1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn . Đặc điểm thành phần vật chất các thành tạo phun trào khu vực Xã Quan Sơn , Huyện Chi Lăng , Tỉnh Lạng Sơn

52 664 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Mở Đầu …………………………………………………………………………….. Tính cấp thiết của đồ án ……………………………………………………………. Chương 1 . ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN , KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG CHI LĂNG – LẠNG SƠN ……………………………………………………………………………………… 1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên …………………………………………………… 1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn ………………………………………………… 1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn ………………. Chương 2 . CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG CHI LĂNG – LẠNG SƠN……………………………………………………………………………………… 2.1. Địa tầng ……………………………………………………………………. 2.1.1. Giới Paleozoi…………..…………………………………………. 2.1.2. Giới Mesozoi …………………………………………………… 2.1.3. Giới Kainozoi …………………………………………………… 2.2. Phức hệ Magma ……………………………………………………………… 2.3. Cấu trúc kiến tạo …………………………………………………………….. 2.3.1. Các tầng kiến trúc …………………………………………………... 2.3.2. Đặc điểm đứt gãy …………………………………………………... 2.4. Địa mạo , địa chất thủy văn …………………………………………………. 2.4.1. Địa mạo ……………………………………………………………... 2.4.2. Địa chất thủy văn …………………………………………………… 2.5. Khoáng sản ………………………………………………………………….. 2.5.1. Nhóm khoáng sản kim loại ………………………………………… 2.5.2. Nhóm khoáng sản không kim loại …………………………………. 2.6. Lịch sử phát triển địa chất vùng ……………………………………………. Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ …………………. 3.1. Hệ phương pháp nghiên cứu …………………………………………………. 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài trời ………………………………… 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng ……………………………… Chương 4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ THÀNH PHẦN THẠCH HỌCKHU VỰCXÃQUAN SƠN THUỘCHUYỆNCHI LĂNG , TỈNH LẠNG SƠN ……………………………………………………………………………………. 4.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Xã Quan Sơn …………………. 4.2. Đặc điểm thạch học …………………………………………………… 4.3. Đặc điểm khoáng vật tạo đá …………………………………………… 4.4. Đặc điểm thạch – địa hóa ……………………………………………… 4.4.1. Đặc điểm thạch hóa ………………………………………….... 4.4.2. Đặc điểm địa hóa ……………………………………………... Chương 5. ĐẶC ĐIỂM CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CÁC ĐÁ PHUN TRÀO KHU VỰC XÃ QUAN SƠN VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN ……................ 5.1. Quá trình biến đổi các đá phun trào …………………………………. 5.2. Khoáng hóa liên quan tới các thành tạo phun trào ………………….. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….

Trang 1

MỤC LỤC Trang

Mở Đầu ………

Tính cấp thiết của đồ án ……….

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN , KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG CHI LĂNG – LẠNG SƠN ………

1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên ………

1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn ………

1.3 Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn ……….

Chương 2 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG CHI LĂNG – LẠNG SƠN ………

2.1 Địa tầng ……….

2.1.1 Giới Paleozoi………… ……….

2.1.2 Giới Mesozoi ………

2.1.3 Giới Kainozoi ………

2.2 Phức hệ Magma ………

2.3 Cấu trúc kiến tạo ………

2.3.1 Các tầng kiến trúc ………

2.3.2 Đặc điểm đứt gãy ………

2.4 Địa mạo , địa chất thủy văn ……….

2.4.1 Địa mạo ………

2.4.2 Địa chất thủy văn ………

2.5 Khoáng sản ………

2.5.1 Nhóm khoáng sản kim loại ………

Trang 2

2.5.2 Nhóm khoáng sản không kim loại ……….

2.6 Lịch sử phát triển địa chất vùng ……….

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ ……….

3.1 Hệ phương pháp nghiên cứu ……….

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài trời ………

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng ………

Chương 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ THÀNH PHẦN THẠCH HỌC KHU VỰC XÃ QUAN SƠN THUỘC HUYỆN CHI LĂNG , TỈNH LẠNG SƠN ……….

4.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Xã Quan Sơn ……….

4.2 Đặc điểm thạch học ………

4.3 Đặc điểm khoáng vật tạo đá ………

4.4 Đặc điểm thạch – địa hóa ………

4.4.1 Đặc điểm thạch hóa ………

4.4.2 Đặc điểm địa hóa ………

Chương 5 ĐẶC ĐIỂM CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CÁC ĐÁ PHUN TRÀO KHU VỰC XÃ QUAN SƠN VÀ KHOÁNG SẢN LIÊN QUAN ……

5.1 Quá trình biến đổi các đá phun trào ……….

5.2 Khoáng hóa liên quan tới các thành tạo phun trào ………

KẾT LUẬN ………

Mở đầu

Trang 3

Theo quy định của nhà trường , khoa Địa Chất và Bộ môn Khoáng Thạch , sau khi hoàn thành chương trình lý thuyết mỗi khóa học sinh viên phải có một báo cáo tốt nghiệp nhằm phản ánh thành quả học tập cũng như vận dụng kiến thứccủa mình trong quá trình học tập Việc thực tập của sinh viên khoa Địa Chất để nắm bắt kỹ năng làm việc hiệu quả và áp dụng vốn kiến thức đã được học tập và nghiên cứu trong trường vào thực tế cũng hết sức quan trọng Nó giúp củng cố các kiến thức nền tảng cũng như các kỹ năng cơ bản và cần thiết của một người kỹ

sư địa chất trong nghề

Trong khu vực nghiên cứu còn tồn tại những vấn đề chưa được làm sáng tỏ chi tiết Một trong những vấn đề đó là cấu trúc địa chất và thành phần thạch học của đá trong khu vực nghiên cứu Việc làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và thành phần thạch học của khu vực nghiên cứu sẽ giúp giải đáp được các thắc mắc xung quanh các vấn đề từ trước đến nay như :

Nguồn gốc của các đá phun trào trong khu vực nghiên cứu sẽ giúp làm rõ quá trình hoạt động của núi lửa trong khu vực nghiên cứu Xác định chính xác các hoạt động núi lửa cho phép ta định hướng chính xác công tác tìm kiếm thăm

dò khoáng sản tốt hơn Nếu là núi lửa phun nổ kiểu trung tâm thì luôn giàu chất bốc , mà hoạt động Magma giàu chất bốc luôn đi kèm với các yếu tố quặng hóa phong phú Nếu là hoạt động núi lửa kiểu khe nứt thì nghèo chất bốc hơn và quặng hóa phân bố định hướng và kém hơn

