân chia vùng kiến tạo T1 và Đ1 26

Hình 3.7 Kiến trúc đơn giản trong vùng kiến tạo T1 26

Hình 3.8 Phân chia vùng kiến tạo Đ1 và Đ2 27

Hình 3.9 Phân chia vùng kiến tạo T2 với Đ2 27

Hình 3.10 Hệ thống đứt gãy bể Nam Côn Sơn 28

Hình 3.11 Hệ thống đứt gãy Bắc-Nam 30

Hình 3.12 Đứt gãy ĐB-TN 30

Hình 3.13 Đứt gãy Đ-T 30

Hình 3.14 Hệ thống dầu khí bể Nam Côn Sơn 31

Hình 3.15 Các thông số địa hóa đá mẹ trong GK 20-PH-1X 32

Hình 3.16 Các thông số địa hoá đá mẹ trong GK 12W-HA-1X 33

Hình 3.17 Tiềm năng sinh dầu khí của trầm tích Oligoxen các giếng khoan lô 12 34 Hình 3.18 Biểu đồ thể hiện môi trường lắng đọng trầm tích Oligoxen lô 12 34

Hình 3.19 Bản đồ trưởng thành VCHC đáy Oligoxen Tây Nam bể Nam Côn Sơn35 Hình 3.20 Mặt cắt mô hình trưởng thành vật chất hữu cơ qua lô 21 36

Hình 3.21 Độ phản xạ Vitrinit theo mô hình lô 20 và 21 36

Trang 8

Hình 3.22 Quan hệ độ rỗng theo chiều sâu trong trầm tích hệ tầng Oligoxen 38

Hình 3.23 Môi trường lắng đọng phổ biến của các vỉa chứa cát kết Oligoxen 38

Hình 3.24 Độ rỗng trong trầm tích Mioxen GK 20-PH-1X 40

Hình 3.25 Độ rỗng trong hệ tầng Dừa cấu tạo 12E-CS-1X 40

Hình 3.26 Đoạn mẫu lõi GK 21-S-1X thuộc Mioxen giữa 41

Hình 4.1 Mặt cắt địa chấn hướng N-B qua GK 21-S-1X 48

Hình 4.2 Mặt cắt địa chấn liên kết giếng khoan 21-S-1X và 20-PH-1X 48

Hình 4.3 Mặt cắt địa chấn liên kết giếng khoan 21-S-1X và 22-TT-1X 49

Hình 4.4 Dị thường biên độ trong Mioxen hạ (lô 21) 51

Hình 4.5 Bản đồ đẳng thời nóc Móng 53

Hình 4.6 Bản đồ đẳng sâu nóc móng 53

Hình 4.7 Bản đồ đẳng thời nóc Oligoxen 54

Hình 4.8 Bản đồ đẳng sâu nóc Oligoxen 54

Hình 4.9 Bản đồ đẳng thời nóc Mioxen hạ 55

Hình 4.10 Bản đồ đẳng sâu nóc Mioxen hạ 55

Hình 4.11 Bản đồ đẳng thời nóc Mioxen trung 56

Hình 4.12 Bản đồ đẳng sâu nóc Mioxen trung 56

Hình 4.13 Bản đồ đẳng thời nóc Mioxen thượng 57

Hình 4.14 Bản đồ đẳng sâu nóc Mioxen thượng 57

Hình 4.15 Bản đồ đẳng dày tập Oligoxen 59

Hình 4.16 Bản đồ đẳng dày tập Mioxen hạ 59

Hình 4.17 Bản đồ đẳng dày tập Mioxen trung 60

Hình 4.18 Bản đồ đẳng dày tập Mioxen thượng 60

Hình 4.19 Mặt cắt địa chấn hướng T – Đ qua lô 21 63

Hình 4.20 Vị trí cấu tạo triển vọng X trong khu vực nghiên cứu 63

Hình 4.21 Mặt cắt địa chấn cắt qua cấu tạo X 64

Trang 9

Hình 4.22 Bản đồ đẳng sâu mặt móng cấu tạo X 64

Hình 4.23 Bản đồ đẳng sâu nóc Oligoxen cấu tạo X 65

Hình 4.24 Bản đồ đẳng sâu nóc Mioxen hạ cấu tạo X 66

Hình 6.1 Vị trí giếng khoan tìm kiếm trên bản đồ cấu tạo 77

Hình 6.2 Mặt cắt theo chiều sâu 78

Hình 6.3 Cấu trúc giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo X 88

Hình 6.4 Thiết đồ địa chất kỹ thuật giếng khoan 98

Trang 10

MỞ ĐẦU

Trong hơn 30 năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã trở thành công nghiệp mũinhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo anninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triểncủa đất nước, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trong khu vực

và trên thế giới Do tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng giá dầu thô cóphần sụt giảm so với những năm trước, tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò to lớn trongphát triển kinh tế

Để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nướctrong thời đại mới, ngành dầu khí ngày càng đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò vàkhai thác dầu khí nhằm gia tăng trữ lượng trên các bể trầm tích trong đó tiềm năngdầu khí cũng như sản lượng khai thác hàng năm của bể trầm tích Nam Côn Sơnđược đánh giá đứng thứ 2 trên thềm lục địa Việt Nam, sau bể trầm tích dầu khí CửuLong Đến nay trong khu vực bể Nam Côn Sơn đã có rất nhiều công trình tổng hợpđánh giá địa chất và tiềm năng dầu khí Sau thời gian thực tập dưới sự giúp đỡ, địnhhướng, chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô trong bộ môn Địa chất Dầu khí và cácanh chị trong Trung tâm Kỹ thuật (PVEP-ITC) nên tôi đã lựa chọn đề tài đồ án tốt

nghiệp là “Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng Dầu khí cấu tạo X

lô 21 bể Nam Côn Sơn Tính trữ lượng và thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo triển vọng X” Bố cục của đồ án bao gồm các chương sau:

Mở đầu

Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, nhân văn khu vực nghiên cứu Chương 2: Lịch sử tìm kiếm thăm dò khu vực nghiên cứu.

Chương 3: Cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu

Chương 4: Đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí và phân vùng triển vọng Chương 5: Trữ lượng dầu khí.

