.5 Các dạng play hydrocacbon và các kiểu bẫy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO (Trang 59 - 64)

Ở bể Nam Côn Sơn tồn tại 4 dạng play : đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam, cát kết tuổi Oligoxen và Mioxen, thành tạo cacbonat tuổi Mioxen.

IV.5.1 Play hydrocacbon đá mỏng nứt nẻ trước Đệ Tam (play 1)

Tương tự như ở các mỏ Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông, Rồng, Hồng Ngọc của bể Cửu Long, play này đã được xác minh chứa dầu ở mỏ Đại Hùng.

Thành phần đá chủ yếu là granit, granodiorit, có độ rống nứt nẻ, hang hốc trung bình 2 – 5%.

Đá mẹ cung cấp hydrocacbon cho play này chủ yếu là sét và sét than Oligoxen phân bố ở các đới trũng sâu.

Bẫy chứa chính là khối móng phong hóa nứt nẻ phân cắt bởi các đứt gãy, tầng chắn là tập sét phủ trực tiếp lên bề mặt móng. Đơi chỗ mặt trượt của đứt gãy cũng giữ vai trò chắn quan trọng. Cho đến nay phạm vi phân bố của play này mới phát hiện được trên đới nâng Mãng Cầu của bể.

IV.5.2 Play hydrocacbon cát kết tuổi Oligoxen (play 2)

Trầm tích cát kết tuổi Oligoxen chứa dầu khí đã được phát hiện ở một số giếng khoan ở phần Đông bể Nam Côn Sơn với chiều sâu trên 3.500m. Cát kết được lắng đọng trong mơi trường bồi tích, sơng ngịi, tam giác châu đến biển ven bờ. Trầm tích biến tướng mạnh, nên phạm vi phân bố của play này bị hạn chế và độ liên thông phức tạp. Độ rỗng và độ thấm giảm nhanh theo chiều sâu, tuy nhiên ở những đới có dị thường áp suất caoở phần trên lát cắt thì vẫn tồn tại các vỉa chứa dầu khí, thậm chí đến 4.600m (cấu tạo Thanh Long).

Đá mẹ của play cát kết Oligoxen là các tập sét và sét than cùng tuổi. Kiểu bẫy chủ yếu là bẫy cấu tạo – địa tầng nằm kế thừa và kề các khối nhơ của móng. Màn chắn là các tập sét, bột xen kẽ trong tầng. Play này phân bổ tập trung ở các địa hào, đặc biệt ở trũng phía Đơng của bể.

IV.5.3 Play hydrocacbon cát kết tuổi Mioxen (play 3)

Play cát kết chứa dầu khí tuổi Mioxen phân bố rộng khắp trong phạm vi của bể, gồm nhiều tập vỉa mỏng từ vài mét đến 20 – 25mở độ sâu 1.800 –3.500m. Cát kết được thành tạo trong môi trường cửa sông, đầm lầy ven biển, biển nơng đến thềm biển ngồi. Play này đãđược chứng minh và giữ vai trò quan trọng trong tạo trữ lượng dầu khí của các mỏ Đại Hùng, Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây, 12 – C, Kim Cương Tây, Mộc Tinh, Đại Bàng.

Đá mẹ của play này là sét, sét than và sét vôi Oligoxen và Mioxen dưới. Kiểu bẫy rất phong phú: bẫy cấu tạo gồm vòm, vòmđứt gáy, khối đứt gãy, hình hoa, nếp lồi, cuốn, bẫy hỗn hợp cấu tạo địa tầng (doi cát, thấu kính cát, turbidit). Tầng chắn là các tập sét bột xen kẽ trong trầm tích Mioxen và tập sét phân bố khá rộng tuổi Plioxen sớm

IV.5.4 Play hydrocacbon cacbonat tuổi Mioxen (play 4)