Vì vậy được sự cho phép của nhà trường cùng sự dẫn dắt , định hướng của

bộ môn thạch học , thầy giáo hướng dẫn em đã chọn đề tài “ Cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn Đặc điểm thành phần vật chất các thành tạo phun tràokhu vực Xã Quan Sơn , Huyện Chi Lăng , Tỉnh Lạng Sơn ” nhằm góp một phần làm sáng tỏ thêm về tầng đá khu vực Xã Quan Sơn

Đề tài thực hiện với những mục tiêu chính sau :

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn

- Nghiên cứu đặc điểm địa chất , thành phần thạch học , thạch địa hóa các đá

phun trào khu vực Xã Quan Sơn – huyện Chi Lăng

Trang 4

- Mối quan hệ giữa các thành tạo phun trào trong khu vực nghiên cứu với các

đá phun trào khu vực lân cận

- Các quá trình biến đổi và khoáng sản liên quan với các thành tạo phun trào

trong khu vực Xã Quan Sơn

Để giải quyết các mục tiêu trên cần phải tiến hành các nhiệm vụ chính sau :

- Tiến hành tìm kiếm , tham khảo và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có

trước về khu vực nghiên cứu Các tài liệu này có thể là các bài báo , báo cáo , lộ trình địa chất hoặc các bản đồ đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:50 000 từ các liên đoàn địa chất , trung tâm lưu trữ thông tin Địa Chất

- Thiết lập và tiến hành các lộ trình địa chất đồng thời xác lập các mặt cắt đặc

trưng cho các thành tạo phun trào khu vực Xã Quan Sơn nhằm xác định rõ mối quan hệ của nó với các đá trong vùng nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần vật chất , thạch học dưới kính hiển vi phân cực ,

phân tích các khoáng vật tạo đá chính , nghiên cứu thạch địa hóa

- Xử lý các kết quả nghiên cứu ở trên bằng phần mềm vi tính như : Phương

pháp tính toán thạch hóa A.N.Zavaritxki , vẽ biểu đồ phân chia các đá

- Nghiên cứu quá trình biến đổi các đá phun trào và dự báo về tiềm năng sinh

khoáng của chúng

- Thành lập sơ đồ phân bố các đá phun trào khu vực Xã Quan Sơn

- Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo

Báo cáo tốt nghiệp được hoàn thành trên cơ sở những tài liệu mà em đã thu thập và tổng hợp trong quá trình thực tập , cụ thể như sau :

- Báo cáo đo vẽ địa chất tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 tờ Chi Lăng

thuộc nhóm tờ Thanh Mọi của Tạ Hùng Cường và nnk (1997) Viện NghiênCứu Địa Chất và Khoáng Sản

- Bản đồ địa hình huyện Chi Lăng tỷ lệ 1:50 000 , các tài liệu kiến tạo của

khu vực Chi Lăng

- Kết quả phân tích 12 mẫu thạch học lát mỏng được thu thập và phân tích

trong khu vực Xã Quan Sơn và thu thập một số kết quả khác

Đồ án được chia thành những phần chính sau :

Trang 5

Chương 1 : Đặc điểm địa lý tự nhiên , kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất Vùng Chi Lăng – Lạng Sơn

Chương 2 : Cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn

Chương 3 : Các phương pháp nghiên cứu

Chương 4 : Đặc điểm địa chất và thành phần thạch học khu vực Xã Quan Sơn , Huyện Chi Lăng

Chương 5 : Đặc điểm các quá trình biến đổi các đá phun trào khu vực Quan Sơn và các khoáng sản liên quan

Kết Luận

Trong thời gian thực địa em đã được làm quen với các công tác nghiên cứu địa chất ngoài thực địa , tiến hành những công việc cụ thể của một kỹ sư địa chất Tại khu vực thực tập em đã bước đầu nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng , khảo sát và đo vẽ các vết lộ , các mặt cắt tiêu biểu , thu thập các loại mẫu cần thiết Sau khi hoàn thành công tác thực địa em đã thu thập những tài liệu liên quan tới vùng nghiên cứu và tài liệu liên quan đến phần chuyên đề của đồ án

Đồ án hoàn thành là thành quả của sự nỗ lực bản thân , cùng sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Phạm Trường Sinh cùng các thầy , cô trong bộ môn

Khoáng Thạch

Trong quá trình thực hiện đồ án em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy , cô trong bộ môn Khoáng Thạch , Khoa Địa Chất , các phòng ban chức năng của trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Cùng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cơ quan đoàn thể và người dân nơi thực tập Nhân dịp hoàn thành đồ án này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Phạm Trường Sinh , các thầy cô trong Khoa Địa Chất , các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ quý báu , cóhiệu quả trong suốt thời gian học tập tại trường , trong các đợt thực tập cũng như đợt hoàn thành đồ án này

CHƯƠNG 1

Trang 6

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN , KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ

NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG BA VÌ

1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lí

Chi Lăng là một huyện nằm ở phía nam của Tỉnh Lạng Sơn , cách thành phố Lạng Sơn hơn 30km Phía bắc giáp với Huyện Văn Quan và Cao Lộc , phía tây giáp huyện Hữu Lũng , phía đông giáp với Huyện Lộ Bình , Phía nam giáp với Tỉnh Bắc Giang Huyện có diện tích 703 km2 và dân số

là 73.887 người (2009) Huyện có hai thị trấn Chi Lăng và Đồng Mỏ, huyện

lỵ là thị trấn Đồng Mỏ nằm trên đường quốc lộ 1A cách thành phố Lạng Sơn 35 km về hướng tây nam và gồm 19 xã

Sơ đồ vị trí 19 xã trong Huyện Chi Lăng

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Trang 7

Là một huyện miền núi của Tỉnh Lạng Sơn địa hình bị chia cắt bới nhiều đồi núi , hang động , khe suối Phía Tây bắc là vùng núi đá vôi thuộc vùng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc với độ cao trên 400m , giữa các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ Phía Nam địa hình thấp dần theo hướng Tây bắc xuống Đông bắc , gồm nhiều đồi núi thấp , độ cao từ 200 – 350m.

