Thống Oligoxen Hệ tầng Cau (E3– c)
Hệ tầng Cau có thể xem tương đương với hệ tầng Bawah, Keras và Babus (Agip 1980) thuộc về bể Đơng Natuna (ở phía nam của bể Nam Côn Sơn).
Hệ tầng Cau vắng mặt trên phần lớn các đới nâng: nâng Mãng Cầu, nâng Dừa, Phần Tây lô 04, phần lớn lô 10, 11 – 1, 28, 29 và một số diện tích ở phần Tây, Tây Nam của bể. Trầm tích của hệ tầng Cau bao gồm chủ yếu các lớp cát kết có màu xám xen các lớp sét bột màu nâu. Cát kết thạch anh hạt thô đến mịn, độ lựa chọn kém, xi măng sét, cacbonat. Chiều dày trung bình khoảng 360m. Mặt cắt hệ tầng Cau có thể có nơi đến hàng nghìn mét chia làm 3 phần:
Phần dưới gồm cát kết hạt mịn đến thô, đôi khi rất thô hoặc sạn hết. Cát kết chứa cuội và cuội kết màu xám, xám phớt nâu, nâu đỏ, chứa các mảnh vụ than hoặc các lớp kẹp than. Ở một số giếng khoan gặp các lớp đá phun trào: andesit, basalt, diabas nằm xen kẽ (GK 20–PH–1X).
Phần giữa gồm chủ yếu là các thành phẩm hạt mịn chiếm ưu thế gồm các tập sét kết phân lớp dày đến dạng khối, màu xám sẫm, xám đen, xen kẽ ít bột kết, đơi khi phớt nâu đỏ hoặc tím đỏ, khá giàu vật chất hữu cơ và vôi xen kẽ các lớp sét kết chứa than.
Phần trên gồm cát kết hạt nhỏ đến vừ a màu xám tro, xám sáng đôi chỗ có chứa glauconit, trùng lỗ, xen kẽ là bột kết, sét kết màu xám tro, xám xanh hoặc nâu đỏ. Sét kết của hạ tầng Cau phân lớp dày hoặc dạng khối, rắn chắc. Ở phần dưới tại những vùng bị chơn vùi sâu khống vật sét bị biến đổi mạnh, một phần bị kết tinh. Sét hệ tầng này thường chứa vật chất hữu cơ nên được đánh giá là tầng sinh dầu khí, đồng thời nhiều nơi cũng được xem là tầng chắn tốt.
Cát kết của hệ tầng này có hạt mịn đến nhỏ (ở phần trên) hoặc hạt vừa đến thô, đôi khi rất thô (ở phần dưới), độ lựa chọn kém đến trung bình, hạt bán trịn cạnh đến góc cạnh. Đơi khi trong cát kết có chứa mảnh đá vụ biến mất và magma của các thành tạo móng trước Kainozoi.
Các tập cát kết của hạ tầng Cau có khả năng chứa trung bình. Tuy nhiên, chất lượng đá chứa biến đổi mạnh theo chiều sâu và theo khu vực tùy thuộc mơi trường trầm tích và mức độ biến đổi thứ sinh.
Đặc điểm trầm tích nêu trên chứng tỏ hệ tầng Cau được hình thành trong giaiđoạn đầu tạo bể. Ở thời kỳ đầu, phát triển trầm tích tướng lục địa bao gồm các thành tạo lũ tích xen trầm tích đầm hồ, vũng vịnh, nhiều khu vực xảy ra các hoạt động núi lửa tạo nên một số lớp phun trào andesit, basalt, diabas và tuf. Vào giai đoạn sau trầm lắng các thành tạo có xu hướng mịn dần, đơi nơi cát kết có chứa glauconit và hóa thạch biển. Trầm tích được lắng đọng trong môi trường tâm giác châu, vũng vịnh đến biển ven bờ.
Hệ tầng Cau phủ khơng chỉnh hợp trên móng trước Đệ Tam và được định tuổi là Oligoxen dựa vào bào tử phấn hoa đới Florshuetza Tribolata và phụ đới
Cicatricosisporite dorogensis Ly copdium neogencius.