Hiện nay Dầu khí vẫn là nguồn tài nguyên quan trọng khi con người chưa tìm ra được nguồn nhiên liệu nào thay thế được vai trò của nó. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam mỗi năm đóng góp khoảng 13 tổng thu ngân sách nhà nước và là ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước đầu tư phát triển. Một hướng đi mang tính chiến lược của nghành dầu khí là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam cũng như vươn ra tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài.Tính đến tháng 1 năm 2000 trữ lượng dầu và khí của Việt Nam là 2,7 tỉ thùng, 12800 tỉ khối khí, đứng thứ 35 trong số các quốc gia trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (Theo số liệu của Petro Vietnam). Trên thềm lục địa Việt Nam đã xác định được 8 bể trầm tích Kainozoi có triển vọng dầu khí như sau: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa. Trong đó, bể Cửu Long có trữ lượng dầu lớn nhất, chiếm khoảng 85% trữ lượng và nhiều mỏ đã phát hiện. Công tác tìm kiếm thăm dò bể Cửu Long đang được mở rộng, một số cấu tạo mới có triển vọng dầu khí đã được phát hiện. Tuy nhiên, dầu khí là một nguồn tài nguyên không tái sinh. Do vậy, bên cạnh việc mở rộng khai thác thì không ngừng phải tìm kiếm thăm dò, nghiên cứu các cấu tạo mới nhằm xác định tiềm năng triển vọng dầu khí. Cấu tạo Thăng Long với ba giếng khoan gặp dầu khí và đang trong quá trình nghiên cứu, đánh giá trữ lượng dầu khí. Với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí lô X Y và tính toán trữ lượng dầu khí cho 3 vỉa BI.2, BI.1 và E của cấu tạo Thăng Long” đề cập đến vấn đề nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và xác định trữ lượng dựa trên các tài liệu địa chất khu vực và tài liệu địa vật lý, thử vỉa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA DẦU KHÍ
BỘ MÔN ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí lô X&Y
và tính toán trữ lượng dầu khí cho 3 vỉa BI.2, BI.1 và E của cấu tạo
Thăng Long
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÔ X & Y 10
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – KINH TẾ - NHÂN VĂN 10
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 10
1.1.1 Vị trí địa lý 10
1.1.2 Đặc điểm địa hình 10
1.1.3 Đặc điểm khí hậu 10
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn 11
1.2.1 Giao thông vận tải 10
1.2.1.1 Giao thông đường thủy 11
1.2.1.2 Đường bộ đường bộ 11
1.2.1.3 Hàng không 12
1.2.1.4 Nguồn điện 12
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 12
1.2.2.1 Kinh tế 12
1.2.2.2 Đặc điểm dân cư 14
1.2.2.3 Đời sống văn hóa xã hội 14
1.2.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác TKTD Dầu khí 14
1.2.3.1 Thuận lợi 14
1.2.3.2 Khó khăn 15
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT LÔ X VÀ Y 16
2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất lô X và Y 16
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1991 16
2.1.2 Giai đoạn 1991 đến nay 17
PHẦN II: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ X VÀ Y CẤU TẠO THĂNG LONG 20
CHƯƠNG 3: ĐỊA TẦNG 20
3.1 Đá móng trước Kanozoi 20
3.2 Trầm tích Kanozoi 21
3.2.1 Hệ Paleogen-Thống Oligocen 21
● Phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Tân dưới (Tập E) 21
● Phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Tân giữa (Tập E) 22
● Phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Tân trên (Tập C) 23
Trang 4● Phụ thống Miocen dưới, hệ tầng Bạch Hổ dưới (Tập BI.1) 23
● Phụ thống Miocen dưới, hệ tầng Bạch Hổ trên (Tập BI.2) 24
● Phụ thống Miocen giữa, hệ tầng Côn Sơn dưới (Tập BII.1) 26
● Phụ thống Miocen giữa, hệ tầng Côn Sơn trên (Tập BII.2) 26
● Phụ thống Miocen trên , hệ tầng Đồng Nai (Tập BIII) 27
● Thống Pliocene đến Đệ Tứ, hệ tầng Biển Đông (A) 28
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO LÔ X & Y VÀ CẤU TẠO THĂNG LONG .30
4.1 Các yếu tố cấu trúc 30
4.2 Hệ thống đứt gẫy 31
4.3 Phân tầng cấu trúc 33
4.3.1 Tầng cấu trúc móng trướ c Đệ Tam 33
4.3.2 Tầng cấu trúc của trầm tích Kainozoi 33
4.3.2.1 Phụ tầng cấu trúc dưới 33
4.3.2.2 Phụ tầng cấu trúc giữa 33
4.3.2.3 Phụ tầng cấu trúc trên 33
4.4 Lịch sử phát triển địa chất 34
4.4.1 Thời kỳ trước Rift 34
4.4.2 Thời kỳ đồng Rift 35
4.3.3 Thời kỳ sau Rift 36
4.5 Cấu tạo Thăng Long 37
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG DẦU KHÍ CỦA LÔ X VÀ Y 40
5.1 Biểu hiện dầu khí 40
5.2 Đá sinh 40
5.3 Đá chứa 45
5.3.1 Đá chứa móng trước Kanozoi 45
5.3.2 Đá chứa cát kết 45
5.4 Đá chắn 47
5.5 Thời gian di chuyển và tạo bẫy 47
5.6 Các play hydrocacbon và các kiểu bẫy 48
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ CẤU TẠO THĂNG LONG CHƯƠNG 6: PHÂN CẤP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG 50
6.1 Phân cấp trữ lượng 50
6.1.1 Phân cấp trữ lượng dầu khí của Nga 50
6.1.2 Phân cấp trữ lượng dầu khí của phương Tây 52
Trang 56.2 Các phương pháp tính trữ lượng 53
6.2.1 Phương pháp thể tích 53
6.2.2 Phương pháp cân bằng vật chất (CBVC) 53
6.2.3 Tính trữ lượng bằng phương pháp thống kê biểu đồ 53
CHƯƠNG 7: TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI VỊ VÀ T RỮ LƯỢNG KHÍ CỦA CẤU TẠO THĂNG LONG 56
7.1 Biện luận phương pháp tính trữ lượng cho cấu tạo Thăng Long 56
7.2 Sự liên kết các vỉa chứa dầu khí và xác định ranh giới dầu khí nư ớc 56
7.2.1 Sự liên kết các vỉa chứa dầu khí 56
7.1.2 Xác đính các ranh giới dầu nước (OWC), điểm gặp dầu thấp nhất (ODT) và cấp trữ lượng 61
7.3 Các tài liệu được sử dụng để xác định các thông số tính trữ lượng 71
7.3.1 Tài liệu Địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) 71
7.3.2 Tài liệu thử vỉa DST và MDT 71
7.3.3 Các số liệu khác 72
7.4 Biện luận và xác định giá trị các tham số tính trữ lượng 72
7.4.1 Xác định thể tích đá chứa 72
7.4.2 Xác định thể tích sét (Vsh) 72
7.4.3 Xác định độ rỗng 73
7.4.4 Độ dẫn điện của nước vỉa 75
7.4.5 Xác định độ bão hòa nước vỉa 75
7.4.6 Xác định chiều dày hiệu dụng vỉa, đới chứa sản phẩm 76
7.4.7 Hệ số chiều dày hiệu dụng (N/G) 77
7.4.8 Độ rỗng và độ bão hòa chất lưu 77
7.4.9 Hệ số thể tích dầu (FVF) và hệ số giãn nở khí (GEF) 77
7.4.10 Hệ số thu hồi dầu 78
7.5 Kết quả tính toán trữ lượng dầu, khí 93
7.5.1 Trữ lượng dầu tại vị 93
7.5.2 Trữ lượng khí hòa tan tại chỗ 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH Ị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ vị trí lô X và Y - Lam Sơn JOC 16
Hình 1.2: Các giếng khoan thẩm lượng và giếng khoan phát hiện, lô X và Y 18
Hình 3.1: Cột địa tầng tổng hợp lô X và Y 25
Hình 3.2: mặt cắt địa chấn địa vật lý mỏ Thăng Long 29
Hình 4.1 Các đơn vị cấu tạo trong bể Cửu Long 31
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống đứt gãy khu vực nghiên cứu 32
Hình 4.3 Quá trình phát triển địa chất bể Cửu Long 34
Hình 5.1: Biểu đồ tổng hàm lượng các bon hữu cơ và S1+S2 của lô X &Y 41
Hình 5.2: Biểu đồ Hệ số sản phẩm(PI), Tmax và Ro với độ sâu giếng Thăng Long .43
Hình 5.3: Biểu đồ HI - Tmax(oC) để xác định loại Kerogen ở giếng Thăng Long 43 Hình 5.4: Hướng dịch chuyển dầu khí và khu vực đặt bẫy 48
Hình 7.3: Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.2 60
Hình 7.4 : Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.1 60
Hình 7.5 : Bản đồ cấu tạo nóc nóc tập E 61
Hình 8.1: Xác định OWC, ODT theo tài liệu ĐVLGK 62
Hình 8.2: Xác định GOC, ODT theo tài liệu ĐVLGK 63
Hình 8.3: Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.2.20 có minh họa trữ lượng P1 65
Hình 8.4: Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.2.20 có minh họa trữ lượng P2 65
Hình 8.5: Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.2.30 có minh họa trữ lượng P3 66
Hình 8.6: Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.1.20 có minh họa trữ lượng P1 66
Hình 8.7: Bản đồ cấu tạo nóc tập E.10 có minh họa trữ lượng P1 67
Hình 8.8: Bản đồ cấu tạo nóc tập E.10 có minh họa trữ lượng P2 67
Hình 8.9: Bản đồ cấu tạo nóc tập E.10 có minh họa trữ lượng P2 68
Hình 8.10: Bản đồ cấu tạo nóc tập E.10 có minh họa trữ lượng P3 68
Hình 8.11: Bản đồ cấu tạo nóc tập E.20 có minh họa trữ lượng P1-Gas 69
Hình 8.12: Bản đồ cấu tạo nóc tập E.20 có minh họa trữ lượng P1-Oil 69
Hình 9.1: Kết quả minh giải log của tầng BI.2.20 (Y- TL-1U) 79
Hình 9.2: Kết quả minh giải log của tầng BI.2.20 (Y- TL-2U) 79
Hình 9.3: Kết quả minh giải log của tầng BI.2.30 ( Y- TL- 1U) 80
Hình 9.4: Kết quả minh giải log của tầng BI.2.30 (Y- TL-2U) 80
Hình 9.5: Kết quả minh giải log của tầng BI.1.20 (Y-TL-1U) 81
Trang 7Hình 9.6: Kết quả minh giải log của tầng BI.1.20 (Y- TL-2U) 81
Hình 9.7: Kết quả minh giải log của tầng BI.1.20 và BI.1.30 (Y- TL-3U) 82
Hình 9.8: Kết quả minh giải log của tầng E.10 (Y-TL-1U) 82
Hình 9.9: Kết quả minh giải log của tầng E.20 (Y- TL-2U) 83
Hình 9.10.: Kết quả minh giải log của E.20 (Y- TL-3U) 83
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình trạng giếng lô X và Y, Lam Sơn JOC 19
Bảng 2.1: Độ sâu ranh giới các thành hệ mở ra trong 3 giếng TL-1U, TL-2U và TL-3U mỏ Thăng Long 20
Bảng 3.1: Bảng các thông số nhiệt phân của tập D và E 42
Bảng 3.2: Kết quả phân tích mẫu mùn và mẫu SWC của giếng TL – 1U 44
Bảng 3.3: Kết quả phân tích mẫu mùn và mẫu SWC của giếng TL – 2U 44