Theo độ cao , khu vực nghiên cứu có 4 loại địa hình :

- Địa hình núi cao – trung bình

- Địa hình núi trung bình

- Địa hình núi thấp – đồi

- Địa hình đồi thấp và đồng bằng

Dải núi cao – trung bình Ba Voi – Văn Cung :

Nằm ở ranh giới tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang Chạy theo hướng Đông bắc – Tây nam kéo dài từ Kim Cang – Khau Tòa qua Văn Cung xuốngđền Ba Lông ( xã Phong Minh ) Diện tích khoảng 400 – 500 km2 Loạt đỉnh cao nhất của dải núi này là đỉnh Văn Cung cao 974m , Đỉnh Ba Voi 948m nằm hơi lệch về phía Đông bắc so với trung tâm vùng nghiên cứu

Dải núi Trung Bình Thạch Sơn – Hữu Sản :

Dải núi này nằm phân bố ở phía Đông nam của dãy núi cao – trung bình Văn Cung – Ba Voi có dạng tương đối đẳng thước gồm một loạt các đỉnh cao nối nhau thành một dãy chạy theo hướng á vĩ tuyến , từ Tây sang Đông là các đỉnh Núi Tán 557m , Núi Úp Mâm 452m , Khau Cạn 540m và dãy Sứ Vang – Đông Phai cao trên 600m Hơi lệch lên phía bắc của dải này

là các đỉnh Khuổi Bốc Thượng 527m , Mạy Màn 696m Dãy đỉnh cao của địa hình núi trung bình này có phần phía Tây được gối lên sườn mé Đông nam của dãy núi cao – trung bình Ba Voi – Văn Cung thể hiện phần nào xu hướng giảm dần độ cao của địa hình phía Nam

Dải núi trung bình Thái Hòa :

Trang 8

Dải núi này có dạng kéo dài theo hướng Đông bắc – Tây nam Từ Đông bắc xuống Tây nam của dải là một loạt các đỉnh cao xấp xỉ 600m : Yên Khoa , Ta Lung , Khôn Bạc , Thái Hòa , Tung Hinh trong đó đỉnh cao nhất là Thái Hòa 626m Dải núi này được cấu thành chủ yếu là các trầm tích phun trào Dải núi thể hiện cấu trúc đơn nghiêng : các thành tạo trầm tích phun trào cắm về phía Đông nam

Hình thái địa hình thể hiện rất rõ tính đơn nghiêng Sườn phía Tây nam của dải có độ dốc lớn hơn sườn Đông nam , địa hình núi ở đây rất rõ ràng sắc nét chứng tỏ vật liệu tạo nên chúng rất rắn chắc

Dải núi Đá vôi Chi Lăng – Đồng Mỏ :

Đây là dải địa hình đá vôi chạy theo hướng Đông bắc – Tây nam Nằm ở góc Tây bắc của vùng nghiên cứu với diện tích khoảng 30 – 40 km2 Phần chính cấu thành nên địa hình này là các trầm tích Carbonat tuổi

Carbon – Permi sớm thuộc hệ tầng Bắc Sơn , tại góc cực Tây bắc của vùng nghiên cứu có một phần nhỏ núi trung bình là diện lộ của trầm tích lục nguyên tuổi Devon giữa – muộn thuộc hệ tâng Hồ Tam Hoa Các đỉnh núi

đá vôi có độ cao trên dưới 400m , cao nhất đạt trên 500m

Dải núi thấp Đèo Váng – Rừng Tâm :

Là phần kéo dài và hạ thấp dần độ cao về phía Tây nam của dãy núi Văn Cung – Ba Voi Dải này có hướng á vĩ tuyến , sườn phía nam của nó nghiên xuống đồng bằng Chũ Đây chính là phần đệm nổi giữa của dải núi lớn Ba Voi – Văn Cung và dải núi Bảo Đài được cấu thành chủ yếu bởi các trầm tích Carni Nhìn chung núi thấp ở đây có sườn khá thoải

Vùng núi thấp và đồi Cổng Khoai – Kéo Cọ :

Trang 9

Vùng địa hình thấp này có dạng đẳng thước nằm phía Đông bắc của vùng nghiên cứu được cấu tạo từ các trầm tích vụn tuổi Creta thuộc hệ tâng Bản Hang Chủ yếu là núi thấp và đồi có độ cao khoảng trên dưới 200m , sườn thoải , đỉnh tương đối tròn và ít lộ đá gốc

Dải đồng bằng và đồi thấp An Châu – Chũ :

Dải đồng bằng và đồi thấp này kéo dài theo hướng Đông – Tây có 2 trung tâm trũng là An Châu ở phía Đông và Chũ ở phía Tây giữa chúng là vùng đồi thấp Làng Chay Các đồi thấp ở đây cao khoảng 100-120m là các đồi xúp dạng bát úp , sườn thoải , đỉnh tròn , phần lớn không lộ đá gốc mà chủ yếu là tàn tích Vùng đồng bằng Chũ và An Châu lộ chủ yếu là bồi tíchtheo suối lớn và sông Lục Nam

1.1.3 Đặc điểm mạng lưới sông suối :

Trên diện tích vùng nghiên cứu có 2 con sông lớn chảy qua là Sông Thươngchảy theo hướng Đông bắc – Tây nam và sông Lục Nam chảy theo hướng Đông – Tây

Lưu vực sông Thương nằm chủ yếu ở mé Tây bắc của vùng và cũng là phần Tây bắc của dãy núi Ba Voi – Văn Cung Sông Hóa là nhánh bậc I của Sông Thương dài trên 30km và sông Vùng Ngượm dài trên 25km Sông Hóa chảy qua các trâm tích Carni thuộc hệ tầng Mẫu Sơn đổ về hồ Cấm Sơn Sông Vùng

Ngượm chảy trên các trầm tích phun trào Ladin thuộc hệ tầng Nà Khuất cũng đổ

về hồ Cấm Sơn

Hồ Cấm Sơn : trung tâm trũng giữa hai dãy núi Ba Voi – Văn Cung và Thái Hòa là một hồ có diện tích khoảng 15 – 20km 2 đóng vai trò điều hòa nước cả vùng trước khi đổ vào Sông Thương qua đập Làng Tinh

Sông Thương rộng khoảng 40 – 70m , trắc diện hình chữ “U” , bờ sông dốc , chiều sâu dòng chảy khoảng 7 – 12m , nước trong Các sông nhánh bậc I , IIcủa sông này thường có chiều rộng khoảng 20 – 60m , bãi bồi hẹp hơn , bờ cát lở hoặc lộ đá gốc

Trang 10

Các suối nhánh thường có bờ lộ đá gốc , lòng suối chứa nhiều lũ tích Riêng các suối nhánh bậc cao thường lộ đá gốc và có nhiều thác trung bình – thấp

Ảnh 1 : Đá gốc lộ ra bên bờ suối tại Khu vực núi Yên KhaoNhìn chung toàn bộ mạng lưới sông suối : các sông suối chính thường có phương Đông bắc – Tây nam , một số suối chính và suối nhỏ có phương á kinh

Trang 11

tuyến Các suối nhỏ có phương Đông bắc – Tây nam thường do ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo

1.1.4 Đặc điểm thảm thực vật :

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu thảm thực vật tự nhiên còn lại rất ít bị thu hẹp đa phần do hoạt động đốt nương làm rẫy của người dân địa phương , cùng các hoạt động khai thác khoáng sản Các loại gỗ quý như lát , đinh , nghiến , lim