Chương 6: Thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo triển vọng

Kết luận

Được phép của Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, theo sựphân công của Bộ môn Địa chất dầu khí - Khoa Dầu khí, sau 6 tuần thực tập tốt

Trang 11

nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật (PVEP-ITC) đến nay tôi đã tổng hợp, thu thập tàiliệu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, tôi vô cùng biết ơn sự chỉ bảo tậntình của các anh chị đang làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật (PVEP-ITC) đặc biệt là

KS Nguyễn Thị Vân Đồng thời tôi cũng được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cácthầy cô giáo Bộ môn Địa Chất Dầu Khí – Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đặc biệt làgiảng viên Nguyễn Thị Minh Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi sửa đổi bổ sung

và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp Do thời gian thực tập ngắn, quá trình thu thập tàiliệu, thông tin còn hạn chế nên đồ án còn nhiều khuyết điểm, thiếu sót Tôi rất mongnhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn nhằm giúp cho báo cáo củatôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2017.Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hương

Trang 12

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN KHU VỰC

NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1 Tổng quan bể Nam Côn Sơn và vị trí khu vực nghiên cứu

Bể Nam Côn Sơn nằm ở phía Đông Nam bể Cửu Long, được ngăn cách bởiđới nâng Côn Sơn và phần nổi cao nhất là đảo Côn Sơn Bể kéo dài và trải rộng từ

độ sâu 50m nước phía Tây cho đến 1500m nước ở phía Đông, trùng với phần kéodài của giãn đáy biển Đông Bể nằm trên vỏ lục địa có thành phần và tuổi khác nhauđược hình thành trong Paleozoi và Mesozoi và có diện tích khá rộng, khoảng100.000 km2, lớn hơn nhiều so với một số bể khác trong phạm vi thềm lục địa ViệtNam

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí giới hạn bể Nam Côn Sơn

Vị trí địa lý của bể nằm trong khoảng 6000’ đến 9045’ vĩ độ Bắc và 106000’đến 109000’ kinh độ Đông Bể Nam Côn Sơn bị giới hạn về phía Bắc bởi đới nângPhan Rang, ngăn cách với bể Phú Khánh ở phía Tây Bắc bởi đới nâng Côn Sơn,ngăn cách với bể Cửu Long ở phía Tây và phía Nam bởi đới nâng Khorat-Natuna.Ranh giới phía Đông, Đông Nam của bể được giới hạn bởi đơn nghiêng Đà Lạt -Vũng Mây và bể Trường Sa, phía Đông Nam là bể Vũng Mây (hình 1.1) Diện tíchcủa bể Nam Côn Sơn trải rộng trên các lô 04, 05, 06, 10, 11, 12, 20, 21 và một phần

lô 03, 09, 13, 19, 22, 28, 29 Cho đến nay trong phạm vi bể đã phát hiện được các

mỏ dầu và khí công nghiệp như Đại Hùng (lô 05) và Lan Tây, Lan Đỏ (lô 06)

Trang 13

- Vị trí khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu nằm ở lô 21 thuộc Tây Nam bể trầm tích Nam Côn Sơn,trong giới hạn kinh tuyến 107000’Đ - 107045’E, vĩ tuyến 7000’B – 7030’B Phía Bắcgiáp với các lô 20 và khối nâng Côn Sơn, phía Nam là đới nâng Natuna, phía Tâygiáp với các lô 26, 27, 28, 29 nơi mà hoạt động tìm kiếm thăm dò còn thưa thớt,phía Đông tiếp giáp với các lô 11, 12, 13 đã có nhiều phát hiện dầu khí

Hình 1.2 Vị trí khu vực nghiên cứu 1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn.

- Địa hình, địa mạo

Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phíaTây đến trên 1000 mét ở phía Đông Trên địa hình đáy biển các tích tụ trầm tíchhiện đại được thành tạo chủ yếu do tác đọng của dòng chảy thủy triều cũng nhưdòng đối lưu mà hướng và tốc độ của chúng phụ thuộc vào hai hệ gió mùa chính: hệgió mùa Tây Nam từ cuối tháng 5 tới cuối tháng 9 và hệ gió mừa Đông Bắc từ đầu

Trang 14

tháng 11 năm trước tới cuối tháng 3 năm sau Trầm tích đáy biển chủ yếu bùn vàcát, ở nơi gờ cao là đá cứng và san hô.

Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vịhành chính hải đảo là huyện Côn Đảo Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bánđảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển Bánđảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặtbiển Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn Vùng đồi núi bán trung

du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức,Xuyên Mộc Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phầnđất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ Khu vực này có nhữngđồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển.Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2

- Khí hậu ,thủy văn

Khí hậu ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, trong khuvực hông khí có chế độ tuần hoàn ổn định Mùa Đông có gió Đông Nam, mùa hè cógió Tây Nam Gió Đông Nma kéo dài từ tháng 11 đến tiếp tháng 3 năm sau, gió thổithường xuyên, tốc độ gió thời kỳ này là 6-10 m/s Gió Tây Nam kéo dài từ tháng 5tới tháng 9 hàng năm, gió nhẹ không liên tục, tốc dộ gió thường nhỏ hơn 5 m/s.trong mùa chuyển tiếp từ tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 gió không ổn định, thayđổi hướng liên tục

Bão thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9 và 10, trong tháng 12 và tháng 1 hầu nhưkhông có bão Trung bình vùng này hàng năm có 8 – 9 cơn bão thổi qua, hướngchuyển động chính của bão là Tây và Tây Nam, tốc độ di chuyển trung bình là 28km/h, cao nhất là 45 km/h

Trong tháng 11 sóng có chiều cao nhỏ hơn 1m là 13,38 %, tháng 12 là 0.8%.Trong tháng 3 loại sóng thấp hơn 1m lên đến 44.83% Tần số xuất hiện sóng caohơn 5m là 4.8% và xuất hiện chủ yếu vào tháng 11 và tháng 1.Nhiệt độ trong bìnhhàng năm là 270C , cao nhất là 35.50C và thấp nhất là 21.50C Nhiệt độ trên mặt

nước biển từ 24.10Cđến 30.320C Nhiệt độ đáy biển từ 21.70C đến 290C Độ ẩm trung

bình của không khí hàng năm là 82.5% Số ngày có mưa tập trung vào các tháng 5đến tháng 9 (chiếm 15 ngày trên tháng), các tháng 1, 2, 3 thực tế không có mưa

Trang 15

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn

1.2.1 Hoạt động sản xuất và giao thông vận tải

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nướcvới đầy đủ các loại hình kinh tế, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tưnước ngoài, GDP

- Sản xuất công nghiệp:

Công nghiệp của Bà Rịa- Vũng Tàu trước hết phải nói đến công nghiệp Dầukhí Trên thềm lục địa Việt Nam tỉ lệ thành công của khoan thăm dò dầu khí kháccao Tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn Ở bể Nam Côn Sơntrong 60 cấu tạo phát hiện đã có nhiều cấu tạo đã khoan tìm kiếm thăm dò và cóphát hiện dầu khí Các mỏ có triển vọng là Đại Hùng, Thanh long, Lan Tây, Lan

Đỏ, Mộc Tinh, Rồng Bay Tài nguyên Dầu khí với tổng tiềm năng đã xác minh đủđiều kiện để tỉnh phát triển công nghiệp Dầu khí thành ngành công nghiệp mũi nhọntrong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước và đưa Bà Rịa – Vũng Tàu thànhmột trung tâm khai thác và chế biến Dầu khí lớn nhất Việt Nam, xuất khẩu dầu khíđóng góp một phần quan trọng trong GDP cả nước

Khu vực nghiên cứu là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệpnặng, du lịch, cảng biển của cả nước Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện

Bà Rịa chiếm 40% công suất điện năng của cả nước ( trên 4000MW trên tổng sốgần 10000MV của các nước) Công nghiệp nặng có sản xuất phân đạm ure, sản xuấtpolyetylen, sản xuất thép