Thành tạo cacbonat bao gồm cả dạng nền (platform) và ám tiêu (reef) phân bổ chủ yếu ở diện tích phía Đơng của bể, hình thành trong mơi trường biển nơng và thềm nông. Đá mẹ cho play này các tập sét, sét than và sét vôi tuổi Oligoxen và Mioxen sớm. Các khối xây ám tiêu của play này chứa các tích tụ dầu khí quan trọng của các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ và các phát hiện như Thanh Long, 04 – A, Đại Bàng, Bạc. Bẫy ám tiêu san hô nằm ở độ sâu từ 1.000 – 1.800 m, có độ rỗng rất cao 36 – 39% và độ thấm tới hàng nghìn mD. Cịn bẫy kiểu nền cacbonat cho đến nay vẫn chưa có phát hiện dầu khí nào đáng kể. Tầng chắn chính ở đây là tập sét biển Plioxen sớm phân bố rộng với chiều dày tới 30 – 40m. Play này phân bố tập trung ở các đới nâng của trũng phía Đơng bể.

PHẦNII

CHƯƠNG V : CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA

07/03 V.1 Mức độ nghiên cứu

Từ những năm 70 của thế kỷ trước AGIP đã tiến hành thăm dị trên diện tích lơ 07/03. Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí của lơ 07/03 được ký giữa Petro Việt Nam và Việt Nam American Exploration company ( VAMEX) ngày 26/07/1999. Trước năm 2003 lô 07/03 có tên là 07& 08 /97. Năm 2003 việc phân chia ranh giới trên biển với Indonesia hồn tất, lơ 08 nằm bên phía Indonesia nên đãđổi tên lô thành 07/03

Tháng 5/2004 VAMEX đã thu nổ 1.189,875km f ull fold địa chấn 2D (29 line). Ngày 18/05/2004 Premier Oil mua lại 30% cổ phần của VAMEX tại lô hợp đồng. Tháng 9/2004 Premier Oil đại diên VAMEX đã thu nổ them 1925 km tuyến địa chấn 2D với tổng chi phí 1,053 triệu USD. Tháng 11/2006 Premier Oil mua thêm cổ phần của VAMEX và nắm giữ 45% cổ phần của lô hợp đồng. Ngày 22/10/2007 Petro VietNam đã phê duyệt Premier Oil là nhà điều hành của lơ 07/03. Hiện tại lơ hợp đồng có 3 nhà thầu với tỷ lệ cổ phần như sau :

Premier Oil VietNam south BV : 45% ( Operator ) VAMEX : 40%

Pearl : 15%

V.2 Đặc điểm địa tầng lô 07/03

Địa tầng của lơ qua các giếng đã khoan có tuổi từ Plioxen – hệ tầng Biển Đông, nằm ngay dưới đáy biển –đến tuổi Oligoxen – hệ tầng Cau. Ở một vài nơi khác tồn tại bồn trũng Nam Cơn Sơn, đá móng phong hóa nứt nẻ có tuổi từ Jurasic đến Cretaceous sớm đãđược bắt gặp ở một số giếng khoan.

V.2.1 Hệ tầng Biển Đông ( Plioxen )

Hệ tầng Biển Đơng có tuổi từ 6 triệu năm trước cho đến hiện nay, là trầm tích thềm lục địa, hiếm thấy sự xâm nhập của nước biển. Hệ tầng bao gồm các tập cát kết bởi rời, khơng gắn kết và bột kết, có rất ít cát kết. Thành phần thạch học ở hệ tầng này chủ yếu bao gồm cát kết chứa nhiều thạch anh với nhiều mảnh vụn và sinh vật, xen kẹp bởi sét kết, đávôi sinh vật và ít đến hiếm bột sét kết.

V.2.2 Hệ tầng Nam Cơn Sơn ( Mioxen dưới )

Hệ tầng tích tụ trong khoảng thời gian từ 6-10 triệu năm trước, thay đổi rất lớn về chiều dày và tướng trong bồn trũng Nam Côn Sơn. Một bất chỉnh hợp vào khoảng 8 triệu năm trước chia hệ tầng Nam Côn Sơn thành 2. Phần dưới của bất chỉnh hợp bao gồm các trầm tích ở phía Tây và đá cacbonat ở phía Đơng của bồn trũng. Hệ tầng bao gồm cát kết có nguồn gốc từ tam giác châu tới biển nông và cát kết trong đó khơng có mặt của đá cacbonat. Bề mặt bất chỉnh hợp được đánh dấu cát kết của mặt ngập lụt cực đại, được phủ trên và phủ dưới các lớp cát kết rất dày. Thạch học thay đổi bởi sự xen kẹp của cát kết chứa nhiều thạch anh và bột kết có chứa cát, với một ít sét bột cát.