… còn lại rất ít ờ phía Đông nam , một phần ở dãy núi Ba Voi – Văn Cung , một phần nhỏ trên dãy núi Thái Hòa Hiện tại chủ yếu là rừng tái sinh , rừng nhân tạo với diện tích không lớn như ( Xuân Dương , Nam Quan , Khuôn Thần ,…) chủng loại cây chủ yếu là các loại cây ngắn ngày như keo , đước , bạch đàn phục vụ làm giấy và vật liệu xây dựng ; hoặc là thông phục vụ cho việc khai thác nhựa và gỗ

Do thảm thực vật bị tàn phá mạnh là nguyên nhân gây nên lũ trong mùa mưa và nắng kéo dài trong mùa khô trên hầu hết diện tích vùng Cần có giải pháp kịp thời

để tái tạo thảm thực vật và rừng của khu vực

1.1.5 Đặc điểm khí hậu :

Chi lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều ởphía Tây và tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía Đông , chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc Nhiệt độ trung bình năm là 22,7ºC , lượng mưa trung bình nằm là 1.379mm

1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn

1.2.1 Dân cư :

Trong vùng nghiên cứu có nhiều dân tộc sinh sống : Kinh , Tày , Nùng , Dao , Sán Chỉ , Hoa , Trại … trong đó người Kinh nhiều hơn cả và sống tập trung

ở các thị trấn , ven đường quốc lộ , các vùng đồng bằng và trung du Các dân tộc

ít người thường sống tản mạn trong thung lũng hẹp giữa núi

Vùng đồng bằng Chũ là nơi bà con dân tộc Kinh và Tày canh tác lúa nước theo 2 vụ Các đồi thấp được khai phá thành các trang trại trồng vải thiều đem lại nguồn lợi khá cao

Trang 12

Ở các vùng núi sâu , các dân tộc ít người chủ yếu sống bằng nghề nông , kinh tế tự cung tự cấp , các mặt giáo dục và y tế rất kém phát triển và có xu hướngxuống cấp

1.2.2 Kinh tế :

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp và buôn bán , cũng như các hoạt động mang tính xã hội như giáo dục , y tế ,… chỉ tương đối phát triển ở các thị trấn gầnđường giao thông thuận lợi , ví dụ như : thị trấn Đồng Mỏ nằm cạnh đường quốc

lộ 1A Còn lại các khu vực còn lại tương đối khó khăn , chủ yếu phát triển nông nghiệp hoặc lâm nghiệp ngắn ngày

Công nghiệp khai thác khoáng sản vẫn là nguồn lợi to lớn đem lại giá trị kinh tế cho vùng Sở hữu những dãy núi đá vôi lớn , cùng các thành tạo phun trào

có diện tích phân bố tương đối rộng lớn Vùng có tiềm năng to lớn trong việc khai thác khoáng sản phục vụ làm vật liệu xây dựng , khai thác quặng Điển hình

là các mỏ khai thác đá vôi ở khu vực Thạch Lương , Lung Cu ; các mỏ khai thác chì kẽm ở núi Sa Xô , Đồng Mỏ , Than Muôi ; khai thác đồng ở Núi Khôn Sa , Núi Khôn Sảy ; khai thác đồng đi kèm với vàng dọc theo sông nhánh của sông Hóa chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam từ hồ Cấm Sơn tới núi Ba Lòng

Các ngành dịch vụ du lịch mặc dù chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đang dầnđược lưu tâm và phát triển đặt triển vọng kinh tế vùng từ công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ trọng chính dần chuyển sang kinh tế dịch vụ và du lịch

1.2.3 Đời sống văn hóa chính trị :

Hiện nay đời sống của người dân trong vùng tương đối ổn định và đầy đủ Hầu hết các khu vực trong vùng đều đã có điện và hệ thống liên lạc phủ sóng trừ một số vùng núi cao còn khó khăn trong việc lắp đặt Người dân được tiếp xúc với các thông tin đại chúng hàng ngày và sử dụng các tiện ích công nghệ cơ bản

Cơ sở hạ tầng trường học , trạm y tế , nhà văn hóa hầu hết đã được xây dựng đến từng bản làng Trẻ em được đi học và phổ cập giáo dục , đẩy lùi các hủ tục xấu như tảo hôn , mê tín dị đoan ,… cuộc sống tinh thần của người dân ngày càng đi lên Các hoạt động chính trị được tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn bản

Trang 13

1.2.4 Giao thông vận tải :

Giao thông vận tải trong phạm vi khu vực nghiên cứu tương đối thuận lợi Các đường quốc lộ gần như bao quanh vùng Quốc lộ 1A chạy qua Chi Lăng , Đồng Mỏ song song với đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng Quốc lộ 13B ở phía Nam chạy gần hết chiều ngang của khu vực nghiên cứu Quốc lộ 4 chạy từ Nà Dương đi Đình Lập qua góc Đông bắc của khu vực nghiên cứu Nối các đường quốc lộ với nhau là các đường đất , đường đá cấp phối Thanh Mọi đi Lục Ngạn , Lục Ngạn – Nà Dương Các đường liên xã và nhất là hệ thống đường chiến lược được xây dựng từ thời chiến tranh biên giới 1979 có ý nghĩa hết sức to lớn

1.3 Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Chi Lăng :

Vùng Đông Bắc Bắc Bộ nói chung và khu vực Chi Lăng nói riêng đã được các nhà địa chất trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu Tùy thuộc vào mục đích và mức độ nghiên cứu địa chất trong vùng mà được phản ánh qua các góc độ khác nhau Dựa vào mốc thời gian , mức độ và kết quả nghiên cứu có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Chi Lăng thành 2 giai

đoạn : trước năm 1945 và sau năm 1945 tới nay

1.3.1 Giai đoạn trước 1945:

Đồng hành với các giai đoạn lịch sử việc tìm kiếm , khai thác và nghiên cứu khoáng sản luôn được nhấn mạnh đầu tiên , nó thể hiện vai trò quan trọng củanền công nghiệp khai khoáng trong phát triển kinh tế và chính trị của mọi quốc gia Từ xa xưa đã có các công trình thô sơ khai thác các điểm vàng Làng Vài , Tà Cang ; chì kẽm Thanh Mọi v.v của người Hoa và người Việt nhưng không có tàiliệu để lại

Cuối thế kỷ 19 , người pháp đô hộ nước ta , họ tiến hành các nghiên cứu địachất đầu tiên Năm 1886 lần đầu tiên nhà địa chất Pháp Douville H phát hiện ra hóa thạch Trias biển ở vùng Lạng Sơn Năm 1907 , Lantenois S thành lập bản đồ địa chất Bắc bộ tỷ lệ 1 : 500 000 Ông đã phát hiện hóa thạch trong tầng đá phiến sét đen xem kẽ các trầm tích màu đỏ ở An Châu được Mansuy H xác định là Estheria minuta Alberti và di tích cá Ông cho rằng các trầm tích này được thành tạo trong môi trường đầm lầy , hồ ao và có tuổi Reti , có chứa than trong cát kết