- Thương mại - dịch vụ:

Trong năm, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại kết hợp vớithực hiện các chương trình liên kết vùng Đông Nam Bộ Giá cả hàng hóa các loại cơbản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 dự kiến tăng 3%.Các cơ sở dịch vụ dulịch của tỉnh đã đón và phục vụ khoảng 13,6 triệu lượt khách, tăng 8,64% Tỉnh đãtriển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch để quảng bá và phát triển

du lịch trên địa bàn

Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá do nhiều doanh nghiệp vẫn giữ được thịtrường truyền thống, đồng thời mở rộng thêm thị trường mới, giá xuất khẩu một sốsản phẩm tăng; một số mặt hàng cũng có đơn hàng nhiều hơn giai đoạn trước

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Trang 16

Các nhiệm vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được thực hiệntốt: đã điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa nước, đập dâng đảm bảo tưới phục vụcho sản xuất vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ lúa mùa Trong năm 2014 không phátdịch bệnh lớn cả trong trồng trọt và chăn nuôi Công tác kiểm tra, đánh giá điềukiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật

tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm sản và thủy sản được tăng cường Tỉnh đã hỗtrợ số tiền cho các tàu cá và hỗ trợ cho chủ tàu mua máy thông tin liên lạc có tíchhợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) Hỗ trợ cho các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển xa,

đã lắp đặt máy Movimar (thu phát tín hiệu vệ tinh) cho bà con ngư dân

- Giao thông vận tải

Bà Rịa- Vũng Tàu nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có hệ thống giao thông kháthuận tiện và đầy đủ như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không nốiliền giữa các trung tâm lớn trong vùng với các vùng kinh tế trong cả nước Thôngqua quốc lộ 51, Bà Rịa- Vũng Tàu đã kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam, kết nối với các tỉnh Tây Nguyên thông qua quốc lộ 56 và các tỉnhmiền Trung Nam Bộ thông qua quốc lộ 55

Hệ thống tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 617 km các tuyến trục tỉnh lộ, huyện

lộ được quy hoạch và đầu tư xây dựng như những tĩnh mạnh chính đan xen liên kếtvới trục quốc lộ tạo ra bộ khung kết cấu chung cho hạ tầng giao thông của tỉnh.Đường bộ: riêng hệ thống đường đô thị chính gồm 182 tuyến có chiều dài hơn

381 km được đầu tư xây dựng với đầy đủ các hạng mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật.Hiện nay ngành giao thông vận tải đang tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển hệthống giao thông kết nối hệ thống cảng biển và các khu công nghiệp nhằm thúc đẩyđầu tư, khai thác hệ thống cảng và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, như cáctuyến đường: Tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải là tuyến đường chạy sauhàng rào của hơn 33 cảng khu vực Cái Mép –Thị Vải, tập trung nguồn lực xây dựngcảng biển nước sâu tại Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình, đồng thời đầu tư cơ sở hạtầng kết nối các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics, xây dựng hệ thốngcảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải trở thành hệ thống cảng trung chuyển của khu vực

và quốc tế

Đường sông và cảng biển: Hệ thống các cảng biển như nêu trên Từ Vũng Tàu

có thể đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm Bà Rịa-Vũng Tàu trở thànhtrung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05

Trang 17

bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu Các cảng lớn tập trungchủ yếu trên sông Thị Vải Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xâydựng cảng biển lớn tại đây Sông Thị Vải có luồng sâu 15m đảm bảo các tàucontainer trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng BR-VT đi thẳng sang các nước châu

Âu, châu Mỹ Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảngcòn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng

Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăngthăm dò khai thác dầu khí Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xâydựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.Tỉnh cũng đang triển khai

di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xâydựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc tế kết hợp với phục vụ hoạt động baythăm dò và khai thác dầu khí

Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh Theo quy hoạch đến năm 2015của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xâydựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Dân số:

Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh đạt gần 1.150.200 người, mật độ dân sốđạt 516 người/km² Dân số nam đạt 513.410 người, trong khi đó nữ đạt 513.800người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,9 ‰ Tính đến ngày

1 tháng 4 năm 2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùngsinh sống Trong đó, người kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là ngườiHoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người người Khơ Mechiếm 2.878 người, Người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ích người khácnhư người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230người, ít nhất là các dân tộc như Người Xơ Đăng, Hà Nhì, Chu Ru, Cờ Lao mỗi dântộc chỉ có 1 người, Người nước ngoài thì có 59 người

- Giáo dục và y tế

Tính đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505trường học ở cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trunghọc cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trườngmẫu giáo Với hệ thống trường học như thế, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong

Trang 18

địa bàn tỉnh Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - VũngTàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Trong đó có 10 Bệnh viện, 6phòng khám đa khoa khu vực và 82 Trạm y tế phường xã.

- Văn hóa

Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiềunhất ở miền Nam Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiệnquan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây Tỉnh có ngày lễ

Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợpcúng thần biển Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tếttrùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thuhút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự

1.3 Đánh giá các thuận lợi và khó khăn đối với ngành Dầu khí

- Thuận lợi:

Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho nên việc mở rộng xây dựng các cảng dịch

vụ dầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Vũng Tàu

là một thành phố trẻ có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, giao thông vận tải đápứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa, vị trí của Vũng Tàu cũngthuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước trong khối Đông Nam Ácũng như quốc tế Hiện nay Vũng Tàu cũng đang thu hút rất nhiều công ty nướcngoài đầu tư thăm dò khai thác Dầu khí

- Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi ngành Dầu khí Vũng Tàu cũng gặp nhiều khó khăn.Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đpá ứng được nhucầu phát triển của ngành Vào mùa biển động (mùa gió chướng), các hoạt động trênbiển bị ngừng trệ, gây khó khăn cho ngư dân cũng như hoạt động khai thác dầu khí.Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sau nước biển tương đối lớn do đó chi phí côngtác tìm kiếm thăm dò và khai thác tương đối cao Tuy trong khu vực đã phát triểncác ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, giàn khoan… nhưng đó mới chỉ là bướcđầu Phần lớn các tàu và thiết bị hỏng vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốnkém Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc phải đặt lên hàngđầu vì ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp dầu khí

Trang 19

CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể Nam Côn Sơn đã được tiến hành từrất sớm Cho đến nay đã có rất nhiều các phát hiện dầu khí được đưa vào khai thácnhư mỏ Đại Hùng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Lan Tây… Dựa vào tính chất, đặc điểm

và kết quả công tác của từng thời kỳ, lịch sử thăm dò và nghiên cứu địa chất, địa vật

lý ở đây được chia làm 4 giai đoạn:

2.1.Giai đoạn trước năm 1975

Trước năm 1975 một số nhà thầu đã thu nổ mạng lưới tuyến địa chấn khu vựctrên toàn bộ thêm lục địa Nam Việt Nam Trong khu vực nghiên cứu có các khảo sátcủa Petty Ray năm 1969, Marathon và Sunning Dale năm 1974

Bảng 2.1 Các khảo sát địa chấn trước năm 1975

Nhà thầu phụ

Năm thunổ

Sốtuyến

Tổng chiều dài(km)