Bảng 7.1: Ranh giới dầu khí nước, điểm gặp dầu thấp nhất và cao nhất mỏ Thăng Long 70
Bảng 7.2: Số liệu về các đường cong karota nghiên cứu trong hai giếng khoan 71
Bảng 7.3: Tóm tắt các thông số đầu vào vật lý thạch học, các giếng Thăng Long 76 Bảng 7.4: Các giá trị ngưỡng vỉa, các giếng Thăng Long 77
Bảng 7.5: Tóm tắt hệ số thu hồi mỏ Thăng Long 78
Bảng 7.6: kết quả tính toán bằng tay các thông số ĐVL vỉa BI.2.20 tại giếng khoan TL-1U 84
Bảng 7.8: Tóm tắt kết quả minh giải log tại giếng khoan TL-2U 86
Bảng 7.9: Tóm tắt kết quả minh giải log tại giếng khoan TL-3U 87
Bảng 7.10: Phân cấp trữ lượng dầu tại vị mỏ Thăng Long 89
Bảng 7.11: Tóm tắt các thông số vỉa chứa các giếng Thăng Long 90
Bảng 7.12: Các thông số đầu vào của mỏ Thăng Long 91
Bảng 7.13: Trữ lượng dầu tại vị mỏ Thăng Long 93
Bảng 7.14: Tóm tắt ước tính trữ lượng dầu thu hồi mỏ Thăng Long 94
Bảng 7.15: Tóm tắt giá trị GRO ở mỏ Thăng Long 94
Bảng 7.16: Tóm tắt ước tính trữ lượng khí hòa tan tại vị ban đầu mỏ Thăng Long .95
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay Dầu khí vẫn là nguồn tài nguyên quan trọng khi con người chưa tìm
ra được nguồn nhiên liệu nào thay thế được vai trò của nó N gành công nghiệp dầukhí Việt Nam mỗi năm đóng góp khoảng 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước và làngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước đầu tư phát triển Một hướng đi mangtính chiến lược của nghành dầu khí là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầukhí trên thềm lục địa của Việt Nam cũng như vươn ra tìm kiếm thăm dò dầu khí ởnước ngoài
Tính đến tháng 1 năm 2000 trữ lượng dầu và khí của Việt Nam là 2,7 tỉ thùng,
12800 tỉ khối khí, đứng thứ 35 trong số các quốc gia trên thế giới và đứng thứ 3trong khu vực Đông Nam Á (Theo số liệu của Petro Vietnam) Trên thềm lục địaViệt Nam đã xác định được 8 bể trầm tích Kainozoi có triển vọng dầu khí như sau:Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính -Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa Trong đó, bể Cửu Long có trữ lượngdầu lớn nhất, chiếm khoảng 85% trữ lượng v à nhiều mỏ đã phát hiện Công tác tìmkiếm thăm dò bể Cửu Long đang được mở rộng, một số cấu tạo mới có triển vọngdầu khí đã được phát hiện Tuy nhiên, dầu khí là một nguồn tài nguyên không táisinh Do vậy, bên cạnh việc mở rộng khai thác thì không ngừng phải tìm kiếmthăm dò, nghiên cứu các cấu tạo mới nhằm xác định tiềm năng triển vọng dầu khí.Cấu tạo Thăng Long với ba giếng khoan gặp dầu khí và đang trong quá trình
nghiên cứu, đánh giá trữ lượng dầu khí Với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí lô X & Y và tính toán trữ lượng dầu khí cho
3 vỉa BI.2, BI.1 và E của cấu tạo Thăng Long ” đề cập đến vấn đề nghiên cứu
cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và xác định trữ lượng dựa trên các tàiliệu địa chất khu vực và tài liệu địa vật lý, thử vỉa Nội dung của đồ án được chiathành các phần chính sau:
Phần mở đầu
Phần I: Khái quát chung về lô X và Y.
Phần II: Cấu trúc địa chất lô X&Y và mỏ Thăng Long.
Phần III: Đanh giá trữ lượng dầu khí cấu tạo Thăng Long
Kết luận và kiến nghị
Với cấu trúc chi tiết được ghi trong phần mục lục
Trang 10PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÔ X & Y
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – KINH TẾ - NHÂN VĂN
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể NamCôn Sơn về phía Đông Nam bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nângKhorat - Natura và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể PhúKhánh Tuy nhiên nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xuhướng mở về phía Đông Bắc, phía biển Đông hiện tại Bể bao gồm các lô 9, 15,
16, 17 và một phần các lô 1, 2, 25 và 31 Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lụcnguyên Kainozoi, chiều dày lớn nhất của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7 –
8 km
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Bể Cửu long nằm trên thềm lục địa Nam Việt Nam phát triển theo hướngĐông Bắc-Tây Nam, đáy biển có địa hình phức tạp, ở các vùng cửa sông giáp biểnđịa hình rất đa dạng, bao gồm các rãnh sông ngầm, bãi cát ngầm Phần trung tâm
bể Cửu Long, đáy biển thay đổi với độ sâu từ 40 60m Đổ ra thềm lục địa ViệtNam có rất nhiều con sông, trong đó nổi bật nhất là sông Cửu Long với lưu vựckhoảng 45000km2, lưu lượng trung bình khoảng 8500m3/s, lượng phù sa0.25kg/m3 Hàng năm sông Cửu Long đổ ra biển hàng trăm tấn phù sa , đó là nguồntrầm tích chính tạo nên các bể trầm tích trên thềm lục địa
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu nằm trên thềm lục địa Nam Việt Nam cókhí hậu nhiệt đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng của biển Hàng năm có hai mùa: mùakhô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ trungbình vào mùa đông từ 27 đến 280C, mùa hè 28 đến 300C, ít gió bão lớn, lượng mưa
Trang 11trung bình 1300mm - 1750mm Độ ẩm bình quân cả năm là 80% Ở đây, trên nềnnhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt Tuy nhiên,trở ngại lớn nhất trong mùa khô kéo dài là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nướcmặn làm tăng độ chua và chua mặn trong đất cũng như những tai biến do thời tiết,khí hậu đôi khi có thể xảy ra.
Vùng bồn trũng Cửu Long có hai chế độ gió mùa, gió mùa Đông thổi từ tháng
11 đến cuối tháng 5 năm sau với hướng gió Đông Bắc hoặc Đông-Đông Bắc Tốc
độ gió lớn nhất vào khoảng tháng 1 và 2 đạt tới 42.5m/s trong khi đó tốc độ giótrung bình chỉ khoảng 10.3m/s Chế độ gió mùa hè được đặc trưng bởi chế độ giómùa Tây Nam, tốc độ gió trung bình khoảng 8.8m/s, tốc độ cực đại khoảng 30m/s
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1 Giao thông vận tải
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ởphía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phíaĐông, còn phía Nam giáp Biển Đông 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãitắm Đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miềnĐông Nam Bộ Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu h ội tụ nhiều tiềm năng
để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai tháccảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉdưỡng và tắm biển Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giaothông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trungchuyển đi các nơi trong nước và thế giới
1.2.1.1 Giao thông đường thủy
Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa vốn được hình thành từ các hệ thốngkênh, rạch tự nhiên, mở rộng, khơi sâu và đào thêm các kênh ngang nối liền cácdòng sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long và các con sông với biểnĐông, vừa nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là tuyến giao thôngnối kết giữa các vùng
1.2.1.2 Đường bộ đường bộ
Đóng vai trò đ ặc biệt trong nền kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ trongkhu vực được chú trọng đặc biệt, Cụ thể, cuối năm 2006, dự án đầu tư mở rộng vànâng cấp quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau
Trang 12đang tập trung thi công trải thảm nhựa lớp 2 các cầu, cống và các nút giao thôngtrên quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Cà Mau Đặc biệt đường quốc lộ 51A nối thành phố
Hồ Chí Minh với Vũng Tàu đáp ứng được nhu cầu vận tải từ các khu vực khácnhau Giao thông nội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đều được xây dựng hoàn chỉnh vớiđường trải thảm nhựa, đường rộng thông thoáng từ 2 làn đường đến 4 làn đường
1.2.1.3 Hàng không
Ngành hàng không trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng phát triểnnhanh chóng, trong đó đáng kể nhất là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc thànhphố Hồ Chí Minh và sân bay Vũng Tàu Sân bay Vũng tàu là m ột sân bay ở gầntrung tâm thành phố Vũng Tàu có thể tiếp nhận các loại máy bay trung bình vànhỏ Hiện nay sân bay đang được Bộ quốc phòng quản lý, thực hiện các chuyếnbay trực thăng phục vụ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trênthềm lục địa Việt Nam
1.2.1.4 Nguồn điện
Trước đây, cả khu vực chỉ có duy nhất Nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc-Cần Thơ,công suất 188 MW, đáp ứng khoảng 25 % nhu cầu thắp sáng và sản xuất Để đápứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, hiện nay 2 dự án năng lượngquan trọng, tầm cỡ đó là dự án Khí điện đạm Cà Mau và Trung tâm nhiệt điện ÔMôn
Đặc biệt khu nhiệt điện Phú Mỹ chính thức đi vào hoạt động năm 1997 tạihuyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đạt công suất 2451 MW, sản lượng điệnphát lên lưới quốc gia đạt 15,74 tỷ KW Đây là nhà máy có công suất lớn nhất ViệtNam đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện cho việc xây dựng và phát triển cơ sở trên
bờ cho dự án dầu khí ở bể Cửu Long
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
và toàn khu vục phía Nam Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công
Trang 13nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Đây là cơ cấu kinh tế hợp lý được giữ vững trongsuốt thời gian qua, riêng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 75% -80% trong cơ cấukinh tế chung của tỉnh.
