0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hệ thống đứt gẫy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CÁC LÔ X VÀ Y ĐÔNG BẮC BỂ CỬU LONG, TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG CÁC VỈA B1.1, B1.2, VÀ E CỦA CẤU TẠO THĂNG LONG (Trang 31 -33 )

Ở bể Cửu Long cũng như lô X và Y tồn tại các hệ thống đứt gẫy theo phương Đông Bắc - Tây Nam, Đông – Tây và Tây Bắc - Đông Nam trong đó hướng Đông Bắc - Tây Nam là phương chủ đạo (Hình 4.2)

+ Hệ thống đứt gẫy phương Đông Bắc - Tây Nam: Gắn liền với quá trình tạo Rift, là yếu tố chính đóng vai trò khống chế hình thành cấu tạo Thăng Long và Đông Đô. Các đứt gẫy có biên độ dịch chuyển trong Oligoxen dưới trong khoảng 200 1000m và tăng dần 600 1500m vào đầu Oligoxen muộn rồi lại giảm xuống 100 200m vào cuối Oligoxen và đầu Mioxen.

+ Hệ thống đứt gẫy Đông - Tây: Hệ thống này có tuổi hoạt động trẻ hơn phân cắt các đứt gẫy của hệ thống Đông Bắc - Tây Nam và là một hệ thống đứt gẫy liên hợp hình thành do hoạt động nén ép theo phương Tây Bắc - Đông Nam vào cuối Oligoxen, đây là pha nghịch đảo kiến tạo ở lô X và Y. Các đứt gẫy hệ thống này phổ biến ở các lô 16 và 17, biên độ dịch chuyển có thể đạt tới 200 1000m vào Oligoxen và giảm dần vào Mioxen. Ngoài các hệ thống đứt gẫy chính trên, khu vực nghiên cứu lô X và Y còn tồn tại các hệ thống đứt gẫy mang tính địa phương sau:

+ Hệ thống đứt gẫy Tây Bắc - Đông Nam: Hệ thống này phổ biến ở lô 15 và tập trung ít hơn ở khu vực Đông Bắc bể Cửu Long, với biên độ nhỏ 200 800m vào trước Mioxen sau đó giảm dần.

+ Hệ thống đứt gẫy đồng trầm tích: Thường xẩy ra cùng thời gian với quá trình trầm tích, các đứt này có chiều dài không quá 4 5km.

+ Hệ thống đứt gẫy sau trầm tích: Chiếm đa số ở bể Cửu Long, chúng có chiều dài lớn và biên độ từ vài trăm mét đến 2000m. Các đứt gẫy này tập trung phía Tây bể Cửu Long ít hơn phía Đông và Đông Bắc.

Các hệ thống đứt gẫy chính có biên độ lớn tạo nên các đới nứt nẻ trong khối nhô móng làm tăng độ rỗng, độ thấm của tầng móng và tầng móng trở thành tầng chứa quan trọng của phần lô X và Y nói riêng và bể Cửu Long nói chung. Ngoài ra, sau khi tích tụ dầu khí đã được hình thành nhưng do quá trình kiến tạo, các đứt gẫy hoạt động mạnh mẽ xuyên cắt qua bẫy nên dầu khí trong bẫy sẽ dịch chuyển đi chỗ khác, nơi có điều kiện thuận lợi để chứa nó.

Tóm lại, đứt gẫy vừa có thể đóng vai trò trong tạo bẫy chứa và chắn dầu khí, nhưng nó lại vừa có thể đóng vai trò phá huỷ. Do đó việc nghiên cứu kiến tạo cho vùng hay một cấu tạo là công việc hết sức quan trọng, phục vụ cho công tác tìm kiếm - thăm dò.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CÁC LÔ X VÀ Y ĐÔNG BẮC BỂ CỬU LONG, TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG CÁC VỈA B1.1, B1.2, VÀ E CỦA CẤU TẠO THĂNG LONG (Trang 31 -33 )

×