Bảng 2.2 Các GK trước năm 1975 ở lô 12 phía Đông khu vực nghiên cứu

Carbonat Mioxen

Có dòng dầu 1540thùng/ngày đêm

2.2 Giai đoạn 1976 - 1988

Giai đoạn sau giải phóng 1976, các hoạt động thăm dò trong khu vực sớmđược triển khai cùng một số hoạt động của AGIP ở các lô 04, 12 những năm 1978,1979

Trang 20

Bảng 2.3 Các khảo sát địa chấn từ năm 1976 đến năm 1988

STT Tên lô Tên nhà thầu/

Nhà thầu phụ thu nổ

Năm thu

Tổng chiều dài(km)

và tiến hành khoan 2 giếng 28-A-1X và 29-A-1X năm 1978 GK 28-A-1X đã gặpdấu hiệu dầu tàn dư cho phép nhận định về sự tồn tại đá mẹ trong các bán địa hàodọc phía Tây các đứt gẫy Sông Hậu và Sông Đồng Nai

2.3 Giai đoạn 1988 - 1997

Những năm sau đó các nhà thầu khác lần lượt vào tham gia các lô khác thuộckhu vực TN bể NCS Đó là các là các hoạt động của ONGC ở lô 19, Enterprise OilExploration ở lô 21, International Petroleum Ltd.(IPL) sau là Cairn điều hành ở lô22

Bảng 2.4 Các khảo sát địa chấn sau năm 1988

STT Tên

lô Tên nhà thầu

Xử lýlại (km)

Trang 21

PetroCanada khoan giếng khoan 20-PH-1X từ 21/6 đến 8/1991 với chiều sâu3985m, dừng lại ở trầm tích Oligocen sớm? (tập không phân dị đá núi lửa, tuf vàxâm nhập) Giếng khoan không gặp biểu hiện dầu khí

Enterprise Oil Exploration đã khoan GK 21-SONG-1X từ 11/1990-1/1991 với

độ sâu 4401m Đây là giếng khoan mở ra lát cắt Kainozoi lớn nhất ở nửa phía Tâycủa bể NCS Giếng khoan không gặp sản phẩm dầu khí do độ khép kín bẫy thấp,không bảo tồn được hydrocacbon Bẫy chứa chủ yếu có dạng khối-đứt gãy và dạnghình hoa Các tài liệu này là nguồn tài liệu quan trọng cho đánh giá sau này

Ngoài ra trên lô 12W lân cận, do có các giếng khoan biểu hiện tốt ban đầu giaiđoạn này cũng có vài giếng khoan được các nhà thầu thực hiện Cho đến nay cấutạo Chim Sáo ở phần Đông của 12W đang được đưa vào giai đoạn phát triển

2.4 Giai đoạn 1997 - nay

Sau khi các nhà thầu dần rút khỏi hết từ các lô trên, khu vực không còn có cáchoạt động thăm dò dầu khí VPI có thực hiện đánh giá các lô Tây Nam NCS dựatrên các tài liệu cũ (2003) Năm 2007 PVEP có xử lí lại 10500 km 2D trên 4 lô

Trang 22

CHƯƠNG 3 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa tầng

Theo tài liệu liên kết giếng khoan, minh giải tài liệu địa chấn cũng như kết quảphân tích địa hóa mà khu vực được chia theo các thành tạo từ cổ đến trẻ bao gồmMóng trước Kainozoi và trầm tích Kainozoi (hình 3.1)

Do vậy, thông qua giếng khoan đã khoan trong khu vực lô 21 (Giếng khoan21-S-1X) cũng như các giếng khoan thuộc khu vực lân cận như 20-PH-1X, 22-TT-1X, phía Đông là các giếng thuộc lô 12W, 12E, phía Đông Bắc các giếng lô 11-1,phía Đông Nam là các giếng thuộc lô 12E, 13-AS-1X cùng các liên kết khu vực thểhiện mặt cắt đứng của địa tầng khu vực Tây Nam bể Nam Côn Sơn (hình 3.2)

3.1.1 Thành tạo trước Kainozoi.

Khu vực nghiên cứu thuộc lô 21 đã có GK 21-S-1X gặp đá móng Cùng vớicác giếng khoan đã khoan vào móng trong bể đã cho ta một số khái quát về thành hệnày

Các thành tạo móng trước Kainozoi là các đá magma granit, granodiorit, các

đá biến chất Đá magma có thành phần trung tính đến axit giàu biotit Các đámagma đã gặp trong các giếng khoan thuộc các lô phía Tây, các khối nhô ở phầnTrung tâm bể Các đá trầm tích biến chất gặp ở nhiều giếng khoan phía Đông Namkhu vực (các lô 22, 13, 12, 11-1, 06) Việc bắt gặp các đá biến chất ở các giếngkhoan khu vực này khiến có nhiều dự đoán là các trầm tích trước Đệ Tam

3.1.2 Trầm tích Kainozoi

3.1.2.1 Hệ tầng Cau (Oligoxen – E 3 )

Hệ tầng Cau hiện đã gặp tại nhiều giếng khoan ở nhiều lô phủ bất chỉnh hợptrên móng trước Đệ Tam Các trầm tích thuộc hệ tầng Cau lần đầu tiên được mô tảchi tiết tại GK-Dừa-1X (lô 12) từ độ sâu 3680 - 4038 m Tại giếng khoan 21-S-1X

có độ sâu từ 3591 - 3956m (Theo Đỗ Bạt) Địa tầng trầm tích của hệ tầng này bogồm 3 phần:

Phần dưới tồn tại trong các địa hào, phát hiện nhiều cát kết từ hạt mịn đến thô,đôi khi rất thô hoặc sạn kết, cát kết chứa cuội, sạn và cuội kết (GK 21-S-1X: 3920-3925m) màu xám sáng, xám phớt nâu hoặc nâu đỏ, tím đỏ, phân lớp dày hoặc dạngkhối, xen kẽ một khối lượng nhỏ các lớp bột kết hoặc sét màu xám tới xám tro, nâu

Trang 23

Hình 3.1 Cột địa tầng tổng hợp Tây Nam bể Nam Côn Sơn

Trang 24

Hình 3.2 Liên kết các giếng khoan 28-A-1X, 21-S-1X và 20-PH-1X

đỏ, hồng đỏ chứa các mảnh vụn than hoặc các lớp than Sự có mặt xen kẽ củacác lớp đá phun trào núi lửa: andesit, bazan chứng minh cho giai đoạn tách giãn củathời kì này

Phần giữa thành phần mịn chiếm ưu thế gồm các tập sét phân lớp dày đếndạng khối màu xám sẫm tới xám tro, xám đen xen kẽ ít bột kết, cát kết hạt từ mịnđến thô màu sáng, xám sẫm đôi khi phớt nâu đỏ hoặc tím đỏ (GK 21-S-1X), khágiàu vôi và vật chất hữu cơ cùng các lớp sét chứa than và than

Phần trên cùng gồm xen kẽ cát kết hạt nhỏ đến trung màu xám tro, xám sángđôi chỗ có chứa glauconit, Foram và bột kết, sét kết màu xám tro đến xám xanhhoặc nâu đỏ (GK 21-S-1X)

Trang 25

Đá sét của hệ tầng có cấu tạo phân lớp dày hoặc dạng khối, rắn chắc Ở phầndưới tại những khu vực bị chôn vùi sâu sét bị biến đổi khá mạnh, dần dần trở thànhargilit do bị nén ép mạnh và tái kết tinh một phần các thành phần khoáng vật sétnguyên sinh Đá sét thường chứa hàm lượng vật chất hữu cơ và được coi là tầngsinh, đồng thời nhiều nơi cũng được coi là tầng chắn tốt Khoáng vật sét gồm chủyếu là hydromica và kaolinit cùng một lượng nhỏ clorit.