a Công nghiệp
Hiện nay công nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố Vũng Tàu.Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp dầu khí chiếm tỷ trọng lớn nhất(94% giá trị sản lượng) Công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến hải sản, điệnđứng tiếp theo chiếm 5% giá trị sản lượng Ngoài ra các ngành công nghiệp đóngtàu, may mặc, giầy da và gia công có xu hướng phát triển nhanh
b Nông, lâm, ngư nghiệp
Nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù không phải là ngành chủ yếu nhưng đang cónhững bước tiến đáng kể Giá trị sản luợng tăng đều theo các năm, từng bướcchuyển dịch dần từ sản phẩm kém hiệu quả sang phát triển sản phẩm có chất lượngcao, có giá trị kinh tế, xuất khẩu như cây cao su, cà phê… song mới chỉ đáp ứngđược 50 đến 60% nhu cầu nội địa
Vùng cũng có thế mạnh về đánh bắt hải sản do có vùng biển dài và rộng, trữlượng hải sản cho phép khai thác hàng năm khoảng 150 đến 170 ngàn tấn hải sảncác loại Diện tích mặt nước mặn 3.300 ha và 1.000 ha mặt nước ngọt rất thuậntiện để phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản
c Du lịch
Thành phố Vũng Tàu là đi ểm du lịch nổi tiếng, ba mặt thành phố giáp biển nênhàng năm thu hút một lượng khách du lịch khá lớn (2,6 triệu lượt khách năm 1997)đến thăm quan nghỉ mát Ngân sách từ du lịch đã mang lại nguồn thu tài chínhđáng kể cho tỉnh Song song với ngành du lịch, các dịch vụ giải trí cũng rất pháttriển, đáp ứng đủ nhu cầu cho khách trong nước cũng như khách quốc tế
d Y tế
Ngành y tế trong những năm đổi mới đã có những bước chuyển biến rõ rệt,mọi xã, phường đều có trạm y tế Tiêm chủng mở rộng trẻ em đạt 97%, tỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡng giảm Bảo hiểm y tế triển khai rộng, công tác giáo dục sức khoẻdân số, kế hoạch hóa gia đình đư ợc quan tâm chu đáo
e Các dịch vụ khác
Trang 14Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có h ệ thống ngân hàng khá mạnh, bưu chính viễnthông tương đối hiện đại đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết tạo điều kiện thuậnlợi, thủ tục nhanh gọn cho nhân dân trong vùng và các công ty liên doanh.
1.2.2.2 Đặc điểm dân cư
Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000 là 821.000 người, mật độ dân số 416người/km2, trong đó dân tập trung ở các thành phố, thị trấn là 271.549 người
Mật độ trung bình: 349,8 người/km2, riêng Vũng Tàu là 912,5 người/km2.Dân tộc: Chủ yếu là người Việt, ngoài ra có các dân tộc khác như Hoa,Châu Ro, Mường, Tày
1.2.2.3 Đời sống văn hóa xã hội
Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng đạtđược những bước tiến đáng kể Những thành phố trẻ nhanh chóng trở thành đầumối phát triển thương mại, dịch vụ, tài chính, xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp và
là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho các tỉnhvùng đồng bằng sông Cửu Long Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đãphát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm saucao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâmđầu tư Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà pháttriển kinh tế
Trong đó, thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông
về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồnkhác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới
1.2.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác TKTD Dầu khí
1.2.3.1 Thuận lợi
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Vũng Tàu được xây dựng trên giao lộ nối liềngiữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ cũng như nối liền giữa miền Bắc và miềnTrung nên có một hệ thống giao thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đườngsông, đường sắt cũng như đư ờng hàng không, thuận lợi cho công tác tìm kiếmthăm dò Dầu khí
Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việ c mở rộng xây dựng các cảng dịch vụdầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía nam
Trang 15Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, đượcđào tạo bài bản, giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vậnchuyển hàng hoá Vị trí của thành phố thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầuthô với các nước trong khối Đông Nam Á cũng như quốc tế.
Hiện nay Vũng Tàu đã thu hút được rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư thăm
dò khai thác dầu khí
1.2.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, thành phố Vũng Tàu còn gặp nhiều khó khăn như:
- Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng đượcnhu cầu phát triển của ngành
- Vào mùa biển động (mùa gió chướng) các hoạt động trên biển bị ngừng trệ,gây khó khăn cho ngư dân cũng như hoạt động khai thác dầu khí
- Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chiphí cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao
- Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu,giàn khoan… nhưng đó mới chỉ là bước đầu Phần lớn các tàu và thiết bị hỏng vẫnphải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém
- Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc phải đặt lên hàngđầu vì ở đây tập trung nhiều khu công nghiệ p, đặc biệt là công nghiệp dầu khí
- Các công trình phục vụ khai thác dầu khí phần lớn được xây dựng trên biểnnên khả năng bị ăn mòn và phá hủy bởi nước biển rất lớn
Trang 16CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT LÔ X VÀ Y
2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất lô X và Y
Lô X và Y nằm ở phần Đông Bắc bể Cửu Long và nằm cách thành phố VũngTàu xấp xỉ 160km về phía Đông thành phố Vũng Tàu, 30km về phía Nam mỏRuby và 35 km về phía Bắc mỏ Rạng Đông trong phần Đông Bắc bể Cửu Long.Mức nước sâu trong toàn bộ lô nằm trong khoảng từ 40m đến 70m (hình 1.1)
Hình 1.1: Bản đồ vị trí lô X và Y- Lam Sơn JOC
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1991
Đây là thời kỳ mà các nghiên cứu chủ yếu là khảo sát địa vật lý khu vực như
từ, trọng lực, địa chấn nhằm phân chia các lô chuẩn bị cho công tác đấu thầu, kýhợp đồng dầu khí
Năm 1973 – 1974 11 lô trên thềm lục địa Nam Việt Nam được đấu thầu, trong
đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long là 09, 15 và 16
Năm 1978, công ty Deminex đã hợp đồng với Geco khảo sát 3.221,7 km tuyếnđịa chấn mạng lưới 3x3 km đối với lô 15 Căn cự vào kết quả minh giải Deminex
đã tiến hành khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng là Trà Tân(15-A-1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15-C-1X) và Đồng Nai (15-G-1X).Tuy đã gặp biểu hiện dầu khí trong cát kết Mioc en sớm và Oligoxen nhưng không
có ý nghĩa công nghiệp
Trang 17Sự ra đời của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí VIETSOVPETRO năm 1981 làbước ngoặc lịch sử của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam Công tác tìm kiếm,thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được Vietsovpet ro triển khai rộng khắp,nhưng tập chung chủ yếu ở bể Cửu Long Năm 1981 tàu nghiên cứu Iskatel đã tiếnhành khảo sát địa vật lý (địa chấn, trọng lực, từ) với mạng lưới tuyến 2x2,2 và 3x3
km ở các lô 09, 15 và 16 với tổng số 2.248 km
2.1.2 Giai đoạn 1991 đến nay
Trong lô X và Y, Petronas Carigali Oversea Bhd đã thực hiện được 13870kmđịa chấn 2D với mạng lưới 2×2 km vào năm 1991 Từ năm 1993 đến năm 1995công ty đã khoan 3 giếng thăm dò: 02 -D-1X (Sapphire), 02-M-1X (Opal) và 01-E-1X (Agate) Từ năm 1993 đến năm 1995 công ty đã khoan 3 giếng tìm kiếm: 02 -D-1X (Sapphire), 02-M-1X (Opal) và 01-E-1X (Agate):
Giếng thăm dò 02-D-1X được khoan trên cấu tạo Sapphire ở phía Nam lô Yvào năm 1993 và đạt tới độ sâu là 2764mMD/2736.5mTVDSS (MD: chiều sâu đođược, TVDSS: chiều sâu thẳng đứng dưới biển) vào trong đá móng Andesite (phuntrào) Không bắt gặp dầu khí trong quá trình khoan và không thử vỉa DST
Giếng thăm dò 02-M-1X được khoan trên cấu tạo Opal ở phía Tây Bắc lô Yvào năm 1995 và đạt tới độ sâu là 2336mMD/2310mTVDSS trong đá móngGranite Không thử vỉa DST trong giếng này và có vài biểu hiện đã bắt gặp dầu khítrong quá trình khoan
Giếng thăm dò 01-E-1X được khoan trên cấu tạo Agate ở phía Bắc lô X và đạttới độ sâu là 1600mMD/1574mTVDSS trong đá móng granite Có dấu hiệu gặpdầu khí trong tầng đá móng granite Tiến hành thử vỉa DST#1 trong tầng đá mónggranite trong khoảng 1476-1600 mD và đã thu được dòng nước với lưu lượng 2633thùng nước/ngày đêm
Trong lô X và Y, Petronas Carigali Oversea Bhd đã thực hiện được 563,73
km2 địa chấn 3D trong năm 2002 ở phần phía Nam của lô (vùng Đông Đô-ThăngLong)
Giai đoạn thăm dò pha 1 nghiên cứa lô X và Y từ 7 tháng 1 năm 2003 đến 6tháng 1 năm 2006, sau gia hạn tới 6 tháng 1 năm 2007, Lam Sơn JOC đã thực hiệnlại 563,73 km2 địa chấn 3D trong phần phía Nam, 4214 km địa chấn 2D với mạnglưới 2×2km trong năm 2003, 358km2 dự liệu địa chấn 3D trong năm 2004 ở phần
Trang 18phía Bắc, thực hiện lại 300km2 địa chấn 3D PSDM trong năm 2005 ở phần phíaNam bể và khoan 2 giếng thăm dò: Y -TL-1U và Y-HX-1U.