Trang 14

màu đỏ ở An Châu , Chũ cũng như ở Đầm Hà nhưng không có giá trị công

nghiệp

Năm 1919 , Giraud J và Mansuy H đã phân chia trầm tích Trias chứa hóa thạch ở Đông Bắc Bộ thành các tập :

- Đá phiến màu xám đen chứa hóa thạch Ammonit ở Lạng Nắc

- Đá phiến chứa Pseudomonotis griesbachi và Danubites ở Lạng Sơn và Bình

Gia

- Đá phiến chứa Myophoria inaequicostata , Myophoria goldfussi …

- Đá phiến chứa Myophoria Jaevigata phổ biến ở Mẫu Sơn

Trật tự địa tầng trên có tuổi Trias sớm – giữa , một phần vào Trias muộn

Năm 1920 , Jacob C và Bourret R đã cho các Ryolit ở Đông Bắc Bộ có tuổi Trias sớm - giữa Cũng trong thời gian này , Colani M đã phát hiện các trầmtích chứa than linhit dọc trũng Cao Bằng – Lạng Sơn – Lộc Bình dựa vào các di tích thực vật xếp tuổi Pliocen

Năm 1927 Patte E thành lập bản đồ địa chất Đông bắc Bắc Bộ tỷ lệ 1:200 000 nhiều phân vị địa tầng được phân chia chi tiết ở vùng Lạng Sơn , Lạng Nắc , các trầm tích Trias được ông phân chia như sau :

1 Werfeni (T1) : đá phiến chứa Pseudomonotis griesbachi , Columbites sp

và Inyoites cf oweni xen kẽ với đá vôi

2 Virglori (T2 ) : cát kết chứa Monophyllites suessi , Mconfucci ,

Beyrichites aff , reuttense và Ceratites ex gr Circumlicate , tiếp trên là cát kết chứa Ceratites aff Trinodosus và đá phiến xen kẽ đá vôi chứa Myophoria và Ceratites cf airavata

3 Ladani : đá phiến chứa Myophoria goldfussi và Tay Cuộn , tuf ryolit chứa Myophoria laevigita và M goldfussi

4 Carni : Vôi sét chứa Anodotophora griesbachi , Chân rìu và xương bò sátkhông xác định , các đá phiến có di tích thực vật : tay cuộn , chân rìu và Paratropites phoebus

5 Trias thượng không phân chia gồm đá phiến , sét vôi chứa Encrinus sp Spiriferina sp và Margarites …

Trang 15

Các phun trào ở vùng Lạng Sơn được ông cho là nằm giữa Virglori và Carni Tất cả các trầm tích carbonat từ Dinanti đến Permi được ông gộp chung vào hệ “ Antracolit “

Trong những năm tiếp sau , một phần dựa vào sự tổng hợp các tài liệu

có trước , các tờ bản đồ tỷ lệ 1 : 500 000 Cao Bằng , Hà Nội ra đời Trong công trình tổng hợp : “ Đông Dương thuộc Pháp , câu trúc địa chất , Các

đá , mỏ quặng và mối liên quan của chúng với kiến tạo “ Fromaget J năm

1941 đã nêu lên những nét cơ bản về cấu trúc địa chất Bắc Bộ Theo ông chuyển động tạo núi quan trọng trong vùng xảy ra vào Nori Về địa tầng chứa than , ông phân chia làm 3 loạt chuyển tiếp lên nhau :

1 Loạt Reti dưới gồm cuội kết , cát kết , đá phiến sét chứa những vỉathan

2 Loạt Reti giữa gồm các tầng đất đá màu đỏ nằm giữa Móng Cái – Cái Bầu

3 Loạt Reti trên gồm dăm kết , cuội kết phân bố ở Thái Nguyên , AnChâu

Về khoáng sản , các nhà địa chất Pháp không công bố các tài liệu liênđến các mỏ mà họ đã khai thác Hiện được biết họ đã có những công trình thăm dò và khai thác chì kẽm ở Đồng Mỏ

Sau hơn 50 năm nghiên cứu địa chất ở Đông bắc Bắc Bộ , các nhà địachất Pháp đã làm việc nghiêm túc và để lại những tài liệu địa chất ban đầu quý giá Họ đã xác định nhiều địa tầng và xác lập nhiều phân vị địa tầng ,

đã đưa ra những nét khái quát về cấu trúc và bình đồ địa chất khu vực cho đến nay vẫn còn giá trị tham khảo

1.3.2 Giai đoạn sau năm 1945 tới nay :

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1945 – 1954 ) xuất hiện các công trình mang tính tổng hợp tài liệu có trước do các nhà địa chất Pháp tiến hành Trước hết là bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1 : 2 000 000 do Fromaget J chủ biên (1952) , thể hiện khái quát về địa tầng , cấu trúc địa chất của lãnh thổ 1956 , Saurin E xuất bản cuốn “ Từ điển địa tầng Đông

Trang 16

Dương “ , trong đo tổng hợp đặc điểm thạch học , cổ sinh và phân bố của hơn 100 tên gọi địa tầng

Năm 1954 , miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng , công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế bắt đầu Sở địa chất được thành lập sau đó lớn mạnh thành Tổng cục Địa chất Vào thời kỳ đầu , các nghiên cứu địa chất chủ yếu do các nhà Địa chất Việt Nam tiến hành với sự giúp đỡ và cố vấn của các chuyên gia Địa chất Liên xô cũ , Trung Quốc , Tiệp Khắc cũ

Năm 1958 , công trình tổng hợp các tài liệu cũ do Adolun A.B đứng đầu cho ra đời bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1 : 500 000 Năm

1959 – 1961 , để phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu mỏ - khí đốt , Kitovani S.K đã thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ

1 : 500 000 kèm theo các sơ đồ về tướng đá , cổ địa lý , sơ đồ kiến tạo và 1 báo cáo Công trình này còn hạn chế về mặt tài liệu thực tế , nhưng cũng cóvai trò nhất định trong địa chất dầu khí ở miền Bắc Việt Nam và là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu địa chất khu vực sau này

Trong giai đoạn 1959 – 1963 , các nhà địa chất đoàn 20 , với sự giúp

đỡ của các nhà địa chất Liên Xô , quyền chủ biên của Dovjikov A đã tiến hành thành lập và chỉnh lý bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ

1 : 500 000 Lần đầu tiền tập thể các nhà địa chất Việt Nam và Liên xô đã

sử dụng đồng bộ các phương pháp cổ sinh – địa tầng , thạch học , cấu trúc kiến tạo sinh khoáng vào nghiên cứu địa chất và kết quả là xây dựng được một bản đồ địa chất với những sắc thái mới Tuy vậy , do mức độ nghiên cứu , phần nào đó do quan điểm , các tác giả bản đồ này để lại một số nhầm lẫn :

 Đã xếp các trầm tích Trias hạ ở phần Tây nam khu Chi Lăng vào tầng Nà Khuất và toàn bộ phun trào acid vào hệ Jura , bỏ giai đoạn phun trào Trias giữa

 Nhiều diện tích hệ tầng Mẫu Sơn bị ghép chung vào hệ Creta không phân chia làm cho diện tích của các trầm tích này rộng hơn thực tế nhiều

Trang 17

 Phần dưới và giữa của hệ tầng Mẫu Sơn thường có màu xám đãxếp vào hệ tầng Nà Khuất làm cho diện tích của hệ tầng sau mởrộng nhiều về phía Nam và Tây nam

 Do quan niệm chưa chính xác về tuổi của phức hệ hóa thạch Costatoria cùng với việc nhầm lẫn giữa giống Margariter và Kellnerites nên đã cho hệ tầng Nà Khất có tuổi Trias giữa – muộn

Năm 1963 , để phục vụ cho công tác tìm kiếm than , Cao thế Long và Phan Cự Tiến đã thành lập sơ đồ địa chất vùng An Châu tỷ lệ 1 : 100 000 Các tác giả phân các trầm tích Mesozoi chi tiết hơn Hệ tầng Nà Khuất được chia thành 3 phân hệ tầng tuổi Reti và cho phân hệ tầng giữ và trên có triển vọng về than Trầm tích màu đỏ Creta không phần chia của Dovjikov A.E được chia thành Creta dưới và trên , tách phần cao của trầm tích màu

đỏ ở bắc An Châu khỏi mặt cắt Trias và xếp chúng vào Creta Sự phân chianày ít nhiều chưa có cơ sở chắc chắn

Năm 1969, để phục vụ công tác tìm kiếm dầu – khí , đoàn 36C dưới

sự chủ biên của Ngô Thường San đã thành lập bản đồ địa chất vùng trũng

An Châu tỷ lệ 1 : 200 000 kèm theo các bản đồ cổ địa lý , bản đồ địa chất thủy văn , bản đồ địa mạo và kiến tạo Các tác giả đã phân chia khá tỷ mỷ các trầm tích Mesozoi : Dải phun trào ở tây bắc Chi Lăng lần đầu được xếp chính xác vào Anisi , hệ tầng Nà Khuất được phân làm 2 , phần dưới tuổi Ladin phần trên tuổi Ladin – Carnit , trầm tích Creta ở núi Ba Voi xếp vào

hệ tầng Mẫu Sơn , … Về mặt kiến tạo , tác giả coi trũng An Châu là trũng hồi sinh kiến tạo sinh thành trong giai đoạn Kimeri Các thành tạo từ Permimuộn đến Jura thuộc một chu kỳ trầm tích liên tục là không hoàn toàn chínhxác Tác giả nêu lên 2 hệ thống đới nâng : 1 Đới ngang có phương tây bắc – đông nam , 2 Đới dọc có phương Đông bắc – Tây nam và á kinh tuyến

Về địa mạo – tân kiến tạo các kiểu địa hình và tuổi hình thành của chúng , các địa hình tích tụ và bậc thềm bóc mòn ; các bề mặt san bằng – bóc mòn

có tuổi Mesozoi – Kainozoi không phân chia , Paleogen , Miocen , Pliocen sớm , Pliocen muộn , Pliocen – Đệ tứ không phân chia ; các quy luật chuyểnđộng tân kiến tạo trong Jura – Creta , Creta , Paleogen … đưa ra là chưa đầy đủ cơ sở Về địa chất thủy văn , tập thể tác giả cũng đã phân chia vùng

Trang 18

nghiên cứu thành 9 tầng chứa nước , trong đó có 2 tầng chứa nước áp lực và

5 tầng cách nước

Cũng năm 1969 , Phạm Văn Quang và tập thể đoàn 20C hoàn thành bản đồ bể than Đông Bắc Bộ tỷ lệ 1 : 200 000 Phần đông nam của nhóm tờThanh Mọi thuộc phạm vi bản đồ này

Năm 1973 , Trần Văn Trị và tập thể các nhà địa chất Đoàn 45 nay là Viện nghiên cứu Địa Chất và Khoáng Sản thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1 : 1 000 000 Trên diện tích nhóm tờ Thanh Mọi , hệ tầng Nà Khuất được xếp lại tuổi Ladin , nhưng về toàn cục nhầm lẫn nhiều giữa sự phân bố của các hệ tầng Mẫu Sơn , Vân Lãng , Hà Cối

Đoàn Kỳ Thụy và tập thể đoàn địa chất 20G năm 1976 đã thành lập bản đồ địa chất tờ Lạng Sơn tỷ lệ 1 : 200 000 Nhóm tờ Thanh Mọi thuộc góc đông nam của tờ bản đồ này Các trầm tích , đặc biệt là các trầm tích Mesozoi được phân chia khá tỷ mỷ và chính xác hơn về tuổi , phản ánh được lịch sử phát triển của bồn trầm tích Các đứt gãy , sự phân bố của các

hệ tầng trầm tích và mối quan hệ của chúng nêu bật được cấu trúc địa chất khu vực Có thể do tỷ lệ của bản đồ , các đá phun trào có thành phần Bazơ trên các đỉnh núi cao ( hệ tầng Tam Danh ) phủ lên các đá phun trào Acid này bị bỏ sót Ngoài ra , một số điểm của hệ tầng Nà Khuất ở phía bắc nhóm tờ , hệ tầng Hà Cối , Hệ tầng Bản Hang ở phía đông và đông bắc nhóm tờ cần chỉnh lý lại Các mỏ và điểm khoáng hóa đồng trong hệ tầng Mẫu Sơn được các tác giả này cho là có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trungbình thấp

Đồng thời với bản đồ địa chất tờ Lạng Sơn , các bản đồ trọng sa , kimlượng được Nguyễn Hữu Mai và Ngô Văn Bắc thành lập năm 1974 Trên diện tích nhóm tờ Thanh Mọi có nhiều vành phân tán khoáng vật như : vàng, thủy ngân , chì , kẽm , zircon , barit ,…

Năm 1980 , bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1 : 500 000 do Trần Đức Lương chủ biên ra đời Trên nhóm tờ Thanh Mọi chỉ là sự thu nhỏ giản lược bớt bản đồ của Đoàn Kỳ Thụy (1976)