Đá cát kết hệ tầng Cau có độ hạt mịn từ nhỏ (phần trên) hoặc hạt trung bìnhđến thô, đôi khi rất thô (phần dưới), độ lựa chọn từ trung bình đến kém, hạt bán tròncạnh đến góc cạnh Đa phần cát kết có thành phần rất đa khoáng, giàu felpat, thạchanh và mảnh đá thuộc loại litharenit felpat và litharenit đôi khi lithic

Các hoá đá cổ sinh để nhận biết hệ tầng Cau là bào tử, phấn hoa vớiF.trilobata, Cicatricosisporites và Corsinipollenites

Môi trường lắng đọng trầm tích là lục địa, tam giác châu, đầm hồ vũng vịnhchịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố biển ven bờ đến biển nông Lát cắt trầm tích có

xu hướng mịn dần về phía trên Bề dày trầm tích Oligoxen cũng biến đổi từ 0-700m

và 1000-2000m tại trung tâm các địa hào

Cát kết hạt nhỏ đến hạt trung, đôi khi hạt thô gặp khá phổ biến ở phần dướitrong các khoan phần B-TB, T-TN của bể Thành phần chủ yếu là thạch anh, felspat

và mảnh đá được gắn kết khá chặt bởi xi măng rất giàu carbonat và khoáng vật sétkiểu cơ sở và lấp đầy, độ lựa chọn mài tròn tốt, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh.Ngoài ra cũng thường gặp các tập cát kết chứa các thấu kính sét hoặc là xen kẽ khánhịp nhàng với các lớp sét, bột kết mỏng Sét kết chủ yếu là các khoáng vậthydromica kaolinit và Montmorilonit Đây là khoáng vật có tính trương nở mạnh,

Trang 26

do vậy mà tính chất chắn của các lớp đá sét trở nên tốt hơn rất nhiều và là tầng chắnmang tính địa phương.

Môi trường ven bờ, tam giác châu thuỷ triều (sông, đồng bằng châu thổ đếntrước châu thổ xen kẽ với môi trường biển nông Trầm tích có xu thế hạt mịn hướnglên trên là chủ yếu, tỷ lệ cát/sét thường cao 55-80%

Các hoá đá cổ sinh trong trầm tích của hệ tầng Dừa tương đối phong phú gồmbào tử phấn hoa, Foraminifera và nannoplankton Đia tầng này được xác định bởiForams, tảo và bào tử, phấn như Globigerinoides trilobus, Helicosphaeraamphiaperta và F levipoli

Bề dày khoảng 600 - 800 m cho phần phía Tây và 1000 – 2000 m cho phầnphía Đông Đặc biệt ở cánh hạ của đứt gãy Sông Đồng Nai bề dày lên đến 3500 mthể hiện đặc trưng cho pha rift muộn

3.1.2.3 Hệ tầng Thông – Mãng Cầu (Mioxen giữa – N 1 2 tmc )

Hệ tầng Thông-Mãng Cầu cũng được mô tả ở giếng khoan Dừa -1X trongkhoảng độ sâu từ 2170 – 2852m bao gồm phần dưới chủ yếu là cát kết có xennhững lớp mỏng sét kết, sét vôi có chứa glauconit và xi măng carbonat, chuyển lênphần trên có sự xen kẽ giữa các lớp trầm tích lục nguyên vôi với đá vôi thành cáctập dày màu xám trắng

Đá sét kết màu xám tro, xám lục đến xám xanh, gắn kết trung bình yếu vớithành phần chính là hydromica, kaolinit, hỗn hợp (illit/montmorilonit) đặc trưngcho trầm tích biển Cát kết phần nhiều hạt nhỏ, đôi khi hạt trung (khu vực khoan28A-1X, 20-PH-1X, 21-S-1X), xám lục đến xám xanh, lựa chọn và mài tròn trungbình đến tốt, phân lớp dày đến dạng khối Phần lớn cát đều chứa glauconit, pyrit,siderit và nhiều hóa đá biển Nhìn chung trầm tích của hệ tầng Thông - Mãng Cầumới bị biến đổi thứ sinh ở giai đoạn Katagenes sớm

Đá carbonat phát triển khá rộng rãi tại các khu vực nâng cao ở Trung tâm vàđặc biệt tại các lô thuộc phần phía Đông của bể thuộc lô 04 và 05 Đá có màu trắng,trắng sữa, dạng khối dày chứa phong phú san hô và các hóa đá động vật khác đượcthành tạo trong môi trường biển mở của thềm lục địa bao gồm đá vôi ám tiêu (gặpnhiều tại các phần nổi cao) và các lớp đá vôi dạng thềm phát triển tại những phầnsườn thấp của các đới nâng (lô 05, 06 và 12, 28 ) Ngoài ra, trong tập đá carbonatcũng gặp xen kẽ các lớp đá vôi dolomit hoặc đá dolomit dạng hạt nhỏ do kết quả

Trang 27

của quá trình dolomit hóa một phần hoặc hoàn toàn của cả hai loại đá vôi kể trên.Loại đá này ở phần phía Tây không phổ biến, chỉ bắt gặp một vài lớp mỏng tạigiếng khoan 20-PH-1X.

Hoá đá tương đối phong phú đặc trưng cho trầm tích Mioxen giữa Địa tầngnày được xác định bởi forams, tảo, bào tử, phấn như Globorotalia mayerii,Discoaster hamatus và F semilobata Đới Florschuetzia meridionalis

Môi trường thành tạo chủ yếu là lục địa, tam giác châu đến biển nông Độ hạtchủ yếu có xu thế thô dần lên trên

Các trầm tích hệ tầng Thông-Mãng Cầu nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Dừa Bềdày khoảng 200-300m ở phần nâng cao và đạt 500 - 900m cho các vùng trũng

3.1.2.4 Hệ tầng Nam Côn Sơn (Mioxen muộn – N 1 3 nmc)

Trầm tích hệ tầng Nam Côn Sơn được mô tả qua GK Dừa-1X, từ độ sâu 2170m, nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Thông – Mãng Cầu Trầm tích chủ yếugồm sét kết, sét vôi màu xám lục đến xám xanh, gắn kết yếu cùng các lớp cát bộtkết chứa vôi hoá đá động vật biển và glauconit, đôi khi gặp một số thấu kính hoặcnhững lớp đá vôi mỏng chứa nhiều mảnh vụn lục nguyên Trầm tích được gắn kếttrung bình bởi xi măng carbonat có tỷ lệ cao