Sau khi 2 lô X và Y được đưa vào làm đối tượng nghiên cứu, một chương trìnhthẩm lượng đã được đệ trình cho các đối tác và PetroVietNam vào 15/10/2007 đềxuất xử lý đồng thời các tài liệu địa chấn 3D đã được hoàn thành vào tháng3/2008
Giai đoạn thăm dò pha 2 nghiên cứu lô X và Y từ 7 tháng 1 năm 2007 đến 6tháng 1 năm 2008 Lam Sơn JOC đã khoan 2 giếng thăm dò Y-ĐĐ-1U, X-HD-1U
và 1 giếng thẩm lượng Y-TL-2U
Giai đoạn thăm dò pha 3 nghiên cứu lô X và Y từ 7 tháng 1 năm 2007 đến 6tháng 1 năm 2008 Lam Sơn JOC đã khoan 2 giếng thăm dò Y-ĐĐ-2U, X-HD-1U
và 1 giếng thẩm lượng Y-TL-2U
Cho đến nay Công ty Lam Sơn JOC đã xác định được 20 cấu tạo, và chọn rađược 4 cấu tạo triển vọng nhất để đặt vị trí giếng khoan tìm kiếm và giếng khoanthẩm lượng cho các cấu tạo: Thăng Long; Hồ Xám; Đông Đô; Hồ Tây
Khi đã bước vào giai đoạn kết thúc thăm dò theo Hợp đồng dầu khí, thì Công
ty đã khoan 9 giếng khoan: Trong đó có 6 giếng tìm kiếm và 3 giếng thẩm lượng
Vị trí và kết quả của các giếng khoan được thể hiện trên hình 1.2 và bảng 1.1
Hình 1.2: Các giếng khoan thẩm lượng và giếng khoan phát hiện, lô X và Y
Trang 19TT Giếng Tình
trạng Ngày khoan WD(m)
TD
1 Y-TL-1U P&A 27/05/2004 66,9 2817/2787,5 Phát hiện dầu
2 X-HX-1U P&A 12/04/2006 41,95 5228/3738,4 Dấu hiệu dầu
3 Y-TL-2U P&A 05/05/2007 67,5 2577/2367,8 Xác định dầu
4 Y-ĐĐ-1U P&A 15/05/2007 62,0 3108/2402,1 Phát hiện dầu
5 X-HD-1U P&A 24/12/2007 44,5 4325/3813,0 Khô
6 X-HXS-1U P&A 04/04/2008 39,0 4310/3892 Phát hiện dầu
7 Y-ĐĐ-2U P&A 31/05/2008 67,2 2534/2204,3 Xác định dầu
8 X &Y-HT-1U P&A 13/07/2008 67,7 2563/1927,4 Phát hiện dầu
9 Y-TL-3U P&A 16/09/2008 63,2 3690/2323 Xác định dầu
Bảng 1.1: Tình trạng giếng lô X và Y, Lam Sơn JOC
Ghi chú: MD: chiều sâu đo được
TVDSS: chiều sâu thẳng đứng dưới biểnP&A: đã được đóng
Trang 20PHẦN II: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ X VÀ Y CẤU TẠO THĂNG LONG
CHƯƠNG 3: ĐỊA TẦNG
Nhìn chung, môi trường lắng đọng và địa tầng đối với mỏ Thăng Long đượcthống nhất với hệ thống địa tầng khu vực của bể Cửu Long Mặt cắt địa chất mỏThăng Long được mở ra bao gồm đá móng granit và lớp phủ trầm tích Đệ Tứ.Ranh giới các thành hệ được xác định dựa trên cơ sở phân tích địa vật lý giếngkhoan, tài liệu địa chấn, sinh địa tầng và thành phần thạch học từ mùn khoan, mẫulõi và liên kết với giếng khoan bên cạnh xung quanh lô X và Y Ranh giới cáctập/thành hệ được thể hiện ở bảng 2.1
Côn Sơn dưới (BII.1) 1580.7 1551.7 1584 1553 1593.5 1564.4Bạch Hổ trên (BI.1) 1774 1725 1771 1740 1787.4 1756.1Bạch Hổ dưới (BI.1) 1939 1910 1940 1905 1989.5 1943.8
Trà Tân dưới (E) 2190 2161 2130 2077.5 2004.6 2113.2
Tổng chiều sâu (TD) 2817 2787.5 2577 2367.8 3690 2323Bảng 2.1: Độ sâu ranh giới các thành hệ mở ra trong 3 giếng TL-1U, TL-2U và
TL-3U mỏ Thăng LongMặt cắt địa chất của khu vực nghiên cứu lô X và Y nằm ở phía Đông Bắc CửuLong bao gồm đá móng granite phong hóa, nứt nẻ có tuổi trước Kanozoi và các đátrầm tích Kanozoi của hệ paleogen (oligoxen), Neogen (mioxen, plioxen) và trầmtích Đệ Tứ (Hình 3.1)
Trang 21Thường thì biotite/chlorite nằm xen kẽ với thạch anh và feldspar, kiến trúc hạt nhỏ.Feldspar biến đổi đến 25%-35% kaolin, có màu trắng nhạt đến trắng xám, trắngngọc trai đến ánh đất, mềm đến cứng, thành phần phụ thêm là clorit, mica dạngtấm 10-15%.
Đới dưới bao gồm granite nứt nẻ, khe nứt đã được lấp đầy bởi calcite vàzeolite, một vài đai cơ (Granodiorite ?) và đá fenzit (granophyre?)
Granite có nhiều màu sắc khác nhau, từ xám rất nhạt đến xám nhạt, thỉnhthoảng xám lục nhạt, xám hồng nhạt Đá cứng đến rất cứng, độ chặt xít từ tốt đếnkém Dấu tích kaolin và clorit; calsic và zeolite trám bịt lỗ hở là rất rõ, hiếm khithấy dấu tích của granat/spinel
Granodiorite (?): xám xanh từ vừa đến nhạt, xám olive nhạt, thỉnh thoảng xanhnhạt Đá cứng đến rất cứng, độ lựa chọn trung bình đến kém Dấu tích của kaolin,clotite, mạch calcite, zeolit và khoáng vật mafic trám bịt lỗ hở là rất rõ
Đá fenzit (Granophyre): xám nhạt, vàng xám nhạt đến hồng nhạt, đá cứng đếnrất cứng, độ chặt sít từ tốt đến trung bình Có dấu tích kaolin và clorite biến đổi từfeldspar, biotite biển đổi thành chlorite, hiếm có khoáng vật mafic
3.2 Trầm tích Kanozoi
Nằm phủ bất chỉnh hợp lên đá móng kết tinh bị bào mòn và phong hóa mạnh
là các thành tạo Kainozoi Các thành tạo Kainozoi phủ trên móng có tuổi từPaleogen đến Đệ Tứ gồm:
3.2.1 Hệ Paleogen-Thống Oligocen
Thống Oligocen bao gồm các thành tạo thuộc các hệ tầng Trà Tân dưới, Tràtân giữa và Trà Tân trên
● Phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Tân dưới (Tập E)
Hệ tầng Trà Tân dưới bao gồm chủ yếu là cát kết acko nằm xen kẽ với sétcacbonat (sét than)/ đá sét và bột kết
Cát kết: trong mờ đến trong suốt, màu xám nhạt, xám olive nhạt, xám nâunhạt Các hạt cát xốp thường mịn đến vừa, từ thô đến cuội, hạt góc cạnh đến gầntròn, gần cầu, độ lựa chọn kém, thỉnh thoảng phân loại đến bột kết Đá gắn kết bởi
xi măng kaolin và đá sét, thành phần xi măng chủ yếu là Kaolinit Có dấu tíchmảnh vụn đá nhiều màu, vi mica, độ rỗng thấp
Trang 22Sét cacbonat: có màu xám olive, đen olive, xám nâu đến đen nâu, xám đen đếnđen Đá rắn chắc đến cứng vừa phải, thỉnh thoảng cứng, giòn, kết cấu đá dạngkhối, có phần dẹt và có thể tách ra được và thỉnh thoảng phân loại đến bột kết Códấu vết của vi mica.
Sét kết : có màu xám nhạt đến rất nhạt, xám nâu nhạt, đá rắn chắc Có dấu tíchcủa vi mica và chất chứa than
Các trầm tích của hệ tầng Trà Tân dưới (tập E) được tích tụ chủ yếu trong môitrường đồng bằng sông Aluvi – đồng bằng ven bờ và hồ Trong mặt cắt hệ tầng đã
gặp những hóa thạch bào tử phấn : F Trilobata, Verutricolporites, Ci
catricosiporites.
● Phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Tân giữa (Tập E)
Tập D bao gồm các tầng sét kết, sét carbonat dày, xen kẽ với cát kết với lớpbột kết mỏng Tập D được xem là tầng đá mẹ chính và đồng thời là một trong cáctầng chắn địa phương cho hệ thống dầu khí bể Cửu Long
Cát kết: có màu xám rất nhạt đến xám olive nhạt, xám nâu nhạt, trắng nhờ nhờ,các hạt thạch anh xốp đến bở dời, phần lớn hạt rất mịn đến thô, thỉnh thoảng phânloại đến bột kết Hạt góc cạnh đến gần tròn, gần cầu, độ lựa chọn kém Thôngthường đá gắn kết bởi xi măng kaolin và đá sét Đá có nhiều màu sắc khác nhau,rất nhiều mảnh vụn chứa than và dấu tích vi mica, clorit, pyrite, độ rỗng thấp đếnkhá
Bột kết: có màu xám tối vừa, xám nâu nhạt, thỉnh thoảng xám nâu tối Đá mềmđến rắn chắc, kết cấu đá dạng khối, giòn, đôi khi kích cỡ hạt cát rất mịn và phânloại đến sét kết, không chứa đá vôi Có dấu tích biểu hiện tốt của khoáng vật chứathan, phân phiến than với pyrite đã khếch tán, đá sét, và có dấu tích của vi mica vàpyrite
Sét cacbonat: có màu xám olive, đen olive, xám nâu nhạt đến đen nâu, xám tốivừa đến xám tối Đá cứng đến cứng vừa, thỉnh thoảng rất cứng, giòn, kết cấu đádạng khối, có phần dẹt và có thể tách ra được, kích cỡ hạt cát kết mịn và phân loạiđến bột kết Đá rất giàu vật chất hữu cơ, có dấu tích của vi mica
Sét kết: có màu xám rất nhạt, xám nhạt, xám nâu nhạt Đá mềm đến rắn chắc,thỉnh thoảng là khoáng chất không kết tinh và hòa tan được, độ dính kết yếu, códấu tích của vi mica, khoáng chất cacbonat
Trang 23Các trầm tích của hệ tầng Trà Tân giữa (Tập D) được tích tụ trong môi trườngvũng nước mặn và vùng nước ngọt đầm hồ Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những
hóa thạch bào tử phấn: Cicatricosisporites, Verrutricolporites pachydermus và
Florschuetzia trilobata.
● Phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Tân trên (Tập C)
Tập C bị cắt cụt bởi hệ tầng Bạch Hổ dưới (Tập BI.1), nằm phủ phía trên vàkhông được phát hiện ở các giếng Thăng Long Các tài liệu địa chất khu vực chỉ ratập C bao gồm cát kết xen kẽ với sét kết và bột kết
Cát kết: có màu xám olive nhạt, thỉnh thoảng xám nâu nhạt, xám vàng nhạt,giòn dễ vỡ vụn Đá mềm đến cứng vừa, thỉnh thoảng cứng, thường các hạt cát xốp.Hạt từ rất mịn tới trung bình, ít hạt thô, tương đối góc cạnh đến tương đối tròn, gầncầu đến cầu, độ lựa chọn trung bình đến tốt Có dấu tích mạch Chlorit xanh, mạchbiotit nhỏ, mica, pyrite
Sét kết: có màu xám vừa, xám tối, xám xanh nhạt, xám nâu nhạt, nâu xám tối
Đá mềm đến cứng vừa, thỉnh thoảng cứng, giòn, tương đối bền Kết cấu dạngphiến, dẹt, tương đối dễ tách, có một chút đá vôi
Bột kết: có màu xám nhạt vừa, xám olive, xám xanh, xám nâu, thỉnh thoảngxám nâu Đá mềm đến cúng vừa, thỉnh thoảng cứng đến rất cứng Có những phầnchứa ít đến vừa đá vôi, dấu tích pyrite, màu vạch và chất chứa than
Các trầm tích của hệ tầng Trà Tân trên (tâp C) được tích tụ môi trường vũng vịnhnước ngọt với sự ảnh hưởng của nước mặn và vũng nước ngọt gần bờ Trong mặt
cắt hệ tầng đã gặp những hóa thạch bào tử phấn: F Trilobata, Verutricolporites, Ci
catricosiporites Ngoài ra còn còn gặp nhiều tảo nước ngọt như Pediastrum, Bosidinia.
3.2.2 Hệ Neogen - Thống Miocen
● Phụ thống Miocen dưới, hệ tầng Bạch Hổ dưới (Tập BI.1)
Hệ tầng Bạch Hổ dưới bao gồm cát kết xen kẽ với sét kết và và bột kết
Cát kết: có màu xám nhạt đến xám olive, xám xanh nhạt, xám nâu nhạt, thỉnhthoảng trắng nhờ nhờ, xám trắng, nâu nhạt đến vừa Các hạt thạch anh xốp trong,trong mờ đến trong suốt Hạt thường mịn đến thô, thông thường hạt rất thô, tươngđối góc cạnh đến tương đối tròn, gần cầu, độ lựa chọn kém đến trung bình Đá gắnkết bởi xi măng kaolin và đá sét, có dấu tích các mảnh đá vụn có nhiều màu và
Trang 24khoáng chất cacbonat, dấu tích của pyrite, clorite và mica hiếm có glauconit, độrỗng thấp đến khá.
Bột kết: có màu xám olive nhạt Kết cấu đá dạng khối, thỉnh thoảng đá gắn kếtbởi đá sét và xi măng kaolin, có dấu tích của mica và pyrite
Sét kết: có màu xám xanh nhạt đến vừa, xám olive nhạt đến xám vừa, thỉnhthoáng xám xanh vừa Đá mềm, kết cấu dạng khối đến khối nhỏ, thỉnh thoảng dẹt
dễ tách, sét không chứa đá vôi, có dấu tích vi mica và vật liệu chứa than
Sét kết: có màu xám nâu tối, nâu tối mờ, nâu vàng tối đến tối mờ Đá mềm đếnrắn chắc, kết cấu đá vô định hình đến dạng khối, không chứa thành phần chứacacbon, hiếm khi gặp pyrite
Các trầm tích của hệ tầng Bạch Hổ dưới (tập BI.1) được tích tụ trong môitrường sông hồ nước ngọt (đồng bằng aluvi – đồng bằng ven bờ) Trong mặt cắt
của hệ tầng đã gặp những hóa thạch bào tử phấn: F.levipoli, Magnastriatites
howardi, pinuspollenites, Alinipollenites và ít vi cổ sinh Synedra fondaena
● Phụ thống Miocen dưới, hệ tầng Bạch Hổ trên (Tập BI.2)
Hệ tầng Bạch Hổ trên bao gồm phần lớn cát kết xen kẹp với sét kết và lớpmỏng bột kết
Cát kết: có màu xám nhạt đến xám vừa, xám olive nhạt đến xám olive Các hạtthạch anh trong, trong mờ đến trong suốt Hạt thường mịn đến thô, thông thường
có phần hạt rất thô, tương đối góc cạnh đến tròn, độ chọn lọc kém đến trung bình.Thỉnh thoảng các hạt cát gắn kết với xi măng chứa than và đá sét, có dấu tích mica
và pyrite, dấu hiệu kết tụ với pyroxen Các đá mảnh vụn có nhiều màu sắc khácnhau
Bột kết: có màu xám olive, kết cấu dạng khối, thỉnh thoảng đá gắn kết xi măngkaolin và mitrix có chứa cacbon Có dấu tích mica và pyrite
Phiến sét: có màu xám nhạt đến xám vừa, xám tối Đá mềm đến rắn chắc,thỉnh thoảng cứng vừa, kết cấu dạng khối, giòn, dẹt, có thể tách ra được, đôi khiphân phiến, mảnh vụn Có dấu tích của pyrite, mica và vật liệu có chứa than, dấutích của đá vôi
Các trầm tích của hệ tầng Bạch Hổ dưới (tập BI.2) được tích tụ trong môitrường sông nước ngọt tới vũng nước ngọt Trong mặt cắt của hệ tầng đã gặp
những hóa thạch bào tử phấn hoa, nannoplankton và trùng lỗ: F.levipoli,
Trang 25Magnastriatites howardi, đới Rotalia, Pediastrum – Botryococcus, và các Dinofolagellata: Cribroperidium, Apteodimium.
Hình 3.1: Cột địa tầng tổng hợp lô X và Y
Trang 26● Phụ thống Miocen giữa, hệ tầng Côn Sơn dưới (Tập BII.1)
Thành phần thạch học của hệ tầng chủ yếu là cát kết xen kẽ với sét kết và bộtkết lớp mỏng
Cát kết: thông thường là các hạt thạch anh xốp, trong suốt đến trong mờ, hạtvừa đến thô, rất hiếm khi mịn, tương đối góc cạnh đến tròn, độ lựa chọn kém đếntrung bình Thỉnh thoảng đá gắn kết bởi xi măng chứa than và đá sét, có dấu tíchcủa mica và pyrite, dấu tích glauconitic
Bột kết: có màu xám olive nhạt, đá kết cấu dạng khối, thỉnh thoảng đá gắn kếtvới xi măng kaolin và đá sét Có dấu tích mica và pyrite
Sét kết: có màu xám olive đến xám vừa, xám xanh nhạt, xám xanh Đá mềmđến rắn chắc, kết cấu đá vô định hình đến dạng khối, dính, dẹt, giòn, dễ tách, Códấu tích chứa than, không chứa CaCO3
Sét kết: có màu xám nâu đen, nâu tối mờ, nâu vàng đen, nâu vàng tối mờ Đámềm đến rắn chắc, kết cấu đá vô định hình đến dạng khối, dính, dẹt, giòn, dễ tách
Có dấu tích chứa than, không chứa CaCO3
Các trầm tích của hệ tầng Côn Sơn dưới (tập BII.1) được tích tụ trong môitrường nước ngọt sông vũng hở tới vũng nước mặn Trong mặt cắt của hệ tầng đãgặp những hóa thạch bào tử phấn và các hóa thạch biển như trùng lỗ và
Nannoplankton: F Meridionalis, Lepidocyclina (Tf2), Orbulina unversa (N9),
Calcidiscus marcintyrei (N4-NN19) và các trùng lỗ, rong tảo như hệ tầng Bạch Hổ.
● Phụ thống Miocen giữa, hệ tầng Côn Sơn trên (Tập BII.2)
Thành phần thạch học chiếm chủ yếu là cát kết xen kẽ sét kết, bột kết lớpmỏng và mạch than
Cát kết: có màu xám olive nhạt đến xám xanh nhạt, thỉnh thoảng xám nâu vàtrắng nhờ nhờ Các hạt thạch anh xốp trong, trong suốt, trong mờ, kích thước hạt
từ vừa đến thô, thỉnh thoảng rất thô, đôi nơi xuất hiện sỏi nâu, tương đối góc cạnhđến tương đối tròn, gần cầu, độ lựa chọn kém đến trung bình Đá gắn kết bởi xixăng chứa CaCO3 và đá sét, thỉng thoảng có dấu hiệu cát kết gắn kết bởi xi măngpyrite và dolomite tốt đến rất tốt Các mảnh đá vụn nhiều màu sắc khác nhau, códấu tích của đá vôi, pyrite, clorite, glauconitit, độ rỗng thấp đến khá
Bột kết: có màu xám nhạt đến xám trung bình, thỉnh thoảng xám xanh và xámđen Đá mềm đến cứng vừa, kết cấu dạng khối, có chứa lẫn cát, có những phầnchứa mica và vật liệu chứa than
Trang 27Sét kết: có màu xám olive nhạt đến xám vừa, xám xanh nhạt, xám xanh đếnxám xanh nhạt Đá rất mềm, mềm dẻo đến dính, kết cấu vô định hình đến dạngkhối, dẹt, dễ tách Có dấu tích vật liệu chứa than và chất hòa tan, rất hiếm khi chứa
đá vôi, thường là hóa thạch, dấu tích của pyrite là tốt, thỉnh thoảng phân loại đếnbột kết
Sét kết: có màu xám nâu nhạt đến nâu đỏ, nâu vàng nhạt, nâu đỏ vừa Đá mềm,mềm dẻo đến dính, kết cấu vô định hình đến dạng khối, có chứa sét bùn Có dấutích của vi mica và vật liệu chứa than, không chứa đá vôi
Các trầm tích của hệ tầng Côn Sơn dưới (tập BII.2) được tích tụ trong môitrường lắng đọng trầm tích vũng hở đến biển Trong mặt cắt của hệ tầng đã gặp
những hóa thạch bào tử phấn: F Meridionalis, Plorschuetzia levipoli,
Acrostichum, Compositea
● Phụ thống Miocen trên , hệ tầng Đồng Nai (Tập BIII)
Thành phần thạch học gồm chủ yếu là cát kết xen kẹp sét kết, bột kết mỏng,Dolomite/đá vôi và than
Cát kết: nâu nhạt, trong suốt tới mờ Kích thước hạt từ mịn tới thô, đôi khi cólẫn sỏi Phần lớn cát kết có hạt từ góc cạnh tới tròn cạnh Độ chọn lọc từ kém tớitrung bình Sự cố kết của các hạt cát kết yếu Thành phần của cát gồm có matrixchứa vôi và xi măng đá vôi/ Dolomite và một ít Pyrit Cát chứa mảnh vỡ và nhiềuhóa đá ở đỉnh và ít hóa đá hơn ở đáy Có nhiều mảnh đá có nhiều màu sắc khácnhau, ít Clorite, ít Kaolinite, ít khoáng vật Cacbonat và Pyrit, rất ít Glauconit, độrỗng nhỏ
Bột kết: màu xám nhạt tới xám vừa, đôi khi xám xanh tới xám đen Đá mềm,
cỡ hạt cát mịn thường là Mica mịn
Sét kết: màu xám nhạt tới xám vừa, đôi khi xám xanh và xám tối Đá rất mềmđến mềm, kiến trúc vô định hình Thành phần gồm các khoáng vật Cacbonat, Pyrit,
có chứa hóa thạch
Đá vôi: màu xám oliu nhạt, xám hơi trắng, xám nâu nhạt tới xám hồng nhạt
Đá bùn – đá hạt, thường đá vôi nén – đá vôi vacke hạt mịn tới thô Độ cứng trungbình tới tốt, dễ vỡ, độ rỗng nhỏ
Than: màu đen, đen nâu, rắn chắc đến cứng, giòn, có dạng hạt, kiến trúcwoody, thường có dạng phân lớp, có chứa Pyrit tập trung và phân tán
Trang 28Các trầm tích của hệ tầng Đồng Nai (tập BIII) được tích tụ trong môi trườngđầm lầy – đồng bằng ven bờ biển nông Trong mặt cắt của hệ tầng đã gặp những
hóa thạch bào tử phấn: Stenoclaena Palustris Carya, Florschuetzia Meridionalis, nghèo hóa đá Foraminifera.