Trang 19

Từ 1986 – 1996 , Nguyễn Văn Hoành và một số các nhà địa chất đã hiệu đính loạt tờ bản đồ địa chất Đông bắc tỷ lệ 1 : 200 000 Về địa tầng , ông ghép 3 phân hệ tầng 3 ,4 ,5 của hệ tầng Mẫu Sơn thành phân hệ tầng trên Điệp An Châu đổi thành hệ tầng Vân Lãng với quan hệ phủ không chỉnh hợp trên các đá cổ hơn Phần phía Đông nam của dải phun trào Anisi

từ đèo Quao trở lên được xếp vào hệ tầng Tam Lung J3-K? tl Sự tồn tại của

hệ tầng núi lửa trẻ cũng có thành phần acid phủ trên hệ tầng Khôn Làng ở diện tích nhóm tờ nói riêng cũng như vùng Đông bắc Bắc Bộ nói chung , cho đến nay ranh giới giữa chúng rất khó xác định , thành phần của chúng lại gần gũi nhau

Trong những năm gần đây , nhiều tờ bản đồ tỷ lệ 1 : 50 000 ở vùng Đông bắc Bắc Bộ đã được thành lập Kế cận phía Tây bắc nhóm tờ Thanh Mọi có nhóm tờ Bình Gia do Nguyễn Kinh Quốc chủ biên (1992) , phía tây nam có nhóm tờ Cẩm Phả do Lê Hùng chủ biên (1996) Kết quả của các tờ này là tài liệu tham khảo rất thiết thực cho việc đo vẽ và tổng kết nhóm tờ Thanh Mọi

Công tác địa vật lý tiến hành ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ nói chung , diện tích nhóm tờ Thanh Mọi nói riêng đã có các bản đồ trọng lực và dị thường Garma tỷ lệ 1 : 500 000 , bản đồ từ hàng không và bản đồ trọng lực

tủ lệ 1 : 200 000 , kèm theo công tác đo xạ mặt đất Những kết quả trên chothấy rằng :

 Từ trường trong nhóm tờ phẳng , cường độ nhỏ và hầu như không xuất hiện dị thường địa phương , không có dị thường xạ đáng quan tâm

 Trên diện tích nghiên cứu có hai đới dị thường trọng lực : cực đại ( Thanh Mọi , Biển Động ) ; cực tiểu ( Hữu Lũng – Lạng Sơn và Lục Ngạn – Đình Lập ) xen kẽ nhau có phương Đông bắc – Tây nam

 Đá của các hệ tầng có cường độ phóng xạ khá thấp : Lớn nhất

là các đá phun trào hệ tầng Khôn Làng và thấp nhất là đá vôi

hệ tầng Bắc Sơn

Trang 20

Năm 1986 Cao Sơn Xuyên và nnk tiến hành Công trình đo vẽ bản đồ địa chất thủy văn – địa chất công trình chuyên ngành Trên bản đồ này , cáctác giải đã phân vùng nghiên cứu thành 15 phức hệ chứa nước , 8 phức hệ chứa nước khe nứt vỉa , 2 phức hệ chứa nước khe nứt karst , 1 phức hệ chứanước lỗ hổng và 4 phức hệ chứa nước khe nứt đứt gãy ,…

Năm 1956 , đoàn 53 tiến hành tìm kiếm và đánh giá đồng ở Giao Liêm , Làng Sỏi Năm 1961 , đoàn 105 tìm kiếm và thăm dò đồng ở Làng Chả , Giao Liêm , Cao Nhất , Đèo Chũ … Năm 1962 , đoàn 19 tiến hành tìm kiếm Bauxit dạng tảng lăn ở Na Mèo (Chi Lăng) tính được trữ lượng 29

000 tấn Trong các năm 1963 – 1964 , Phạm Ất và tập thể đoàn 38 đã tiến hành tìm kiếm sắt ở Gia Chánh Năm 1992 – 1993 , đoàn 913 đã tìm kiếm

và phổ tra chì kẽm ở Phi Điền , đồng ở Đèo Chũ , Tân Thành , Suối Than , Cao Vân ; vàng sa khoáng ở Làng Đảng tỷ lệ 1 : 5000 đã được đánh giá có 6thân quặng trong các thềm I , II và bãi bồi ; vàng gốc ở Văn Cung tỷ lệ 1 :

10 000 với trữ lượng P1 là 743,17kg Các khoáng sản không kim loại trong khu vực nghiên cứu hầu như chưa được quan tâm mới chỉ được nhắc đến sơ lược mà không khẳng định diện tích , sự phân bố và triển vọng của chúng

Tóm lại từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu địa chất

và khoáng sản trên vùng Chi Lăng Việc xem xét học hỏi và rút ra những vấn đề còn tồn tại để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện ở mức có thể là hoàntoàn chính xác Kế thừa những thành quả đã có với mục địch làm sáng tỏ

và chi tiết hơn về các đặc điểm địa chất và khoáng sản trong khu vực nghiêncứu , cũng như cấu trúc kiến tạo và khoáng sản khu vực

Trang 21

Chương 2 Cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu địa tầng này phân bố ở cực Tây bắc của Chi Lăng , diện tích 32,4Km2 chủ yếu là tuổi Carbon vầ thống hạ Permi

Thành phần vật chất đặc trưng của hệ tầng là đá vôi , dolomit phân bốthành các dải xen kẽ theo phương Đông bắc – Tây nam dài từ 14 – 15 km khá duy trì trong toàn vùng mỗi tập dày 150 – 350m , đá phân lớp dày , có

di tích hữu cơ , đá vôi sinh vật

Mặt cắt điển hình đi qua hệ tầng nằm trong khu vực Chi Lăng là mặt cắt Nà Liễu – Than Muội gồm các tập :

 Tập 1 : Dolomit hạt trắng đều , dạng khối màu xám trắng phớt hồng , dolomit hạt thô , 95% dolomit hạt nhỏ , 5% calcit hạt nhỏ Dày 250m

Trang 22

 Tập 2 : Đá vôi chất lượng tốt màu xám trắng , hạt mịn , phân lớp dày dạng khối , cắm về Đông nam , đá vôi vi hạt tái kết tinh hạt nhỏ có tàn dư sinh vật , cấu tạo khối

 Tập 3 : Dolomit màu xám , xám trắng hạt nhỏ Dolomit kết tinh dạng thoi tự hình và thoi không tự hình , calcit dạng tha hình phong hóa vỡ vụn , dày 200m

 Tập 4 : Đá vôi màu trắng xám dày 0,5 – 1m dạng khối , cắm hướng Đông nam Xen lẫn trong nó còn có các lớp đá vôi xám , xám đen Dày 350m

hệ tần được xác định bởi hóa đá Foraminifera : Dagmarita liantangensis , Has et Lin , Tổng chiều dày của hệ tầng thay đổi từ 350 tới 570m