1868-Về mặt thành phần, môi trường thành tạo và các đặc tính khác của đá carbonat

hệ tầng Nam Côn Sơn là gần tương tự như đá carbonat của hệ tầng Thông-MãngCầu, trừ mức độ tái kết tinh và quá trình dolomit hoá của đá xảy ra có phần yếu hơn.Hoá đá trong hệ tầng được phát hiện gồm có 3 nhóm: bào tử phấn hoa,Foraminifera và Nannofossil Địa tầng này được xác định bởi forams, bào tử, phấnnhư Globorotalia acostaensis, Discoaster quiqueramus và Florshuetzia maridionalisMôi trường thành tạo từ biển nông thuộc đới trong của thềm khu vực phíaTây, còn thuộc đới giữa-ngoài thềm ở khu vực phía Đông

3.1.2.5 Hệ tầng Biển Đông (Plioxen-Đệ Tứ - N 2 )

Trầm tích của hệ tầng Biển Đông đặc trưng cho trầm tích trong giai đoạn hìnhthành thềm lục địa Biển Đông Trong bể Nam Côn Sơn, mặt cắt đặc trưng của hệtầng tại GK 12A-1X từ độ sâu 600 - 1900m

Đá của hệ tầng chủ yếu là sét, sét vôi màu xám trắng, xám xanh đến xám lục

bở rời hoặc gắn kết yếu có chứa nhiều glauconit, pyrit và phong phú các hoá đá

Trang 28

biển Phần dưới có xen kẽ các lớp mỏng cát/ cát kết, bột hoặc cát chứa sét Cát kếtdạng turbidit được trầm đọng ở phần sườn của thềm lục địa.

Trong hệ tầng Biển Đông đã phát hiện phong phú các hoá đá động vật biển vàbào tử phấn hoa Điệp này được xác định bởi forams, tảo, bào tử, phấn nhưPseudorotalia, Discoaster brouweri và Darcrydium

Môi trường thành tạo từ biển nông đến biển sâu liên quan đến đợt biển tiếnPliocen trong toàn khu vực Biển Đông

3.2 Lịch sử phát triển địa chất

Lịch sử phát triển địa chất của bể Nam Côn Sơn có cùng đặc điểm của lịch sửhoạt động kiến tạo Đông Nam Á và đặc biệt gắn liền với quá trình tách giãn BiểnĐông, có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đối với quá trình lắng đọng trầm tíchcủa bể Sự thay đổi về tính chất vật lý, tính chất cơ học của đá, cũng như tốc độlắng đọng trầm tích liên quan đến điều kiện khí hậu và sự thay đổi mực nước biển.Căn cứ vào sự thay đổi bình đồ cấu trúc khu vực và mức độ biến dạng của các đátrầm tích, lịch sử phát triển địa chất được chia làm 3 giai đoạn chính (hình 3.3)

- Giai đoạn trước tách giãn (Paleoxen –Eoxen)

- Giai đoạn đồng tách giãn (Oligoxen – Mioxen sớm )

 Giai đoạn tách giãn sớm (Oligoxen)

 Giai đoạn tách giãn muộn (Cuối Oligoxen muộn – Mioxen sớm)

- Giai đoạn sau tách giãn (Mioxen giữa – Đệ Tứ)

3.2.1 Giai đoạn trước tách giãn (Pre-rift) (Paleoxen – Eoxen)

Trong giai đoạn này chế độ kiến tạo toàn khu vực nhìn chung bình ổn, xảy racác quá trình bào mòn và san bằng địa hình cổ Sự thành tạo các trầm tích thềm lụcđịa và tam giác châu liên quan đến quá trình hạ thấp từ từ Ở phần trung tâm của bể

có khả năng có mặt các trầm tích vũng vịnh, với những hoạt động phun trào khe nứt

và thành tạo molat vụn núi lửa và các đá núi lửa có thể thuộc Eoxen

3.2.2 Giai đoạn đồng tách giãn (Syn-rift) (Oligoxen – Mioxen sớm)

Quá trình tách giãn xảy ra bắt đầu từ Oligoxen nhưng tập trung chủ yếu ở khuvực phía Đông bể Nam Côn Sơn Quá trình này kết hợp với sự tách giãn Biển Đông

là nguyên nhân chính hình thành bể Nam Côn Sơn Sự mở rộng của Biển Đông vềphía Đông cùng với hoạt động tích cực của hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam

đã làm xuất hiện địa hào trung tâm của bể kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam

Trang 29

và dọc theo các đứt gãy này đã có phun trào hoạt động Các thành tạo trầm tíchOligoxen gồm chủ yếu các trầm tích vụn thành tạo trong môi trường đầm hồ và đớithủy triều nước lợ (brackish littoral zone) với các tập sét kết, bột kết dày xen kẽ cátkết hạt mịn và môi trường tam giác châu dưới (lower delta plain) gồm cát kết hạtmịn, bột kết, sét kết với các lớp than mỏng Pha chuyển động kiến tạo nâng lên vàocuối Oligoxen đã chấm dứt giai đoạn này và làm thay đổi bình đồ cấu trúc của bể,hình thành bất chỉnh hợp khu vực cuối Oligoxen.

Do ảnh hưởng của sự tách giãn và tiếp tục mở rộng Biển Đông nên vào thời kỳMioxen sớm xảy ra quá trình tách giãn muộn kèm theo sự dâng cao của mực nướcbiển tạo nên hiện tượng biển tiến tạo trầm tích Dừa với môi trường từ đồng bằngven biển đến biển nông

3.2.3 Giai đoạn sau tách giãn (Post-rift) (Mioxen giữa – Đệ Tứ)

Giai đoạn này nhìn chung hoạt động kiến tạo bình ổn hơn so với giai đoạntrước Ở một số nơi vẫn xảy ra hoạt động nâng lên bào mòn và cắt cụt một số cấutrúc dương do ảnh hưởng của vận động nén ép Tuy nhiên về tổng thể chế độ kiếntạo oằn võng và lún chìm nhiệt, đi kèm các pha biển tiến và ngập lụt khống chế trêndiện tích toàn bể tạo thành các trầm tích có tướng từ biển nông đến biển sâu, trong

đó trầm tích carbonat phổ biến rộng rãi ở các lô khu vực phía Đông bể Nam CônSơn Hầu hết các đứt gãy đều kết thúc hoạt động vào thời kỳ cuối Mioxen

Trong giai đoạn Plioxen – Đệ Tứ chỉ có phát triển thềm lục địa, bình đồ cấutrúc không còn mang tính kết thừa các giai đoạn trước, ranh giới giữa các trũng gầnnhư được đồng nhất trong toàn bộ khu vực