● Thống Pliocene đến Đệ Tứ, hệ tầng Biển Đông (A)
Thành phần thạch học gồm chủ yếu là cát/cát kết xen kẹp lớp mỏng sét/sét kết,lớp mỏng bột kết, dolomit/đá vôi và các mạch than
Cát/cát kết: màu xám nhạt, xám vừa, xám xanh nhạt, xám olive nhạt Các hạtthạch anh không chặt xít, trong mờ đến trong suốt, kích cỡ hạt mịn đến thô, thỉnhthoảng rất thô, hạt góc cạnh đến gần tròn, đôi khi tròn t ới gần cầu, độ chọn lọckém Đá mảnh vụn có nhiều màu khác nhau, gắn kết bởi xi măng chứa cacbonat và
đá sét Có dấu tích trùng lỗ, vỏ sò, pyrite mica, glauconitic
Sét/sét kết: màu xám vừa đến xám nhạt, xám olive nhạt đến xám olive Đámềm đến rất mềm, dễ hòa tan, kiến trúc vô định hình Có dấu tích của khoáng vậtcacbonat
Dolomit/đá vôi: xám olive nhạt, màu trắng nhờ, xám nâu nhạt đến xám vừa,xám hồng nhạt, tương đối cứng đến cứng, kiến trúc bùn kết, có hóa thạch và mảnhvụn sò
Than màu đen, đen nâu tối, tương đối cứng đến cứng, chắc, ánh thủy tinh, vimica
Các trầm tích của hệ tầng được lắng đọng trong môi trường ven bờ - biểnnông Trong mặt cắt của hệ tầng gặp khá phổ biến các hóa đá foraminifera:
Pseudorotalia, Globorotalia, dạng rêu (Bryozoar), Molusca, san hô, rong tảo và
bào tử phấn: Dacrydium, Polocarpusimbricatus
Kết quả từ minh giải dữ liệu địa chấn đã phân định 7 tập địa chấn và xây dựngbản đồ cấu tạo nóc của đá móng, nóc của hệ tầng Trà Tân dưới (E) - Oligocensớm, nóc của hệ tầng Trà Tân giữa (D) – cuối Oligocen muộn, nóc hệ tầng Trà Tântrên (C) – Oligocen muộn, nóc hệ tầng Bạch Hổ dưới (BI.1) Miocen sớm, nóc hệtầng Bạch Hổ trên (BI.2) – Miocen sớm, nóc hệ tầng Côn Sơn dưới (BII.1) –Miocen giữa, nóc hệ tầng Côn Sơn trên (BII.2) – Miocen giữa Sự thay đổi thànhphần thạch học từ các tập địa chấn nói trên được thể hiện hình 3.2
Trang 29Hình 3.2: mặt cắt địa chấn địa vật lý mỏ Thăng Long
Trang 30CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO LÔ X & Y VÀ CẤU TẠO THĂNG
LONG
4.1 Các yếu tố cấu trúc
Từ đầu Kainozoi, bể trầm tích Cửu Long nói chung và lô X và Y nói riêngđược hình thành và sau đó liên tục được phát triển mở rộng dần và các trũng sâutrên bề mặt địa hình cổ được lấp đầy bằng các trầm tích trong suốt Kainozoi, tạo ramột bể trầm tích tương đối hoàn chỉnh dạng oval Trầm tích Kanozoi phủ chồnggối lên mặt móng trước Kainozoi và chịu sự chi phối của các hoạt động kiến tạotrong suốt lịch sử hình thành nên phần lô X và Y thuộc bể Cửu Long được phânthành các đơn vị cấu trúc chính (Hình 4.1)
Đới nâng Phú Quý được xem như phần kéo dài của đới nâng Côn Sơn về phía
Đông Bắc, thuộc lô X và Y Đây là đới nâng cổ có vai trò khép kín và phân tách bểCửu Long với phần phía Bắc của bể Nam Côn Sơn Tuy nhiên vào giai đoạnNeogen – Đệ Tứ thì diện tích này lại thuộc về phần mở của bể Cửu Long Chiềudày trầm tích trên đới nâng này dao động từ 1,5 đến 2 km Cấu trúc của đới bị ảnhhưởng khá mạnh bởi các hoạt động núi lửa, kể cả núi lửa trẻ
Trũng chính bể Cửu Long Đây là phần lún chìm chính của bể, chiếm tới ¾
diện tích của bể, gồm các lô 15, 16 và một phần các lô X, Y, 09 và 17 Theo đườngđẳng dày trầm tích 2km thì trũng chính Cửu Long thể hiện rõ nét là một bể khépkín dạng hình trăng khuyết với vòng cung hướng ra về phía Đông Nam Tr iểnvọng dầu khí của bể Cửu Long phần lớn đều tập trung ở vùng này Vì vậy cấu trúccủa trũng được nghiên cứu khá chi tiết và được phân ra thành các đơn vị cấu trúcnhỏ hơn như một bể thực thụ Các đơn vị kiến tạo bậc 3 liên quan đến phân lô X
và Y: trũng Đông Bắc, đới phân dị Đông Bắc
Trũng Đông Bắc là trũng sâu nhất có chiều dày trầm tích có thể đạt đến 8km.
Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa hai đới nâng vàchịu khống chế bởi các đứt gãy chính hướng Đông Bắc – Tây Nam
Đới phân dị Đông Bắc nằm kẹp giữa đới nâng Đông Phú Quý và sườn
nghiêng Tây Bắc Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và bị phân dịmạnh bởi các hệ thống đứt gãy có phương Đông Bắc – Tây Nam, á kinh tuyến và á
vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào, địa lũy nhỏ (theo bề mặt móng) Một số các cấutạo dương đã xác định như: Hồng Ngọc, Pearl, Turquoise, Diamond, Agate
Trang 31Hình 4.1 Các đơn vị cấu tạo trong bể Cửu Long
4.2 Hệ thống đứt gẫy
Ở bể Cửu Long cũng như lô X và Y tồn tại các hệ thống đứt gẫy theo phươngĐông Bắc - Tây Nam, Đông – Tây và Tây Bắc - Đông Nam trong đó hướng ĐôngBắc - Tây Nam là phương chủ đạo (Hình 4.2)
+ Hệ thống đứt gẫy phương Đông Bắc - Tây Nam: Gắn liền với quá trình
tạo Rift, là yếu tố chính đóng vai trò khống chế hình thành cấu tạo ThăngLong và Đông Đô Các đứt gẫy có biên độ dịch chuyển trong Oligoxendưới trong khoảng 200 1000m và tăng dần 600 1500m vào đầuOligoxen muộn rồi lại giảm xuống 100 200m vào cuối Oligoxen và đầuMioxen
+ Hệ thống đứt gẫy Đông - Tây: Hệ thống này có tuổi hoạt động trẻ hơn
phân cắt các đứt gẫy của hệ thống Đông Bắc - Tây Nam và là một hệthống đứt gẫy liên hợp hình thành do hoạt động nén ép theo phương TâyBắc - Đông Nam vào cuối Oligoxen, đây là pha nghịch đảo kiến tạo ở lô
X và Y Các đứt gẫy hệ thống này phổ biến ở các lô 16 và 17, biên độ dịchchuyển có thể đạt tới 200 1000m vào Oligoxen và giảm dần vào Mioxen.Ngoài các hệ thống đứt gẫy chính trên, khu vực nghiên cứu lô X và Y còn tồntại các hệ thống đứt gẫy mang tính địa phương sau:
Trang 32+ Hệ thống đứt gẫy Tây Bắc - Đông Nam: Hệ thống này phổ biến ở lô 15
và tập trung ít hơn ở khu vực Đông Bắc bể Cửu Long, với biên độ nhỏ
200 800m vào trước Mioxen sau đó giảm dần
+ Hệ thống đứt gẫy đồng trầm tích: Thường xẩy ra cùng thời gian với quá
trình trầm tích, các đứt này có chiều dài không quá 4 5km
+ Hệ thống đứt gẫy sau trầm tích: Chiếm đa số ở bể Cửu Long, chúng có
chiều dài lớn và biên độ từ vài trăm mét đến 2000m Các đứt gẫy này tậptrung phía Tây bể Cửu Long ít hơn phía Đông và Đông Bắc
Các hệ thống đứt gẫy chính có biên độ lớn tạo nên các đới nứt nẻ trong khốinhô móng làm tăng độ rỗng, độ thấm của tầng móng và tầng móng trở thành tầngchứa quan trọng của phần lô X và Y nói riêng và bể Cửu Long nói chung Ngoài
ra, sau khi tích tụ dầu khí đã được hình thành nhưng do quá trình kiến tạo, các đứtgẫy hoạt động mạnh mẽ xuyên cắt qua bẫy nên dầu khí trong bẫy sẽ dịch chuyển đichỗ khác, nơi có điều kiện thuận lợi để chứa nó
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống đứt gãy khu vực nghiên cứu
Trang 33Tóm lại, đứt gẫy vừa có thể đóng vai trò trong tạo bẫy chứa và chắn dầu khí,nhưng nó lại vừa có thể đóng vai trò phá huỷ Do đó việc nghiên cứu kiến tạo chovùng hay một cấu tạo là công việc hết sức quan trọng, phục vụ cho công tác tìmkiếm - thăm dò.