Trong phạm vi vùng nghiên cứu đi qua mặt cắt Đài liệt sĩ Than Muội thuộc hệ tầng Đồng Đăng bao gồm các tập :

 Tập 1 : Cát kết xen bột kết màu xám xanh bị ép phiến yếu ,

Trang 23

bị phong hóa mạnh cho màu vàng nâu hồng , cắm dốc 60 - 80º ,Chiều dày 200m

 Tập 2 : Bột kết xen sét kết màu xám nhạt bị vò nhàu uốn lượn mạnh , cắm dốc 60 - 80 º , dày 160m

 Tập 3 : Gồm sét kết màu xám vi uốn nếp mạnh Có 2 lớp vôi sét màu xám sẫm dày 1,5 – 2m uốn nếp phức tạp lẫn nhiều kết hạch siderit dày 65m

Ảnh 2 Vết Lộ Hệ Tầng Đồng Đăng cạnh đường QL 279

Trang 24

2.1.2 Giới Mesozoi :

Trong giới Mesozoi thuộc phạm vi nghiên cứu , trầm tích Trias thể hiện thành phần khá đa dạng từ lục nguyên hạt thô đến lục nguyên carbonat , lục nguyên – núi lửa (từ bazơ tới acid) … chiếm khoảng 70% diện tích Chúng nằm chỉnh hợp trên trầm tích Permi thượng Trầm tích Trias ở đây cũng chứa phong phú hóa đá Pelecypoda , Phyllopoda , thực vật và bào tử phấn Dựa vào đặc điểm thạch học ,

cổ sinh và quan hệ địa tầng trực tiếp giữa các thành tạo địa chất khác nhau , cuối Mesozoi của nhóm tờ Thanh Mọi được chia thành 3 hệ Trias , Jura và Creta trong phạm vi khu vực nghiên cứu bao gồm các hệ tầng sau :

Điệp Lạng Sơn T1i ls đã được Jamoida A.L và nnk xác lập năm 1965 bao gồm các đá cát kết , bột kết , sét kết dạng flish chứa hóa đá Claraia và

Ammonoidae có tuổi Indi phân bố thành một dải Làng Nắc – Mai Sơn và Rừng Chàm

Trong phạm vi khu vực Chi Lăng , trầm tích hệ tầng lộ thành 1 dải đơn nghiêng kéo dài theo phương Đông bắc – Tây nam , dài 14-15km , rộng 3-3,5km

Đặc trưng của mặt cắt khá ổn định chủ yếu là sét bột kết xem ít cát kết phânlớp ngang thanh , mỏng , nằm chuyển tiếp liên tục trên hệ tầng Đồng Đăng và bị

Trang 25

của hệ tầng được xác định bằng cổ sinh Đặc điểm các mặt cắt thuộc phạm vi vùng nghiên cứu như sau :

Mặt cắt Tượng Đài Liệt Sĩ – Than Muội :

Theo đường ô tô Than Muội đi Ải Quan – Bắc Giang , đá của hệ tầng Lạng Sơn nằm chuyển tiếp lên sét kết , sét vôi , đá vôi hệ tầng Đồng Đăng , từ dưới lên trên có thể phân thành :

 Tập 1 : gồm bột kết xen sét kết màu xám vàng , xám xanh ép phiến mạnh Đá bị uốn nếp dốc đứng sau đảo lộn ( góc dốc 60 – 80 º Tập này bị uốn lượn nhiều lần quan sát bởi những lớp sét màu xám đen Dày 150m Trong bột kết màu xám trắng có hóa đá Claraia aff aurita (Hauer)

 Tập 2 : nằm chuyển tiếp lên tập 1 gồm chủ yếu là bột kết có xen những cát kết ( tỷ lệ chiếm khoảng 1/3) Đá màu xám trắng , xám hồng phong hóa bở , phân lớp mỏng 0,15-0,3m Phần trên chủ yếu là bột kết xen sét kết Trong bột kết màu xám đen có hóa đá động vật Claraia kipartsovae ( VuKhuc) ,

Cl Conventrica Yabe do Đặng Trần Huyên xác định có tuổi Trias sớm bậc Indi Chiều dày của tập 400m

Mặt cắt Khôn Thúng – Đèo Trang :

Mặt cắt dọc theo đường đất và suối , thành phần từ dưới lên trên gồm :

 Tập 1 : thành phần chủ yếu là bột kết màu xám xanh , xám nhạt, phong hóa màu vàng , có xen những lớp mỏng cát kết hạt nhỏ chứa vảy mica , cát kết thạch anh Mảnh vụn chủ yếu là thạch ảnh 57 – 65% , felspat , mica khoảng 2% mảnh vụn silic , quarzit , phiến sét 2 – 3% Xi măng sét bị sericit hóa , clorit hóa 35 – 40% silic ẩn tinh hydroxit sắt và quặng chiều dày 250m

 Tập 2 : chủ yếu bột kết thạch anh , xen sét kết , màu xám xanh , phân lớp mỏng 0,2 – 0,4m Đá bị uốn lượn mạnh , góc dốc lớn 60º Đá phong hóa màu trắng xám , xám hồng , bở rời Chiều dày của tập 190m

Trang 26

 Tậ 3 : phần cao nhất , thành phần chủ yếu là bột kết xen sét kếtmàu xám phân lớp song song mỏng Mặt lớp có nhiều mảnh vụn Mica trắng Chiều dày trầm tích khoảng 170m

Ảnh 3 Sét , Cát bột và Sét vôi thuộc hệ tầng Lạng Sơn T1i ls

Nhìn chung hệ tầng Lạng Sơn có thành phần hạt mịn chủ yếu là bột kết xen cát kết hạt nhỏ sét kết silic đen , xám đen bị uốn nếp mạnh như ở trung tâm cho các nếp uốn đổ , góc dốc lớn Tuổi của hệ tầng được xác định bởi tập hợp hóa đá Pelecypoda đặc trưng cho Trias sớm bậc Indi Chúng bị hệ tầngKhôn Làng phủ không chỉnh hợp lên trên với các loại đá khác nhau

*Hệ tầng Khôn Làng :

Hệ tầng Khôn Làng do Nguyễn Kim Quốc 1992 xác lập Khi hiệu đính loạt tờ Đông Bắc , Nguyễn Văn Hoành đã tách khối lượng này ra thành 2 hệ tầng : hệ tầng Khôn Làng T2a kl và hệ tầng Tam Lung J3 ktl Trước đây

Bourret và Patte (1922-1927) đã xếp tuổi của chúng vào Trias sớm và giữa

Ngày đăng: 27/07/2017, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w