3.3 Cấu trúc kiến tạo khu vực

Lịch sử phát triển địa chất của bể Nam Côn Sơn gắn liền với quá trình táchgiãn Biển Đông Bể Nam Côn Sơn (số 3, Hình 3.4) có vị trí đúng vào phần kéo dàicủa giãn đáy Biển Đông Vì thế có thể xếp bể này vào kiểu căng giãn dạng rift(extensional rift basin) điển hình nhất ở Việt Nam, hình thành trên ranh giới táchgiãn, nơi quyển yếu trồi lên.Về mặt kiến tạo chung, bể Nam Côn Sơn phát triểnchồng trên các kiến trúc của nền Indosinia hoạt hóa mạnh mẽ trong Phanerozoi vàcuối cùng là đai hoạt hóa magma kiến tạo Mezozoi muộn Cùng với quá trình nàythì phía Đông nền Indosinia – vùng biển rìa Đông Việt Nam xảy ra quá trình tách

Trang 30

Hình 3.3 Mặt cắt phục hồi lịch sử tiến hóa bể Nam Côn Sơn (Theo VPI)

Trang 31

giãn đáy biển rìa vào Oligoxen với trục giãn đáy kéo dài theo hướng Đông Bắc-TâyNam trùng với trục tách giãn Biển Đông Quá trình tách giãn Biển Đông đã đẩy xarới hai khối vi lục địa Hoàng Sa, Trường Sa trên thềm lục địa Việt Nam mở đầu thời

kỳ hình thành và phát triển các bể trềm tích Kainozoi tương ứng (Theo T.y.Lee,L.A.Lawer) Bằng chứng của sự ảnh hưởng này là tại bể Nam Côn Sơn đã hìnhthành hai đới trũng sâu: Trũng Bắc và trũng Trung tâm có hướng trục sụt lún trùngvới hướng trục giãn đáy Biển Đông và nằm phù hợp trực tiếp trên phương kéo dàicủa trục giãn đáy Biển Đông

3.3.1 Phân vùng kiến tạo trong khu vực

Lô 21 nằm trong khu vực bình đồ kiến tạo Tây Nam bể Nam Côn Sơn Trên

cơ sở các đặc trưng về đứt gãy, sự phân bố và chiều dày các thành hệ trầm tích, khuvực Tây Nam bể Nam Côn Sơn được chia thành 4 khu vực kiến tạo (hình 3.5)

Hình 3.4 Mô hình quá trình hình thành bể trong giai đoạn Oligocen – Miocen và

kiểu bể

Trang 32

Hình 3.5 Sơ đồ phân vùng cấu trúc khu vực Tây Nam bể Nam Côn Sơn.

Trang 33

3.3.1.1 Vùng T1

Vùng này gồm phần phía Tây của lô 19 và phần lớn Tây Bắc lô 20 Đây là khuvực phát triển mạnh mẽ nhất của đưt gãy sông Đồng Nai trong pha tạo rift muộn.Trong khu vực không thấy có sự hiện diện của tập trầm tích trong pha tạo rift sớm(Eoxen?- Oligoxen sớm ) Cấu trúc đơn thuần thể hiện phần cánh hạ của một bánđịa hào lớn lấp đầy bởi các thành tạo có sự thay đổi tướng nhanh Đây cũng là vùngchueyenr tiếp lên đới nâng Côn Sơn nên địa hình móng nâng cao Xuống dưới phíaNam là khu vực có hoạt động đứt gãy Sông Đồng Nai trong pha tạo rift muộn cóbiểu hiện yếu Địa hình móng nâng cao, một vài địa hào, bán địa hào trongOligoxen sớm phân bố hạn chế Bề mặt địa hình khá đơn giản, nâng đều về phíaTây

3.3.1.2 Vùng T2

Vùng này phân bố khá rộng hầu hết phần Tây các lô 21, 22 Địa hình mặtmóng phân thành các khối nâng hạ Lấp đầy trầm tích trong các cánh hạ là các trầmtích Oligoxen sớm Không tồn tại đứt gãy đồng trầm tích trong cuối Oligoxen – đầuMioxen sớm Từ sau bất chỉnh hợp Oligoxen là quá trình lún chìm đều khu vực.Các trầm tích thuộc các hệ tầng Dừa, Thông-Mãng Cầu thậm chí cả hệ tầng NamCôn Sơn kề áp dần lên mặt móng cho thấy địa hình móng lộ ra đến tận Mioxentrung, Mioxen thượng

3.3.1.3 Vùng Đ1

Đây là vùng cánh treo của đứt gãy sông Đồng Nai trong pha tạo rift muộn Sựphân bố của cá địa hào trong pha tạo rift sớm phân bố hạn chế như vùng T1 và T2.Cấu trúc khu vực có xu hướng nghiêng dần về phái Tây và phía Bắc Đây là vùngkéo dài về phía Tây của trục bể Nam Côn Sơn nên bề dày trầm tích Mioxen khádày

3.3.1.4 Vùng Đ2

Vùng nằm ở phần phía Đông các lô 21 và 22 Vùng T2 được phân cũng giốngnhư vùng T2 có địa hình móng nâng cao trong Mioxen đến hiện tại Đây là khu vựcgặp tập địa chấn SQ1 với bề dày lớn Tập SQ1 có thể là các trầm tích trướcMezozoi hoặc chính là hệ tầng Cau hình thành trong Eoxen đến Oligoxen sớm Việctồn tại phong phú các tập SQ2 ở vùng T2 và tập SQ1 ở vùng Đ2 cho thấy nhiều khảnăng các tập này cùng một tuổi Oligoxen Việc khu vực phía Nam hiện nay trở

Trang 34

thành một đới cao trong suốt giai đoạn Mioxen có thể đây là một vùng trũng trongOligoxen và đã bị nghịch đảo trong pha kiến tạo Oligoxen muộn.

Hình 3.6 Phân chia vùng kiến tạo T1 và Đ1

Hình 3.7 Kiến trúc đơn giản trong vùng kiến tạo T1

Trang 35

Hình 3.8 Phân chia vùng kiến tạo Đ1 và Đ2

Hình 3.9 Phân chia vùng kiến tạo T2 với Đ2

Trang 36

Hình 3.10 Hệ thống đứt gãy bể Nam Côn Sơn 3.3.2 Hệ thống đứt gãy

Trên cơ sở minh giải tài liệu địa chấn cho thấy tại khu vực Tây Nam bể NamCôn Sơn phát triển các hệ thống đứt gãy chính sau đây:

- Hệ thống đứt gãy theo phương Bắc – Nam.

- Hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây Nam.

