Trầm tích Oligoxen
Trầm tích Oligocene chủ yếu là cát kết, bột kết và than, mới chỉ được mở ra ở một số giếng khoan trong các lô: 05, 06, 12, 20, 21, và 22. Do quá trình lắng đọng và bảo tồn vật chất hữu cơ trong từng khu vực khác nhau nên tiềm năng hữu cơ c ũng khác nhau. Có thể có những nhận xét riêng cho từng lơ qua các thơng số địa hóa đặc trưng cho từng vấn đề cần giải quyết .
Đá sinh Oligocen được mở ra ở các giếng khoan ĐH – 1X và ĐH – 3X đặc trưng bởi các tập sét kết, bột kết có hàm lượng TOC biến thiên từ 0,44 – 1,35 % wt. Như vậy, đá mẹ thuộc loại từ trung bìnhđến tốt. Xen kẹp với các tập sét kết, bột kết là các lớp than, sét than cũng có khả năng sinh hydrocacbon tốt . Tại giếng khoan ĐH – 1X ở độ sâu 2.900 – 2.960m than chiếm 15% trong mẫu có TOC: 65,18%wt; S2: 166,12mgHC/gđ, giếng khoan ĐH – 3Xở độ sâu 3.750m có TOC 58,27%wt. Tại GK 05 –1B–TL–2Xở độ sâu 4.164 – 4.825m mẫu sét kết có TOC: 0,92 –4%wt, S2: 0,97 – 6,57mgHC/gđ. Như vậy trầm tích lục nguyên tuổi Oligocen ở lơ 05 thuộc loại có v ật chất hữu cơ từ trung bình đến rất tốt có khả năng sinh hỗn hợp khí và dầu.
Kết quả phân tích các mẫu trong các tập sét kết, bột kết trong các giếng khoan 06A – 1X trong khoảng độ sâu 3.400 – 4.100m cho thấy: TOC < 0,5%wt, S2 < 2mgHC/gđ
chiếm đa số (60% mẫu), phần còn lại (40% mẫu) có hàm lượng TOCvà S2 (của các tập than) rất cao: TOC > 78,3%wt; S2 > 9mgHC/gđ. Chứng tỏ các tập sét than có khả năng sinh hydrocarbon rất tốt.
Số lượng mẫu phân tích trong các giếng khoan (12C – 1X, 12B –1X, DUA –1X, 12A – 1X) tương đối nhiều, nhưng hàm lượng TOC và S2 thỏa mãnđiều kiện đá mẹ sinh dầu tốt chỉ gặp ở các giếng khoan DUA – 1X (3.900 – 4.000m) và 12B –1X(3.700- 3.800m) (TOC = 1–3%wt; S2 = 3– 5mgHC/gđá).
Ở các lơ 20 trầm tích Oliogocene có mặt từ độ sâu 2.837– 3.637m (GK20 –PH– 1X) với hàm lượng TOC: 0,16 – 2,9%wt, S2: 1,8mgHC/gđ và HI:140mgHC/gCor không đủ cho các chỉ tiêu của một tầng sinh hydrocarbon. Đá mẹ ở đây có khả năng sinh khí thuộc loại từ trung bìnhđến tốt. Cũng như các lơ 20, ở lơ 21 và lơ 22 mới chỉ có 2 giếng khoan: 21–S –1X và 22–TT –1X, cho thấy hàm lượng TOC trung bình 1,46%wt, S2: 1,78mg/g và HI: 95mgHC/gCor. Căn cứ vào các chỉ số này ta thấy ở đây hàm lượng vật chất hữu cơ từ nghèo đến trung bình. Chỉ số HI = 95mgHC/ gCor< 200mgHC/ gCornên đá chỉ có khả năng sinh khí và condensat.
Các lơ cịn lại trong khu vực nghiên cứu chưa có tài liệu giếng khoan, cũng như mấu phân tích, chỉ đánh giá tiềm năng sinh hydrocacbon bằng phương pháp lập mơ hình hóa của vật chất hữu cơ (sử dụng chỉ số TTI)
Tóm lại, trầm tích Oligocene ở bể Nam Côn Sơn thuộc loại đá mẹ trung bìnhđến tốt, khả năng sinh khí – condensate cao. Tuy nhiên, vẫn gặp những tập sét bột giàu vật chất hữu cơ (lơ 05, 12E) và các tập sét than có ý nghĩa tốt cho việc sinh dầu.
Trầm tích Miocene dưới
Các mẫu phân tích địa hóa trầm tích Miocene dưới ở các lơ 04 – 3, 05– 3, 06, 10, 11– 1, 11 –2, 20, 21, và 12E cho thấy hàm lượng TOC thay đổi từ 0,45 đến 0,8%wt; S2 < 2mgHC/gđ thể hiện đá mẹ có hàm lượng vật chất hữu cơ từ trung bình đến thấp. Số mẫu có khả năng sinh hydrocacbon trung bình đến đến tốt chỉ chiếm 23%, còn lại 77% tổng số mẫu thuộc loại nghèo vật chất hữu cơ, khơng có mẫu nào thuộc loại giàu và rất giàu vật chất hữu cơ (TOC > 5%wt). Ở một số giếng khoan trong các lô 10, 11, 04 và 05 –1 các mẫu sét than rất giàu vật chất hữu cơ và có khả năng sinh hydrocacbon tốt đến rất tốt nhưng thành phần maceral chủ yếu là vitrinit và inertrinit, còn tổ phần liptinit thường thấp 10%, điều này cho thấy đá mẹ khả năng sinh khí cao. Ở lơ 12E tại giếng khoan 12C
– 1X có hàm lượng TOC đạt tới 0,84% wt và S2 đạt 18,55mgHC/gđ ở độ sâu 2.350 – 2.510m trong tập sét màu xám thuộc loại đá mẹ trung bình và tốt.