Địa chất thủy văn

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn . Đặc điểm thành phần vật chất các thành tạo phun trào khu vực Xã Quan Sơn , Huyện Chi Lăng , Tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 50)

Dựa vào tham khảo tài liệu từ bản lời của tờ Thanh Mọi do Viện Nghiên cứu khoáng sản địa chất thành lập 1997 và tài liệu của đoàn 61 . Dựa vào cấu trúc địa chất , đặc điểm thành phần thạch học , độ gắn kết nước , độ nứt nẻ , quy luật phân bố của đất đá , mức độ xuất lộ và lưu lượng của các mạch lộ đẻ phân chia ra các đơn vị chứa nước theo quy định của UNESCO .

o Nước lỗ hổng :

Tầng giàu nước trung bình trong trầm tích Đệ tứ . Tầng chứa nước Đệ tứ phân bố chủ yếu ở khu vực Chũ , rải rác ở những nơi uốn khúc của Sông Lục Nam , sông Thương , sông Cẩm Đàn và các thung lũng suối .

Đất đá của tầng chứa nước Đệ tứ thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau như aluvi , proluvi , deluvi . Vì vậy thành phần thạch học của chúng cũng rất đa dạng gồm : cuội , tảng , sỏi , sạn cát , bột sét .

Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và một phần nước dưới đất từ các địa tầng xung quanh . Miền thoát chủ yếu theo mạng xâm thực địa phương như sông Thương , sông Lục Nam .

Mực nước dưới đất thay đổi theo mùa , biên độ giao động từ 0,8-6,5m

Tầng chứa nước trong hệ tầng Bắc Sơn và hệ tầng Hồ Tam Hoa phân bố ở góc Tây Bắc với diện tích khoảng 60km2 . nước được tàng trữ và lưu thông trong các hang hốc Karst có mối quan hệ thủy lực trực tiếp hoặc gián tiếp với các đơn vị chứa nước khác . Các nguồn nước mặt làm cho động thái của nó không ổn định dần đến mức nước có biên độ dao động lớn từ 0-15m có khi tới 25m .Nguồn cung cấp là nước mưa , nước mặt và các hệ tầng nằm trên thẩm thấu .

 Tầng giàu nước trung bình trong các trầm tích lục nguyên :

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Hà Cối dưới

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Mẫu Sơn dưới

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Mia Lé

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Đồng Đăng

Các trầm tích của tầng chứa nước này phân bố chủ yếu thành các dải dọc theo Suối Lịch đến Hồ Cấm Sơn và chạy từ bắc xuống nam phía đông và một phần nhỏ góc tây bắc Chi Lăng rộng khoảng 220km2 . Độ nứt nẻ của đất đá ở tầng chứa nước giảm dần theo chiều sâu , với chiều dày nứt nẻ vào 80-90m. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa ngoài ra còn bổ sung nước của các địa tầng xung quanh . Miền thoát nước là mạng lưới xâm thực địa phương như sông suối .

 Tầng nghèo nước trong các trầm tích lục nguyên và phun trào :

• Tầng chứa nước trong hệ tầng Neogen

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Hà Cối trên

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng An Châu

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Mẫu Sơn giữa - trên

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Khôn Làng

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Nà Khuất

• Tầng chứa nước trong phân hệ tầng Lạng Sơn Các trầm tích trong tầng chứa này phổ biến hầu khắp toàn vùng nghiên cứu diện tích khoảng 1470km2 . Chủ yếu là các đá phiến sét xen cát kết , lớp mỏng bazan và tuf bazan , ryolit porphyr . Trong

tầng này nguồn lộ ít , mật độ không đều . Thành phần chủ yếu hạt mịn vì vậy phần lớn các nguồn lộ đều ở dạng thấm ít đến dòng chảy nhỏ thuộc nước khe nứt không áp . Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa , miền thoát là các mạng xâm thực địa phương .

 Các thành tạo địa chất hầu như không có nước của hệ tầng Tam Danh :

Phân bố ở khu vực núi Khâu Đang , Khâu Khiên rộng khoảng 8km2 chủ yếu là bazan , hyalobazan , bazan dạng cầu . Địa hình cao nên không xuất lộ nước .

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất vùng Chi Lăng – Lạng Sơn . Đặc điểm thành phần vật chất các thành tạo phun trào khu vực Xã Quan Sơn , Huyện Chi Lăng , Tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w