- Hệ thống đứt gãy theo phương Đông – Tây

3.3.2.1 Hệ thống đứt gãy phương Bắc – Nam.

Hệ thống đứt gãy này có đặc điểm chung là đều có hoạt động đồng trầm tích rõ ràngtrong cuối Oligoxen đầu Mioxen sớm, hình thành lên các địa hào và bán địa hào

Trang 37

Phần phía Bắc đó là đứt gãy Sông Đồng Nai có hướng đổ về phía Tây, và

là một đứt gãy đồng trầm tích liên tục từ cuối Oligoxen đến cuối Mioxen trung và

có pha nghịch đảo vào cuối Mioxen Biên độ dịch chuyển mặt móng khoảng 4000 –

5000 m (chỉ là các hoạt động trong cuối Oligoxen-đầu Mioxen sớm (Xem hình 3.5)

Phần phía Nam rõ ràng nhất là đứt gãy sụt lớn phía Đông lô 22 Đây làđứt gãy hoạt động từ giai đoạn tạo rift sớm, xong nó vẫn là đứt gãy đồng trầm tíchtrong pha tạo rift muộn Mặc dù còn nhiều đứt gãy có phương gần Bắc Nam nhưngchỉ có đứt gãy này có hoạt động này rõ nét và cũng như đứt gãy Sông Đồng Nai đứtgãy này cánh sụt cũng sụt liên tục trong Mioxen và có pha nghịch đảo cuối Mioxen.Biên độ dịch chuyển mặt móng của đứt gãy là 2000 – 4000 m, trong đó biên độ dịchchuyển của hoạt động trong Mioxen khoảng 2000m

Các đứt gãy theo phương Bắc Nam và á Bắc Nam chính là phương đứtgãy hoạt động trong Mioxen Trên các bản đồ cấu trúc các tầng từ Mioxen sớm trởlên các đứt gãy theo phương khác đã không còn hiện diện Đây cũng là hệ thống đứtgãy phổ biến có dạng hình hoa dương quan sát với mật độ lớn cho thấy hiện tượngdịch chuyển ngang trong Mioxen theo phương Bắc Nam

3.3.3.2 Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam

Chúng phân bố tập trung trên các khu vực móng nâng cao sau pha nâng cuốiOligoxen vài trăm mét đến 3000m Hệ đứt gãy này phổ biến ở Tây lô 21,22 (vùngkiến tạo T2) Tại đây các đứt gãy đa số có mặt trượt đổ về phía Đông Nam, tạo lên

sự sụt bậc mạnh từ đới nâng Côn Sơn qua phụ đới rìa Côn Sơn và đổ về phía Trungtâm bể Nam Côn Sơn Dọc theo các đứt gãy này phát triển nhiều cấu trúc vòm, vòm

kề đứt gãy kéo dài cùng phương Nhìn chung, hệ thống đứt gãy Đông Bắc - TâyNam phát triển lâu dài từ trước Oligoxen cho đến hết Mioxen

3.3.2.3 Hệ thống đứt gãy phương Đông-Tây

Nhìn chung hệ thống đứt gãy này phát triển không phổ biến, chiều dài khônglớn, phân bố không tập trung, tồn tại từ trước Oligocen và hoạt động lại sau Mioxengiữa – muộn Hệ thống đứt gãy này được dùng để phân chia các vùng kiến tạo T1với T2 và Đ1 với Đ2 Các đứt gãy ở phần Đông lô 21 có biên độ thay đổi từ 500-1000m Đứt gãy ở lô 21 với biên độ 2000m đã làm thay đổi căn bản hướng cấu trúcBắc Nam ở khu vực này

Trang 38

Ngoài các hệ thống đứt gãy nêu trên trong khu vực Tây Nam bể NCS còn pháttriển một số các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, á kinh tuyến, song chiều dài

và biên độ không lớn, không khống chế nhiều đến sự phát triển cấu trúc của khuvực nghiên cứu

Trang 39

trọng không chỉ giúp cho chúng ta có thể xác định được các bẫy chứa, đánh giá triểnvọng, mức độ bảo tồn của bẫy mà còn định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò

Hình 3.14 Hệ thống dầu khí bể Nam Côn Sơn 3.4.1 Đá sinh

Ở bể Nam Côn sơn có rất nhiều tập sét trong các thành hệ trầm tích từ lục địa(Oligocen + Eocen và Miocen dưới) tới biển (Miocen giữa-trên và Pliocen Đệ Tứ).Song độ phong phú VLHC chỉ được phát hiện trong các trầm tích thuộc Oligocen,

có thể cả Eocen và Miocen sớm Ở các điệp trầm tích còn lại nghèo VLHC Tuynhiên trong các trầm tích Miocen giữa cũng có các lớp carbonat chứa phong phúVLHC, nhưng diện phân bố của chúng cũng bị hạn chế Theo các nghiên cứu trướcđây, đá sinh quan trọng phần Tây Nam của bể Nam Côn Sơn được đánh giá có tuổiOligocen và Mioxen sớm Theo các tài liệu địa hoá của 3 giếng khoan trong khuvực và một số giếng khoan lân cận thuộc phần Tây lô 12 như: 12C-1X, 12-B-1X,12A-1X, 12-Dua-1X, 12-CS-1X cho thấy tiềm năng đá mẹ khu vực như sau:

Phần Tây của đứt gãy sông Đồng Nai, thuộc đới phân dị phía Tây, địa hìnhmặt móng nâng cao, gradient địa nhiệt thấp nên các trầm tích Mioxen sớm hầu nhưchưa trưởng thành nhiệt Trầm tích Oligoxen nằm trong các địa hào đã trải qua cácpha tạo sản phẩm là đối tượng quan tâm của vùng

Trang 40

Theo mẫu phân tích địa hóa GK 20-PH-1X, đá mẹ ở đây có hàm lượng Vitrinitcao, Liptinite thấp nên khả năng sinh khí là chính, Kerogen chủ yếu là loại III Nóichung đá mẹ Oligoxen có hàm lượng Liptinite nhỏ hơn, hàm lượng Inertinite caohơn đá mẹ Mioxen ứng với môi trường lắng đọng chuyển dần từ môi trường lục địatrong Oligoxen sang môi trường ven bờ, biển trong Mioxen Các GK 20-PH-1X đãkhoan qua Oligoxen đạt 600m (2837m – TD = 3637m) có các chỉ số TOC = 0.16 –2.9%wt, S2 = 1.8mg/g, HI=140mgHC/gTOC Trong khi đó GK 21-S-1X đã khoanqua Oligoxen có TOC=1.46%wt, S2 = 1,7mg/g đạt mức trung bình và HI =95mgHC/gTOC thuộc dạng sinh khí đến không có khả năng sinh.

Hình 3.15 Các thông số địa hóa đá mẹ trong GK 20-PH-1X

Phần phía Đông của khu vực có thể tham chiếu các tài liệu khoan từ các lô 11

và 12 Các giếng khoan như 12C-1X, 12B-1X, là những giếng khoan rất gần vớikiến trúc và hệ tầng của khu vực và đều đã có các phát hiện khí và condensat trongcác vỉa chứa thuộc hệ tầng từ Mioxen tới Oligocen GK 12B-1X và 12C-1X lần lượt

có tổng chiều sâu 3948m tới móng Granodiorit và 3957m vào móng đá biến chất cótập phun trào Rhyolit Các mẫu phân tích địa hoá đá mẹ lô 12 nói chung cũng nhưgiếng khoan gần nhất là 12W-HA-1X cho thấy vật chất hữu cơ ở đá mẹ Oligoxen cólượng TOC cao từ tốt đến cực tốt, chỉ số S1, S2 tốt, vật chất hữu cơ đã trải qua pha

Ngày đăng: 04/08/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w