4.3 Phân tầng cấu trúc
Với các đặc điểm cấu trúc như trên và đặc điểm địa tầng của phần lô X và Y,dựa vào các quan hệ bất chỉnh hợp người ta chia cấu trúc địa chất thành hai tầngcấu trúc chính như sau:
4.3.1 Tầng cấu trúc móng trước Đệ Tam
Tầng cấu trúc này được thành tạo bởi các đá móng trước Đệ Tam bao gồm cácloại đá granite (granit, granodiorit, diorit thạch anh, fenzit) phong hóa từ vừa đếnmạnh mẽ có nhiều màu sắc khác nhau Chúng là các khối nhô cổ ăn sâu vào bồntrũng hoặc các khối nâng ven rìa tạo thành mặt móng cổ gồ gề, phân dị Ngoài racòn có các loại đá móng phong hoá, nứt nẻ Bề mặt của tầng cấu trúc này gồ gềbiến dị mạnh và bị nhiều các đứt gẫy lớn phá huỷ
4.3.2 Tầng cấu trúc của trầm tích Kainozoi
Tầng cấu trúc này bao gồm tất cả các đá trầm tích được thành tạo trong giaiđoạn Kainozoi và được chia ra làm 3 phụ tầng cấu trúc Các phụ tầng này đượcphân biệt với nhau bởi sự biến dạng cấu trúc, phạm vi phân bố và bất chỉnh hợp
4.3.2.1 Phụ tầng cấu trúc dưới
Phụ tầng cấu trúc dưới được thành tạo bởi hai tập trầm tích: Tập trầm tích phíadưới có tuổi Oligoxen sớm - Hệ Tầng Trà Cú, phủ bất chỉnh hợp lên móng phonghoá Tập trầm tích phía trên tương ứng với trầm tích Trà Tân, có phạm vi mở rộngđáng kể, chủ yếu là sét, bột được lắng đọng trong môi trường sông hồ, châu thổ vàđược giới hạn phía trên bởi bất chỉnh hợp Oligoxen - Mioxen
4.3.2.2 Phụ tầng cấu trúc giữa
Phụ tầng cấu trúc này là các trầm tích của hệ tầng Bạch Hổ, Côn Sơn, ĐồngNai được lắng đọng trong môi trường rìa châu thổ có tuổi Mioxen Phụ tầng cấutrúc này ít bị ảnh hưởng hơn của các đứt gãy, chúng chỉ tồn tại ở phần dưới, cànglên phía trên càng ít chứa dầu và mất hẳn ở tầng trên cùng
4.3.2.3 Phụ tầng cấu trúc trên
Trang 34Phụ tầng cấu trúc này được thành tạo bởi các trầm tích của hệ tầng Biển Đông
có tuổi từ Plioxen đến Đệ Tứ Phụ tầng cấu trúc này có cấu trúc đơn giản và cáctrầm tích được phân lớp gần như nằm ngang, gần như không bị phân cắt bởi cácđứt gẫy
4.4 Lịch sử phát triển địa chất
Lịch sử phát triển địa chất của lô X và Y gắn liền với lịch sử phát triển địa chấtcủa bể Cưu Long
Như đã nêu trong phần kiến tạo, bể Cửu Long cũng như vùng biển Việt Nam
là một bộ phận của thềm lục địa Sunda có cấu trúc địa chất rất phức tạp, được hìnhthành do kết quả va chạm của 3 mảng lớn: mảng Âu - Á, mảng Ấn – Úc và mảngThái Bình Dương Bể Cửu Long là một bể trầm tích nội lục điển hình, được hìnhthành và phát triển trên mặt móng kết tinh trước Kainozoi Quá trình phát triển bểđược phân thành 3 giai đoạn và thể hiện rõ trong hìn h 4.3
Hình 4.3 Quá trình phát triển địa chất bể Cửu Long
4.4.1 Thời kỳ trước Rift
Trước Kainozoi, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleocen là thời gian thành tạo vànâng cao đá móng magma xâm nhập Các đá này gặp chủ yếu ở khắp lục địa NamViệt Nam Do ảnh hư ởng của quá trình va chạm mảng Ấn Độ vào mảng Âu - Á vàhình thành đới hút chìm dọc cung Sunda (50 43,5 triệu năm) Các thành tạo đá
Trang 35xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn - Kainozoi sớm và trầm tích cổ trước đó đãtrải qua thời kỳ bóc mòn, giập vỡ khối tảng, că ng giãn khu vực hướng TB-ĐN.Đây là thời kỳ san bằng địa hình trước khi hình thành bể trầm tích Cửu Long Địahình bề mặt bóc mòn của móng kết tinh trong phạm vi khu vực bể lúc này khônghoàn toàn bằng phẳng, có sự đan xen giữa các thung lũng và đồi, núi thấp Chínhhình thái địa hình mặt móng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trầmtích lớp phủ kế tiếp vào cuối Eocen đầu Oligocen.
4.4.2 Thời kỳ đồng Rift
Thời kỳ tạo rift được khởi đầu vào cuối Eoxen, đầu Oligoxen do tác động củacác biến cố kiến tạo vừa nêu với hướng căng giãn chính là Tây Bắc – Đông Nam.Hàng loạt đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam đã được sinh thành do sụt lúnmạnh và căng giãn
Trong Oligoxen giãn đáy biển theo hướng Bắc Nam tạo biển Đông bắt đầu từ
32 tr.năm Trục giãn đá y biển phát triển lấn dần xuống Tây Nam và đổi hướng từĐông – Tây sang Đông Bắc – Tây Nam vào cuối Oligoxen Các quá trình này đãgia tăng các hoạt động tách giãn và đứt gãy ở bể Cửu Long trong Oligoxen và nén
ép vào cuối Oligoxen Vì thế các đứt gãy điển hình là các đứt gãy dạng gàu xúc,phương Đông Bắc – Tây Nam, cắm về phía Đông Nam, một số có phương ĐôngTây Nhiều bán địa hào, địa hào cùng hướng phát triển theo các đứt gẫy được hìnhthành Các bán địa hào, địa hào này được lấp đầy nhanh bằng các trầm tích vụnthô, phun trào thành phần bazơ Trong thời gian đầu tạo bể, do chuyển động sụtlún khối tảng, phân dị nên tại các đới trũng khác nhau có thể có các thời kỳ giánđoạn, bào mòn trầm tích với mức độ khác nhau Do khu vực tích tụ trầm tích vàcung cấp trầm tích nằm kế cận nhau nên thành phần trầm tích ở các đới trũng khácnhau có thể khác biệt nhau
Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu, rộng hơn Các
hồ, trũng trước núi trước đó được mở rộng, sâu dần và liên thông nhau và có chế
độ trầm tích khá đồng nhất Các tầng trầm tích hồ dày, phân bố rộng được xếp vào
hệ tầng Trà Tân được thành tạo với thành phần chủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơmàu nâu, nâu đen tới đen Các hồ phát triển trong các địa hào riêng biệt được liênthông nhau, mở rộng dần và có hướng kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam.Đây cũng là phương phát triển ưu thế của hệ thống đứt gãy mở bể Các trầm tíchthuộc hệ tầng Trà Tân dưới có diện phân bố hẹp, thường vắng mặt ở phần rìa bể,
Trang 36đứt gãy với bề dày thay đổi nhanh Trầm tích giàu thành phần sét của hệ tầng TràTân giữa được tích tụ sau đó, phân bố rộng hơn, bao phủ trên hầu khắp các khốicao trong bể và các vùng cận rìa bể.
Hoạt động nén ép vào cuối Oligoxen muộn đã đẩy trồi các khối móng sâu, gâynghịch đảo trong trầm tích Oligoxen ở trung tâm các đới trũng chính, làm tái hoạtđộng các đứt gãy thuận chính ở dạng ép chờm, trượt bằng và tạo nên các cấu trúc
“trồi”, các cấu tạo hìn h hoa, phát sinh các đứt gãy nghịch ở một số nơi như trêncấu tạo Rạng Đông, phía Tây cấu tạo Bạch Hổ và một số khu vực mỏ Rồng Đồngthời xảy ra hiện tượng bào mòn và vát mỏng mạnh các trầm tích thuộc hệ tầng TràTân trên Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và không chỉnh hợp gócrộng lớn ở nóc trầm tích Oligoxen đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ đồng tạo rift
4.3.3 Thời kỳ sau Rift
Bước vào Mioxen sớm quá trình giãn đáy Biển Đông theo phương Tây Bắc –Đông Nam đã yếu đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối Mioxen sớm (17tr.năm),tiếp theo là quá trình nguội lạnh vỏ Trong thời kỳ đầu Mioxen sớm các hoạt độngđứt gãy vẫn còn xảy ra yếu và chỉ chấm dứt hoàn toàn từ Mioxen giữa
Tuy nhiên, ở bể Cửu Long vẫn xảy ra các hoạt động tái căng giãn yếu, lúnchìm từ từ trong Mioxen sớm và hoạt động núi lửa ở một số nơi, đặc biệt ở phầnĐông Bắc bể Vào cuối Mioxen sớm, trên phần lớn diện tích bể diễn ra biến cốchìm sâu bể với sự thành tạo tầng “sét Rotalid” biển nông rộng khắp, được coi làtầng đánh dấu địa tầng và cũng là tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bể CuốiMioxen sớm toàn bể trải qua quá trình nâng khu vực và bóc mòn yếu, bằng chứng
là tầng sét Rotalid chỉ bị bào mòn từng phần và vẫn duy trì tính phân bố khu vựccủa nó
Vào Mioxen giữa có một pha nâng lên dẫn dến sự tái thiết lập điều kiện môitrường sông ở phần Tây Nam bể còn phần Đông, Đông Bắc bể điều kiện ven bờvẫn tiếp tục được duy trì
Mioxen muộn được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông và phần rìacủa nó, khởi đầu quá trình thành tạo thềm lục địa hiện tại Đông Việt Nam Núi lửahoạt động tích cực ở phần Đông Bắc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và phần đất liềnNam Việt Nam Từ Mioxen muộn bể Cửu Long đã hoàn toàn thông với bể NamCôn Sơn, các hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai trở thành nguồn cungcấp trầm tích cho cả hai bể Các trầm tích hạt thô được tích tụ trong môi trườngven bờ ở phần Nam bể và môi trường biển nông trong ở phần Đông Bắc bể
Trang 37Plioxen là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộ vùngBiển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển Các trầm tích hạt mịn hơn được vậnchuyển vào vùng bể Cửu Long và xa hơn tích tụ vào vùng bể Nam Côn Sơn trongđiều kiện nước sâu hơn.