V.2.3 Hệ tầngMãng Cầu ( Mioxen giữa )

Mãng Cầu là hệ tầng muộn nhất tuổi Mioxen giữa (11-12.5 triệu năm trước ). Trong lô 07/03, hệ tầng Mãng Cầu khơng có ở một số đới nâng do khơng tích tụ hoăc bào mịn. Sự khác biệt giữa hệ tầng Thơng và Mãng Cầu thường khó xác định.

V.2.4 Hệ tầng Thơng ( Mioxen dưới )

Hệ tầng Thơng có tuổi từ cuối của Mioxen sớm đến đầu của Mioxen giữa ( 12,5 đến 22- 25 triệu năm ). Tầng Thông được đặc trưng bởi cát kết, bột kết có nguồn gốc thềm lục địa và các lớp cacbonat mỏng, thỉnh thoảng có các lớp than có nguồn gốc tam giác châu.

V.2.5 Hệ tầng Dừa ( Mioxen sớm )

Hệ tầng Dừa có tuổi Mioxen sớm ( có tuổi 20 -22 đến 25 triệu năm ). Đáy tầng Dừa được đánh dấu bởi một bất chỉnh hợp chính, đứt rời, theo đó các tập cát kết biển tiến phủ lên trên bề mặt nóc tầng Cau. Tầng Dừa có tiềm năng cho đá mẹ, đá chứa , đá chắn nằm trên các tập cát kết có nguồn gốc biển tiến là tập sét kết Dừa dưới. Phía trên tầng sét kết Dừa dưới, tính chất sóng địa chấn phản xạ tốt hơn, đặc trưng bởi các tầng phản xạ song song, bán song song, thể hiện sự xen kẹp của cát và sét trong tầng này. Sự ổn định của chiều dày tầng này thể hiện sự sụt lún trong toàn bộ khu vực. Tầng cát kết Dừa giữa được chia nhỏ thành 7 tập cát ( MDS0-MDS6). Các tầng này phân bố rộng trong lơ 07/03 và có chiều dày thay đổi từ 15m đến 45m. Nằm ngay phía trên cát kết Dừa giữa là tầng sét kết Dừa giữa.

V.2.6 Hệ tầng Cau ( Oligoxen )

Hệ tầng Cau thành phần phổ biến bởi trầm tích lắng đọng trong mơi trường sơng –tam giác châu, nằm ngay phía trên là trầm tích ven bờ phong phú thực vật, từ đó hình thành nên than. Phần phía trên của tầng Cau gồm sét kết có màu xám đến xanh xám, thỉnh thoảng có màu đỏ xen kẹp bởi bột, cát và than. Giữa tầng Cau gồm các tập cát kết có chiều dày khá lớn, có sét và than nhưng với chiều dày không đáng kể. Phần dưới của tầng Cau được đặc trưng bởi các tập cát kết, sét và than có chiều dày không đáng kể. Phần dưới của tầng Cau được đặc trưng bởi các tập cát kết, bột kết, sét và than có chiều dày khá nhỏ nằm xen kẹp nhau.

V.3ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO

V.3.1 Vị trí kiến tạo

Lơ 07 nằm ở phía Đơng Nam của bể, nó được mơ phỏng bởi một loạt các đứt gãy trượt bằng theo phương Bắc Nam và hình thành trong Plioxen và Oligoxen. Phía Tây giáp vởi cận đởi Natuna, ranh giới phía Đơng chưa xác định cụ thể, song có lẽ lưu thơng với trũng phía Tây của bể Sarawak chiều sâu của móng ở đáy thay đổi từ 4000 đến 6000m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 0703 bể Nam Côn Sơn. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm PO1X trên cấu tạo PO (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)