4.5 Cấu tạo Thăng Long
Cấu tạo Thăng Long là một phần của khối nâng Đông Đô – Thăng Long – HồTây, nằm ở Đông Bắc bể Cửu Long có hướng Đông Bắc – Tây Nam Khối nhô của
đá móng dọc theo hướng phía Đông Bắc bể Cửu Long và phía Tây khối nâng CônSơn Trầm tích hạt vụn Miocen dưới/Oligocen kề áp và bao phủ lên khôi móngnhô cao này
Dựa trên hình thái nóc móng trong phạm vi khối phân định ra 5 cấu tạodương và 3 cấu tạo âm như sau:
* 5 cấu tạo dương:
- Cấu tạo dương Hồ Tây (I)
- Cấu tạo dương Thăng Long (II)
- Cấu tạo dương Đông Đô (III)
- Cấu tạo dương Thăng Long C (IV)
- Khối nâng Côn Sơn (V)
* 3 cấu tạo âm:
sự trượt ngang của mặt đứt gãy (đường phương của mặt đứt gãy) dựa trên sự biếnđổi biên độ dịch chuyển dọc theo mặt đứt gãy Một vài đứt gãy nhỏ với cự ly dịchchuyển nhỏ có hướng Đông Tây và Tây Bắc – Đông Nam
Phần lớn các đứt gãy kết thúc hoạt động vào Miocen dưới, mặc dù có một số
Trang 38có xuất phát từ dưới đá móng trong khi một số đứt gãy chỉ bắt đầu từ các lớp sétcủa tập D.
Các đứt gãy chính đóng vai trò trong việc hình thành cấu tạo Thăng Long:Trong khu vực cấu tạo Thăng Long và Đông Đô có 7 đứt gãy đóng vai tròkhống chế hình thành cấu tạo Thăng Long và Đông Đô
Đứt gãy F74 nằm ở phía phía Đông Nam cấu tạo Thăng Long Đứt gãy này có
vai trò phân chia cấu tạo Thăng Long và trũng phía Đông Nam cấu tạo ThăngLong Đứt gãy F74 kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam (500) với hướngdốc Đông Nam 1400, góc dốc mặt trượt 600, chiều dài đứt gãy khoảng 3300m,chiều sâu bắt đầu từ 2175m đến chiều sâu kết thúc 3000m, biên độ dịch chuyểnnóc móng 53m, biên độ dịch chuyển nóc tập E là 4m Đứt gãy F74 hoạt độngvào cuối pha D32và tái hoạt động cuối D (D34) với cơ chế thuận ngang trái
Đứt gãy F82 nằm ở phía rìa Tây Nam cấu tạo Thăng Long Đứt gãy này có vai
trò phân chia cấu tạo Thăng Long và trũng phía Tây Nam cấu tạo Thăng Long.Đứt gãy F82 kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam (730) với hướng dốcĐông Nam 1630, góc dốc mặt trượt 570, chiều dài đứt gãy khoảng 2122m,chiều sâu bắt đầu từ 2200m đến chiều sâu kết thúc 3150m, biên độ dịch chuyểnnóc móng 180m Đứt gãy F82 hoạt động vào cuối pha D32 đồng trầm tích D33
và tái hoạt động cuối BII.1 với cơ chế thuận ngang phải (D4)
Đứt gãy F10 nằm ở phía phía Tây Nam cấu tạo Đông Đô Đứt gãy này có vai
trò phân chia cấu tạo Đông Đô và trũng phía Tây Nam cấu tạo Đông Đô Đứtgãy F10 kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam (430) với hướng dốc TâyBắc 3130, góc dốc mặt trượt 480, chiều dài đứt gãy khoảng 3983m, chiều sâubắt đầu từ 2080m đến chiều sâu kết thúc hơn 2700m, biên độ dịch chuyển nócmóng 131m Đứt gãy F10 hoạt động vào cuối pha D32và tái hoạt động cuối D(D34) với cơ chế thuận ngang trái
Đứt gãy F34 nằm ở rìa ranh giới phía Tây Nam cấu tạo Đông Đô Đứt gãy này
có vai trò phân chia cấu tạo Đông Đô và trũng Tây Nam cấu tạo Đông Đô Đứtgãy F34 kéo dài theo phương á vĩ tuỵến 2830 với hướng dốc Đông Nam 1930,góc dốc 540, chiều dài đứt gãy khoảng 2148m, chiều sâu bắt đầu từ 2280m đếnchiều sâu kết thúc hơn 2700m, biên độ dịch chuyển nóc móng 250m Đứt gãyF34 hoạt động vào cuối pha D32 với cơ chế thuận, đồng trầm tích trong D33 vàtái hoạt động vào cuối BII.1 với cơ chế thuận ngang phải (D4)
Trang 39Đứt gãy F21 nằm ở rìa ranh giới phía Đông Nam cấu tạo Đông Đô Đứt gãy
này có vai trò phân chia cấu tạo Đông Đô và trũng Đông Nam cấu tạo Đông
Đô Đứt gãy F21 kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam 430 với hướng dốcĐông Nam 1330, góc dốc 550, chiều dài đứt gãy khoảng 1106m, chiều sâu bắtđầu từ 2380m đến chiều sâu kết thúc hơn 2700m, biên độ dịch chuyển nócmóng 450m Đứt gãy F21 hoạt động vào cuối pha D32và tái hoạt động vào cuối
D (D34) với cơ chế thuận ngang trái
Đứt gãy F29 nằm ở ranh giới phía Đông cấu tạo Đông Đô Đứt gãy này có vai
trò phân chia cấu tạo Đông Đô và trũng phía Đông cấu tạo Đông Đô Đứt gãyF29 kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam (750) với hướng dốc Đông Nam
1650, góc dốc 510, chiều dài đứt gãy khoảng 1450m, chiều sâu bắt đầu từ1480m đến chiều sâu kết thúc hơn 2700m, biên độ dịch chuyển nóc móng330m và dịch chuyển nóc các tập D, BI.1, BI.2.30, BI.2, BII.1.10, BII.1,BII.1.30 từ 15m -20m Đứt gãy F29 hoạt động vào cuối pha D32 và tái hoạtđộng cuối BII.1 với cơ chế thuận ngang phải (D4)
Đứt gãy F25 nằm ở phía Đông Bắc cấu tạo Đông Đô Đứt gãy này có vai trò
phân chia cấu tạo Đông Đô và trũng phía Đông Bắc cấu tạo Đông Đô Đứt gãyF25 kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam (52º) với hướng dốc Đông Nam142º, góc dốc mặt trượt 60º, chiều dày đứt gãy khoảng 1420m, chiều sâu bắtđầu từ 2150m đến chiều sâu kết thúc hơn 2320m, biên độ di chuyển nóc móng64m Đứt gãy F25 hoạt động vào cuối pha D3² listric trong D3³ và tái hoạtđộng cuối D (D34) với cơ chế thuận ngang trái
Trang 40CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG DẦU KHÍ CỦA LÔ X VÀ Y
5.1 Biểu hiện dầu khí
Trong giếng khoan Y - U – 1U (khoan năm 2004) thấy xuất hiện dầu khí từcác tầng đá cát kết Mioxen dưới, Oligoxen và Đá móng granite nứt nẻ Kết quả thửvỉa DST cho thấy tầng sản phẩm cát kết Oligoxen cho dòng dầu là 610 thùng/ngàyđêm và từ cát kết Miocen dưới thu được 150 lít tỷ trọng 26.7 API tại bề mặt
Trong giếng khoan X - HX – 1U (khoan năm 2006) thấy xuất hiện dầu từ cáctầng đá cát kết Oligoxen, Đá móng nứt nẻ
Trong giếng khoan Y – TL – 2U (khoan 05/05/2007) xác định dầu khí từ cáctầng đá tầng cát kết Miocen dưới và giữa, Oligocen dưới và Đá móng granite nứt
nẻ Kết quả thử vỉa DST cho thấy tầng sản phẩm trong Đá móng cho dòng dầu1583.9 thùng/ngày đêm, trong cát kết Oligocen dưới cho dòng dầu là 1280thùng/ngày đêm và trong Miocen dưới cho dòng dầu 813.3 thùng/ngày đêm
Khu vực nghiên cứu thuộc phía Đông Bắc của Bể trầm tích Cửu Long, xungquanh khu vực nghiên cứu đã có hàng trăm giếng khoan có biểu hiện dầu khí Vìvậy việc tìm kiếm thăm dò dầu khí trên các cấu tạo nhô cao rất khả quan
5.2 Đá sinh
Phân tích kết quả nghiên cứu mẫu địa hóa thu thập được trên lô X và Y và từcác khu vực lân cận chỉ ra rằng tập sét kết Oligoxen dưới là nguồn đá mẹ chủ yếucho cả Bể Trầm tích cửu Long nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng Trongdiện tích lô X và Y sét kết của các tập D và E có màu nâu đen, nâu xám tuổiOligoxen dưới được xác minh là nguồn m ẹ chính Tập sét này giàu vật chất hữu
cơ, tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) trong mẫu lấy từ tập sét Oligoxen từ0.07 đến 14.07% Giá trị S2 cũng rất cao (S2= 0.69 - 112.70Kg/T, S1+S2= 0.59 -116.26Kg/T) Chỉ số Hydro (HI) của các mẫu này là cao từ 320 đến 703mgHC/gTOC, PI=0.03 - 0.36 (hình 5.1) Điều này chỉ ra rằng vật chất hữu cơthuộc kerogen loại 1, kerogen loại 2 Chỉ số Pr/Ph phổ biến 1.6 – 2.3 phản ảnhVCHC được tích tụ trong môi trường cửa sông, vùng nước lợ - biển nông và đầm
hồ Nhìn vào các thông số địa hóa đặc trưng cho đá mẹ Oligoxen (tập D và E)được thể hiện ở bảng 3.1 ta nhận thấy đá mẹ Oligoxen đã đạt mức trưởng thành(Tmax > 4350C và R0 > 0.55 %) Chiều dày của tập E và D rất lớn ở phía Bắc củakhu vực Lam sơn Dữ liệu giếng khoan đã xác định chiều dày của tập D là 900m
và 1100m ở giếng khoan Hổ Xám – 1U Khu vực sinh chính cho các cấu tạo phía